photo of brown church

Sự Tổ Chức Của Kinh Thánh Bài 6

Tiếng Nói Của Lẽ Thật
Tiếng Nói Của Lẽ Thật
Sự Tổ Chức Của Kinh Thánh Bài 6
/

Đấng Christ đã lập Hội Thánh ( Ma-thi-ơ 16:18). Hội Thánh đó được làm nên từ những người được gọi ra khỏi thế gian (Cô-lô-se 1:13-14). Hội Thánh bao gồm những người được cứu (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:47). Hội Thánh là thân thể thuộc linh của Đấng Christ (Cô-lô-se 1:18), và chỉ có một thân thể (Ê-phê-sô 4:4).

Trong khi Hội Thánh là toàn cầu về bản chất, Hội Thánh được làm nên từ hàng trăm hàng ngàn các Hội Thánh địa phương, và mỗi Hội Thánh địa phương được làm nên từ cá nhân các thành viên. Điều này có nghĩa là sự quản trị của Hội Thánh là mang tính chất địa phương chứ không phải là quốc gia hay quốc tế. Nói cách khác, Hội Thánh của Chúa không có một người làm đầu, hay cơ quan đầu não trên đất.

Lời Kinh Thánh dạy rằng Đấng Christ là đầu của Hội Thánh. Chúng ta hãy quan sát những câu sau đây: “Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chơn Ðấng Christ, và ban cho Ðấng Christ làm đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Ðấng Christ, tức là sự đầy đủ của Ðấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài.” (Ê-phê-sô 1:22-23). “vì chồng là đầu vợ, khác nào Ðấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh.” (Ê-phê-sô 5:23). “Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng.” (Cô-lô-se 1:18). Những câu này đang dạy điều gì? Như đã được nói rồi rằng Đấng Christ là đầu của thân thể nghĩa là Hội Thánh. Vậy thì có bao nhiêu cái đầu ở đây? Chỉ có một mà thôi, và Đấng Christ chính là Đầu duy nhất, không chia sẽ vị trí đó cho bất kỳ người nào khác.

Với Hội Thánh được dựng nên từ nhiều Hội Thánh địa phương, từ khi Đấng Christ là đầu của Hội Thánh, vậy thì điều đó có nghĩa là Ngài là đầu của mỗi một Hội Thánh địa phương, cũng như là đầu của mỗi một thành viên trong Hội Thánh. Tiếp tục với điều này Phao-lô nói “Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Ðấng Christ là đầu mọi người; người đàn ông là đầu người đàn bà; và Ðức Chúa Trời là đầu của Ðấng Christ.” (1 Cô-rinh-tô 11:3).

Kế tiếp, mỗi một Hội Thánh địa phương phải có sự tổ chức của riêng mình. Với Đấng Christ là đầu, từ trong vòng các thành viên, các trưởng lão và các chấp sự phải được lập ra để coi sóc phần thuộc linh và những nhu cầu thuộc thể của Hội Thánh. Các trưởng lão phải trông coi cho các linh hồn của các thành viên (Hê-bơ-rơ 13:17); các chấp sự chăm sóc các công việc thuộc thể (Công Vụ Các Sứ Đồ 6). Cũng hãy chú ý rằng lời Kinh Thánh luôn luôn nói về số nhiều về các trưởng lão và các chấp sự trên mỗi một Hội Thánh thay vì một trưởng lão và một chấp sự cai trị trên một Hội Thánh. Bạn cũng sẽ không tìm thấy các trưởng lão và các chấp sự của một Hội Thánh mà lại cai trị một Hội Thánh khác, hay một nhóm của các Hội Thánh. Các Hội Thánh phải có sự thông công lẫn nhau nhưng không thi hành quyền cai trị trên nhau.

Tất cả những từ trưởng lão, mục sư, giám mục, và người chăn bầy đều chỉ đến cùng một công việc. Vậy thì một trưởng lão cũng là một mục sư, giám mục … Trong Tít 1:5-9, Phao-lô liệt kê một danh sách các phẩm chất: “Ta đã để con ở lại Cơ-rết, đặng sắp đặt mọi việc chưa thu xếp, và theo như ta đã răn bảo cho con mà lập những trưởng lão trong mỗi thành. Mỗi người trong vòng trưởng lão đó phải cho không chỗ trách được, chỉ chồng của một vợ; con cái phải tin Chúa, không được bị cáo là buông tuồng hoặc ngỗ nghịch. Vì người giám mục làm kẻ quản lý nhà Ðức Chúa Trời thì phải cho không chỗ trách được. Chẳng nên kiêu ngạo, giận dữ, ghiền rượu, hung tàn, tham lợi; nhưng phải hay tiếp đãi khách, bạn với người hiền, khôn ngoan, công bình, thánh sạch, tiết độ, hằng giữ đạo thật y như đã nghe dạy, hầu cho có thể theo đạo lành mà khuyên dỗ người ta và bác lại kẻ chống trả.” (Tít 1:5-9). Những phẩm chất này cũng được nói trong 1 Ti-mô-thê 3:1-7. Vì vậy không phải ai trong Hội Thánh cũng có thể trở thành một trưởng lão. Chỉ có những người đủ phẩm chất mới có thể được chọn, và thậm chí luôn luôn phải có nhiều trưởng lão tại vị. Trong các Hội Thánh nơi mà không có thành viên nào đủ phẩm chất để trở thành các trưởng lão, thì những người nam trong Hội Thánh phải chăm sóc mọi công việc cho đến khi họ lớn lên đủ để được chọn ra làm các trưởng lão.

Những chấp sự cũng phải được chọn ra để hầu việc với các trưởng lão. Họ được biết đến như những người hầu việc và làm việc dưới sự chỉ dẫn của các trưởng lão địa phương. Phao-lô lập danh sách các phẩm chất của họ: “Các chấp sự cũng phải cho nghiêm trọng, không được nói hai lời, không được ghiền rượu, không được tham lợi phi nghĩa, nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin. Những người đó cũng phải chịu thử thách trước đã, nếu không chỗ trách được thì mới được làm chức chấp sự. Vợ các chấp sự cũng phải nghiêm trọng, chớ nói xấu, phải có tiết độ và trung tín trong mọi việc. Các chấp sự chỉ nên làm chồng của một vợ mà thôi, phải khéo cai trị con cái và nhà riêng mình. Vì ai khéo làm chức vụ mình thì được bực cao trọng và lòng rất dạn dĩ trong đức tin đến Ðức Chúa Jêsus Christ.” (1 Ti-mô-thê 3:8-13).

Bây giờ đây là sự tổ chức thiêng liêng của Hội Thánh. Đấng Christ là đầu, với mỗi một Hội Thánh có cho riêng mình các trưởng lão và các chập sự. Dưới sự cai trị của họ sẽ là các người rao giảng và các người dạy dỗ và các thành viên. Theo đường lối của Chúa, nếu một Hội Thánh sa vào sự lầm lạc, thì các Hội Thánh còn lại vẫn tiếp tục trung tín. Hoặc nếu tất cả các Hội Thánh đều lìa bỏ lẽ thật nhưng chỉ còn lại một Hội Thánh mà thôi thì Hội Thánh đó vẫn có khả năng tiếp tục trung tín. Trong kế hoạch của Chúa về sự tổ chức cho mỗi một Hội Thánh là tự trị hoặc sự độc lập đối với các Hội Thánh khác. Họ không gắn chặt với nhau bởi luật pháp do con người lập ra, nhưng bởi tình yêu thương họ có sự thông công với nhau và làm việc cùng nhau, hiệp một trong Đấng Christ. Đường lối của Chúa đã định là như vậy không thể khác được.

Không có chỗ nào trong Kinh Thánh mà bạn đọc về Phierơ hay bất kỳ người nào khác là đầu của Hội Thánh. Không có chỗ nào mà bạn đọc về một giám mục mà cai trị trên một nhóm các Hội Thánh, hoặc một “mục sư“ (người giảng) là đầu trên một Hội Thánh. Không có chỗ nào mà bạn đọc về một “hàng giáo phẩm” hay “giáo dân”. Phần đông các tôn giáo trên thế giới đã từ bỏ cách mà Đức Chúa Trời tổ chức Hội Thánh và đó là lý do duy nhất vì sao mà lại có quá nhiều sự phân rẽ trên thế giới. Vì vậy chúng ta hãy quyết tâm quay trở về với Kinh Thánh vì lẽ thật là khuôn mẫu cho sự tổ chức Hội Thánh.

HỘI THÁNH CỦA KINH THÁNH

13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

Tác Giả – J.C. CHOATE

BIÊN DỊCH BỞI HỒNG ÂN & QUÝ HOÀNG

Mục Lục

Ý Nghĩa Của Hội Thánh

Sự Ra Đời Của Hội Thánh

Sự Thành Lập Hội Thánh

Đặc Điểm Nhận Biết Của Hội Thánh

Danh Xưng Của Hội Thánh

Sự Tổ Chức Của Kinh Thánh

Gia Nhập Vào Hội Thánh

Sự Thờ Phượng Của Hội Thánh

Công Việc Của Hội Thánh

Sự Hiệp Một Của Hội Thánh

Tín Điều của Hội Thánh

Lịch Sử Của Hội Thánh

Hội Thánh Ngày Nay

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top