“Tôi phải làm gì để được cứu?” Đó là câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả các câu hỏi. Đó là một câu hỏi mà có quan hệ mật thiết cả bây giờ, và cho đến đời đời. Một triệu năm sau khi bạn qua đời, câu trả lời cho câu hỏi này vẫn còn quan trọng.
Tác giả: Don Blackwell
Học Viện Kinh Thánh Việt Nam – VBI www.vbi.edu.vn
Phụ đề bởi Mrs. Quý Hoàng
Đây là một sản phẩm của World Video Bible School.
Nguyện xin Đức Chúa Trời được vinh hiển!
“Tôi phải làm gì để được cứu?” Đó là câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả các câu hỏi. Đó là một câu hỏi mà có quan hệ mật thiết cả bây giờ, và cho đến đời đời. Một triệu năm sau khi bạn qua đời, câu trả lời cho câu hỏi này vẫn còn quan trọng.
Nhưng bạn biết đó, cũng quan trọng như câu hỏi này, thì những câu trả lời sai được đưa ra với mức độ hằng ngày. Bạn có thể hỏi năm người khác nhau câu hỏi này và bạn có thể nhận được năm đáp án khác nhau.
Giờ thì, nếu chúng ta đang nói về một chủ đề ít quan trọng hơn thì điều đó sẽ không sao. Nếu tôi phải hỏi, “Đội bóng nào là đội bóng tuyệt vời nhất?” và tôi nhận được năm đáp án khác nhau, Điều đó không sao cả. Hay, nếu tôi hỏi, “Nhà hàng thức ăn nhanh ngon nhất ở đâu?” và tôi nhận được năm đáp án khác nhau, điều đó chấp nhận được, và có lẽ thậm chí là được mong đợi nữa.
Nhưng bạn tôi ơi, Không có chỗ cho sự sai lầm cho câu hỏi của cuộc thảo luận của chúng ta. Bởi vì sự khác biệt giữa câu trả lời sai và câu trả lời đúng là sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục. Và vì vậy, những gì mà tôi muốn là tìm đến Kinh Thánh cho đáp án. Đó là những gì chúng ta phải làm. Nó là nguồn duy nhất nơi mà tôi có thể tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Tôi có thể nhắc điện thoại lên và gọi cho một giáo phái địa phương và hỏi người rao giảng tin lành của họ, “Tôi phải làm gì để được cứu?” Và câu trả lời mà người đó có thể nói với tôi là, “Hãy nói ‘Lời cầu nguyện của tội nhân’ đi.” Bạn à, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng “Lời cầu nguyện của tội nhân” này không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trong các trang của Kinh Thánh cả. Và, bạn sẽ ngạc nhiên hơn nữa nếu tôi bảo với bạn là tất cả các ghi chép cải đạo trong Kinh Thánh, thì không có người nào từng được cứu bởi sự cầu nguyện. Không có sự ghi chép nào về một sự cầu nguyện giống như thế trong Kinh Thánh. Và, nếu tôi muốn được cứu hôm nay, thì phải làm theo cùng một cách mà được chép trong Kinh Thánh. Bởi vì bạn thấy đó, kế hoạch của Đức Chúa Trời để cứu mọi người không thay đổi.
Và vì vậy, câu hỏi là, “Đức Chúa Trời đã đòi hỏi mọi người làm gì trong thời kỳ Tân Ước để được cứu khỏi tội lỗi của họ?”
Các bạn à, khi chúng ta đọc Tân Ước, và đặc biệt sách Công vụ là sách về các sự cải đạo, thì chúng ta thấy được tính kiên định tuyệt đối. Từ Công vụ, chương 2, là ngày mà Hội Thánh bắt đầu, và tiếp tục, tất cả mọi người đều được cứu theo cách giống nhau. Tất cả họ đều trải qua các bước tương tự.
Giờ thì, đôi khi chúng ta tóm tắt các bước đó theo cách này. Chúng ta nói rằng một người phải:
- Nghe;
- Tin;
- Ăn năn;
- Xưng nhận;
- Chịu phép báptêm.
Và mỗi người đã được cứu, đều đã trải qua năm bước đó. Nhưng bạn biết đó, nếu chúng tôi đơn giản để nó như thế, chỉ bắt đầu năm bước, thì chúng tôi không giúp ích gì cho bạn. Bởi vì rõ ràng là, cần phải được giải thích thêm nữa. Và vì vậy, những gì chúng tôi muốn làm vài phút tiếp theo đây là để nhìn thấy những gì một người thực sự cần làm để trở thành một tín đồ Đấng Christ, và để được cứu khỏi tội lỗi của mình, và để giải thích những điều này từ Kinh Thánh.
Giờ thì, điều đầu tiên, như chúng tôi đã trình bày vài phút trước, điều đầu tiên một người phải làm để tội lỗi của mình được tha thứ và trở thành một tín đồ Đấng Christ là phải NGHE tin lành. Không người nào có thể được cứu nếu người đó chưa nghe tin lành.
Trong Kinh Thánh, trong Rôma 10:13 nói rằng: “…’ Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.’ Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thế nào mà tin?”
Điều đó rất quan trọng. Kinh Thánh nói là cần phải “kêu cầu” để được “cứu.” Đó là cần thiết để “tin” để còn “kêu cầu,” và đó là cần thiết để “nghe” để còn “tin.” Và vì vậy, kết luận đó là “Nếu một người chưa từng ‘nghe’ tin lành, thì người đó không thể được ‘cứu’ đời đời.” Và đó là lý do vì sao Kinh Thánh tiếp tục nói: “… Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao?” Nói cách khác, những người như chúng ta đã là tín đồ Đấng Christ rồi, thì tốt nhất rao giảng cho họ, không thì họ sẽ bị hư mất.
Vậy, về những người chưa từng nghe đến tin lành thì sao? Họ vẫn sẽ bị kết tội mặc dù họ không biết gì về lẽ thật chứ? Hãy nghe những gì Kinh thánh nói trong Công vụ 17:30 Nói rằng, “Đức Chúa Trời bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy mọi người ở mọi nơi đều phải ăn năn, vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian…”
Giờ thì, mấu chốt là gì? Các bạn à, đó là: “Sự không biết không phải là một lời bào chữa.” Nếu ai đó nói rằng, “Vậy anh đang nói với tôi rằng mọi người sẽ bị hư mất bởi sự không biết sao?” Không, tôi không nói với các bạn điều đó. Tôi đang với với các bạn rằng mọi người sẽ bị hư mất bởi tội lỗi. Và sự không biết không thể rửa sạch được tội lỗi của tôi đi. Bạn thấy đó, chỉ mình huyết của Đấng Christ mới có thể làm điều đó.
Và vì vậy, tôi phải nghe về điều này xảy ra như thế nào. Tôi phải nghe về những gì phải làm để rửa sạch tội lỗi của tôi đi. Bởi vì bạn thấy đó, nếu một người không nghe tin lành, thì người đó có thể trải qua toàn bộ cuộc đời của mình mà chưa bao giờ biết rằng mình có tội lỗi thứ mà sẽ khiến cho mình bị hư mất.
Rô-ma 6:23 nói rằng: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết (Đó là sự chết đời đời), nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta.”
Một người có thể chưa bao giờ biết rằng mình bị định đời đời trong địa ngục. Và không biết gì cả, anh ta chắc chắn sẽ không làm bất cứ điều gì với nó. Và vì vậy, anh ta phải nghe về vấn đề. Nhưng sau đó, một khi anh ta đã nghe về vấn đề rồi, thì anh ta chắc chắn phải nghe về giải pháp. Nó sẽ không đem đến cho tôi điều tốt lành gì để biết rằng tôi đang hư mất trong tội lỗi trừ khi tôi biết làm gì với nó. Và vì vậy, tôi phải nghe về giải pháp. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người trong vườn Ê-đen, con người là vô tội và ở trong sự thông công hoàn hảo với Đức Chúa Trời. Nhưng, khi thời gian trôi qua, con người đã phạm tội. Và điều này gây ra một vấn đề rất nghiêm trọng. Bởi vì, được thừa hưởng từ bản chất của Đức Chúa Trời, là sự công bình. Thi Thiên 89:14 nói rằng: “Sự công bình và sự chánh trực là nền của ngôi Chúa…” Có thể một trong những hiểu biết sai lầm trầm trọng nhất của con người về Đức Chúa Trời, đó là, Đức Chúa Trời có thể đơn giản chọn để bỏ qua tội lỗi nếu Ngài muốn như vậy. Thực tế, đôi khi tôi nghe mọi người nói rằng, “À, bạn biết đó, một người hư mất ở trong các khu rừng của Nam Phi, người mà chưa bao giờ nghe về tin lành, chắc chắn là Đức Chúa Trời sẽ không để người đó bị hư mất. Chắc chắn, Đức Chúa Trời sẽ cứu người đó bằng bất cứ cách nào.”
Các bạn à, Đức Chúa Trời không thể đơn giản chọn bỏ qua tội lỗi. Thực tế đó là nếu Đức Chúa Trời phải phớt lờ thậm chí một tội lỗi duy nhất thôi, thì vào thời điểm đó, Ngài sẽ không còn là một Đức Chúa Trời công bình nữa. Ngài sẽ không bao giờ là một Đức Chúa Trời của sự công bình và sự hoàn hảo nữa.
Trong sách Lê-vi ký 24:17-20, Kinh Thánh trình bày “Nguyên tắc của sự công bình.” Đó là “mắt đền mắt, răng đền răng, một lỗ thủng cho một lỗ thủng, và một mạng đền một mạng.” Và vì vậy, sự công bình đòi hỏi một mạng đền một mạng. Các bạn à, chính bản chất của Đức Chúa Trời đòi hỏi điều này. Đây không phải là một vấn đề cho chọn lựa. Sự công bình phải được thực hiện. Hình phạt cho tội lỗi phải được trả.
Giờ thì, Đức Chúa Trời có thể cho phép con người trả hình phạt cho chính mình, để chết và bị hư mất đời đời. Nhưng bạn thấy đó, tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho chúng ta đã mong đợi cách khác. Nhưng bạn thấy đó, chỉ có một cách khác duy nhất. Và đó là cho Đức Chúa Trời, chính Ngài, chịu hình phạt.
Và vì vậy, Đức Chúa trời đã sắp đặt một kế hoạch để chịu nó cho bạn và cho tôi. Ngài đã sai Đấng Christ, một thành viên của Đầu Não của chính Đức Chúa Trời, để trở thành một con người, để được sinh ra bởi một người nữ đồng trinh, để sống một đời sống hoàn hảo, và để chết thế cho tôi.
Ê-sai 53:5 nói rằng: “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.”
Các bạn à, con người phải nghe về điều này. Họ phải nghe về điều này. Mỗi người trở thành một tín đồ Đấng Christ trong Kinh Thánh đều trước nhất nghe tin lành. Đó là bước đầu tiên, bạn phải nghe tin lành.
Nhưng, bước thứ hai là: “TIN vào tin lành.” Vào lúc nghe tin lành, thì một người cũng phải tin vào nó.
Một vài người nói rằng, “Bạn có ý gì? Tôi phải tin nghĩa là sao?” Điều này liên quan đến bước thứ nhất và đó là nghe nó. Một người phải tin vào những gì mà người đó nghe được.
Trong Mác 16:15-16, Kinh Thánh nói rằng:”Ngài phán cùng các sứ đồ rằng (đó là Đức Chúa Jêsus phán với họ) Hãy đi khắp thế gian giảng Tin lành (tin tức tốt lành) cho mọi người. Ai tin và chịu phép báptêm sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.”
Điều đó nêu ra cái gì? Một người phải tin nghĩa là gì?
Trước tiên, một người phải tin, thì người đó phải hiểu, rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời.
Giăng 8:24, Đức Chúa Jêsus đã nói: “….nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi.”
Tức là, một người phải hiểu rằng Đức Chúa Jêsus Christ là thần, một thành viên của Cơ quan Đầu não Đức Chúa Trời.
Giăng 1:14: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật, chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.”
Và vì vậy, một người phải tin vào Thần Tánh của Đấng Christ. Người đó cũng phải tin vào sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. “khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” Rô-ma 5:8. Rồi Ngài sống dậy, chiến thắng sự chết, 1 Côrinhtô 15:54-55. Và Rôma 10:9, “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.” Và vì vậy, một người phải tin vào thần tánh của Đấng Christ. Người đó phải tin vào sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ.
Và các bạn à, đó cũng là cần thiết để một người tin và hiểu thân thể của Đấng Christ. Kinh Thánh dạy rằng sự cứu rỗi được tìm thấy chỉ trong mình Đấng Christ mà thôi.
2 Timôthê 2:10 nói rằng, “sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ.”
1 Giăng 5:11 “…Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài.”
Đôi khi, tôi gặp những người đã chịu phép báptêm vào trong Đấng Christ, nhưng họ dường như vẫn có ý tưởng rằng Hội Thánh nào cũng tốt lành như Hội Thánh kia. Một thân thể đó cũng tốt như thân thể khác.
Và đôi khi, mọi người sẽ bước ra khỏi ngôi mộ nước của phép báptêm và họ sẽ nêu ra ý tưởng rằng thuyết giáo phái là tội lỗi. Thuyết giáo phái là ý tưởng rằng có nhiều Hội Thánh khác nhau và mỗi Hội Thánh đều làm hài lòng Đức Chúa Trời. Họ có ý tưởng rằng nhiều Hội Thánh tồn tại và điều đó là không sao. Kinh Thánh dạy rằng sự cứu rỗi chỉ được tìm thấy trong một thân thể của Đấng Christ mà thôi. Ê-phê-sô 4:4. Và đó là thiết yếu để mọi người hiểu được điều này để được cứu. Làm thế nào mà một người có thể được cứu trong thân thể của Đấng Christ nếu người đó chưa bao giờ được dạy về một thân thể đó? Trong Công vụ, chương 8, Phi-líp đi vào thành Samari và ông dạy dân sự ở đó tin lành. và câu 12 nói rằng: “Nhưng khi chúng đã tin Phi-líp (Họ đã tin cái gì?) nhưng khi chúng đã tin Phi-líp, là người rao giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời và danh của Đức Chúa Jêsus Christ cho mình, thì cả đàn ông đàn bà đều chịu phép báp-têm.” Giờ thì, tôi muốn nhấn mạnh sự kiện là Phi-líp đã dạy họ về nước Đức Chúa Trời. Bạn thấy đó, nước là một Hội Thánh của Kinh Thánh. Phi-líp đã dạy họ về điều đó. Và khi họ tin vào nó, thì họ chịu phép báptêm.
Như một chú giải bên lề, Kinh Thánh nói rằng:”… cả đàn ông đàn bà đều chịu phép báp-têm.” Chưa bao giờ bạn đọc được về các trẻ nhỏ chịu phép báp-têm trong Kinh Thánh cả. Thực tế, chúng không cần đến nó. Chỉ có những người chịu trách nhiệm trong mắt Đức Chúa Trời, những người đạt đến một mức độ cụ thể của sự phát triển tri thức mới cần chịu phép báptêm. Và họ là những người đủ chín chắn để tin.
Giờ thì quay trở lại vấn đề. Có một Hội Thánh. Có một Thân thể. Và một người cần hiểu và tin điều đó. Hãy lắng nghe điều này.
1 Cô-rinh-tô 12:12 “… Vả, như thân là một mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi Đấng Christ khác nào như vậy. Vì bởi một Đức Thánh linh mà tất cả chúng ta đều chịu phép báptêm để hiệp làm một thân…”
Các bạn à, đoạn trích này dạy rằng Có một thân thể.
Ê-phê-sô 1:22 và 23 nói rằng, thân thể là Hội Thánh. Và vì vậy, có một thân thể là một Hội Thánh. Vì vậy chúng ta chịu phép báp-têm vào trong một thân thể của Đấng Christ, một Hội Thánh của Đấng Christ.
Làm thế nào mà bạn có thể dạy một người tin lành mà không dạy lẽ thật này?
Vậy, đó là bước thứ hai trong kế hoạch cứu rỗi. Một người trước tiên phải nghe tin lành. Và sau đó người đó phải tin nó, anh ta tin vào thần tánh của Đấng Christ: sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ; và một thân thể mà ở trong đó là sự cứu rỗi. Và vì vậy, một người phải nghe. Người đó phải tin.
Thứ ba, người đó phải ăn năn tội lỗi của mình.
Một người phải ăn năn. Trong Công vụ 2, những người có mặt vào ngày lễ Ngũ Tuần,muốn biết câu trả lời cho chính câu hỏi mà chúng ta đang thảo luận ngày nay. Đó là: “Tôi phải làm gì để được cứu?” Trong Công vụ 2:37, họ kêu lên rằng: “… Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?” Câu 38, Phi-e-rơ trả lời rằng: “…Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm để được tha tội mình…” Và vì vậy, một người phải ăn năn.
Giờ thì Chúng ta cần hiểu ăn năn là gì. Sự ăn năn bao gồm 3 điều.
+Trước tiên, sự ăn năn là một sự thay đổi tâm trí. Đó là một sự thay đổi về suy nghĩ. Trong Mathiơ 21:28, Đức Chúa Jesus minh họa điều này theo cách này. Ngài đã nói rằng: “Các ngươi nghĩ làm sao? Một người kia có hai đứa con trai; nói cùng đứa thứ nhứt, mà rằng: Con ơi, bữa nay hãy ra làm vườn nho. Đứa ấy thưa rằng: Tôi không muốn đi. nhưng sau đó nó ăn năn … (vài bản Kinh Thánh nói là nó hối hận) … nhưng sau đó nó đã ăn năn và đi.” Giờ thì, bạn nhìn thấy được điểm mấu chốt không? Nó đã thay đổi tâm trí của mình. Nó đã nói, “Tôi không muốn đi,” nhưng sau đó nó đã thay đổi ý định của mình. Đó là điều đầu tiên liên quan đến sự ăn năn. Đó là một sự thay đổi về suy nghĩ.
Đôi khi tôi nghe mọi người định nghĩa sự ăn năn như là “ngừng phạm tội.” Đó không thực sự là một định nghĩa chính xác. Bởi vì, bạn thấy đó, một người có thể ngừng việc phạm tội mà không thực sự ăn năn. Điều đó đem chúng ta đến với phần thứ hai của sự ăn năn.
+Trước tiên, sự ăn năn là một sự thay đổi về tâm trí. Thứ hai, sự ăn năn liên quan đến sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời.
2 Cô-rinh-tô 7:10 nói rằng: “Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn về sự đó người ta chẳng hề ăn năn còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết.”
+Được rồi, thứ ba. Sự ăn năn liên quan đến một sự thay đổi về đời sống. Đôi khi điều này được gọi là “bông trái của sự ăn năn.” Nói cách khác, nếu tôi ăn năn cho đến đây, thì bạn sẽ thấy nó ở ngoài đây. Nếu tôi ăn năn trong tâm trí của tôi, thì bạn sẽ thấy nó trong đời sống của tôi.
Ví dụ, Nếu sự buồn rầu theo ý Đức Chúa trời khiến cho tôi ăn năn việc trộm cắp, thì sau đó tôi sẽ không trộm cắp nữa. Nếu tôi đã thay đổi tâm trí của mình về điều đó, thì tôi sẽ không làm nó nữa. Tôi có một sự thay đổi về đời sống.
Vậy sự ăn năn là: Một sự thay đổi về tâm trí, sinh ra sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, kết quả trong một sự thay đổi về đời sống. Công vụ 17:30 nói rằng: “Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi phải ăn năn.”
Được rồi, bước thứ tư:
Một người phải nghe về tin lành, tin vào nó, ăn năn tội lỗi của mình, và sau đó người đó phải xưng nhận.
Rô-ma 10:10, nói với chúng ta rõ ràng rằng, “vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.”
Trong Công vụ, chương 8, khi Phi-líp đang giảng tin lành cho hoạn quan Ê-thi-ô-pi, thì hoạn quan đã nói rằng: “Này, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?” Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ là Con Ðức Chúa Trời” Công vụ 8:37.
Và vì vậy, với môi miệng của mình, ông đã nói ra lời xưng nhận tốt lành đó. Và đó là sự xưng nhận mà chúng ta đang nói đến. Đó là một sự xưng nhận về những gì mà bạn tin. Đó là một sự xưng nhận về những gì mà bạn đã nghe được.
Đôi khi, mọi người nghĩ rằng họ phải nêu ra một lời xưng nhận về tội lỗi của họ khi họ trở thành một tín đồ Đấng Christ. Tôi muốn các bạn tưởng tượng nếu một người được 40 tuổi khi lần đầu người đó trở thành một tín đồ Đấng Christ. Thì có rất nhiều tội lỗi. Và rất nhiều sự xưng nhận. Đó là không thể, không ai có thể làm điều đó. Nhưng các bạn biết đó, đó không phải là những gì được mong đợi.
Thực tế, nếu bạn nghĩ về điều này, thì những bước này là một sự phát triển rất tự nhiên. Bạn phải nghe. Và sau đó, bạn phải tin vào những gì mà bạn đã nghe mà khiến cho bạn thay đổi tâm trí của mình hay ăn năn. Và sau đó, bạn xưng nhận rằng bạn tin những gì bạn đã nghe.
Thỉnh thoảng, khi nói về sự xưng nhận, mọi người tìm đến Mathiơ 10:32-33, khi Đức Chúa Jêsus nói rằng: “Bởi đó ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời. còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời.” Và sau đó họ sẽ nói, “Thấy không, câu này dạy rằng chúng ta phải thực hiện lời xưng nhận đó.” À thì, tôi cho rằng nguyên lý là ở đó, nhưng tôi không nghĩ câu này thực sự đang nói về “lời xưng nhận tốt lành” này. Điều này được các sứ đồ nói về những gì mà chúng ta gọi là “lời xưng nhận có giới hạn” và được nói để khích lệ họ. Và tôi cho là nó có thể được áp dụng, có lẽ là theo một nghĩa rộng hơn, nhưng nó không thực sự là vấn đề.
“Tôi phải làm gì để được cứu?” Nghe. Tin. Ăn năn. Xưng nhận. Và cuối cùng, một người cần chịu phép báptêm.
Để rửa sạch tội lỗi của tôi, tôi cần chịu phép báptêm.
A-na-nia đã nói với Sau-lơ trong Công vụ 22:16 rằng, “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy và chịu phép báp-têm, và làm sạch tội lỗi mình đi, cầu khẩn danh Chúa.” Tôi không thể được cứu trừ khi tội lỗi của tôi được rửa sạch đi. Và câu này dạy rằng tội lỗi của tôi được rửa sạch trong phép báp-têm.
Các bạn à, điều đó có nghĩa là tôi không thể được cứu trước rồi sau đó chịu phép báp-têm như nó thường được dạy bởi nhiều người.
Trong Công vụ 2:38, Phi-e-rơ đã nói rằng: “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm để được tha tội mình …”
Tôi không thể được tha tội của mình trước khi tôi chịu phép báptêm. Vì vậy, tôi không thể được cứu cho đến khi tôi chịu phép báptêm. Một người không thể được cứu cho đến khi người đó áp dụng cho bản thân mình huyết tẩy sạch của Đức Chúa Jêsus.
Và vì vậy, câu hỏi là: “Rửa sạch tội lỗi của tôi đi nghĩa là gì?” Và câu trả lời là: “Huyết của Đức Chúa Jêsus.” Chúng ta đôi khi hát một bài hát, “Cái gì có thể rửa sạch tội lỗi của tôi?” Và câu trả lời là: “Không gì khác ngoài huyết của Chúa Jêsus.”
Trong Ma-thi-ơ 26:28, Đức Chúa Jêsus đã nói: “vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.” Huyết của Chúa Jêsus đã đổ ra cho sự tha thứ tội lỗi.
Khải huyền 1:5 nói rằng, “… Đức Chúa Jêsus Christ … Đấng yêu thương chúng ta đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta…” Và vì vậy, chúng ta được rửa sạch bởi huyết của Chúa Jêsus.
Lúc đó vài người nói rằng, “Phép báptêm tham gia vào ở chỗ nào?” Phép báp-têm là nơi tôi tiếp xúc với huyết của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã đổ huyết của Ngài trong sự chết của mình, và đó là trong sự chết mà tôi chạm được huyết đó. Hãy nghe câu này. Rôma 6:3-4, “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài…” Chúa Jêsus đã đổ huyết của Ngài trong sự chết của Ngài, Tôi được chôn vào trong sự chết của Ngài: “…bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.”
Và vì vậy, tôi được chôn trong ngôi mộ bằng nước của phép báptêm vào trong sự chết. Tôi chạm được huyết của Đấng Christ và tôi sống lại để bước đi trong đời mới.
Tại sao? Tại sao tôi có một đời mới khi tôi bước ra khỏi nước của phép báptêm? Bởi vì trong phép Báp-têm, tôi đã chạm được huyết của Đấng Christ. Trong phép báp-têm tôi đã được tẩy rửa, và tôi được tinh sạch, và giờ đây tôi là một vật tạo dựng mới. Bạn thấy đó, trong phép báp-têm, tôi chạm được huyết tẩy sạch của Chúa cứu thế.
Như một sự thật, khi ai đó cho rằng một người có thể được cứu mà không có phép báp-têm, thì thực ra người đó đang cho rằng một người có thể được cứu mà không có huyết của Đấng Christ; bởi vì phép báp-têm là nơi tôi chạm được huyết của Chúa Jêsus.
Các bạn à, mỗi người mà tôi đọc là được cứu trong Kinh Thánh và trở thành một Christian, đều chịu phép báp-têm để được như vậy. Và trong nhiều đoạn Kinh Thánh, nó đặc biệt được nói rõ ràng.
Trong Công vụ 2:38, Phi-e-rơ rao giảng rằng: “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình…” Công vụ 2:41: “Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm…”
Công vụ chương 8 về sự cải đạo của hoạn quan Ê-thi-ô-pi. Trong Công vụ 8:36, hoạn quan đã nói rằng: “Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?” câu 38: “Rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan.”
Cũng trong Công vụ 8, dân cư ở Sa-ma-ri. Câu 5 nói rằng: “Phi-líp cũng vậy, xuống trong thành Sa-ma-ri mà giảng về Đấng Christ tại đó.” Câu 12: “Nhưng khi chúng đã tin Phi-líp, là người rao giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Jêsus Christ cho mình, thì cả đàn ông đàn bà đều chịu phép báp-têm.”
Công vụ 10, về sự cải đạo của Cọt-nây. Công vụ 10:47, Phi-e-rơ đã hỏi: “Người ta có thể từ chối nước về phép báp-têm cho những kẻ…”
Công vụ 16, sự cải đạo của Ly-đi. Câu 15: “15 Khi người đã chịu phép báp-têm với người nhà mình rồi, thì xin chúng ta…”
Cũng vậy, Công vụ 16, người cai ngục thành Phi-líp. Công vụ 16:33, “Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm.”
Công vụ 22, sự cải đạo của Sau-lơ. Trong câu 16, A-na-nia đã nói với ông rằng: “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi.”
Tôi biết có nhiều người trong thế gian nói phép báp-têm là không cần thiết. Rằng một người được cứu trước phép báp-têm. Rằng phép báp-têm không liên quan gì đến sự cứu rỗi.
Nhưng các bạn à, Kinh Thánh vẫn nói rằng: “Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời…” 1 Phierơ 3:21
Rất thú vị khi bàn luận về kế hoạch cứu rỗi với mọi người, bởi vì nhiều người sẽ thừa nhận sự cần thiết của việc nghe tin lành. Đa số sẽ biết rằng một người phải tin vào tin lành. Nhiều người sẽ chấp nhận sự ăn năn … Tôi cho là hầu hết sẽ chấp nhận sự ăn năn. Và, bạn sẽ có một ít tranh cãi về sự cần thiết của sự xưng nhận. Nhưng, khi nói đến phép báp-têm, nhiều người sẽ từ chối rằng nó không cần thiết.
Tôi muốn các bạn chú ý biểu đồ này cùng với tôi. Đó là một biểu đồ về sự cải đạo. Nó có một vài sự cải đạo từ sách Công vụ. Như là một sự thật, chúng tôi đã liệt kê 9 dữ liệu khác nhau của những người đã vâng phục tin lành, những người đã trở thành tín đồ Đấng Christ. Tôi muốn các bạn lưu ý mỗi bước của kế hoạch cứu rỗi không được nói đến mọi lúc. Tôi muốn các bạn thấy rằng mặc dù sự xưng nhận được truyền lệnh bởi Đức Chúa Trời để được cứu, thường xuyên hơn là không có, nhưng nó lại không được đặc biệt nhắc đến trong mỗi đoạn trích. Và chúng ta có thể nói điều tương tự với sự ăn năn. Một vài người sẽ đặt câu hỏi về sự cần thiết của sự ăn năn và chắc chắn là Kinh Thánh có truyền lệnh đó. Nhưng, nó không luôn luôn được đặc biệt nói đến trong mỗi và mọi sự cải đạo.
Nhưng tôi muốn các bạn chú ý đến phép báp-têm. Trong mỗi cái của 9 câu chuyện này, Phép báp-têm đều được đặc biệt nhắc đến.
Để giúp chúng ta đánh giá đúng về sự cần thiết và tầm quan trọng của phép báp-têm, Tôi muốn các bạn hình dung trong tâm trí của mình một vòng tròn. Tôi muốn các bạn vẽ một vòng tròn. Và tôi muốn các bạn dán lên trên vòng tròn đó “Thân thể của Đấng Christ.” Bạn có thấy nó không? Một vòng tròn và sau đó nó nói “Thân thể của Đấng Christ.” Giờ thì, kế bên vòng tròn, Tôi muốn các bạn hình dung một người que. Vậy, bạn có một vòng tròn nói “Thân thể của Đấng Christ” và bạn có một người que. Tôi muốn bạn nghĩ về điều này. 2 Timôthê 2:10, nói rằng: “Sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Vậy, vòng tròn này tượng trưng cho thân thể của Đấng Christ. Sự cứu rỗi nằm trong Đấng Christ; và vì vậy, bên trong vòng tròn, tôi muốn các bạn viết “sự cứu rỗi.” Giờ thì 1 Giăng 5:11 nói rằng, “sự sống đời đời ở trong Đấng Christ.” Vậy viết các từ này vào trong vòng tròn, “sự sống đời đời.”
Đây là câu hỏi, câu hỏi về sự quan trọng tột đỉnh: “Nếu sự cứu rỗi nằm bên trong vòng tròn, Và sự sống đời đời nằm bên trong vòng tròn, thì làm thế nào mà tôi vào được bên trong vòng tròn đó? Tôi vào bên trong vòng tròn như thế nào?”
Các bạn à, câu trả lời được tìm thấy trong Ga-la-ti 3:27. Kinh Thánh nói rằng: “Vả, anh em thảy đều chịu phép báp-têm vào trong Đấng Christ đều mặc lấy Đấng Christ vậy.”
Bạn thấy đó, phép báp-têm là một cửa vào. Nó là thứ dời con người từ bên ngoài vòng tròn vào bên trong vòng tròn. Nó lấy con người từ bên ngoài vòng tròn và đặt người đó và trong thân thể mà trong đó có sự cứu rỗi.
Tôi muốn đưa ra thêm một điểm rất quan trọng nữa. Bất cứ khi nào tôi học về tin lành với ai đó, điều mà tôi luôn muốn học là về cái giá của việc trở thành một Tín đồ Đấng Christ. Điều gì được dính líu đến trong việc trở thành một tín đồ Đấng Christ? Tại sao tôi lại nói điều này? Tại sao tôi lại hỏi điều này?
Bởi vì nhiều lần trải qua nhiều năm, tôi nhìn thấy một người chịu phép báp-têm vào trong Đấng Christ vào sáng Chủ nhật, và sau đó anh ta không quay trở lại cho buổi thờ phượng vào tối Chủ nhật. Và sau đó, anh ta không quay lại vào tối thứ Tư hay bất cứ thời điểm nhóm họp nào khác của Hội Thánh. Bạn thấy đó, vào thời điểm làm phép báp-têm, một người được rửa sạch khỏi tội lỗi của mình và được cứu
Công vụ 2:47 nói rằng Đức Chúa Trời thêm người đó vào Hội Thánh.
Nhưng sau đó thì sao? Các bạn à, Kinh Thánh dạy rằng một người phải nghe, tin, ăn năn, xưng nhận và chịu phép báptêm. Nhưng sau đó, người đó phải “sống trung tín.” Và đó là những gì mà chúng ta đang nói đến. Khi một người trở thành một Tín đồ Đấng Christ thì người đó chỉ mới bắt đầu hành trình. Người đó đang từ bỏ cuộc đời mình, từ bỏ tất cả mọi thứ của mình cho Chúa. Hãy nghe các lời của Chúa Jêsus. Luca 14 từ câu 27 “Còn ai không vác thập tự giá mình…” Tức là chết đi bản thân mình. Khi một người vác thập tự giá thì người đó đang chết đi: “Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta cũng không được làm môn đồ ta. Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao? E khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười, và rằng: Người này khởi công xây, mà không thể làm xong được! Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.”
Các bạn à, trở thành một tín đồ Đấng Christ là một cam kết tuyệt đối. Nó là một cam kết: Để tham dự trung tín; Để dâng hiến khi bạn phát đạt; Để thờ phượng Đức Chúa Trời; Để học tập; để dạy dỗ; để hiến dâng tất cả của bạn. Và cho đến khi một người sẵn sàng để từ bỏ tất cả, thì người đó vẫn chưa sẵn sàng để trở thành một tín đồ Đấng Christ.
“Tôi phải làm gì để được cứu?”
Đó là câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả các câu hỏi.
Câu trả lời là: Nghe, tin, ăn năn; xưng nhận và chịu phép báptêm.
Vào thời điểm đó, Kinh Thánh nói là bạn sẽ được thêm vào Hội Thánh của Chúa.
Nhưng sau đó, bạn phải sống trung tin hết đời còn lại của bạn, và bạn sẽ tìm thấy một căn nhà đời đời, trên thiên đàng.