Tên Cướp Trên Thập Tự Giá

Một trong những tranh cãi thường xuyên được đem ra để làm giảm sút sự cần thiết của phép báp-têm xoay quanh một trong những tên cướp bị đóng đinh cạnh Chúa Jêsus trên thập tự giá. Họ sẽ tranh cãi rằng phép báp-têm là không cần thiết bởi vì họ sẽ nói rằng, “Tên cướp trên thập tự giá đã không chịu phép báp-têm, nhưng người đó vẫn được cứu, vậy thì tôi không phải chịu phép báp-têm”. Họ sẽ nói rằng, “Tôi muốn được cứu giống như tên cướp trên thập tự giá.”

Tác giả: Don Blackwell

Dịch giả: Quý hoàng

Đây là một sản phẩm của Trường Kinh Thánh Video Thế Giới.

Nguyện xin Đức Chúa Trời được vinh hiển.

Có thể bạn đã từng lái xe xuống đường và bạn nhìn thấy một bảng hiệu nói rằng, “Chúa Jêsus Cứu.” Có thể bạn nghe nó nói rằng Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá cho tội lỗi của bạn. Có thể thậm chí bạn còn nghe nó nói rằng bạn phải chấp nhận Chúa Jêsus như Chúa Cứu Thế của riêng bạn. Nhưng có lẽ điều đó cách xa khỏi sự hiểu biết của bạn.

Các bạn à, “Tôi phải làm gì để được cứu khỏi tội lỗi của tôi?” thực sự là câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả các câu hỏi, nhưng đáng buồn thay, nhiều người lại rất mơ hồ về câu trả lời cho câu hỏi này. Một vài người sẽ nói với bạn rằng khi mà về cơ bản bạn vẫn là một “người tốt” thì bạn sẽ được lên thiên đàng đời đời. Những người khác sẽ nói rằng bạn phải nói một lời cầu nguyện và và cầu xin Chúa Jêsus đi vào lòng của bạn. Vẫn có những người khác tin là đừng có tin rằng bạn phải làm bất cứ điều gì hết bởi vì Đức Chúa Trời sẽ cứu mọi người thôi.

Các bạn à, sự thật của vấn đề là kế hoạch của Sự Cứu Rỗi đã được trình bày rõ ràng trong Kinh Thánh, và thực ra thì nó rất đơn giản. Kinh Thánh dạy rằng để cho một người được cứu khỏi tội lỗi của mình thì người đó trước tiên phải nghe tin lành (tin tức tốt lành), làm thế nào mà Đức Chúa Trời đã lấy hình hài của một con người và đã chết trên thập tự giá cho tội lỗi của chúng ta, làm thế nào mà Ngài đã được chôn, đã sống lại và làm cho sự cứu rỗi có hiệu lực cho thế gian trong vòng hội thánh của Ngài. Rô-ma 10:13-14, 17.

Thứ hai, một người phải tin vào lời nhắn đó. Khi mà người đó nghe nó thì người đó phải tin vào nó. Người đó phải tin rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, và rằng qua sự chết của Ngài, Ngài ban sự cứu rỗi cho tất cả những người vâng phục Ngài. Mác 16:15-16. Hê-bơ-rơ 5:9.

Thứ ba, một người phải ăn năn tội lỗi của mình. Điều này liên quan đến sự buồn rầu cho các tội lỗi quá khứ và một quyết tâm trong tâm trí của một người để sống khác biệt đi. 2 Cô-rinh-tô 7:10. Công vụ 17:30.

Thứ tư, một người phải xưng nhận những gì mà người đó tin. Sự xưng nhận này được tổng hợp lại trong câu nói cốt lõi, “Tôi tin rằng Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời.” Rô-ma 10:10. Công vụ 8:37.

Và cuối cùng, một người phải chịu phép báp-têm trong nước cho sự tha thứ tội lỗi của mình. Công vụ 2:38. Rô-ma 6:3-4 dạy chúng ta rằng đó là trong nước của phép báp-têm mà chúng ta nhận được huyết của Chúa Jêsus. 

Và dù phép báp-têm được dạy rõ ràng và lặp đi lặp lại trong Tân Ước như là cần thiết cho sự cứu rỗi, nhưng giới tôn giáo tràn đầy những người chống đối nó. Nhiều người tự nhận là người theo đạo Tin Lành sẽ đồng ý rằng đó là cần thiết để nghe. Họ dạy rằng đó là cần thiết để tin. Họ sẽ không tranh cãi gì với sự cần thiết để ăn năn. Và họ cũng đồng ý rằng sự xưng nhận là cần thiết, nhưng khi phép báp-têm được nói đến, thì các sự tranh cãi bắt đầu.

Một trong những tranh cãi thường xuyên được đem ra để làm giảm sút sự cần thiết của phép báp-têm xoay quanh một trong những tên cướp bị đóng đinh cạnh Chúa Jêsus trên thập tự giá. Họ sẽ tranh cãi rằng phép báp-têm là không cần thiết bởi vì họ sẽ nói rằng, “Tên cướp trên thập tự giá đã không chịu phép báp-têm, nhưng người đó vẫn được cứu, vậy thì tôi không phải chịu phép báp-têm”. Họ sẽ nói rằng, “Tôi muốn được cứu giống như tên cướp trên thập tự giá.”

Trong vài phút tiếp theo, chúng ta sẽ nói về “Tên Cướp trên Thập Tự Giá.” Người đó là ai? Chúa Jêsus đã nói gì với người đó? Và phương diện nào (nếu có) mà người đó có trong sự cứu rỗi của chúng ta ngày nay?

Tôi muốn bắt đầu bằng cách kể cho bạn về câu chuyện của tên cướp, và sau đó chúng ta sẽ xem xét tài liệu này bị hiểu sai như thế nào và nó được sử dụng sai như thế nào.

Trong Luca 23 Kinh Thánh kể cho chúng ta rằng một nhà cầm quyền La Mã với tên là Phi-lát đã truyền lệnh, và họ dẫn Chúa Jêsus đi để đóng đinh Ngài. Luca 23:32 nói rằng, “Chúng cũng đem hai người đi nữa, là kẻ trộm cướp, để giết cùng với Ngài.” Tin lành theo Ma– và Mác gọi họ là những tên trộm hay những tên cướp. Và dù chúng ta thậm chí không biết tên của họ, nhưng họ vẫn là đề tài của rất nhiều buổi tranh luận trong 2000 năm qua. Thực tế, MỘT trong những tên trộm quá nổi bật hơn đến nỗi chúng ta xem người đó như là “tên” cướp trên thập tự giá. Chính tên cướp này thường được nêu ra như một kiểu mẫu cho chúng ta noi theo về sự cứu rỗi. Giờ thì với câu nói đó, hãy nghiên cứu sâu vào câu chuyện. 

Trước tiên, hãy nói về thái độ ngạc nhiên của hai tên trộm này. Trong Giăng 19:1, Kinh Thánh nói rằng, “Bấy giờ, Phi-lát bắt Đức Chúa Jêsus và sai đánh đòn Ngài.” Các bạn à, sự trừng phạt là một sự đánh đập tàn bạo bằng một roi da cầm tay ngắn. Cuối của roi da này, dây da sẽ có những viên bi sắt nhỏ được buộc ở đuôi, hay những mảnh sắc bén của xương cừu, hay có thể là dây xích sắt với những quả cân nhỏ ở đuôi và chúng được thiết kế để xé da thịt và làm cho đau đớn cùng cực. Quy luật của người La Mã khi họ trừng phạt một người là họ không được giết nạn nhân, nhưng đôi khi họ sẽ đến gần với cái chết. Sau khi Chúa Jêsus bị đánh cho đến khi da trên lưng Ngài bị xé nhỏ và chảy máu, Ma-thi-ơ 27 kể cho chúng ta rằng quan tổng đốc Phi-lát có một nhóm lính để đưa Chúa Jêsus vào trong công đường. Như thể việc đánh đập là chưa đủ, nhóm lính còn quyết định để mua vui thêm. Và vì vậy, chúng cởi áo của Chúa Jêsus ra và chúng đặt một cái áo điều lên tấm lưng rách nát nhuốm máu của Ngài. Bạn thấy đó, chúng mặc cho Ngài như một vị vua. Chúng đang nhạo báng Ngài. Sau đó chúng lấy một sợi dây gai và làm thành một mũ miện, và đặt nó trên đầu Ngài. Tôi cho rằng chúng đã nhấn dây gai vào trong đầu của Ngài. Sau đó chúng đặt một cây sậy vào trong tay Ngài để làm cho Ngài trông giống như một vị vua, và chúng quỳ xuống trước Ngài (không phải từ lòng tôn kính, mà để nhạo báng Ngài). và đoạn trích nói, “rồi họ quỳ xuống trước mặt Ngài mà nhạo báng rằng: Lạy Vua của dân Giu-đa! Họ nhổ trên Ngài và lấy cây sậy đánh đầu Ngài”. Khi họ nhạo báng Ngài xong, họ cởi áo điều khỏi tấm lưng đầy máu của Ngài và họ mặc áo của Ngài lại, và họ đặt một mảnh gỗ xù xì nặng khoảng 50kg, lịch sử nói với chúng ta là mảnh gỗ khoảng 50kg trên tấm lưng rách nát của Ngài và ép Ngài mang đó trên quãng đường dài đến ngọn đồi Calvary. Chúa Jêsus đã kiệt quệ sức lực. Ngài đã không có bất cứ giấc ngủ nào. Ngài đã bị đánh, bạt tại, bị căng thẳng khủng khiếp. Ngài đang bị mất máu, và Ngài đang đi bộ lên ngọn đồi Gô-gô-tha với một khúc gỗ nặng xù xì trên lưng Ngài. Chúng ta đoán được rằng Ngài “ngã quỵ bên dưới gánh nặng đó,” bởi vì đoạn trích có nói rằng một trong những người lính đã chọn một người từ đám đông (Si-môn của Si-ren) và đã nói, “Ngươi hãy giúp hắn vác nó đi.” Khi họ đến Gô-gô-tha (có nghĩa là “Chỗ Sọ”) họ đóng đinh tay và chân Ngài vào thập tự giá và thả nó xuống dưới đất giữa hai tên trộm cướp. Câu này làm tròn Ê-sai 53:12 nói rằng: “Đấng Christ sẽ bị kể vào hàng kẻ dữ.” Giờ thì các tên lính dưới chân thập tự giá bắt thăm cho áo xống của Chúa Jêsus. Và sau đó đoạn trích nói rằng chúng ngồi xuống và quan sát Ngài. Trên đầu Ngài chúng có đóng một mảnh gỗ viết rằng, “Người này là Jêsus, Vua dân Giu-đa.” Mọi người đi qua đều lắc đầu nhạo báng Ngài. Họ nói rằng, “Ngươi là kẻ phá đền thờ và dựng lại trong ba ngày, hãy cứu lấy mình đi! Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây thập tự!” Ma-thi-ơ nói rằng, “Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo và các trưởng lão cũng tham gia vào sự nhạo báng Ngài.” Những người khác thì nói rằng, “Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được. Nếu phải Vua dân Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, thì chúng ta mới tin.” Bạn có tin là họ sẽ như thế không? Họ đã nói rằng, “Nó nhờ cậy Đức Chúa Trời; nếu Đức Chúa Trời yêu nó thì bây giờ Ngài phải giải cứu cho, vì nó đã nói rằng: Ta là Con Đức Chúa Trời.”

Các bạn à, sau điều này, chúng ta có được một câu nói hoàn toàn đáng kinh ngạc. Kinh Thánh nói, “Hai tên trộm cướp bị đóng đinh trên cây thập tự với Ngài cũng nhiếc móc Ngài như vậy.” Tôi muốn các bạn hình dung điều này cùng với tôi! Những người này, những người cũng bị treo trên thập tự giá cạnh Chúa Jêsus, những người sắp chết, cũng đang bị những lời lăng mạ giống như vậy! Bạn có thể tưởng tượng một người đang cận kề cái chết mà lại phạm vào sự hung ác như vậy không? Và tôi muốn các bạn chú ý đặc biệt là đoạn trích nói các tên trộm đã làm điều này. Cả hai người đang treo cạnh Chúa Jêsus đều tham gia vào sự nhạo báng này. Và vì vậy, trên ngọn đồi Calvary, có ba cây thập tự giá, Chúa Jêsus ở giữa với một tên trộm ở hai bên. Nhưng sau đó tôi muốn chúng ta chú ý đến sự thay đổi diễn ra với một trong những tên trộm.

Đây là Luca 23:39. Kinh Thánh nói rằng, “Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: ‘Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa!'” Bạn biết đó sự cứng lòng của một số người thực sự rất đáng kinh ngạc. Tôi nhớ một câu chuyện trên bản tin vài năm về trước về một vài người chuốc thuốc một người Mỹ gốc Phi ở sau xe của họ cho đến khi người đó chết, và sau đó tại tòa án, trong khi họ đang bị tuyên án, họ huýt gió với người nha. Thật là lì lợm đáng kinh ngạc! Gần đây hơn, tôi có thấy trường hợp của một người đàn ông người hình như đã cố tình bỏ lại đứa con của mình trong một chiếc xe hơi kín và để cho đứa bé đó chết trong sức nóng đó. Thật là hoàn toàn không thể tin được một vài người lại để cho bản thân mình trở nên cứng lòng đến như thế. Dù gì đi nữa, thì đây chính là người này. Hắn đang bị treo trên thập tự giá, đúng là chỉ còn vài giờ nữa là chết, và chúng ta không thấy hắn ta buồn rầu gì cho cuộc đời mà hắn ta đã sống mà dẫn hắn ta đến thời khắc này. Chúng ta không thấy hắn ta cầu nguyện hay tìm kiếm hy vọng. Thay vào đó chúng ta thấy hắn nói xấu Con của Đức Chúa Trời vô tội. Nhưng sau đó câu 40 nói với chúng ta điều gì đó đầy mê hoặc. Nó nói rằng, “Nhưng tên kia trách nó rằng: ‘Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm nhưng người này không hề làm một điều gì ác.'” Bạn thấy đó, hình như vào lúc nào đó trong ngày, tên trộm còn lại đã có một sự thay đổi tấm lòng. Và bạn biết đó, tôi nghĩ nhiều người cũng làm vậy. Khi họ đối mặt với cái chết, họ nhìn lại cuộc đời của mình với một sự điềm tĩnh mà họ chưa bao giờ có trước đây. Sự thật về cái chết có thể khiến cho một người kiêu ngạo khuất phục Nếu tôi có thể giải thích cho tên trộm thứ hai, cốt yếu mà những gì người đó nói là như thế này, “Ngươi không kính sợ Đức Chúa Trời sao? Chúng ta đang cận kề cái chết, và hãy nhìn những gì mà ngươi đang làm đi.” Và sau đó người đó thêm điều này, “Và chúng ta xứng đáng với nó! Nhưng người này là vô tội.” Thật thú vị cho tôi là người này biết được điều đó. Hắn biết rằng Chúa Jêsus là vô tội. Nhưng sau đó câu 42, “Hắn nói cùng Chúa Jêsus rằng, Hỡi Chúa, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!” Đức Chúa Jêsus đáp rằng, “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.” 

Và vì vậy, có ba cây thập tự giá:

+Thập tự giá của sự chống nghịch,

+Thập tự giá của sự ăn năn,

+Và thập tự giá của sự cứu chuộc.

Và tuyệt vời thay cho câu nói của Chúa Jêsus, “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.” Thật là một câu nói đầy an ủi thay cho một tên trộm sắp chết! “hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.” Một nơi mà nơi đó không có sự đau đớn, một nơi của sự an ủi và một nơi của sự hạnh phúc. Và các bạn à, đó là hy vọng mà mỗi chúng ta đều có thể có được. Thậm chí vào cuối đời của một người, người đó có thể thực sự tìm kiếm sự cứu rỗi, và vâng phục Chúa và người đó có thể tìm được hy vọng này. “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.” Và chúng ta có thể yên lòng tin chắc rằng người đó đã như vậy. Tôi tin chắc rằng tên trộm trên thập tự giá, giống như La-xa-rơ trong Lu-ca 16, đã được cất đi bởi các thiên sứ để vào lòng của Abraham trước khi ngày đó kết thúc.

Được rồi, hãy đi vào trọng tâm của bài học này.

Hãy nói về việc sử dụng sai câu chuyện này. Tài liệu về tên trộm trên thập tự giá là một trong những câu chuyện tuyệt đẹp nhất trong toàn bộ Kinh Thánh, nhưng nó cũng là một trong những câu chuyện bị lạm dụng tệ hại nhất trong toàn bộ Kinh Thánh. Đó là một câu chuyện mà đôi khi được sử dụng để phủ nhận những lời nói của chính Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã nói, “Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi” Mác 16:16. Nhưng đôi khi những người trong giới tôn giáo sẽ nói rằng, “Bạn không phải chịu phép báptêm. Tên trộm trên thập tự giá đã không chịu phép báptêm, nhưng người đó vẫn được cứu đó thôi.” 

Sứ đồ Phierơ đã viết rằng phép báp-têm “bây giờ cứu chúng ta” 1 Phierơ 3:21. Nhưng họ sẽ tranh cãi rằng phép báptêm không cứu chúng ta.

Giờ thì, họ đưa ra bằng chứng gì? Tên trộm trên thập tự giá. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, trong Công vụ 2, 3000 người được cứu vào ngày đó và họ được bảo rằng, “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình.” (Công vụ 2:38). Khi đoạn trích này được nêu ra như bằng chứng cho phép báptêm là cần thiết cho sự tha thứ tội lỗi, thì chúng ta thường được nói rằng tên trộm trên thập tự giá đã nhận được sự tha thứ tội lỗi của mình mà không có phép báptêm. Và vì vậy, câu hỏi về tên trộm này trở thành một trong những hệ quả đời đời. “Về tên trộm trên thập tự giá thì sao?” Có phải tấm gương của ông dạy chúng ta rằng phép báptêm là không cần thiết cho sự cứu rỗi không? Các bạn à, câu trả lời cho câu hỏi đó là hoàn toàn không.

Trong vài phút tiếp theo, tôi muốn chúng ta tìm hiểu về tên trộm trên thập tự giá và kiểm chứng một vài luận điểm mà sẽ bày tỏ những sai lầm trong “Sự tranh cãi về tên trộm.”

#1 – Tôi muốn các bạn suy xét cùng với tôi rằng không có bằng chứng nào là tên trộm chưa chịu phép báp-têm.

Thực tế, hoàn toàn có khả năng là tên trộm đã chịu phép báp-têm. Vào thời điểm này, phép báp têm của Đấng Christ, phép báp-têm theo Tân Ước vẫn chưa được thành lập. Nhưng phép báp-têm của Giăng Báp-tít đã có hiệu lực. Và Kinh Thánh tỏ ra rằng nhiều người đã chịu phép báp-têm dưới phép báp-têm của Giăng. Ma-thi-ơ 3:1-2 nói rằng, “Lúc ấy, Giăng Báp-tít đến giảng đạo trong đồng vắng xứ Giu-đê, rằng: Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!” Ma-thi-ơ kể cho chúng ta rằng Giăng đang rao giảng về nước thiên đàng. Ông đang rao giảng và làm phép báp-têm. Lời nhắn của ông là về nước thiên đàng. Lu-ca 23:42 nói với chúng ta rằng tên trộm biết về nước thiên đàng. Hãy nhớ tên trộm đã nói rằng, “Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!”

Giờ thì, đây là câu hỏi: Nếu tên trộm đã biết về nước mà Giăng đã rao giảng, thì không phải hoàn toàn có khả năng là hắn cũng đã biết về phép báptêm mà Giăng đã rao giảng sao?

Thực tế, hãy nghe Ma-thi-ơ tiếp tục như thế nào. Ông nói với chúng ta rằng Giăng đang giảng về nước thiên đàng, và sau đó ông nói rằng, “Bấy giờ, dân thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, và cả miền chung quanh sông Giô-đanh đều đến cùng người và khi họ đã xưng tội mình rồi, thì chịu người làm phép báp-têm dưới sông Giô-đanh.” Và vì vậy, ai nói rằng tên trộm đã không có trong số này? Rất nhiều người đã chịu phép báp-têm. Có thể tên trộm là một trong số họ. 

Bạn biết đó, khi một người khẳng định rằng tên trộm trên thập tự giá không chịu phép báptêm, thì tôi muốn hỏi người đó rằng, “Tên của tên trộm là gì?” Đương nhiên là người đó không biết rồi. Tôi muốn hỏi câu hỏi là, “Vậy thì, tên trộm đã kết hôn chưa?” Lại nữa, điều đó không được biết đến. “Hắn đã trộm cái gì?” Cũng không biết câu trả lời cho câu hỏi đó luôn. Vậy thì, “Tên trộm đến từ đâu?” Không biết. Và sau đó, “Hắn chịu phép báp-têm chưa?” Các bạn à, các bạn thấy đó, sự thật của vấn đề là chúng ta không biết câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào. Vậy thì người mà nói tên trộm đã không chịu phép báptêm, trước tiên là người đó không thể chứng minh được câu nói đó. Và vì vậy, tôi không thể tiếp tục cuộc tranh luận đó và đó là một cách hay.

#2 – Tên trộm đã sống và chết dưới hệ thống Cựu Ước.

Tên trộm đã sống toàn bộ cuộc đời của mình dưới luật pháp Môi-se. Và vào thời điểm mà tên trộm quay sang ăn năn với Đấng Christ, thì Đấng Christ thậm chí vẫn chưa ban hành Đại Mạng Lệnh. Bạn thấy đó, nó vẫn chưa cho đến sau khi sự sống lại của Đấng Christ Ngài nhóm các Sứ đồ của Ngài lại và đã nói với họ rằng, “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi” (Mác 16:15-16).

Bạn thấy đó, tình tiết xảy ra này với tên trộm trên thập tự giá là trước lúc đó. Vậy làm thế nào mà phép báp-têm của Đại Mạng Lệnh lại có thể áp dụng cho hắn? Câu trả lời là nó không thể.

Các bạn à, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng khi một người chịu phép báp-têm vào trong Đấng Christ, thì người đó chịu phép báp-têm vào trong sự chết của Ngài. Rô-ma 6:3-4 nói với chúng ta rằng chúng ta chịu chôn với Đấng Christ bởi phép báp-têm vào trong sự chết.

Và vì vậy bạn thấy đó, phép báp-têm theo Tân Ước không thể có bất cứ hiệu lực nào cho tên trộm bởi vì làm thế nào mà tên trộm chịu phép báp-têm vào trong sự chết của Đấng Christ và chịu chôn với Đấng Christ khi Đấng Christ vẫn chưa trải qua cái chết và chính Ngài vẫn chưa được chôn?

Mấu chốt là đây, tên trộm đã sống và chết trước khi tin lành của Tân Ước có hiệu lực. Và vì vậy ví dụ của tên trộm trên thập tự giá không có tác dụng gì cho chúng ta ngày nay cả. Những gì mà Đấng Christ đã nói với tên trộm trên thập tự giá liên quan đến sự cứu rỗi không phù hợp với chúng ta hơn những gì mà Ngài đã nói với những người khác trước sự đầy đủ của tin lành.

Bạn biết là mọi người luôn luôn nói rằng họ muốn được cứu giống như tên trộm trên thập tự giá, tại sao lại không phải là người nào khác? Tại sao họ không nói rằng, “Tôi muốn được cứu giống như vị quan giàu có trẻ tuổi?” Bạn biết đó, Chúa Jêsus đã bảo vị quan trẻ tuổi giàu có rằng để hưởng được sự sống đời đời, thì ông cần phải đi bán hết tất cả những gì mà ông có, và chia cho người nghèo, nhưng tôi chưa bao giờ nghe bất cứ ai nói rằng, “Tôi muốn được cứu theo cách mà Đấng Christ đã bảo vị quan trẻ tuổi giàu có.”

Nhưng bạn biết điều gì không? Một điều cũng chỉ thích hợp với những điều khác. Hãy để tôi cho bạn một sự minh họa, và có thể điều này sẽ giúp tỏa ra một chút ánh sáng cho điều này. Hãy giả sử rằng một người ngày nay nói rằng, “Tôi quyết định là tôi sẽ không nộp những khoản thuế thu nhập liên bang của tôi bởi vì tôi biết được rằng George Washington đã không nộp thuế.” Và người đó nói rằng, “Nếu George Washington, cha đẻ của đất nước chúng ta, đã sống và chết mà không nộp các khoản thuế thu nhập liên bang thì tôi cũng sẽ không làm điều đó.” Đúng là George Washington đã không nộp thuế thu nhập liên bang. Nhưng nguyên nhân cho điều đó là, ông đã sống và chết nhiều năm trước khi các luật pháp thuế thu nhập có hiệu lực rồi. Bạn thấy sự minh họa không? Trường hợp của tổng thống Washington không liên can gì đến tôi bởi vì tôi sống dưới luật pháp khác. Và điều tương tự cũng đúng như vậy về tên trộm trên thập tự giá. Kế hoạch của sự cứu rỗi áp dụng cho chúng ta ngày nay vẫn chưa có hiệu lực khi tên trộm còn sống.

Ok. #3 – Tôi muốn các bạn nhận thấy rõ với tôi Kinh Thánh nói rằng Đấng Christ có quyền lực trong khi Ngài còn ở trên đất này để phán tội lỗi của một người được tha thứ. Trong Mác 2, Đấng Christ ở trong thành Ca-bê-na-um, và 4 người đến cùng với Ngài mang theo một người bị đau bại. Nhưng khi họ đến nhà, thì có một đám đông dân chúng vây quanh Chúa Jêsus đến nỗi họ không thể đến gần được Ngài. Và vì vậy những gì mà họ làm là họ đã trèo lên trên mái nhà và họ dỡ mái nhà và làm một chỗ hở và làm một cái lỗ và họ hạ giường của bạn của họ xuống trong phòng nơi mà Chúa Jêsus đang ngồi. Mác 2:5 nói rằng, “Đức Chúa Jêsus thấy đức tin họ, bèn phán cùng kẻ bại rằng ‘Hỡi con ta, tội lỗi ngươi đã được tha.'” Sau đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo (các thầy đội và người Pha-ri-si) nghe Ngài nói như thế, thì họ đã bị sốc! Và họ đã nói rằng, “Người nói phạm thượng đó! Ngoài một mình Đức Chúa Trời, còn có ai tha tội được chăng?” Giờ thì, tôi muốn các bạn đặc biệt chú ý đến câu 10 bởi vì Chúa Jêsus nói thế này. Ngài nói rằng, “Vả, để cho các ngươi biết Con người ở thế gian có quyền tha tội, thì Ngài phán cùng kẻ bại rằng: ‘Ta biểu ngươi, hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà.'” Và Kinh Thánh nói rằng, “Kẻ bại đứng dậy, tức thì vác giường đi ra trước mặt thiên hạ; đến nỗi ai nấy đều lấy làm lạ, ngợi khen Đức Chúa Trời, mà rằng: ‘Chúng tôi chưa hề thấy việc thể này.'” Nhưng bạn thấy được Chúa Jêsus đang nói gì với mọi người không? Ngài nói với họ, “Ta có thẩm quyền để phán tội lỗi của người này được tha thứ.” Trong Luca 7:48, Ngài đã làm điều này lại. Ngài phán cùng người nữ ở đó rằng, Trong Luca 23, Ngài đã bảo tên trộm rằng, “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.” Nhưng tôi muốn các bạn lưu ý rằng Chúa Jêsus đã nói Ngài có quyền lực này trong khi Ngài ở trên đất. Mác 2:10, “Vả, để cho các ngươi biết Con người ở thế gian có quyền tha tội.” Khi Chúa Jêsus còn trên đất, Ngài đã làm việc theo cách đó. Ngài đôi khi chọn phán tội lỗi của con người được tha thứ. Các bạn à, Ngài không làm việc theo cách đó ngày nay.

Hãy nghe điều này. Đây là Hê-bơ-rơ 9. Tôi muốn các bạn lắng nghe những gì mà các bạn rút ra từ điều này. Hê-bơ-rơ 9:16-17, “Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì.” Giờ thì Ngài đang nói với chúng ta những gì? Nó đang nói với chúng ta rằng trước cái chết của Đấng Christ, thì ý muốn của Ngài, di chúc của Ngài vẫn chưa có hiệu lực. Vì một di chúc không có sức mạnh gì trong khi người trối vẫn còn sống, nhưng sau sự chết của Đấng Christ, ý muốn của Ngài, Tân Ước của Ngài, bắt đầu có hiệu lực. Vì một di chúc có quyền lực sau khi người chết rồi. Vậy thì tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa là trước sự chết của Đấng Christ, thì Ngài có thể nói với người nữ này rằng, “Tội lỗi của ngươi đã được tha.” hay Ngài có thể nói rằng, “Hôm nay ngươi sẽ ở cùng với ta nơi Ba-ra-đi.” Nhưng sau sự chết của Ngài, sau khi chúc thơ của Ngài có hiệu lực, cách duy nhất mà một người có thể được cứu là theo các điều khoản của ý muốn và di chúc cuối cùng của Ngài. 

Hãy để tôi cho bạn một ví dụ minh họa. Chẳng hạn như cha của tôi có rất nhiều tiền, điều mà ông không có. Và trong khi ông còn sống, ông quyết định cho tôi một ít trong số chúng. Điều đó có được không? Chắc chắn rồi. Điều đó không sao cả. Chẳng hạn như ông quyết định là ông muốn cho em trai tôi một ít tiền của ông thì sao? Điều đó có được không? Chắc chắn rồi. Điều đó không sao cả. Chẳng hạn như ông quyết định là ông muốn cho một ít tiền của ông cho một người lạ ở trên đường. Điều đó có được không? Vâng, Điều đó cũng không sao cả. Đó là tiền của ông. Ông có thể chọn làm điều đó trong khi ông còn sống. Vậy thì, sau khi ông chết thì sao? Làm thế nào mà ai đó có thể tiếp cận được tiền của ông sau đó? Cách tiếp cận duy nhất là theo các điều khoản của ý muốn của ông. Tại sao lại như thế? Bởi vì một di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người chết. Vậy, ngày nay thì sao? Nếu tôi muốn được cứu ngày nay, thì tôi phải làm gì? Các bạn à, câu trả lời sẽ không được tìm thấy trong Môi-se, câu trả lời sẽ không được tìm thấy trong Ê-li, câu trả lời không được tìm thấy trong vị quan trẻ tuổi giàu có, và câu trả lời thậm chí cũng không được tìm thấy trong tên trộm trên thập tự giá. Ngày nay, những gì mà tôi phải làm để được cứu là thuộc về Kinh Thánh, Kinh Tân Ước của Chúa Jêsus Christ. Và Chúa Jêsus đã nói, “Ai tin và chịu phép báp-têm sẽ được rỗi.” 

Và nếu bạn muốn một người lật đến hay một ví dụ để nhìn, thì Kinh Thánh cho chúng ta rất nhiều ví dụ. Rất nhiều ví dụ về những người nam và nữ mà đã vâng phục tin lành dưới cùng luật pháp mà chúng ta đang sống. Ngày nay bạn có thể được cứu chỉ giống như cách mà hoạn quan Ê-thi-ô-pi đã được cứu, bạn có thể được cứu chỉ giống như những người Giu-đa vào ngày lễ Ngũ Tuần đã được cứu, bạn có thể được cứu cùng cách thức như người cai ngục thành Phi-líp, và Ly-đi, và sứ đồ Phao-lô. Và đó là qua sự vâng phục tin lành của Đấng Christ. Tin lành đó dạy rằng một người phải: Nghe tin lành – Rôma 10:14. Người đó phải tin vào nó – Mác 16:16, Giăng 8:24, Công vụ 16:31. Người đó phải ăn năn tội lỗi của mình – Công vụ 17:30, 2:38. Người đó phải xưng nhận đức tin đó – Rô-ma 10:9-10 Và người đó phải chịu phép báp-têm trong nước cho sự tha thứ tội lỗi của mình, Mác 16:15-16, Công vụ 2:38, 1 Phi-e-rơ 3:20-21. Và sau đó người đó phải sống trung tín hết phần đời còn lại của mình. và người đó sẽ nhận được một căn nhà đời đời trên thiên đàng, Khải huyền 2:10

Nếu bạn cần sự giúp đỡ, xin hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất vui được giúp bạn.

Có Thể Bạn Quan Tâm!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top