mountains, cross, snow-1081799.jpg

Việc Nghe Tin Lành Bài 5

Những gì mà một người nghe có thể xác định những gì mà người đó tin. Nếu người đó nghe sự sai trái vậy thì có khả năng người ấy sẽ tin vào sự sai trái đó, đặc biệt nếu người đó không nghiên cứu Kinh Thánh và không nỗ lực để học biết lẽ thật. Nếu người ấy nghe lẽ thật, thì hầu như người đó sẽ tin vào lẽ thật. Đó là lý do tại sao mà việc nghe lời thánh khiết của Đức Chúa Trời là rất quan trọng. Phao-lô nói rằng, “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Ðấng Christ được rao giảng.” (Rôma 10:17). Xin chú ý rằng sự nhấn mạnh trên việc nghe, nhưng không chỉ là nghe bất cứ điều gì, đúng hơn là nghe lời của Đức Chúa Trời, mà đức tin chân thật có thể đạt kết quả.

Câu hỏi nảy sinh là làm thế nào mà một người có thể chắc chắn rằng đức tin của người đó được tìm thấy dựa trên lời của Đức Chúa Trời. Vì có nhiều điều được dạy trong danh của Đức Chúa Trời và nhiều điều được nói rằng đến từ những trang Kinh Thánh. Đa số chúng là trái ngược với Kinh Thánh. Vậy có sự chia rẽ và sự rối trí. Vì vậy làm thế nào một người có thể biết chắc chắn là mình đã nghe lẽ thật hay không? Cách tốt nhất là đi theo chính Kinh Thánh thôi. Không ai nên mãi chấp nhận việc rao giảng hay dạy dỗ của bất kỳ người nào như là kết quả cho mình, không thành vấn đề người đó yêu và tôn trọng người giảng dạy đến mức nào. Linh hồn của chúng ta thì quá quý giá và sự hằng sống thì quá dài để chúng ta đặt đức tin và sự cứu rỗi của chúng ta chỉ dựa trên những lời nói của con người mà thôi. Đúng hơn, chúng ta nên đi đến nguồn của lẽ thật và đó chính là Kinh Thánh. Chúng ta nên đọc, học và nghiên cứu Kinh Thánh để chắc chắn rằng chúng ta đang đi đúng đường. Nếu chúng ta đang đi sai đường, thì chúng ta có thể sửa lại.

Đấng Christ phán, “Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy.” (Giăng 5:39). Sau đó chúng ta đọc về những người Bêrê, sau khi nghe Phao-lô rao giảng: “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng.” (Công vụ các sứ đồ 17:11). Giờ hãy suy nghĩ về điều đó! Ở đây mọi người nghiên cứu lời của Đức Chúa Trời thậm chí sau khi Phao-lô đã rao giảng cho họ để xem liệu ông có giảng lẽ thật hay không. Nếu những người trong đời của Phao-lô có thể nghiên cứu Kinh Thánh sau khi ông rao giảng, vậy còn hơn như thế nữa cho ngày nay là chúng ta nên làm như vậy sau khi nghe những người rao giảng thời này. Điều đó không tuyệt vời sao nếu mỗi người đều làm như vậy? Nếu đây là sự thật, thì sẽ rất khó khăn cho bất cứ tôn giáo sai trật nào tồn tại và chắc chắn sẽ có rất ít giáo sư giả.

Phao-lô thậm chí khuyến khích một người rao giảng trẻ tuổi Ti-mô-thê để học lời Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe ông: “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” (2 Ti-mô-thê 2:15). Tại sao lại có quá nhiều người không biết về lời Đức Chúa Trời? Tại vì họ không chịu học lời Kinh Thánh. Tại sao có quá nhiều người bị lừa dối trong tôn giáo? Cũng vậy, vì họ không chịu học để biết được sự khác biệt giữa lẽ thật và giả dối. Tại sao lại có quá nhiều người bị rối trí về luật pháp của Môi-se và luật pháp của Đấng Christ. Cũng cùng một vấn đề – họ không chịu học và chính vì thế đã không phân tích đúng đắn lời của lẽ thật. Hỡi những người bạn của tôi, nếu sứ đồ Phao-lô đang khuyến khích một người rao giảng tin lành để học lời Đức Chúa Trời, chẳng lẽ bạn không nghĩ rằng là một sự cần thiết cho bạn và tôi cùng làm y như vậy sao?

Giăng đã khích lệ các tín đồ Đấng Christ ở trong đời ông, “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ.” (1 Giăng 4:1). Ở đây Sứ Đồ đang nài xin dân sự của Đức Chúa Trời không tin vào mọi thần hay mọi người rao giảng vì lý do đơn sơ là nhiều tiên tri giả và người rao giảng giả đã vào trong thế gian. Nhưng làm thể nào chúng ta có thể biết một người là thật hay giả? Ông đề nghị chúng ta phải thử họ. Làm sao chúng ta có thể làm được? Bằng cách so sánh sự giảng dạy của họ với chính lời Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta làm như vậy, ta có thể dễ dàng nói ai là người rao giảng lẽ thật và ai thì không.

Khi Phi-líp đi cùng với hoạn quan trên xe của ông, anh thấy ông đang đọc từ lời Kinh Thánh và có chép rằng, “Phi-líp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người.” Công vụ các Sứ Đồ 8:35. Như kết quả, đức tin chân thật được sinh ra trong tấm lòng của ông và ông đã vâng theo Chúa. Trong Công vụ các Sứ Đồ 8:5 chúng ta có Phi-líp đi xuống xứ Sa-ma-ri và anh giảng Đấng Christ cho dân chúng. Sau đó khi Giăng và Phi-e-rơ viếng thăm, Kinh Thánh ghi rằng họ giảng lời của Chúa và trở về thành Giê-ru-sa-lem (Công vụ các Sứ Đồ 8:25). Xin hãy để ý rằng sự nhấn mạnh của việc họ rao giảng là Đấng Christ và lời của Đức Chúa Trời.

Có hai cách mà chúng ta có thể nghe Tin Lành. Trước hết, như đã được đề cập, chúng ta có thể học lời của Đức Chúa Trời cho chính mình. Trong việc làm như thế, ta có cơ hội nghe Đấng Christ, Phao-lô, Phi-e-rơ và nhiều người của Đức Chúa Trời, qua Kinh Thánh. Nhưng thậm chí trong thời hiện đại, không phải tất cả ai cũng có thể đọc và điều này có nghĩa là họ phải phụ thuộc vào việc nghe lời Đức Chúa Trời được dạy bằng lời của môi miệng. Trong trường hợp này có hai nhóm liên quan: người rao giảng và người nghe. Chính vì lý do này có một trách nhiệm rất lớn trên vai cá nhân nào chọn rao giảng lời của Đức Chúa Trời. Anh ta phải đúng với Kinh Thánh. Nếu rao giảng bất cẩn hay lừa dối và làm lầm lạc ai thì người đó sẽ gánh chịu hậu quả. Phao-lô cảnh báo những anh em người Rôma của ông là coi chừng những kẻ gây phân rẽ và những lời ngọt ngào và dỗ dành lòng của những người thật thà (Rôma 16:17-18). Thế thì người nghe có trách nhiệm đảm bảo rằng những gì mình nghe là lẽ thật trước khi mình chấp nhận nó. Trong trường hợp những người có khả năng đọc lời Đức Chúa Trời thì họ có thể đơn giản tự nghiên cứu lời Chúa cho mình. Nhưng cho những ai không có khả năng đọc, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Họ có thể làm được gì? Để chắc chắn họ nhận lẽ thật, họ có thể luôn có ai đó đọc trực tiếp chính lời Đức Chúa Trời cho mình. Chắc chắn là luôn có cách cho những ai nếu họ thật lòng muốn học và nhận biết lẽ thật.

Điều này rất là quan trọng cho một và tất cả mọi người nghe Tin Lành mà Chúa ra lệnh cho các Sứ Đồ đi khắp thế gian giảng Tin Lành (Mác 16:15). Thêm nữa, Kinh Thánh ghi rằng họ sẽ đi và dạy các nước (Ma-thi-ơ 28:19). Vì sao? Vì loài người có thể nghe Tin Lành, lẽ thật, lời Đức Chúa Trời, tin nó, vâng theo nó, và do đó được cứu. Phao-lô viết cho Ti-mô-thê, “Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu.” (1 Ti-mô-thê 4:16). Làm sao một người có thể được cứu bởi nghe? Như đã được đề cập, đức tin đến bởi sự nghe, và sự nghe dẫn đến đức tin và sự vâng phục, và sự vâng phục mang đến sự cứu rỗi. Đó là chính xác những gì Phao-lô đang nói.

Nếu bạn sẽ đọc hết trường hợp của người ăn năn trong sách Công vụ các Sứ Đồ bạn sẽ nhận thấy rằng trong mọi lúc đều có phần của người rao giảng Tin Lành. Công việc của người rao giảng là gì? Là rao giảng Tin Lành cho những ai cần được cứu. Chính vì thế, khi họ nghe Tin Lành, tin Tin Lành, vâng phục Tin Lành, thì họ được cứu. Nhưng nếu họ không có cơ hội nghe lời Đức Chúa Trời thì sao? Vậy thì họ không thể được cứu bởi vì đức tin chỉ đến bởi nghe lời Đức Chúa Trời, và không có đức tin thì con người không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời được (Hê-bơ-rơ 11:6).

Đức Chúa Trời nói về Con của Ngài Đức Chúa Jêsus khi hóa hình, “Đang khi người còn nói, bỗng chúc có một đám mây sáng rực che phủ những người ở đó; và có tiếng từ trong mây phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó!” (Ma-thi-ơ 17:5). Lần nữa, chúng ta đọc bằng cách nào mà Đức Chúa Trời phán ngày nay qua Con một của Ngài, Đức Chúa Jêsus (Hê-bơ-rơ 1:1-2). Cuối cùng, chúng ta đọc Đấng Christ chính là Ngôi Lời (Giăng 1:1-2). Do đó chúng ta nghe và vâng theo Đấng Christ là rất quan trọng vì Ngài là Đấng đến cứu chúng ta. Hãy quên đi những gì con người nói. Ý riêng, tư tưởng, sự dạy, …v.v của con người là vô giá trị trong sự so sánh tới những gì mà  Chúa chúng ta đã phán. Đấng Christ chính là Đấng mà chúng ta phải nghe theo. Đấng Christ là Đấng mà chúng ta phải tin. Đấng Christ là Đấng mà chúng ta phải vâng theo.Kết luận, Gia-cơ viết “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22). Trong khi là tối quan trọng cho chúng ta nghe lời thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì cũng có thể hư mất nếu chỉ dừng lại ở việc nghe. Lẽ thật không thể cứu chúng ta trừ phi chúng ta vâng theo. Đó là vì sao chúng ta được khích lệ để trở nên người làm theo lời và chớ lấy nghe làm đủ. Chúng ta sẽ làm tốt nếu ta nhờ điều này.

TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST

13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

J.C. CHOATE

Mục Lục

  1. TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
  2. NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
  3. SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
  4. SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
  5. VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
  6. ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
  7. SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
  8. SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
  9. PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
  10. CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
  11. VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
  12. VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
  13. SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13

Có Thể Bạn Quan Tâm!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top