Những gì tôi muốn làm trong bài học này là nhìn vào một vài tranh cãi phổ biến nhất mà được nêu ra trong một nỗ lực để bác bỏ phép báp-têm và tôi muốn chúng ta trả lời chúng một cách rất đơn giản từ Kinh Thánh. Chúng ta sẽ đi qua tám tranh cãi.
Học Viện Kinh Thánh Việt Nam www.vbi.edu.vn
Phụ đề được chuyển ngữ bởi Mrs. Quý Hoàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ tại www.vbi.edu.vn
Đây là một sản phẩm của trường Kinh Thánh Video Thế Giới.
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!
Don Blackwell
Trong bài học trước của chúng ta, chúng ta đã thảo luận về các điều cơ bản của phép báp-têm. Và, thực vậy, phép báp-têm là một trong những đề tài đơn giản nhất trong toàn bộ Kinh Thánh. Chính mạng lệnh rất dễ dàng để hiểu được. “Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi” Mác 16:16. Một người chắc chắn không cần một trình độ cao để hiểu được điều đó.
Và mục đích của phép báptêm được giải thích bằng những thuật ngữ đơn giản tương tự. 1 Phierơ 3:20,”Phép báp-têm bây giờ cũng cứu anh em.”
Và để tránh cho bất cứ ai bị mập mờ về nó, Chúa đã miêu tả phép báptêm cho chúng ta bằng những bức tranh bằng từ ngữ. Trong Công vụ 8:38, “cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan.”
Sự thật của vấn đề là phép báp-têm không phải là một đề tài phức tạp hay không rõ ràng. Một vài người có thể hỏi rằng, “Vậy thì, tại sao có quá nhiều người lại bối rối với nó? Tại sao những người tín đồ lại tranh cãi mãnh liệt về vấn đề đó?” Câu trả lời đó là: “Ma Quỷ.” Ma quỷ đang làm việc tích cực để đảm bảo mọi người bị rối về vấn đề này. Bởi vì phép báp-têm là cánh cửa vào Hội Thánh. Phép báp-têm là thời điểm mà vào lúc đó một người chạm được huyết tẩy sạch của Chúa Jêsus. Phép báp-têm là việc làm cuối cùng của sự vâng phục để đưa một người từ hạng mục của người bị hư mất sang hạng mục của người được cứu. Dĩ nhiên ma quỷ không muốn mọi người hiểu được điều này!
Một người không nghiên cứu Kinh Thánh mà không có vài hình thức can thiệp bên ngoài nào và kết luận được rằng phép báp-têm là không cần thiết. Một người không đọc, “Ai tin và chịu phép báp-têm sẽ được rỗi,” và kết luận rằng,’ “À, tôi thấy phép báp-têm không cần thiết.” Đó không phải là cách nó hoạt động.
Những gì tôi muốn làm trong bài học này là nhìn vào một vài tranh cãi phổ biến nhất mà được nêu ra trong một nỗ lực để bác bỏ phép báp-têm và tôi muốn chúng ta trả lời chúng một cách rất đơn giản từ Kinh Thánh. Chúng ta sẽ đi qua tám tranh cãi.
Tranh cãi thứ nhất là những gì mà tôi gọi làm “Tranh cãi ‘Eis'”.
Không phải là ‘a-c-e’, nhưng ‘e-i-s’ đã được chuyển ngữ. Dạng tiếng Hy Lạp là epsilon-iota-sigma bởi vì, dĩ nhiên, Tân Ước được viết ban đầu bằng tiếng Hy Lạp.
Tranh cãi này đến từ Công vụ 2:38, nơi Kinh Thánh nói rằng, “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình.” Rất rõ ràng đoạn này dạy rằng phép báp-têm là cho sự tha tội. Tội lỗi khiến cho một người bị hư mất–Rô-ma 6:23. Và câu này dạy rằng để tội lỗi của bạn được tha thứ–hay xóa bỏ–thì bạn phải chịu phép báp-têm. Đó là một câu đầy sức mạnh để bày tỏ sự cần thiết của phép báp-têm.
À, nếu bạn là một người không tin vào sự cần thiết của phép báptêm, thì bạn sẽ làm gì với câu này? Tôi sẽ kể cho bạn những gì mà một vài người làm. Bạn có nhìn thấy từ “cho” trong Công vụ 2:38? Đó là ‘eis.’ tiếng Hy Lạp. Họ sẽ nói với bạn rằng ‘eis’ không thực sự có nghĩa là ‘cho.’ Họ sẽ nói rằng đó là một sự chuyển ngữ sai. Họ sẽ nói rằng ‘eis’ thật sự có nghĩa là ‘bởi vì.’ “Hãy hối cải và chịu phép báp-têm, bởi vì sự tha tội mình.” Và vì vậy, họ sẽ nói rằng phép báp-têm là điều gì đó bạn làm bởi vì tội của bạn đã được tha thứ rồi.
Giờ thì, bạn trả lời tranh cãi này như thế nào? Hãy để tôi cho bạn một vài câu trả lời cho nó.
+Thứ nhất: Tôi muốn gợi ý cho bạn về Từ điển tiếng Hy lạp của Thayer để trả lời tranh luận này. Nếu bạn tìm từ ‘eis’ tiếng Hy Lạp trong từ điển của Thayer, bạn sẽ thấy rằng từ này có nghĩa là ‘vào trong, cho, để, giữa.’ Đó là Từ điển Hy Lạp của Thayer mà được xem là có thẩm quyền. Nó thậm chí không nêu ra ‘bởi vì’ như một định nghĩa có khả năng cho từ này. Và tôi nghĩ đáng để lưu ý rằng Từ Điển của Thayer được xem trọng trong giới tín đồ Đấng Christ. Bạn có thể mua nó ở bất cứ tiệm sách tôn giáo nào. Vậy thứ nhất, tôi sẽ tìm đến Từ Điển của Thayer.
+Thứ hai: Tôi muốn chỉ ra rằng nếu ‘eis’ trong câu này có nghĩa phép báp-têm là ‘bởi vì’ sự tha thứ tội lỗi, thì nó cũng sẽ có nghĩa rằng sự ăn năn là bởi vì sự tha thứ của tội lỗi, bởi vì đừng quên hai từ này–ăn năn và chịu phép báp-têm– được liên kết bởi liên từ ‘và.’ “Hãy hối cải,và chịu phép báp-têm, để được tha tội mình.” Tôi chưa bao giờ gặp bất cứ ai tin rằng chúng ta nên ăn năn bởi vì tội lỗi của chúng ta đã được tha thứ rồi cả. Tất cả họ đều nhận biết rằng sự ăn năn phải đến trước.
+Thứ ba trong câu trả lời cho tranh cãi này: Tôi sẽ chỉ ra rằng từ Hy Lạp ‘eis’ xuất hiện hơn 2000 lần trong Tân Ước và nó chưa bao giờ được dịch thành ‘bởi vì.’ Thực tế, hãy để tôi cho bạn xem đoạn khác mà có cách dùng từ hầu như chính xác giống nhau– “cho sự tha thứ tội.” Trong Mathiơ 26:28 Kinh Thánh nói rằng Chúa Jêsus đã đổ máu của Ngài “cho sự tha thứ tội lỗi.” Học giả Baptist A.T. Robertson không có vấn đề gì để hiểu từ ‘eis’ trong đoạn này. Ông rõ ràng nói rằng Chúa Jesus muốn nói rằng huyết của Ngài “cho”–để đạt được–sự tha thứ tội lỗi. Tuy nhiên, ông nói rằng, khi bạn đi đến Công vụ 2:38, “Cụm từ này là một đề tài cho cuộc tranh luận không hồi kết. Một người sẽ quyết định cách sử dụng ở đây theo việc người đó tin rằng phép báp-têm là thiết yếu cho sự tha thứ tội lỗi hay không.” Và vì vậy, trong Công vụ 2:38, thay vì dựa vào văn phạm, thì ông nói rằng, “À, từ đó có nghĩa gì ở đây phụ thuộc vào tín lý của bạn.” Ông nói tín lý của bạn quyết định từ này, không phải văn phạm, thứ mà được hà hơi bởi Đức Chúa Trời. Các bạn à, điều đó là không chân thật.
Hãy nhìn đến tranh cãi thứ hai mà đôi khi người ta cố gắng để bác bỏ sự cần thiết của phép báp-têm. Tôi gọi đây là ‘Tranh cãi Mác 16:16.’
Tôi tin rằng Mác 16:16 là một trong những câu quyền lực nhất trong toàn bộ Kinh Thánh để dạy về sự cần thiết của phép báp-têm. Chủ yếu tôi nghĩ là bởi vì tính đơn giản của nó. “Ai tin và chịu phép báp-têm sẽ được rỗi.” Không có gì đơn giản hơn thế nữa. Một người phải “tin” và ‘chịu phép báp-têm” trước khi người đó có thể được cứu. Văn phạm tiếng Anh đòi hỏi nó. Văn phạm tiếng Hy Lạp đòi hỏi nó. Tôi không muốn đi sâu nghiên cứu sâu vào văn phạm tiếng Hy Lạp, nhưng rất ngắn gọn tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài quy luật văn phạm tiếng Hy Lạp. Và nếu bạn hiểu những quy luật này, thì câu hỏi này về phép báp-têm trong Mác 16:16 sẽ mãi mãi đi vào dĩ vãng.
Trong câu này, từ “tin” và từ “chịu báp-têm’ là các động tính từ bất định. Từ “và” là một liên từ kết hợp mà buộc cả hai lại với nhau. Động từ chủ đạo trong câu là “sẽ được rỗi.” Văn phạm Hy Lạp cơ bản trình bày rằng hành động của động tính từ bất định xảy ra trước động từ chính, và trong những trường hợp đặc biệt, hành động của nó có thể xảy ra cùng lúc với động từ chính. Vì “tin” và “chịu báp” được liên kết với nhau bởi một liên từ kết hợp, và chúng là các động tính từ bất định, chúng phải xảy ra trước động từ chính là “sẽ được cứu.”
Bạn nói rằng, “Điều đó có vẻ rối rắm.” Trong văn nói theo ngữ pháp Tiếng Anh rất đơn giản, thì những gì nó đang nói là đây: “được cứu” không thể xảy ra cho đến khi “tin” và “chịu báp-têm” xảy ra. Nói cách khác, bạn không thể được cứu trước và chịu báp-têm sau!
Các bạn à, điều này vững chắc như một lập luận mà đã từng tồn tại. Và các chuyên gia Hy Lạp làm chứng về giá trị của nó kể cả Machen, Summers, và Robertson. Và lại nữa, A.T. Robertson thậm chí không tin rằng phép báp-têm là cần thiết cho sự cứu rỗi, nhưng ông vẫn chứng thực cho sự thật rằng văn phạm Hy Lạp ở đây đòi hỏi như vậy.
Ai đó nói rằng, “À, một người có thể làm gì để từ chối đoạn này?” Đây là một điều mà người ta làm.
Hãy đọc câu này với tôi, “Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.”
Giờ thì, đây là tranh luận mà họ đưa ra. Họ sẽ nói rằng phần thứ hai của câu bày tỏ rằng phép báp-têm là không cần thiết bởi vì nó chỉ nói rằng nếu một người không tin, thì người đó sẽ bị đoán xét. Nó không nói rằng nếu người đó không tin và không chịu báp-têm, thì người đó sẽ bị đoán phạt.
Tôi đang không cố gắng để lăng mạ, nhưng đây là một tranh luận liều lĩnh bởi vì:
+Thứ nhất, nó không thay đổi sức thuyết phục của văn phạm. Nó không thay đổi những gì mà câu nói. Cấu trúc văn phạm vẫn đòi hỏi phép báp-têm. Thực ra, hãy để tôi miêu tả theo cách khác này. Nếu tôi phải nói, “Nếu anh đến nhà tôi và cắt cỏ cho tôi, tôi sẽ trả anh 50$, nhưng nếu anh không đến nhà tôi, thì tôi sẽ không trả anh 50$.” Có bất cứ ai gặp khó khăn để hiểu điều đó không? Có ai kết luận từ câu nói đó rằng tất cả những gì cần thiết để làm để đạt được 50$ là đến nhà tôi thôi không? Không có ai nghĩ như thế cả. Họ sẽ hiểu rằng bạn phải đến nhà tôi và bạn phải cắt cỏ. Họ có thể nói rằng, “Trong phần thứ hai, nói rằng, ‘Nếu anh không đến nhà tôi thì anh không nhận được tiền.’ Người đó đã không nói rằng, ‘Nếu anh không cắt cỏ.’ Mọi người điều hiểu rằng nếu bạn không đến nhà, thì bạn không thể cắt cỏ được. Yêu cầu thứ hai phụ thuộc vào yêu cầu thứ nhất.Và điều tương tự cũng đúng như vậy với Mác 16:16. Nếu một người không tin, thì người đó không thể chịu báp-têm. Bạn thậm chí không cần phải nói yêu cầu thứ hai bởi vì nó phụ thuộc vào yêu cầu thứ nhất. Mọi người hiểu điều này khi bạn minh họa bằng những thuật ngữ như việc đến nhà và cắt cỏ và được trả tiền. Vậy, tại sao mọi người lại bị bối rối khi nói đến đề tài phép báp-têm? Tôi tin rằng đó là bởi vì rất thường xuyên, họ có một định kiến rằng phép báp-têm là không cần thiết. Bởi vì không có gì trong câu này khiến bạn tin rằng phép báptêm không được đòi hỏi cả.
Đây là tranh cãi thứ ba mà tôi muốn chúng ta xem xét.
Tôi gọi đây là ‘Tranh cãi bản thảo cổ.’
Đây là tranh cãi khác cố gắng xoay quanh quyền lực của Mác 16:16. Người ta sẽ tranh cãi rằng Mác 16:16 không thuộc về Kinh Thánh ngay từ đầu. Họ sẽ nói rằng Mác 16:9-20 không nên có trong Kinh Thánh. Và để chứng minh điều này, họ sẽ chỉ đến vài bản thảo cũ nhất và họ sẽ nói rằng những bản thảo cũ này thậm chí còn không bao gồm phân đoạn kinh thánh này.
Thực tế, Bản NIV có một ghi chú nói thế này, “Các bản thảo ban đầu đáng tin cậy nhất và những bằng chứng cổ khác không có Mác 16:9-20.” Khi một người nghe điều đó, nó có vẻ ấn tượng, cho đến khi bạn nghe phần còn lại của câu chuyện.
+Trước tiên, câu tuyên bố của họ rằng một vài bản thảo đáng tin cậy nhất không bao gồm phân đoạn này là một lời tuyên bố rất thành kiến. Bạn cần hiểu rằng chúng ta không có bất cứ tài liệu gốc nào cả. Chúng ta không có các bản thảo viết tay. Chúng ta không có sách Mathiơ như được viết bởi Mathiơ. Chúng ta không có các thư tín được viết bằng chính tay của Phaolô. Tất cả những gì chúng ta có ngày nay là những bản copy. Chúng ta có khoảng 5000 đến 6000 bản thảo tiếng Hy Lạp. Và điều suy đoán là, chúng càng cũ thì chúng càng được cho là đáng tin cậy hơn bởi vì chúng gần với thời gian gốc hơn. Hay lại nữa, đó là giả thuyết thôi. Nhưng đó không nhất thiết là một giả thuyết đúng. Tôi muốn các bạn suy xét điều này. Có thể Phaolô đã viết sách Êphêsô–và chúng ta biết là ông viết. Nhưng giả sử sau khi ông đã viết sách này, ngay lập tức, ai đó tại Ê-phê-sô đã ngồi xuống và sao chép lại nó, nhưng hãy cho là họ có mắc lỗi. Hãy cho là 5 hay 10 năm sau, ai đó lấy bản thảo gốc mà Phao-lô đã viết, và họ sao chép nó, nhưng họ không phạm lỗi sai nào cả. Cái nào chính xác hơn? Cái cổ hơn hay cái mới hơn? Bạn có nhìn thấy vấn đề với tranh cãi này rằng cổ hơn thì tốt hơn không?
+Thứ hai, các bản thảo mà mọi người chỉ đến khi họ nói, “Các bản thảo cổ nhất không bao gồm phân đoạn …” Họ đang chỉ đến toàn bộ trong số hai bản thảo mà không chứa Mác 16:9-20. Chúng là Codex Sinaiticus–codex có nghĩa là ‘sách’–và Codex Vaticanus. Chúng là hai bản thảo tiếng Hy Lạp mà chúng ta có– là những bản cũ mà họ đang nói đến– mà không chứa Mác 16:9-20.
Nhưng chúng ta cũng có những phiên bản cổ và các tác giả Cha xứ xưa hơn hai bản thảo này có ám chỉ đến phân đoạn Kinh Thánh này Hai bản thảo này là những bản thảo mà Bản NIV phần lớn phụ thuộc vào. Nhưng điều rất thú vị đó là Codex Vaticanus chừa một khoảng trống đủ rộng để cho những câu còn thiếu–Mác 16:9-20. Các học giả đã suy đoán rằng điều này chỉ ra rằng bất cứ ai đang sao chép sách này biết là có một phân đoạn sót lại nhưng vì lý do nào đó, họ đã không có bản sao chép của nó và vì vậy họ đã chừa một khoảng trống trong bản thảo này.
Điều khác mà rất thú vị đó là nếu bạn nhìn vào Top 5 bản thảo cổ nhất– ba bản thảo khác rất gần với độ tuổi tương tự giữa hai bản mà chúng ta vừa nhắc đến, có chứa Mác 16:9-20.
Thực tế, đa số các bản thảo mà chúng ta có đều chứa các câu này. Chỉ có rất ít–hai bản mà chúng ta nhắc đến–bỏ đi nó, nhưng hàng trăm bản đều có nó.
Ai đó nói, “Hai bản cũ nhất bỏ nó, và vì vậy, chúng là đáng tin cậy nhất. Vì vậy chúng ta nên bỏ nó.” Đó là một tư tưởng đáng tin sao?
Thú vị thay, hai bản cổ mà bỏ đi Mác 16:9-20 này lại chứa đựng một vài phần giả mạo của Kinh Thánh. Chúng bao gồm những kinh ngụy tác chứa Tobit, Ecclesiasticus, cũng như những kinh khác. Và vì vậy, nếu chúng ta kết luận rằng hai bản này là hai bản đúng, bởi vì chúng là cũ nhất và chúng ta nên bỏ Mác 16:9-20 đi. vậy thì chúng ta cũng nên chấp nhận các sách giả mạo mà chúng chứa. Hai bản thảo này cũng bỏ Giăng 21:25. Chúng ta cũng nên bỏ nó sao?Thú vị thay, bản NIV không có ghi chú gì về phân đoạn đặc biệt này. Hai bản thảo này–dù một hay cả hai– bỏ sót Mác 1:1, Luca 6:1; Luca 22:43, 23:34, Giăng 9:38, Giăng 19:3-34, Êphêsô 1:1, và 1&2 Timôthê, Tít, Hêbơrơ 9:15 và toàn bộ sách Khải huyền.
Và vì vậy, mấu chốt là chúng ta cần đặt kết luận của chúng ta trên phần lớn các bằng chứng, không chỉ dựa trên hai bản thảo thôi.
Một điểm rất quan trọng hơn: Các bản thảo– hai bản thảo mà họ ám chỉ đến– là các bản thảo tiếng Hy Lạp.
Nhưng có các tài liệu khác thậm chí còn cổ hơn. Một trong các tài liệu cổ nhất mà chúng ta có là Bản Dịch tiếng Xyri cổ. Thời đại của nó lùi về tới cuộc đời của các tín đồ Đấng Christ ban đầu, những người có thể và hầu như đã biết sứ đồ Giăng trực tiếp. Và nó chứa Mác 16:9-20. Nó cũng được kể đến trong Ethiopic, The Egyptian, The Old Italuc, the Sahidic, và bản dịch Coptic, tất cả chúng đều cổ hơn hay cổ bằng hai bản thảo tiếng Hy Lạp mà bỏ nó đi.
Bạn nói rằng” Tất cả những gì anh nói thật rối rắm. Mấu chốt là gì vậy?”
Các bạn à, mấu chốt là đây: Bằng chứng ở đó là Mác 16:9-20 nên có trong Kinh Thánh. Nó thuộc về Kinh Thánh. Và bên cạnh đó, nguyên tắc thuộc kinh thánh tương tự này cũng được dạy trong các đoạn khác.
Đây là tranh cãi thứ tư mà đôi khi được đưa ra bởi những người cố gắng chối bỏ sự cần thiết của phép báp-têm.
Tôi gọi đây là “Tranh cãi Phao-lô đã không làm phép báp-tem.”
Tranh cãi này đến từ 1 Cô-rinh-tô 1:14-17, nơi Phao-lô viết, “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì ngoài Cơ-rít-bu và Gai-út, tôi chưa từng làm phép báp-têm cho ai trong anh em, hầu cho chẳng ai nói rằng anh em đã nhân danh tôi mà chịu phép báp-têm. Tôi cũng đã làm phép báp-têm cho người nhà Sê-pha-na; ngoài nhà đó, tôi chẳng biết mình đã làm phép báp-têm cho ai nữa.” Tôi muốn các bạn đặc biệt chú ý đến phần tiếp theo này. “Thật vậy, Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-têm đâu, nhưng để rao giảng Tin lành.”
Tranh cãi này lấy từ câu 17 mà Phao-lô nói, “Đấng Christ đã không sai tôi đến để làm phép báp-têm nhưng để rao giảng.”
Và những nỗ lực của họ xoay quanh quyền lực của phép báp-têm, họ sẽ tranh cãi rằng Phaolô đang dạy là phép báptêm không phải là một phần của kế hoạch cứu rỗi bởi vì ông đã nói rằng Chúa đã không sai ông đi làm phép báp-tem. Và họ tin đây là một lý lẽ rất mạnh.
+Các bạn à, trước tiên, tôi muốn các bạn đánh giá đúng cùng với tôi rằng đoạn này không thể đang dạy rằng phép báp-têm là không cần thiết nếu không nó sẽ mâu thuẫn với các đoạn rõ ràng khác mà chúng ta đã nói đến rồi.
+Thứ hai, chính Phaolô đã dạy rằng phép báp-têm là cần thiết.
Ông dạy rằng:
1) Phép báptêm đưa một người vào trong thân thể của Đấng Christ (1 Cô-rinh-tô 12:13);
2) Phép báptêm đưa một người vào trong Đấng Christ (Rô-ma 6:3; Ga-la-ti 3:27).
3) Ông dạy rằng phép báp-têm là khi một người được chôn với Đấng Christ (Rô-ma 6:4; Cô-lô-se 2:12);
4) Ông dạy rằng phép báp-têm là khi một người được hiệp một với Đấng Christ (Rô-ma 6:5);
5) Ông dạy rằng phép báp-têm là khi tội lỗi của một người được tha thứ (Rô-ma 6:7; Cô-lô-se 2:13).
+Thứ ba, trong chính mạch văn của 1 Cô-rinh-tô 1, Phao-lô làm rõ ràng rằng phép báp-têm là cần thiết.
Tôi muốn các bạn chú ý rằng ông nói hai điều là cần thiết để một người thuộc về Phao-lô, A-pô-lô, hay Sê-pha, hay Đấng Christ.
1) Ông nói rằng người đó phải chịu đóng đinh cho bạn.
Giờ thì hãy lắng nghe điều này.
2) Ông nói bạn phải chịu phép báp-têm nhân danh của người đó. Đó chính là chìa khóa.
Chính mạch văn này đã dạy rằng phép báp-têm là cần thiết nếu bạn muốn thuộc về Đấng Christ.
+Thứ tư, Phao-lô đã nói ông không được sai để làm phép báp-têm, tuy nhiên, ông đã làm phép báp-têm cho mọi người. Vậy ông đã vi phạm về những việc mà ông được định để làm phải không? Dĩ nhiên không. Hãy nhớ, chúng ta phải giữ điều này trong mạch văn. Mạch văn của 1 Cô-rinh-tô 1 là sự thật rằng có sự chia rẽ trong Hội Thánh. Vài người đang bám lấy con người thay vì Đấng Christ. Và biết được điều đó, Phao-lô nói rằng, “Tôi lấy làm vui vì tôi đã không trực tiếp làm báp-têm cho ai trong anh em, kẻo anh em lại cố gắng bám lấy tôi. Điều này sẽ làm vấn đề trầm trọng thêm.” Khi ông nói rằng ông không được sai để làm phép báp-têm, ông không có ý là ông không nên làm nó, bởi vì thỉnh thoảng ông đã làm nó. Ý của ông là đây không phải là công việc ưu tiên của ông như một sứ đồ. Bất cứ tín đồ Đấng Christ nào đều có thể thực hiện việc làm phép báp-têm. Đó không phải là công việc đặc biệt của một sứ đồ của Chúa Jêsus Christ.
Đây là tranh cãi thứ năm.
Tôi gọi cái này là “Tranh cãi về tên trộm trên thập tự giá.” Đây có lẽ là tranh cãi phổ biến nhất mà được nêu ra để chống lại sự cần thiết của phép báp-têm cho sự cứu rỗi.
Tranh cãi mà người ta nêu ra rất đơn giản. Đó là thế này: “Tên trộm trên thập tự giá đã không chịu phép báptêm, thế nhưng, người đó đã được cứu, và bởi vì vậy, tôi không phải chịu phép báp-têm để được cứu.”
Chúng ta có thể dành nguyên một bài chỉ dành cho vấn đề này thôi, và thực tế, Chúng tôi có nguyên một bài đặc biệt dành cho tên trộm trên thập tự giá. Nhưng bây giờ, hãy trả lời rất ngắn gọn cho tranh cãi này. Khi ai đó nói, “Tên trộm trên thập tự giá đã không chịu phép báptêm, và người đó đã được cứu, vậy tôi cũng không cần phải chịu phép báptêm,”
+Trước tiên, tôi sẽ chỉ ra cho người đó rằng tên trộm trên thập tự giá có thể đã chịu phép báptêm. Chúng ta không biết điều đó. Trong Luca 23:42, tên trộm đã nói với Chúa Jêsus, Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Điều đó nói với tôi là tên trộm biết điều gì đó về nước thiên đàng. Điều đó có thể có nghĩa rằng tên trộm đã chịu phép báptêm với phép báp-têm của Giăng Báp-tít.
Bạn nhớ trong Mathiơ 3, Giăng đang rao giảng về nước thiên đàng và ông đang làm phép báp-têm cho mọi người ở sông Giô-đanh. Và vì vậy tên trộm đã biết về nước, có lẽ ông đã chịu phép báp-têm của Giăng.
+Thứ hai, khi một người nói rằng người đó muốn được cứu giống như tên trộm trên thập tự giá. Tôi sẽ chỉ ra rằng có một vài điều rất then chốt mà được áp dụng cho chúng ta ngày nay,
mà vẫn chưa xảy ra khi Chúa Jêsus ban cho tên trộm sự cứu rỗi.
1) Đấng Christ vẫn chưa chết. Đó là vấn đề, Tân Ước mà chúng ta đang sống theo ngày nay vẫn chưa có hiệu lực. Hêbơrơ 9:16, “Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã.” Vì Đấng Christ vẫn chưa chết, phép báptêm theo Tân Ước vẫn chưa có hiệu lực.
2) Đấng Christ vẫn chưa được chôn. Rô-ma 6:4 nói chúng ta ngày nay, những người sống thời tín đồ Đấng Christ, chúng ta chịu chôn với Đấng Christ trong phép báptêm. Điều đó không thể xảy ra cho tên trộm bởi vì Chúa Jêsus vẫn chưa được chôn.
3) Đấng Christ vẫn chưa sống lại từ kẻ chết. Cho chúng ta ngày nay trong thời tín đồ Đấng Christ. Rôma 10:9 nói rằng,”Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.” Tôi không thể được cứu giống như tên trộm trên thập tự giá, bởi vì tôi phải tin rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Điều đó vẫn chưa xảy ra vào thời điểm tên trộm chết.
4) Vào thời điểm tên trộm đang bị treo trên thập tự giá và vào lúc mà tên trộm chết, Đấng Christ vẫn chưa ban Đại Mạng Lệnh. Trong Ma-thi-ơ 28:18-20, Chúa Jêsus ban mang lệnh, “hãy đi dạy dỗ muôn dân, và làm phép báp-têm cho họ.” Điều này xảy ra sau tên trộm. Và vì vậy, phép báp têm nhân danh Đấng Christ– phép báp-têm trong Đại Mạng Lệnh–là sau này. Đó là sau khi tên trộm chết. Vì vậy, phép báp-têm của Đại Mạng Lệnh không thể được áp dụng cho tên trộm.
Tranh cãi thứ sáu mà đôi khi người ta nêu ra liên quan đến Cọt-nây.
Người ta sẽ tranh luận rằng Cọt-nây đã được cứu trước khi chịu phép báptêm; vì vậy phép báptêm là không cần thiết cho sự cứu rỗi.
Bạn có thể nhớ rằng trong Công vụ 10, sứ đồ Phi-e-rơ được sai đến nhà của một người tên là Cọt-nây.
Cọt-nây, dĩ nhiên, là sự cải đạo của dân ngoại đầu tiên. Đó là trong Công vụ 10 mà Đức Chúa Trời lần đầu tiên đem dân ngoại vào trong Hội Thánh. Và đây là một điều rất khó chấp nhận đối với Dân Giu-đa. Họ chỉ không thể tin rằng Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận dân ngoại. Dù sao đi nữa, Đức Chúa Trời gửi Phi-e-rơ đến nhà Cọt-nây để rao giảng cho họ.
Công vụ 10:44 nói rằng, “Khi Phi-e-rơ đương nói, thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo.” Khi nhìn thấy điều này, Phi-e-rơ thấy Đức Thánh Linh giáng trên họ, họ nhận được khả năng làm phép lạ, họ bắt đầu nói tiếng lạ. Khi Phi-e-rơ nhìn thấy điều đó, trong câu 47 ông nói rằng,”Người ta có thể từ chối nước về phép báp-têm cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng?” Lập luận là–và tôi nghĩ nên nói là giả định thay vì lập luận… Giả định đó là vì Đức Thánh Linh giáng trên họ trước khi chịu phép báptêm, điều đó có nghĩa họ đã được cứu trước phép báp-têm bằng nước. Nhưng các bạn à, vấn đề là đây: lập luận này, lại nữa, nó không là gì cả mà chỉ là một giả định. Không có một câu nào trong Kinh Thánh nói rằng phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh cứu được một người. Không có một sự ám chỉ nào trong Kinh Thánh nói rằng việc chịu phép báp-têm bởi Đức Thánh Linh là một dấu hiệu cho sự cứu rỗi của bạn. Và như một ghi chú, phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh chỉ được ghi chép 2 lần trong Kinh Thánh thôi– một lần là trên dân Giuđa trong Công vụ 2 và một là trên dân ngoại trong Công cụ 10.
Nhưng thứ hai, có điều gì đó rất quan trọng mà mọi người đang bỏ lỡ khi họ đưa ra tranh luận này về Cọt-nây. Nếu như bạn nắm được vấn đề này mà tôi đang đưa ra, thì bạn có thể chắc chắn trả lời được tranh luận của họ.
Trong Công vụ 11:15–hãy nhớ trong Công vụ 10, chúng ta có tài liệu nơi Đức Thánh Linh giáng trên Cọt-nây và cả nhà người và họ bắt đầu nói tiếng lạ và họ có thể làm phép lạ. Và sau đó Phi-e-rơ thấy được và nói rằng,”Người ta có thể từ chối nước về phép báp-têm cho những kẻ này sao?” Trong Công vụ 11–chương tiếp theo–Phi-e-rơ trình bày lại những gì đã xảy ra trong Công vụ 10. Trong Công vụ 11:15, Kinh Thánh nói rằng Đức Thánh Linh giáng trên cả nhà Cọt-nây–giờ thì hãy nghe–
khi Phi-e-rơ bắt đầu nói. Công vụ 11:14–câu trước đó nói rằng Phi-e-rơ sẽ nói cho những người này những lời mà nhờ đó họ có thể được cứu. Và vì vậy, những gì xảy ra là thế này. Phi-e-rơ xuất hiện. Ông sẽ nói cho họ những lời mà nhờ đó họ có thể được cứu, nhưng ngay khi ông định mở lời thì Đức Thánh Linh giáng trên họ. Bạn có nhìn thấy vấn đề ở đây không? Ông thậm chí còn chưa nói cho họ những gì cần làm để được cứu. Ông chỉ vừa mới bắt đầu bài giảng của mình. Mấu chốt là một người phải nghe Lời trước khi người đó có thể được cứu. Họ thậm chí còn chưa nghe những lời này. Ông thậm chí còn chưa nói cho họ làm sao để được cứu. Nhưng, Đức Thánh Linh giáng trên họ. Các bạn biết điều này là gì không? Đây là bằng chứng chắc chắn rằng phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh không liên quan gì đến việc họ được cứu. Vài người nói rằng, “Vậy thì tại sao nó lại xảy ra? Tại sao Đức Thánh Linh giáng trên họ?” Và câu trả lời là bởi vì dân Giu-đa đang trải qua một khoảng thời gian rất khó khăn để chấp nhận sự thật rằng Đức Chúa Trời sẽ cho phép dân ngoại là một phần của Hội Thánh– rằng dân ngoại có thể được cứu. Họ không thể tin rằng Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận dân ngoại. Và vì vậy, Đức Chúa Trời để Đức Thánh Linh giáng trên những người dân ngoại này. Họ làm các phép lạ, họ nói tiếng lạ, và nó ấn tượng với người Giu-đa–nó ấn tượng với Phierơ– và ông nói rằng, “Đức Chúa Trời rõ ràng đang chấp nhận họ, bởi vì họ có bằng chứng bằng phép lạ tương tự như chúng ta. Biết được điều đó, Đức chúa Trời rõ ràng đang cho phép họ được cứu.” Và vì vậy, ngay lập tức ông nói rằng, “Ai có thể từ chối nước về phép báptêm cho những kẻ này không? Tức là Phi-e-rơ đang nói rằng, “Tôi hiểu rồi. Đức Chúa Trời chấp nhận họ; vì vậy họ nên chịu phép báp-têm để họ có thể xóa sạch được tội lỗi của họ.”
Tranh cãi thứ bảy. Đôi khi người ta sẽ đưa ra tranh cãi này.
Thỉnh thoảng người ta sẽ nói rằng, “Phép báp-têm chỉ là một dấu bên ngoài của một ân điển bên trong.” Họ sẽ nói rằng phép báp-têm không phải là thứ gì đó cần thiết cho sự cứu rỗi, nhưng hơn thế nó chỉ là việc tượng trưng để những người khác có thể nhìn thấy nó. Và họ sẽ đi đến một đoạn trích như Rôma 6:3-4, “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.” Họ sẽ đọc đoạn trích đó và họ sẽ nói, “Thấy chưa? Toàn bộ chỉ là tượng trưng thôi. Nó chỉ là một dấu hiệu của sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus Christ.” Và vì vậy họ sẽ nói, “Khi chúng ta chịu phép báptêm, chúng ta chỉ thực hiện lại nó cho thế gian. Nó là một dấu hiệu bên ngoài cho thế gian về một ân điển bề trong. Tức là, chúng ta đã được cứu rồi.”
Vấn đề đó là đoạn trích không nói rằng đây chỉ là tượng trưng thôi. Hơn thế, những gì đoạn trích nói đó là phép báptêm “đặt chúng ta vào trong Đấng Christ” (câu 3). Và 2 Timôthê 2:10 nói rằng sự cứu rỗi là ở “trong Đấng Christ” và vì vậy không có phép báptêm đưa tôi vào trong Đấng Christ, thì tôi không có sự cứu rỗi. Đoạn này cũng nói rằng chúng ta được chôn vào trong sự chết của Đấng Christ. Đấng Christ đổ huyết của Ngài trong sự chết của Ngài, và trong phép báp-têm, tôi chạm được huyết đó trong sự chết của Ngài. Đoạn trích nói sau phép báp-têm, chúng ta sống lại bước đi trong đời mới. Nếu tín lý ‘dấu hiệu bên ngoài’ này là đúng, thì tôi đã bước đi trong đời mới rồi trước khi chịu báp-têm. Hãy nhớ, họ tin rằng bạn được cứu trước, và sau đó bạn mới chịu phép báp-têm. Vậy điều đó có nghĩa là tôi có đời mới và sau đó tôi chịu phép báp-têm. Đó không phải là những gì mà Kinh Thánh nói. Rôma 6:3-4 nói rằng chúng ta chịu phép báp-têm và điểm đó–sau phép báp-têm, vào thời điểm của phép báp-têm– chúng ta nhận được đời mới. Đôi lúc khi bàn về sự tượng trưng– sự tượng trưng được giả định của Rôma 6:3-4 họ cũng sẽ chỉ đến 1 Phi-e-rơ 3:21 trong bản Kinh Thánh KJV , nơi mà nó nói rằng, “Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em,” Họ sẽ nói, “Thấy chưa? Phép báp-têm là một sự tượng trưng thôi. Kinh Thánh thậm chí còn nói nó là một sự tượng trưng mà.” Vấn đề đó là mạch văn nói rằng “Nó cứu chúng ta.” Sự tượng trưng ở đây là một sự so sánh. Nó là một kiểu mẫu/vật được tượng trưng. Kiểu mẫu là nước mà đã cứu mọi người trên tàu. Vật được tượng trưng là nước cứu chúng ta. Sự thật là chúng ta được cứu bởi nước. Các bạn à, tôi sẽ không bao giờ đi đến 1-Phi-e-rơ 3:21 nếu tôi muốn bác bỏ phép báptêm. Thực tế, hãy lắng nghe phần còn lại của câu này. Đây là từ bản ESV. Nó nói, “Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ.” Tại sao phép báptêm được miêu tả trong đoạn này như một sự liên lạc với Đức Chúa Trời cho một lương tâm tốt– cho một lương tâm trong sạch? Tại sao tôi có được một lương tâm trong sạch khi tôi chịu phép báp-têm? Các bạn à, đó là bởi vì trong phép báp-têm, tội lỗi được xóa đi. Tội lỗi được cất đi. Và đó là tại sao tôi có được một lương tâm tốt– một lương tâm trong sạch.
Tranh cãi thứ tám: một tranh cãi cuối cùng mà đôi khi người ta nêu ra là thế này:
Họ sẽ nói rằng phép báp-têm không luôn luôn được nhắc đến. Đôi khi mọi người sẽ tự hỏi, “Nếu phép báp-têm là cần thiết, Tại sao nó không luôn luôn được nhắc đến trong các trường hợp cải đạo?”
Bạn có thể ngạc nhiên với câu trả lời cho câu hỏi này. Trong sách Công vụ–là sách của các câu chuyện cải đạo– rõ ràng có rất nhiều tài liệu cải đạo khác nhau. Tôi muốn các bạn nhìn vào biểu đồ này với tôi. Dọc theo trên đỉnh là các bước của kế hoạch cứu rỗi. Chúng ta rao giảng, điều mà sẽ mang đến việc nghe Tin Lành. Tin, ăn năn, xưng nhận và chịu phép báp-têm. Dọc xuống bên trái, chúng ta có các câu chuyện cải đạo. Tôi muốn các bạn chú ý điều này.
+Mọi người vào ngày lễ Ngũ Tuần đã nghe giảng Tin Lành–Công vụ 2:14–họ đã tin, họ đã ăn năn. Nó không đặc biệt nói rằng họ đã xưng nhận. Nhưng sau đó nó ghi chép rằng họ đã chịu phép báp têm.
+Với những người Sa-ma-ri, chúng ta được kể rằng họ đã nghe Tin Lành, họ đã tin. Sự ăn năn và sự xưng nhận không được đặc biệt nhắc đến. Nhưng phép báp-têm được nói đến.
+Với Hoạn quan Ê-thi-ô-pi, chúng ta được kể rằng ông đã nghe Tin Lành, ông đã tin. Sự ăn năn không được nói đến. Xưng nhận được nói đến. Phép báp-têm được nói đến.
+Với Sau-lơ–trong Công vụ 8–chúng ta được dạy rằng Saulơ đã nghe Tin Lành. Nó ngụ ý là ông đã tin nó. Nó ngụ ý là ông đã ăn năn. Nó ngụ ý là ông đã xưng nhận. Và dĩ nhiên, ông được dạy chịu phép báp-têm trong Công vụ 22:16.
+ Với Cọt-nây, ông đã nghe Tin Lành. Ông đã tin nó. Nó ngụ ý là ông đã ăn năn. Xưng nhận không được nhắc đến. Nhưng phép báp-têm được truyền lệnh.
+Với Ly-đi, chúng ta có bà đã nghe Tin Lành. Nó ngụ ý rằng bà đã tin. Sự ăn năn không được nhắc đến. Xưng nhận không được nhắc đến. Và bà đã chịu phép báp-têm.
+Với người quản ngục trong Công vụ 16, ông đã nghe Đạo. Ông đã được dạy dỗ. Ăn năn không được nói đến. Xưng nhận không được nói đến. Nhưng ông đã chịu phép báp-têm, theo Công vụ 16:33.
+Với những người Cô-rinh-tô trong Công vụ 18, họ đã nghe Đạo. Họ đã tin nó. Sự ăn năn không được nhắc đến. Xưng nhận không được nhắc đến. Ông đã chịu phép báp-têm.
+Với những người Ê-phê-sô trong Công vụ 19, họ đã nghe Đạo. Họ đã được dạy dỗ. Ăn năn không được nhắc đến. Xưng nhận không được nhắc đến. Nhưng họ đã chịu phép báp-têm.
Giờ thì điều thú vị đó là tranh cãi đôi khi được nêu ra rằng phép báp-têm không luôn luôn được đặc biệt nhắc đến. Nhưng khi chúng ta nhìn vào những tài liệu cải đạo đặc biệt này, những gì chúng ta nhìn thấy là phép báp-têm thường được nhắc đến. nhưng một vài trong số các bước khác của kế hoạch cứu rỗi lại bị bỏ sót. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là họ đã không thực hiện chúng. Nó chỉ có nghĩa là chúng đã không được ghi chép lại. Chúng ta hiểu rằng tất cả những điều này là cần thiết.
Các bạn à, có nhiều tranh cãi nữa mà người ta nêu ra để chống lại phép báptêm nhưng sự thật là chúng rất yếu ớt. Có một vài điều mà Kinh Thánh dạy rõ ràng và đơn giản như sự cần thiết của phép báp-têm trong kế hoạch cứu rỗi.
+Đó là nơi chúng ta chạm được huyết của Đấng Christ;
+Đó là nơi tội lỗi của chúng ta được tha thứ;
+Đó là nơi tôi được thêm vào Hội Thánh;
+Và đó là nơi tôi cuối cùng đạt được sự cứu rỗi trong sự vâng phục.