Thẩm Quyền Của Kinh Thánh – Bài 13

1 Timôthê 6:12-16; Mathiơ 28:18-20; Gia cơ 1:21-25; Hơbơrơ 6:1-3; Luca 6:46-49

Chúng ta sẽ cho ai quyền cai trị trên chúng ta? Chúng ta sẽ giao phó tâm trí và ý muốn của chúng ta cho ai? Ai sẽ định đoạt điều gì đúng và sai? Ai sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến đúng và sai? Ai sẽ có tiếng nói cuối cùng trong đời sống của chúng ta?

Lúc này thì đây là câu hỏi về thẩm quyền, thứ mà có sức mạnh và quyền để quyết định quy tắc hay tiêu chuẩn trong các vấn đề về lẽ thật và đạo đức, và để ra lệnh và bắt buộc tuân thủ theo quy tắc này. Đây là cái căn bản nhất trong tất cả các câu hỏi, vì tất cả các ý tưởng và các quyết định của chúng ta đều phụ thuộc hoàn toàn vào những gì mà chúng ta chọn lựa như là thẩm quyền cuối cùng của chúng ta.

Đường lối của người đương đại là từ chối mọi thẩm quyền đời đời trên chính bản thân mình và vì vậy đặt chính mình lên như là nhà cầm quyền của chính mình. Người đó nói một cách ngoan cố rằng, “Không có ai nói sẽ với tôi về những gì nên làm.” “Tôi sẽ là người phân xử cuối cùng; tôi sẻ quyết định điều gì đúng cho bản thân tôi.”

Chống nghịch lại sự tự trị kiêu ngạo như vậy, Đức Chúa Trời phán rằng, “KHÔNG! Ngươi chớ có Đức Chúa Trời nào khác ngoài ta!” Đây là nơi mà các tín đồ Đấng Christ đứng. Chúng ta nhận biết được quyền hoàn toàn của Đức Chúa Trời để cai trị trên chúng ta; chúng ta chịu phục Ngài trong sự đầu hàng không điều kiện. Chúng ta cũng nhận biết rằng Đức Chúa Trời thực thi quyền cai trị của Ngài trên chúng ta qua Đức Chúa Jêsus Christ và qua Lời của Ngài. Đây là điểm mà phải được học trong chương cuối này.

Đức Chúa Jêsus Là Chúa

Trong Kinh Thánh, hai người đặc biệt được nêu tên khi đưa ra lời xưng nhận tốt lành. Một là Timôthê (1 Timôthê 6:12), nhưng trong trường hợp của ông thì chúng ta không biết các tình huống hay ngữ cảnh của nó. Người còn lại là chính Đức Chúa Jêsus, người đã đưa ra lời xưng nhận tốt “trước Bôn Xơ Philát” (1 Timôthê 6:13). Bản chất của sự xưng nhận của Ngài là gì? Ngài đã tuyên bố về quyền làm vua hay quyền cai trị của Ngài. Xem Giăng 18:37; 1 Timôthê 6:14-16.

Theo sau là ví dụ này, “sự xưng nhận tốt” của Hội Thánh luôn luôn là và tiếp tục là “Đức Chúa Jêsus là Chúa!” Khi đối mặt với Đấng Christ đã sống lại, Thôma người đang tin chỉ có thể khóc lên rằng, “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” (Giăng 20:28). Cùng đức tin và sự xưng nhận tương tự là việc được yêu cầu dành cho tất cả những người sẽ nhận được sự cứu rỗi: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” (Rôma 10:9). Đức Thánh Linh ngự bên trong sẽ giúp cho môn đồ Đấng Christ thực hiện sự xưng nhận này thậm chí là dưới sự bắt bớ khủng khiếp (1 Côrinhtô 12:3). Bản chất và tình trạng cao quý của Ngài đã khiến cho nó phú họp rằng “mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Philíp 2:11).

Khi tín đồ Đấng Christ thực hiện sự xưng nhận này, như là người đó tiếp tục làm trong suốt cuộc đời của mình, thì người đó đang nói gì về Đức Chúa Jêsus? Ý nghĩa cơ bản theo từ gốc tiếng Hy Lạp cho Chúa là “chủ” (như trong ngôn từ của chúng ta là chủ nhà). Vậy chúng ta đang nói rằng Đức Chúa Jêsus là chủ của toàn bộ vũ trụ. Ngài là chủ bởi vì thậm chí trước khi Ngài trở thành con người, khi Ngài hiện hữu như là Ngôi Lời đời đời và thánh, thì Ngài đã tạo dựng mọi thứ có ngay từ ban đầu (Giăng 1:1-3). Ngài cũng là chủ bởi vì trong sự chết và sự sống lại như một con người, Ngài đã gặp và chiến thắng kẻ thù của Ngài và vì vậy giành được thế gian như là những chiến lợi phẩm của chiến thắng (Mathiơ 28:18; Khải Huyền 1:18). Bởi vì Ngài là Đấng tạo dựng và người chiến thắng, Ngài là Chúa, có thẩm quyền hoàn toàn trên mọi thứ.

Khi chúng ta như là các tín đồ Đấng Christ xưng nhận Đức Chúa Jêsus như là Chúa, chúng ta cũng đang nói điều gì đó về chính chúng ta. Chúng ta đang nhân biết rằng Đức Chúa Jêsus là Chúa của chúng ta, chủ của chúng ta. Đây là sự xưng nhận của chúng ta cho thẩm quyền tuyệt đối của Đức Chúa Jêsus trên đời sống của chúng ta. Chúng ta đang xưng nhận chính chúng ta là những người hầu việc của Ngài, những nô lệ tự nguyện của Ngài (Philíp 1:1). Trong sự đầu hàng không điều kiện, chúng ta đang nói rằng, “Không phải ý muốn của con, nhưng ý Ngài được thành.” “Theo cách của Ngài thôi, Chúa ôi.”

Trong con người Jêsus của Naxarét, chính Đức Chúa Trời đã xuống thế gian. Sự đánh giá đầy đủ về bản chất và thẩm quyền của Đức Chúa Trời nằm trên Ngài (Côlôse 2:9), và chúng ta khuất phục bản thân chúng ta với mọi lời tuyên bố mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta khi chúng ta nói rằng, “Đức Chúa Jêsus là Chúa.”

Lời Của Ngài Là Cuối Cùng

Bất cứ ai có một sự đo lường chút gì đó về thẩm quyền đều thực thi nó qua những lời nói của mình. Đây là cách tự nhiên và hiệu quả để thẩm quyền được bày tỏ ra. Ví dụ, ai có thể quên được thẩm quyền vang vọng của những lời nói của Pharaon trong bộ phim “Mười điều răn” khi ông nói rằng, “Vì nó đã được viết xuống, nên nó sẽ được thành!” Người trong quyền lực quyết định những gì sẽ được thực hiện và nói nó theo dạng sắc lệnh hay mạnh lệnh.

Đây rõ ràng là cách mà Đức Chúa Jêsus thực thi quyền cai trị của Ngài: qua Lời của Ngài. Rằng Ngài là Chúa của vũ trụ và của cuộc đời của chúng ta sẽ không có ý nghĩa gì cả nếu như Ngài đã không làm cho ý muốn của Ngài có sẵn cho chúng ta qua Lời của Ngài. Điều này Ngài đã làm qua Kinh Thánh. Đặc biệt là sự bày tỏ Tân Ước – toàn bộ nó – là sự dạy dỗ của chính Đấng Christ. Xem Giăng 1:12-15. Đây là thể nào mà Ngài bày tỏ ý muốn của Ngài.

Vì Kinh Thánh là Lời của chính Đức Chúa Trời, đặc biệt Tân Ước là lời của Đấng Christ, nó nói với chúng ta về thẩm quyền của chính Đức Chúa Trời. thẩm quyền của Tân Ước chính là thẩm quyền của chính Đấng Christ. Hoàn toàn không có sự khác nhau nào giữa quyền cai trị cái nhân của Đức Chúa Jêsus Christ và quyền cai trị của Lời của Ngài, Kinh Thánh, như một vài người đã nghĩ. Chúng ta không phải chọn lựa giữa quyền cai trị của Đấng Christ và quyền cai trị của Kinh Thánh. Chúng chính xác là như nhau.

Hãy hình dung một người trẻ tuổi nói rằng, “Cha ơi, con tôn trọng là tôn kính thẩm quyền của cha.” Cha của người đó nói rằng, “Tốt! Ta cũng định nói con đi dọn phòng và đi đổ rác.” Tuy nhiên, các mệnh lệnh bị phớt lờ đi, vậy người cha hỏi một cách bực dọc, “con nói là con tôn trọng thẩm quyền của cha! Giờ thì con đang chối bỏ nó và chống nghịch lại nó sao?” Chàng trai trả lời rằng, “Không, con vẫn thừa nhận thẩm quyền của cha.” Người cha nói rằng, “Nhưng con đã không làm theo những gì mà ta đã nói!” Câu trả lời là, “À, đó chỉ là mạng lệnh, lời nói của cha mà thôi. Con vâng phục cha và thẩm quyền cá nhân của cha, chứ không nhất thiết là lời nói của cha.” Điều này thật là lố bịch, và cũng như vậy với bất cứ nỗ lực phân rẽ thẩm quyền của Đấng Christ với thẩm quyền của lời của Ngài, Kinh Thánh.

Kinh Thánh hoàn toàn có thẩm quyền bởi vì nó là Lời được hà hơi và không thể sai lầm của Đức Chúa Trời. Nếu nó không phải là Lời của Đức Chúa Trời, thì nó không có thẩm quyền; nhưng nếu nó Lời của Đức Chúa Trời – và nó là như vậy – thì nó nói với thẩm quyền của chính Ngài.

Vậy làm thế nào mà chúng ta bày tỏ sự vâng phục của chúng ta cho quyền cai trị của Đấng Christ? Chỉ bằng sự đầu hàng tuyệt đối, không điều kiện với những lời dạy dỗ của Lời của Ngài. Chúng ta phải chấp nhận lẽ thật của nó như đang trói buộc vào tâm trí của chúng ta, và các quy luật của nó như đang trói buộc vào ý muốn và phẩm chất đạo đức của chúng ta. “Trung thành với Đấng Christ và mọi lời dạy dỗ của Lời của Ngài” – không có cách nào khác! Lời của Ngài là cuối cùng!

Thái độ thực sự của một người với Đức Chúa Jêsus được bày tỏ trong thái độ của người đó với Kinh Thánh. Làm thế nào mà một tín đồ Đấng Christ có thể nói rằng, “Tôi biết đó là những gì mà Kinh Thánh nói, nhưng tôi không quan tâm”? Việc nói rằng “Đức Chúa Jêsus là Chúa” và việc chối bỏ Kinh Thánh là mâu thuẫn với nhau, giả hình và chống nghịch. Lời kết tội này đến từ chính Đức Chúa Jêsus rằng: “Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?” (Luca 6:46).

Nếu Đức Chúa Jêsus là Chúa, thì Lời của Ngài là cuối cùng. Chúng ta phải để nó là thẩm quyền cuối cùng trong đời sống của chúng ta và trong Hội Thánh, trong mọi vấn đề về đức tin và việc làm.

Sự Hiểu Biết Về Kinh Thánh Là Bắt Buộc

Nếu việc đầu hàng Đấng Christ như Chúa có nghĩa là sự vâng phục với Lời của Ngài, thì sự hiểu biết về Kinh Thánh là bắt buộc. Làm thế nào mà Đức Chúa Jêsus thực thi được quyền cai trị của Ngài trên chúng ta qua Lời của Ngài nếu như chúng ta không biết gì về Lời của Ngài? Đây là lý do tại sao sự hiểu biết về Kinh Thánh phải là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chương trình của Hội Thánh nói chung và trong đời sống của từng tín đồ Đấng Christ nói riêng.

Tất cả sẽ đồng ý rằng sự hiểu biết về Kinh Thánh trung bình của các môn đồ Đấng Christ rất thấp so với những gì mà nó nên có. Hội Thánh có thể làm gì để đem đến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực cấp bách này? Một vài điều có thể được đưa ra.

1. Trưởng lão địa phương nên chủ trương nhấn mạnh sự hiểu biết về Kinh Thánh. Họ phải nhìn thấy rằng toàn bộ chương trình của Hội Thánh đều được lập ra để hoàn thành mục đích này. Họ cũng phải nghiêm túc trong việc phát triển sự hiểu biết cá nhân của chính họ về Kinh Thánh. Tại sao một học viện thần học và/hay sự giáo dục thần học không phải là mục tiêu của mọi trưởng lão? Nộp khoản học phí cần thiết sẽ là một khoảng đầu tư tốt cho bất cứ Hội Thánh địa phương nào.

2. Các người hầu việc phải quyết tâm để cho sự hiểu biết Kinh Thánh thành lĩnh vực ưu tiên của họ để chuyên sâu. Điều này sẽ bao gồm sự chuẩn bị nhiệt huyết, bao gồm việc huấn luyện ở mức độ trường thần học. Nó cũng nên bao gồm việc tiếp tục nghiên cứu không chỉ ở phần bọt mà còn ở phần đặc của các dữ liệu Kinh Thánh. Các Hội Thánh nên khích lệ việc nghiên cứu như vậy, cung cấp một ngân sách trợ cấp và thời gian nghỉ cho việc tiếp tục học tập đặc biệt.

3. Sự bày tỏ của Kinh Thánh và đạo lý của Kinh Thánh nên là nội dung chính cho tất cả các sự dạy dỗ và rao giảng trong Hội Thánh. Những lớp đặc biệt có thể được sắp lịch trong suốt năm. Việc huấn luyện giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc.

4. Cách sử dụng những sự hỗ trợ nghiên cứu Kinh Thánh và các tài liệu phải được khích lệ. Thành lập và thúc đẩy một thư viện Hội Thánh. Giới thiệu những việc tham khảo cho mỗi gia đình để thực hiện. Đưa ra những lời phê bình ngắn về sách trong những tờ báo của Hội Thánh. Tránh những tài liệu trải nghiệm, chủ quan, phù phiếm.

5. Các Hội Thánh phải dành nhiều sự ủng hộ thực tiễn cho các trường và các lớp Kinh Thánh. Điều này bao gồm sự ủng hộ về tài chính từ ngân quỹ Hội Thánh. (Một Hội Thánh không ủng hộ các trường và lớp học Kinh Thánh giống như một người nông dân không bao giờ làm màu mỡ đất của mình, mà chỉ giữ việc nhận từ nó, và nhận từ nó, không bao giờ cho ngược lại nó, cho đến khi nó không bao giờ có thể cung ứng những gì mà người đó cần nữa.) Các Hội Thánh và phụ huynh tín đồ Đấng Christ phải khích lệ mỗi thanh niên tín đồ Đấng Christ trẻ tuổi tham gia trường thần học ít nhất một hoặc hai năm, không tính đến mục tiêu nghề nghiệp sau cùng của người đó.

Mặc dù sự hiểu biết về Kinh Thánh là bắt buộc, nó không phải là một kết thúc trong chính nó. Nó chỉ là điểm khởi đầu, điều căn bản mà chúng ta xây dựng sự thông công, sự thờ phượng, tình yêu thương của chúng ta trên đó (1 Timôthê 1:5). Mục đích cuối cùng của nó là sự vâng phục trọn vẹn cho quyền cai trị của Đấng Christ.

Đức Chúa Jêsus đã nói rằng bất cứ ai nghe lời của Ngài và làm theo thì giống như một người khôn ngoan xây nhà của mình trên đá (Mathiơ 7:24). Hòn đá là Đấng Christ và Lời của Ngài, Kinh Thánh. Kinh Thánh là vững chắc. Chúng ta hãy xây dựng ở trên nó.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top