Một mạng lịnh khác của Tin Lành là xưng nhận Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời. Từ ngữ “xưng nhận” nghĩa là làm cho biết, tuyên bố, công nhận, diễn đạt đức tin. Đây là những gì Chúa mong đợi nơi từng người vâng phục Ngài. Một người phải bằng lòng tiếp tục ghi nhận rằng người đó tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời. Nếu không bằng lòng xưng nhận như thế thì có nghĩa là người đó chưa sẵn sàng để vâng theo Chúa, và cũng không vâng theo Chúa dưới những hoàn cảnh như thế.
Đấng Christ dạy về tầm quan trọng của sự xưng nhận khi Ngài phán, “Bởi đó, ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời; còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời.” (Ma-thi-ơ 10:32-33). Chúng ta hãy lưu ý vài điểm sau:
- Tất cả được mời tới xưng nhận Đấng Christ. Không quan trọng họ là người nào ở đâu, thì lẽ thật này vẫn đứng vững.
- Sự xưng nhận phải được làm vì Đấng Christ, không phải vì tội lỗi của một người. Chúa muốn trước nhất lòng trung thành của con người, rồi Ngài sẽ lo đến tội lỗi của con người.
- Sự xưng nhận này phải làm trước mặt con người. Phải có nhân chứng cho việc này. Nếu một người thật sự tin Đấng Christ thì tự khắc sẽ muốn một và tất cả mọi người biết về đức tin mà người đó có trong Đấng Christ.
- Đó là việc cá nhân ai mà sẵn lòng để xưng nhận Đấng Christ để Chúa đã hứa sẽ xưng nhận người đó trước mặt Đức Chúa Cha trên trời. Chỉ hãy nghĩ về phước lành này, vinh dự này, của việc có Con của Đức Chúa Trời xưng nhận mình trước mặt Cha Ngài trên trời. Và Chúa đòi hỏi gì cho điều này? Đơn giản là xưng nhận Ngài trước mặt loài người.
- Những ai từ chối xưng nhận Ngài trước mặt con người sẽ bị khước từ trước mặt Cha trên trời. Nhưng đó không chỉ là họ từ chối xưng nhận Ngài, mà còn là họ từ bỏ Ngài, và vì thế Ngài sẽ đáp trả họ đúng mực. Cũng áp dụng tương tự cho bất kể người nào ở đâu.
Vậy trong hai câu Kinh Thánh ngắn ngọn này có quá nhiều điều để nói. Chúa bày tỏ cả hai mặt, phước lành và hậu quả, cho những ai sẽ từ bỏ Ngài. Cùng lúc Ngài để cho từng cá nhân tự quyết định cho mình.
Những ai sẽ không xưng nhận Đấng Christ sẽ như thế nào? Sứ Đồ Giăng nói, “Trong thế gian đã rải nhiều kẻ dỗ dành, là kẻ chẳng xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà đến: ấy đó thật là kẻ dỗ dành và kẻ địch lại Đấng Christ.” (2 Giăng 1:7). Cũng như cho những ai sẽ xưng nhận Chúa, Phao-lô viết, “và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Phi-líp 2:11).
Kế tiếp, chúng ta xem xét rằng sự xưng nhận này không chỉ làm với môi miệng, nhưng còn với sự cứu rỗi. Hãy ghi chú: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.” (Rôma 10:9-10). Vài người đã có kết luận sai rằng cốt để được cứu tất cả một người cần phải làm là xưng tội mình và công nhận Chúa và chỉ có thế thôi. Nhưng còn đức tin thì sao? Ai mà sẽ không thề rằng xưng nhận là dựa trên đức tin. Vậy thế thì còn sự ăn năn thì sao? Chỗ này đâu có gì về sự ăn năn đâu. Vậy những ai tìm đường thoát thân dễ dàng thường coi nhẹ nhiều thứ. Nhưng chính câu tiếp theo chỉ ra rằng làm thể nào đức tin và sự xưng nhận Đấng Christ vừa khít vào chương trình cứu rỗi. Trước hết, ông bày tỏ rằng người đó phải tin trong lòng mình, nhưng đó là về sự công bình hay sự cứu rỗi. Nghĩa là, người đó chưa được cứu, chỉ mới hướng đến hay mong đợi sự cứu rỗi. Thứ hai, ông chỉ ra rằng với miệng xưng nhận thì được tới sự cứu rỗi. Sự xưng nhận ở đây đó là Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời và một lần nữa chỉ mới hướng đến sự cứu rỗi, chứ chưa phải là vào trong sự cứu rỗi, có sự khác biệt lớn. Nói cách khác, đức tin trong Đấng Christ, và sự xưng nhận rằng Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời là chưa đủ để mang đến sự cứu rỗi. Một người chắc chắn không thể được cứu mà không có đức tin và sự xưng nhận như thế, nhưng vẫn còn nhiều thứ phải làm.
Cuối cùng chúng ta có mẫu mực nơi mà con người được yêu cầu xưng nhận cốt để khít với vấn đề cho phép báp-têm. Chúng ta hãy đọc chính câu chuyện đó: “Bấy giờ, có một thiên sứ của Chúa phán cùng Phi-líp rằng: Hãy chờ dậy đi qua phía nam, trên con đường từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Ga-xa. Đường ấy vắng vẻ. Người chờ dậy và đi. Kìa, có một hoạn quan Ê-thi-ô-bi, làm quan hầu của Can-đác, nữ vương nước Ê-thi-ô-bi, coi sóc hết cả kho tàng bà, đã đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng, khi trở về, ngồi trên xe mà đọc sách tiên tri Ê-sai. Đức Thánh Linh phán cùng Phi-líp rằng: Hãy lại gần và theo kịp xe đó. Phi-líp chạy đến, nghe người Ê-thi-ô-bi đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng? Hoạn quan trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được? Người bèn mời Phi-líp lên xe ngồi kề bên. Vả, chỗ người đọc trong Kinh Thánh là đoạn nầy: Người đã bị kéo đi như con chiên đến hàng làm thịt, Lại như chiên con câm trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng mở miệng. Trong khi người hèn hạ thì sự đoán xét Người đã bị cất đi. Còn ai sẽ kể đời của Người? Vì sự sống Người đã bị rút khỏi đất rồi. Hoạn quan cất tiếng nói cùng Phi-líp rằng: Tôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác? Phi-líp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người. Hai người đang đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng? Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời. Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan. Khi ở dưới nước lên, thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi; hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường.” (Công vụ các Sứ Đồ 8:26-39). Bây giờ nó dường như rõ hơn như những gì xảy ra ở đây. Phi-líp dạy người này về Đấng Christ và những gì mà ông phải làm là vâng phục Ngài. Kế đến dựa trên sự học về Chúa ông muốn làm theo ý muốn Ngài. Nhưng xin hãy lưu ý, trước khi làm phép báp-têm cho ông, Phi-líp muốn biết liệu ông có tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời. Hoạn quan trả lời trong sự khẳng định, chỉ mới sau điều này thì Phi-líp mới bằng lòng làm phép báp-têm cho ông.
Đó là dựa trên mẫu này và chiếu theo nhiều câu Kinh Thánh khác nói về việc xưng nhận Đấng Christ, mà trước khi chúng ta làm phép báp-têm cho bất cứ ai chúng ta hỏi liệu người đó có tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời. Ngay khi họ trả lời có, vậy chúng ta sẵn sàng tiến hành làm phép báp-têm.
Sự xưng nhận này thường được nói đến như là sự xưng nhận tốt lành, và thật sự nếu bất cứ sự xưng nhận nào có thể được gọi là một sự xưng nhận tốt lành thì chính là điều này.
Vậy chúng ta có những gì? Vì để cho một người được cứu người đó phải nghe Tin Lành, tin Tin Lành, ăn năn tội lỗi mình, xưng nhận Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời, và cuối cùng là chịu phép báp-têm để được tha tội mình. Sự xưng nhận về Đấng Christ trong trường hợp này chỉ mới là một phần của toàn chương trình cứu rỗi hay chỉ là một mạng lịnh của các mạng lịnh của Tin Lành. Đứng một mình nó không thể cứu bất cứ ai, nhưng không có nó thì cũng không ai được cứu. Nó trở nên thành phần sống còn và mạnh mẽ chỉ khi được đặt trong vị trí mà Chúa đặt để.
TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST
13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
J.C. CHOATE
Mục Lục
- TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
- NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
- SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
- SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
- VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
- ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
- SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
- SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
- PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
- CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
- VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
- VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
- SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13