photo of brown church

Sự Thờ Phượng Của Hội Thánh Bài 8

Tiếng Nói Của Lẽ Thật
Tiếng Nói Của Lẽ Thật
Sự Thờ Phượng Của Hội Thánh Bài 8
/

Hội Thánh được dựng nên từ những người được cứu. Mục đích của Hội Thánh là phải thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Phao-lô nói, “Mặc dầu anh em nói hãy làm, cũng phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Ðức Chúa Trời, là Ðức Chúa Cha.” (Cô-lô-se 3:17).

Có ba sự thờ phượng được chỉ ra trong Tân Ước. Đầu tiên là chúng ta đọc sự thờ phượng không biết. Khi Phao-lô ở giữa ngọn đồi Mar tại Athên, ông quan sát thấy nhiều hình tượng chung quanh ông, và nói “Vì khi ta trải khắp thành các ngươi, xem xét khí vật các ngươi dùng thờ phượng, thì thấy một bàn thờ có chạm chữ rằng: Thờ Chúa Không Biết. Vậy, Ðấng các ngươi thờ mà không biết đó, là Ðấng ta đương rao truyền cho.” (Công vụ các sứ đồ 17:23). Ở đó có những người thờ phượng một cách không biết và nhiều người ngày nay cũng làm giống vậy. Không chỉ có hàng triệu người quỳ lạy trước những hình tượng và ảnh tượng, nhưng hơn hàng triệu người đang theo nhiều tôn giáo khác nhau thực hành những sự thờ phượng không biết về Kinh Thánh.

Thứ hai, lời Chúa nói về những người mà sự thờ phượng của họ là vô ích. Đấng Christ phán “Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra” ( Ma-thi-ơ 15:9). Phần đông con người thờ phượng theo cách này ngày nay. Họ thờ phượng Chúa, điều đó là sự thật, nhưng sự thờ phượng của họ là vô ích hay vô dụng bởi vì nó theo những sự dạy dỗ và truyền thống của con người hơn là theo ý của Đức Chúa Trời.

Thứ ba, lời của Đức Chúa Trời phán về sự thờ phượng thật, đó là trong tâm thần và lẽ thật. Chúng ta đọc những lời của Đấng Christ, “Ðức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.” (Giăng 4:24). Đây là sự thờ phượng duy nhất mà Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận. Điều này là thật trong thời của Đấng Christ và nó cũng là sự thật cho chúng ta trong ngày hôm nay. Đó là sự thờ phượng mà được Đức Chúa Trời chỉ dẫn trong tâm thần (trong sự khiêm nhường và hiểu biết) và trong lẽ thật (đó là lời Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời không bắt buộc bất cứ ai thờ phượng Ngài, nhưng những ai thờ phượng Ngài phải làm như vậy theo những điều kiện của Ngài.

1. Họ nhóm lại để học. Mặc dù Timôthê đã được dạy lời Chúa từ khi còn thơ ấu (2 Ti-mô-thê 3:15), Phao-lô khích lệ ông như là một người giảng trẻ tuổi, “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Ðức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” (2 Timôthê 2:15). Điều này sẽ áp dụng cho tất cả môn đồ Đấng Christ và đặc biệt khi họ nhóm lại vì sự thờ phượng. Đây là thời điểm mà Đức Chúa Trời nói với con cái của Ngài, qua lời của Ngài. Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7 chúng ta đọc thấy Phao-lô giảng cho các anh em như là phương cách học lời của Đức Chúa Trời.

2. Họ cầu nguyện. Sau khi những người đã vâng lời Chúa vào ngày lễ Ngũ Tuần, chúng ta đọc “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện.” (Công vụ các sứ đồ 2:42). Qua lời cầu nguyện, người của Chúa có cơ hội trò chuyện với Cha của họ ở trên trời. Tín đồ Đấng Christ sẽ nghĩ gì về sự nhóm họp với những tín đồ Đấng Christ khác để thờ phượng mà lại không có sự cầu nguyện?

3. Họ hát ngợi khen. Phao-lô viết cho anh em của ông, “Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa.” (Ê-phê-sô 5:19). Cũng vậy hãy đọc trong Cô-lô-se 3:16 và Hê-bơ-rơ 13:15. Có hai hình thức của âm nhạc. Một là hát và hai là nhạc khí. Hình thức âm nhạc nào mà Đức Chúa Trời muốn? Ngài muốn hình thức âm nhạc là hát. Phao-lô nói rằng chúng ta phải hát hết lòng cho Chúa. Điều này không bao gồm sử dụng nhạc khí. Những tín đồ Đấng Christ đầu tiên đã hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Những thế kỷ sau con người đã thêm nhạc khí vào, nhưng Đức Chúa Trời đã không quy định điều đó và Đức Chúa Trời sẽ không chấp nhận nó. Những tín đồ Đấng Christ không thể ngợi khen Đức Chúa Trời với nhạc khí hơn là họ có thể ngợi khen Ngài bằng sự cầu nguyện.

4. Họ nhóm lại để dự Tiệc Thánh. Chúng ta có tấm gương này trong Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7. Trong  Ma-thi-ơ 26:26-28 và 1 Cô-rinh-tô 11 chúng ta được dạy dùng bánh để nhớ về thân thể của Đấng Christ và chúng ta phải dùng chén, hay là nước nho để nhớ về huyết của Đấng Christ. Đó là điều mà chúng ta phải làm thậm chí cho đến ngày nay.

5. Họ dâng hiến. Phao-lô ra lệnh cho các anh em ở tại Ga-la-ti và Cô-rinh-tô, “Cứ ngày đầu tuần lễ. mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.” (1 Cô-rinh-tô 16:2). Cũng hãy đọc trong 2 Cô-rinh-tô 9:7.Những môn đồ Đấng Christ đầu tiên này gặp nhau vào ngày thứ nhất của mỗi tuần (Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7; 1 Cô-rinh-tô 16:2) để thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ được cảnh báo, “chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” (Hê-bơ-rơ 10:25). Các môn đồ Đấng Christ ngày nay phải thực hiện các công việc của sự thờ phượng giống như vậy trong cùng một ngày, và vì vậy cũng có cùng câu nhắc nhở như vậy. Sự thờ phượng của Hội Thánh là quá đơn giản đến nỗi làm cho nhiều người vấp ngã vì sự đơn giản đó. Họ nghĩ sự thờ phượng nên nhiều hơn và vẽ thêm nhiều truyền thống và nghi thức, bỏ qua những hành động tẻ nhạt, sự lặp đi lặp lại của những lời cầu nguyện, … Nhưng điều này không phải vậy. Đức Chúa Trời đã bày tỏ ý muốn của Ngài liên quan đến sự thờ phượng và ý muốn này không được ban cho loài người để biến đổi nó một chút nào hết. Điều này không thể được thêm vào hay bớt ra mà không có sự rủa sả của Chúa đã phán trên những ai làm như vậy. Đức Chúa Trời đã phán, và dân của Ngài phải vâng lời. Vậy thì chỉ có như vậy Đức Chúa Trời mới được ngợi khen, thờ phượng và tôn kính.

HỘI THÁNH CỦA KINH THÁNH

13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

Tác Giả – J.C. CHOATE

BIÊN DỊCH BỞI HỒNG ÂN & QUÝ HOÀNG

Mục Lục

Ý Nghĩa Của Hội Thánh

Sự Ra Đời Của Hội Thánh

Sự Thành Lập Hội Thánh

Đặc Điểm Nhận Biết Của Hội Thánh

Danh Xưng Của Hội Thánh

Sự Tổ Chức Của Kinh Thánh

Gia Nhập Vào Hội Thánh

Sự Thờ Phượng Của Hội Thánh

Công Việc Của Hội Thánh

Sự Hiệp Một Của Hội Thánh

Tín Điều của Hội Thánh

Lịch Sử Của Hội Thánh

Hội Thánh Ngày Nay

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top