Một người có thể vâng phục tin lành không? Có những người nói rằng điều này là không thể. Nhưng Kinh Thánh thì dạy ngược lại. Có những sự kiện của tin lành mà đã xảy ra rồi và chúng ta phải tin chúng. Rồi có những mạng lệnh của tin lành mà sẽ được xem xét đến trong những bài học sau, và chúng ta phải vâng theo những mạng lệnh đó.
Để bắt đầu, chúng ta hãy làm nổi bật lại những sự kiện của tin lành. Phao-lô đã liệt kê chúng trong 1-Côrinhtô 15:1-4 như là sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Nhưng điều này thì có liên quan gì tới sự vâng phục? Một mối quan hệ rất lớn như chúng ta sẽ thấy. Hãy lắng nghe Sứ Đồ khi ông viết cho các môn đồ Đấng Christ tại thành Rôma: “Nhưng, tạ ơn Ðức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình! Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi.” (Rôma 6:17-18). Xin lưu ý rằng họ là những tôi mọi của tội lỗi và sau đó họ trở nên tôi mọi của sự công bình. Điều gì đem đến sự thay đổi này? Đơn giản là: họ “đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã được ban làm mực thước” cho họ. Nói cách khác, họ vâng phục tin lành của Đấng Christ. Nhưng làm thể nào họ vâng theo các sự kiện được? Họ không thể và đã không làm được. Đạo lý ở đây chỉ đến sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Nhưng một lần nữa: họ đã vâng phục mực thước của đạo lý. Bởi vì việc làm như vậy thì họ đã làm chết đi tội lỗi của họ, được chôn với Chúa của họ trong nước của phép báp-têm, và đã sống lại từ phần mộ nước. Đây là tất cả những gì được nói đến trong phần đầu của sách Rôma 6. Chúng ta hãy đọc: “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau: vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa.” (Rôma 6:1-6). Vậy đó là mực thước của đạo lý mà họ đã vâng phục như là Phao-lô chỉ ra sau này trong Rôma 6:16-17. Không chỉ vậy, nhưng khi bất cứ người nào vâng phục tin lành của Đấng Christ thì người đó vâng phục mực thước này của đạo lý, hay hình ảnh về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa trong các hành động của người đó.
Chúng ta tiếp tục, chúng ta muốn xem những mạng lịnh của tin lành là gì và chúng liên quan như thế nào đến sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Chính Chúa đã ban mạng lịnh cho các Sứ Đồ, “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.” (Mác 16:15-16). Sự thuật lại của Mathiơ được ghi lại như sau: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Ðức Cha, Ðức Con, và Ðức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” (Mathiơ 28:19-20). Bây giờ bạn sẽ thấy ở đây Chúa đang ban mạng lệnh rằng tin lành phải được rao giảng. Không chỉ vậy mà Ngài còn bày tỏ luôn những mạng lệnh đó phải được vâng phục để cá nhân được cứu.
Trong việc thực hiện những lời dạy của Chúa, các Sứ Đồ được thấy khi rao giảng tin lành trong thành Giê-ru-sa-lem (Công Vụ Các Sứ Đồ 2). Họ đưa ra những bằng chứng và chứng cứ để chứng minh rằng Đức Chúa Jêsus thật sự là Con của Đức Chúa Trời. Sau khi mọi người tin đã tin điều này, Kinh Thánh ghi rằng họ đã hỏi câu hỏi này: “Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37). Sau đó Phierơ đã chỉ cho họ một vài điều mà họ cần làm rằng, “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh.” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38). Cũng vậy, khi Chúa hiện ra cho Phao-lô trong Công Vụ Các Sứ Đồ 9 thì Phao-lô cũng muốn biết rằng ông phải làm gì để được cứu. Chúa phán ông hãy đi vào trong thành và ở đó ông sẽ được nói cho biết. Sau đó Anania đến và đã làm như vậy (Công Vụ Các Sứ Đồ 22:16).
Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8 chúng ta thấy Phi–líp rao giảng về Đấng Christ cho hoạn quan và Kinh Thánh cũng ghi rằng hoạn quan muốn được chịu phép báp-têm. Hãy lắng nghe sự ăn năn của ông như sau: “Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ là Con Ðức Chúa Trời. Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan. Khi ở dưới nước lên, thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi; hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường.” (Công vụ các sứ đồ 8:37-39).
Bây giờ những mạng lịnh của tin lành là gì? Trước tiên, đó là sự cần thiết để một người nghe sự rao giảng của tin lành. Thứ hai, một người phải tin Đức Chúa Trời, và Đấng Christ, là Con của Đức Chúa Trời. Thứ ba, người đó phải ăn năn tất cả những tội lỗi của mình. Thứ tư, người đó phải xưng nhận bằng chính miệng của mình rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời. Và thứ năm, người đó phải chịu phép báp-têm, được chôn trong nước, để được tha tội lỗi.
Tiếp tục với những ý nghĩ này, trong sự vâng phục những mạng lịnh của tin lành, một người chết cho tội lỗi của mình. Đó là, người đó đã nghe tin lành và đến để tin Chúa với sự nhận định rằng người đó muốn ăn năn những tội lỗi của mình hoặc là xoay lưng với những tội lỗi đó. Vậy, điều này tượng trưng cho sự chết đi của tội lỗi. Theo sau sự chết là sự chôn. Đó là sự chôn trong nước. Chúng ta đã nhìn thấy rồi khi Phi-líp và hoạn quan bước xuống nước và sự chôn phải được thực hiện. Cũng như trong Côlôse 2:12 và Rôma 6:4 nói với chúng ta rằng phép báp-têm là sự chôn trong nước. Sau sự chôn thì sự sống lại đến. Công Vụ Các Sứ Đồ 8 nói rằng Phi-líp và hoạn quan lên khỏi nước. Rôma 6 cũng nói về sự chôn và sự sống lại và sau đó là sự nảy mầm và lớn lên bước theo trong đời sống mới. Vậy, trong sự vâng phục những mạng lịnh đơn giản này của một người, chúng ta có sự diễn đạt riêng cho sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa. Không chỉ vậy mà bất cứ người nào vâng phục Đấng Christ đều hình ảnh hóa sự chết, sự chôn và sự sống lại đó.
Trong Giăng 3:3-5, Đấng Christ phán về việc được sinh bởi nước và Đức Thánh Linh. Đây chỉ là cách khác để nói về điều tương tự, vì khi mà một người được chôn trong nước, sau đó có việc xảy ra hay việc sinh lại từ nước, đó là sự sống lại từ phần mộ nước. Như vậy, người đó kể từ đó bước đi trong một đời sống mới, vì người đó bây giờ là một tạo vật mới của Đấng Christ (2-Côrinhtô 5:17).
Những mạng lịnh phải được vâng phục, và những người mà vâng phục mạng lịnh của Chúa sẽ được ban thưởng xứng đáng. Nhưng xin hãy nhớ sự thật rằng bất kỳ mạng lịnh nào của tin lành cũng không thể bỏ qua được như là không cần thiết và không quan trọng. Chỉ sau khi vâng phục mỗi mạng lịnh, thì Chúa mới cứu một người, thêm người đó vào Hội Thánh, ban cho người đó tất cả những ơn phước thuộc linh, với sự trông cậy về sự sống đời đời.Mặc dầu tin lành là dành cho tất cả mọi người, và phải được vâng phục bởi tất cả những người có trách nhiệm vì sự cứu rỗi, nhưng Phao-lô than rằng: “Nhưng chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu; vì Ê-sai có nói rằng: Lạy Chúa, ai tin lời chúng tôi rao giảng?” (Rôma 10:16). Chính điều này lại ngụ ý một lần nữa rằng một người phải vâng phục những mạng lịnh của tin lành để được cứu. Nhưng những người mà không làm như vậy thì sao? Trong trường hợp này, ông nói: “và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ ngơi với chúng tôi, trong khi Ðức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Ðức Chúa Trời, và không vâng phục Tin Lành của Ðức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài,” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-9). Vậy theo điều này, không nhận biết Đức Chúa Trời là một chuyện và việc thất bại khi vâng phục tin lành là một chuyện khác, mà cả hai sẽ mang đến cùng một kết quả, sự báo thù của Chúa. Đấng Christ phán rằng những kẻ vâng phục tin lành sẽ được cứu, nhưng những kẻ không tin sẽ bị đoán phạt (Mác 16:16). Tất cả những điều này nói lên rằng sẽ không có sự giải thoát nào cho những người chối bỏ sự cứu rỗi của họ (Hê-bơ-rơ 2:2-3).
TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST
13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
J.C. CHOATE
Mục Lục
- TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
- NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
- SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
- SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
- VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
- ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
- SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
- SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
- PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
- CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
- VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
- VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
- SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13