Trong khi chúng là các trường hợp mà chúng ta nhận xét về lũ lụt ngày nay, nhưng về trận lụt khủng khiếp được tìm thấy trong Kinh Thánh thì sao? Chúng ta phải xem các ảnh hưởng mà chúng ta nhìn thấy trong các trận lụt theo vùng này bằng với các mức độ của Trận Lụt Sáng Thế Ký sao?
Tác giả: Branyon May
Dịch giả: Quý Hoàng
Đây là sản phẩm của World Video Bible School.
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển.
Nước là một nguồn quý giá và thiết yếu, hàng triệu triệu người đấu tranh hàng ngày để tìm những nguồn nước sạch và thậm chí là có thể uống được. Mặc dù nó là thiết yếu cho cuộc sống, nhưng nước cũng có sức mạnh khủng khiếp… thậm chí là sức mạnh hủy diệt. Mỗi năm nhiều nơi trên khắp thế giới, mọi người bị ảnh hưởng bởi các trận lụt địa phương. Ở một vài nơi, giống những nơi với các con sông lớn hơn của thế giới, thì các trận lụt lớn là các sự kiện thường xuyên. Các con sông như sông Ganges ở biên giới Ấn Độ, và sông Amazon to lớn mà kéo dài dọc Bắc Mỹ hay sông Nile khét tiếng xấu ở Ai Cập. Tất cả các trận lụt thường xuyên này đã phá vỡ và nuốt chửng các vùng đất lớn. Tuy nhiên, tính điều đặn của các trận lụt này đã để cho mọi người thích nghi với cách hoạt động của chúng để đối phó với chúng. Ngược lại, các thảm họa với quy mô lớn đột ngột như bão tố hay siêu bão mang đến các trận mưa hung bạo, như thác đổ khiến các con sông tràn ngập qua các đê để phá vỡ và qua các đập để xuyên thủng. Sóng thần đại diện cho một dạng sự kiện tàn phá và không dự đoán trước được. Thường được gây ra bởi các trận động đất mạnh, sóng thần là các cơn sóng thủy triều khổng lồ mà có thể đem đến các trận sóng thủy triều lớn đến đất liền rất nhiều dặm gây ra các trận lụt phá hủy. Trong các dạng lụt đột biến bất ngờ này, hàng trăm ngàn người có thể bị tử nạn. Sức mạnh khủng khiếp mà một trận nước lụt chứa đựng được khẳng định bởi thực tế rằng trong 100 năm qua hơn phân nửa các thảm họa tự nhiên gây chết chóc nhiều nhất trên thế giới đều liên quan đến các trận lụt. Trong năm 2004, trận động đất lớn nhất thứ ba được ghi chép lại đã gây ra một trận sóng thần khổng lồ quét qua Ấn Độ Dương giết chết gần một phần tư triệu người khắp các quốc gia Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan. Trong vùng Bangladesh, cơn lốc Bhola năm 1970 và cơn lốc năm 1991 có tổng số người chết hơn nửa triệu người. Tai họa tự nhiên gây chết người nhiều nhất được ghi chép xảy ra vào những năm 1930 ở phía đông Trung Quốc, nơi Sông Yangtze và Yellow gây lụt toàn bộ các vùng gây ra hơn 1 triệu và có khả năng lên đến 4 triệu người chết.
Các trận lụt bi kịch và lịch sử này cho thấy một trận lụt cuồng bạo có thể mang sức mạnh như thế nào. Trong khi các trận lụt này là các sự kiện ghê gớm, thu hút và thay đổi sự sống , thì mỗi cái đều có giới hạn của nó. Mỗi sự kiện bị giới hạn trong toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng. Rất hiếm khi có các trận lụt che phủ hoàn toàn một tỉnh, quận hay bang, chứ nói gì đến nguyên một đất nước, và về thời gian của chúng, thì vài tuần hay một vài tháng thường là lâu nhất mà chúng tồn tại. Tia hy vọng cho những người sống sót và những người đang tìm cách để giúp đỡ đó là cuối cùng thì nước lụt cũng sẽ rút xuống, cơn bão sẽ qua và vùng bị tàn phá có thể được phục hồi lại.
Trong khi chúng là các trường hợp mà chúng ta nhận xét về lũ lụt ngày nay, nhưng về trận lụt khủng khiếp được tìm thấy trong Kinh Thánh thì sao? Chúng ta phải xem các ảnh hưởng mà chúng ta nhìn thấy trong các trận lụt theo vùng này bằng với các mức độ của Trận Lụt Sáng Thế Ký sao? Khi xem xét thực tế về Trận Lụt trong Kinh Thánh, bạn chắc chắn sẽ nghe một vài người hỏi rằng, Nó là loại lụt nào?” “Nó không phải chỉ là một trận lụt CỤC BỘ phải không?, có thể là trận được gây ra bởi mực nước biển dâng lên trong Biển Đen thôi không? Để hiểu được phạm vị nước được kéo đến trên trái đất trong thời của Nô-ê, chúng ta chỉ phải lật đến các trang Kinh Thánh để nó miêu tả và giải thích cho chúng ta những gì thực sự đã xảy ra. Khi chúng ta bắt đầu xem xét ý tưởng này, nếu bạn đang cố viết xuống một sự miêu tả về một trận lụt mà đã bao phủ toàn bộ địa cầu, thì bạn sẽ viết nó như thế nào? Những từ ngữ và cách diễn đạt nào mà bạn sẽ dùng? Các chi tiết nào mà bạn sẽ tính đến để miêu tả bản chất toàn cầu của trận lụt này? Khi bạn xem xét những gì bạn sẽ làm, hãy xem xét những gì mà Kinh Thánh nói và Kinh Thánh miêu tả về Trận lụt Sáng Thế Ký khủng khiếp như thế nào.
Trước tiên, chúng ta thấy rằng chính từ được sử dụng để miêu tả về “Trận Lụt” trong Sáng Thế Ký là vô cùng độc nhất và đặc biệt. Nếu như bạn phải đọc một bản dịch tiếng Anh của Sáng Thế Ký bạn sẽ thấy từ “trận lụt” và chắc chắn nghĩ rằng “Nó không phải là một từ độc nhất.” Nó được tìm thấy 35 lần khắp bản KJV của Cựu Ước, và vì vậy về từ tiếng Anh “flood(trận lụt)” thì bạn sẽ đúng. Tuy nhiên trong tiếng Hê-bơ-rơ gốc, từ “trận lụt” được tìm thấy 12 lần trong Sáng Thế ký chương 6 đến 11, là một thuật ngữ rất độc nhất được sử dụng chỉ trong các chương này và một lần ám chỉ được tách biệt trong Thi Thiên 29. 22 lần còn lại mà bạn đọc từ tiếng Anh “flood(trận lụt)” trong Cựu Ước, nó được dịch từ một từ Hê-bơ-rơ khác biệt hoàn toàn. Thực tế, một lần ám chỉ tách biệt của từ Hê-bơ-rơ riêng biệt này trong Thi Thiên 29, được sử dụng trong ví dụ thi ca này để minh họa sức mạnh và thẩm quyền tối cao của Đức Chúa Trời. Vậy điều này có nghĩa là các tác giả Cựu Ước không bao giờ nói đến một trận lụt cục bộ, biển hay bất cứ phần nào của nước với từ tương tự mà được sử dụng để miêu tả về trận Đại Hồng Thủy mà Đức Chúa Trời đã gây ra cho thế giới tội lỗi. Có một ý tôn trọng dành cho trận Đại Hồng Thủ nhiều đến nỗi mà không có sự kiện tự nhiên khác nào trong lịch sử Cựu Ước được miêu tả mà sử dụng thuật ngữ độc nhất tương tự này. Cũng vậy trong Tân Ước, từ được sử dụng để nói đến Trận Lụt của Sáng Thế Ký là một thuật ngữ độc nhất được dành chỉ riêng cho sự miêu tả về sự kiện biến đổi lớn đó, và không bao giờ được sử dụng để miêu tả điều gì khác. Thực tế từ Hy Lạp kataklumos này là từ gốc của từ tiếng Anh “cataclusm” của chúng ta mà được định nghĩa như “điều gì đó gây ra sự hủy diệt khủng khiếp… một trận lụt hay một trận đại hồng thủy.”
Hãy so sánh 2 đoạn khác nhau trong Tân Ước mỗi đoạn miêu tả về một trận lụt để thấy sự khác biệt được làm ra với Trận Lụt Sáng Thế Ký. “Người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết.” Trong đoạn trích này, Chúa Jêsus đã sử dụng từ Hy Lạp “kataklusmos” để miêu tả về trận lụt của thời Nô-ê. Ngược lại, trong Luca 6:48 Chúa Jêsus lại nói về một trận lụt khi Ngài kể một thí dụ về một người khôn ngoan xây nhà mình trên một nền vững chắc, “…Nước tràn lan, dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, nhưng không xô động được…” Ở đây Chúa Jêsus miêu tả một trận lụt mà rõ ràng là cục bộ về bản chất thậm chí còn không thể cuốn trôi căn nhà duy nhất này. Chúa Jêsus đã sử dụng cùng từ này cho nước lụt, như Ngài đã làm với trận Đại Hồng Thủy của Sáng Thế Ký phải không? Không, Chúa Jêsus đã sử dụng một từ độc nhất và khác biệt. Chúa Jêsus đã nhận ra bản chất khác biệt của trận lụt toàn cầu của Nô-ê phải không? Chính xác.
Về phần chúng ta, nếu chúng ta phải cố gắng và truyền đạt một sự kiện độc nhất thực sự như một trận lụt toàn cầu, đó là quan trọng để chúng ta sử dụng các từ miêu tả nó một cách khác biệt, phân biệt nó với các sự kiện tự nhiên thông thường hay các trận lụt bình thường khác. Trong khi các thuật ngữ đặc biệt được dịch như “trận lụt” từ tiếng Hê-bơ-rơ và Hy Lạp gốc miêu tả một tầm quan trọng sâu sắc, thì chúng đơn giản hình thành nền tảng cho các miêu tả của Kinh Thánh về Trận Lụt Sáng Thế Ký. Thêm vào việc sử dụng các từ rất khác biệt, chúng ta thấy rằng trong mọi mặt của sự tường thuật của Kinh Thánh dữ liệu Trận Lụt được miêu tả về tính toàn bộ của nó về bản chất hoàn toàn và trọn vẹn của nó. Khi chúng ta bắt đầu nhìn đến nhiều đoạn trích từ tài liệu Sáng Thế Ký, lưu ý các từ và cụm từ cụ thể được sử dụng lập lại như thế nào.
Ví dụ trong bốn chương của Sáng Thế Ký mà ghi chép về Trận Lụt, từ “tất cả” được tìm thấy 30 lần và từ “mỗi” được tìm thấy 37 lần. Nhưng trong cùng bốn chương này, thì có một sự thiếu vắng hoàn toàn, không phải là cách sử dụng duy nhất, của các từ giới hạn như: cục bộ, thuộc vùng, một phần, phần, một ít hay một số. Các thuật ngữ này sẽ có ở nơi nào đó trong mạch văn nếu dữ liệu đang tả về một sự kiện cục bộ. Vậy, hãy nhìn một vài cụm từ miêu tả được tìm thấy trong Sáng Thế Ký mà nhấn mạnh bản chất toàn bộ và toàn cầu của Trận Lụt. Đầu tiên, Đức Chúa Trời nhìn thấy sự gian ác đã lần lướt loài người: “Đức Chúa Trời phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời, vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó.” Ở đây Kinh Thánh tả sự chết sắp xảy đến và rất rõ ràng về ai và cái gì sẽ bị hủy diệt “Khỏi mặt đất.” bày tỏ rằng Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt con người, thú vật, bò sát và chim chóc. Một vài câu sau, Đức Chúa Trời giải nghĩa về cách thức của sự hủy diệt này và phạm vị tầm ảnh hưởng của nó: “Còn Ta đây, Ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng tuyệt diệt các xác thịt có sanh khi ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết.” Câu này có sự miêu tả đầu tiên trong Sáng Thế Ký một cách chính xác về việc Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt vật tạo dựng như thế nào… Ngài sẽ sử dụng sức mạnh khủng khiếp của nước lụt. Chúng ta có thể thấy tại sao phải là con người, thú vật, bò sát và chim chóc sẽ bị hủy diệt. Một trận nước lụt kéo qua mặt địa cầu sẽ hủy diệt hoàn toàn ở dưới trời mọi xác thịt – tức là, mọi thứ trên đất mà có sanh khí.
Để so sánh với tính toàn bộ này của sự hủy diệt, Sáng Thế Ký tiếp tục miêu tả tính toàn bộ của sự bảo toàn. Đức Chúa Trời đã hứa gìn giữ đầy đủ sự đa dạng của sự sống trái đất. Đầu tiên, Đức Chúa Trời làm một giao ước với Nô-ê và gia đình của ông qua việc xây dựng Tàu mà họ sẽ được bảo vệ và được cứu. Đức Chúa Trời tiếp tục chỉ dẫn Nô-ê về sự chuẩn bị của Ngài cho sự sống thú vật: “Về các loài sinh vật, ngươi hãy dẫn xuống tàu mỗi loài một cặp, có đực có cái, có trống có mái, hầu cho ở cùng ngươi đặng giữ tròn sự sống, chim tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng tùy theo loại, mỗi thứ hai con, sẽ đến cùng ngươi, để ngươi giữ tròn sự sống cho.” Bởi vì nước lụt sẽ hủy diệt mọi xác thịt mà phụ thuộc vào đất liền, nên lời hứa của Đức Chúa Trời về sự bảo vệ được mở rộng cho mọi loài thú vật bị ảnh hưởng. Mỗi loài sẽ được cứu bởi các đại diện đực và cái được lên Tàu. Đến nay chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời miêu tả về sự đến của Trận Lụt như thế nào, nhấn mạnh sự ảnh hưởng bao quát tất cả của nó đối với sự sống.
Sáng Thế Ký tiếp tục khẳng định bằng các thuật ngữ chắc chắn về tầm to lớn của mức độ che phủ của Trận Lụt. “Nước càng dâng lên bội phần trên mặt đất, hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập. Nước dâng lên 15 thước cao hơn, mấy ngọn núi đều ngập.” Lưu ý các miêu tả của Kinh Thánh là rõ ràng như thế nào. Như thế nào mà “hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập,” và làm thế nào với các thuật ngữ rõ như thế, chúng ta biết rằng các ngọn núi cao nhất đều bị chìm 15 cubít (6.8m) dưới nước. Để nhấn mạnh tình trạng lan rộng, cả cho Nô-ê và những người sau này sẽ đọc về Trận Lụt, Đức Chúa Trời đã dùng bồ câu mà Nô-ê thả ra để bày tỏ rằng Trận Lụt đã bao phủ toàn bộ mặt đất. “Nhưng bồ câu chẳng tìm được nơi nào đáp chân xuống, bèn bay trở về trong tàu cùng người, vì nước còn khắp cả trên mặt đất.” Với mức độ che phủ hoàn toàn của nước khắp địa cầu như thế, kết quả không thể tránh khỏi sẽ là sự thiệt hại của tất cả sự sống mà không thể sống sót trong nước. Kinh Thánh rõ ràng khẳng định điều này trong các câu sau: “Các xác thịt hành động trên mặt đất đều chết ngột, nào chim, nào súc vật, nào thú rừng, nào côn trùng, và mọi người. Các vật có sanh khí trong lỗ mũi, các vật ở trên đất liền đều chết hết. Mọi loài ở trên mặt đất đều bị hủy diệt…”
Mặc cho sự hủy diệt toàn cầu mà Trận Lụt gây ra, Đức Chúa Trời đã không mong muốn toàn bộ tạo dựng của Ngài đều kết thúc, đặc biệt không phải đối với loài người để không còn là điểm trọng tâm cho sự chú ý của Ngài. Theo sau Trận Lụt, Đức Chúa Trời nhanh chóng thiết lập một giao ước với loài người cũng như với toàn bộ thế giới loài vật rằng một trận lụt của sự hủy diệt hoàn toàn như thế sẽ không bao giờ xuất hiện lại trên khắp đất nữa. “Vậy, cái móng sẽ ở trên mây, ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước đời đời của Đức Chúa Trời cùng các loài xác thịt có sự sống ở trên đất.” Để hướng đến tương lai, lời hứa của Đức Chúa Trời với Nô-ê và khắp đất nói đến Trận Lụt toàn cầu mà gia đình của Nô-ê vừa mới chứng kiến. Cầu vồng là một bằng chứng được lập ra cho lời hứa của Đức Chúa Trời để không bao giờ làm ra một sự đoán phạt bằng nước trên Đất nữa. Lời hứa của Ngài về sự bảo hộ đã dùng cụm từ tương tự mà ngài trước đó đã dùng để miêu tả về trận lụt sắp đến. Ngài không hứa về việc ngăn cản các quá trình tự nhiên của mưa hay bão tố, nước sông dâng lên hay sóng biển cuồng nộ. Các trận lụt tự nhiên cục bộ sẽ xảy ra, nhưng Đức Chúa Trời sẽ ngăn các sự kiện như vậy hay hủy diệt toàn bộ sự sống.
Trong tài liệu Sáng Thế Ký, có sự tranh cãi dữ dội khác về bản chất toàn cầu của Trận Lụt – Con Tàu. Khi chúng ta xem xét Sự Thật về Tàu Nô-ê, kích thước và kích cỡ của nó, chúng ta nhanh chóng thấy rằng Con Tàu là một kiến trúc rộng lớn và một nhiệm vụ mà khá khác biệt trong lịch sử. Sau đó khi chúng ta đọc về các miêu tả rõ ràng trong Sáng Thế Ký và thấy kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời cho Con Tàu, chúng ta có thể hiểu tại sao Nô-ê cần đến một con thuyền lớn như thế. Nhưng, nếu Trận Lụt chỉ là một trận lụt cục bộ bị giới hạn với một vài thung lũng hay khu vực thấp hơn thì một con thuyền to lớn như thế sẽ thực sự hợp lý? Một con thuyền mà dài hơn cả một sân bóng đá, có không gian sàn tàu hơn 20 sân bóng rổ, thể tích hơn 520 toa hàng tàu sắt, và có thể sắp xếp hàng ngàn đến hàng ngàn động vật sẽ là quá nhiều hơn những gì cần thiết để vượt qua một trận lụt cục bộ hay sự dâng mực nước biển trong một vùng bờ biển. Cũng vậy, tại sao Đức Chúa Trời cần mang tất cả loài thú đến với Nô-ê, đặc biệt là “mọi loài chim tùy theo loại,” khi hầu hết các loài thú đều có các thành viên khác của chủng loài của chúng mà sẽ tồn tại bên ngoài bất cứ khu vực lụt cục bộ nào hay chúng có thể di trú bên ngoài khu vực bị ảnh hưởng. Hay, về Nô-ê và gia đình của ông thì sao? Nếu thậm chí chỉ cho một lời cảnh báo nhỏ thôi, thì với thời gian đến 100 năm, Nô-ê và gia đình của ông có thể chỉ cần di chuyển đến vùng cao hơn hay băng qua các dãy núi ngoài tầm với của bất cứ trận lụt cục bộ nào. Chúng ta phải lấy các kích thước rất rõ ràng: dài 137m, rộng 23m và cao 13m hay chỉ là cách nói bóng hay ngụ ý thôi? Con tàu thực sự có tầng “dưới, giữa và trên” được phủ bằng nhựa và có một cánh cửa duy nhất được đặt bên hông phải không? các miêu tả rõ của câu chuyện Kinh Thánh cho cả Con Tàu và các trách nhiệm xây dựng của Nô-ê cung cấp bằng chứng và chứng cứ to lớn cho tầm rộng lớn của Trận Lụt mà Đức Chúa Trời đã gây ra cho thế gian. Kinh Thánh dành 11 chương để kể cho chúng ta lịch sử của thế gian từ Lúc Tạo Dựng cho đến Áp-ra-ham.
Bốn trong số 11 chương này kể chi tiết về cuộc đời của Nô-ê và các sự kiện của Nước Lụt. Trong nghiên cứu ngắn của chúng ta về các chương này, chúng ta thấy các chi tiết, các sự miêu tả, các lời hứa và thậm chí chính các từ được sử dụng để miêu tả Trận Lụt như thế nào, nhấn mạnh sự thật rằng nó là một trận lụt toàn cầu, có biến đổi lớn. Không có cái gì nhỏ bé hay tầm thường, cục bộ hay thường xuyên về Trận Lụt Sáng Thế Ký.
Nếu chúng ta được cho nhiệm vụ để kể lịch sử về một trận lụt toàn cầu, thì chúng ta sẽ sử dụng cách tiếp cận tương tự: sử dụng các thuật ngữ độc nhất và riêng biệt, chúng ta sẽ miêu tả các ảnh hưởng hoàn toàn và bao quát tất cả của nó và cung cấp các chi tiết mà chắc chắn không có sự giải nghĩa khác có thể hiểu được. Khi chúng ta xem xét đến tầm rộng lớn của Trận Lụt đến mức độ tương tự mà Kinh Thánh đã miêu tả nó, chúng ta phải biết rằng Trận Lụt là một sự biến đổi hoàn toàn và sự kiện thay đổi lịch sử.
Đối với con người, Đức Chúa Trời đã dùng Trận Lụt để tẩy sạch sự gian ác và để đổi mới tâm trí thuộc linh của con người. Đối với thế gian vật chất và tự nhiên, chính phạm vi của Nước Lụt cũng là một sức mạnh để đổi mới hoàn toàn. Trận Lụt ảnh hưởng đến từng sự sống, cả cây cối và thú vật mọi kích cỡ; từng cm đất đều bị chịu một vài hình thức của hoạt động địa chất; mọi dạng của nước mà có trước Trận Lụt, dù là suối, sông, ao, hồ, biển hay đại dương, đều hiệp với nhau thành một đại dương toàn cầu duy nhất.
Thế gian trông như thế nào trước Trận Lụt? Có các châu lục khác nhau hay chỉ có một thôi? Địa lý của các vùng đất hay địa hình của các miền khác nhau là gì? Các dãy núi hay các lưu vực sông ở đâu? Bức tranh hoàn hảo để trả lời các câu hỏi này bị nhận chìm dưới Trận Lụt, và đến một mức độ lớn nhất, nó đã không còn nữa. Bằng các thuật ngữ đơn giản thì nó sẽ giống như tòa lâu đài cát to lớn mà bạn xây như một đứa bé dọc bờ biển, hoàn thiện với các bức tường và các tòa tháp và được trang trí bởi các vỏ sò, nhưng khi thủy triều cuốn đến thì nó bị định hình lại, bị san bằng, bị chạm trổ thành thứ gì đó rất khác biệt hay thậm chí bị cuốn đi mất.
Có thể có các manh mối về thế giới cổ xưa trước nước lụt không? Chắc rồi. Chúng ta sẽ có bao giờ biết được chính xác các chi tiết rắc rối của thế gian mà các hậu duệ của Ca-in đã bước đi trong đó hay các thung lũng hay các khu vườn mà Hê-nốc và Ma-thu-sê-la đã ghé thăm không? Không, chúng ta không thể.
Nhiều bằng chứng khoa học hỗ trợ cho một trận lụt toàn cầu. Một bằng chứng như vậy là rất nhiều hóa thạch được tìm thấy khắp thế gian trong các phạm vi địa chất học bày tỏ các sự chôn cất nhanh chóng bởi nước lắng đọng thành các lớp. Các lớp như thế được tìm thấy khắp địa cầu với sự tiếp tục nối các lục địa riêng biệt. Thêm vào đó, rất nhiều nghĩa địa hóa thạch trong nhiều vùng khác nhau minh họa thời quá khứ của các sức mạnh đột ngột, hoàn toàn và hủy diệt. các lớp hóa thạch lớn, đặc biệt là của các thú vật biển, tồn tại trong một sự đa dạng của các miền khí hậu phổ biến từ các vùng hoang mạc thấp hơn mực nước biển như Sahara cho đến một số vùng cao nhất thế giới trong cao nguyên Tibetan; từ sâu bên trong các hang Bắc Mỹ cho đến lục địa băng giá của Antarctica. Trong khi rất có khả năng là các lục địa mà chúng ta nhìn thấy ngày nay có thể được liên kết về quy luật tự nhiên hơn tại một điểm, một trận lụt toàn cầu sẽ hội tụ và phân chia các hóa thạch, trầm tích, và các đặc điểm địa chất mà chúng ta nhìn thấy ngày nay trên một mức độ to lớn. So sánh với câu chuyện địa chất học mà chúng ta đọc từ các hòn đá, tầm ảnh hưởng văn hóa của Trận Lụt Toàn cầu trên con người được bày tỏ qua sự tồn tại lan rộng của các câu chuyện Trận Lụt. Mỗi lục địa được sinh sống có các nền văn hóa quá khứ và hiện tại kể phiên bản dịch của chúng về câu chuyện đại hồng thủy. Các câu chuyện này có gốc rễ cổ xưa được lưu truyền bằng cách thức của những sự truyền miệng, các truyền thuyết được viết lại hay các sử thi bằng chử hình tượng. Trong khi hàng trăm các câu chuyện văn hóa khác nhau biểu hiện một sự khác nhau khá lớn về các chi tiết, các yếu tố cơ sở chung kết hiệp các câu chuyện này thành một phần chung của các câu chuyện Nước Lụt.
Bắt đầu ở Bắc Mỹ, chúng ta tìm thấy các bộ lạc Pima, Natchez, Mandan, Algonquin trong số rất nhiều các bộ lạc khác có các câu chuyện về một trận đại hồng thủy lịch sử mà che phủ mọi ngọn núi hay che phủ đến tất cả đỉnh núi cao nhất. Trong các câu chuyện khác nhau này, tất cả loài người đều bị hủy diệt, ngoại trừ một ít người mà đã được cảnh báo một cách siêu nhiên về trận lụt sắp đến. Các yếu tố nhận biết khác được nhìn thấy trong các câu chuyện này, như việc sống sót qua trận lụt trên tàu hay canô, các loài thú sống sót cùng với con người, hay chim chóc được dùng để tìm hiểu về sự kết thúc của trận lụt và sự trẻ hóa hoàn toàn của trái đất.
Tương tự ở Nam Mỹ, các bộ lạc thổ dân ở Brazil, Chile, Ecuador và Peru kể về một trận lụt mà hủy diệt tất cả con người trừ một ít người sống sót mà sau đó định cư lại trên đất. Trong số các câu chuyện Nam Mỹ này, truyền thuyết Incan của Peru là một trong những cái cổ nhất. Câu chuyện của họ nói rõ rằng trận lụt đã che phủ thậm chí đến các ngọn núi cao nhất. Những người sống sót, một nam và một nữ, vượt qua trận lụt bởi một cái hộp trôi nổi mà bạt theo chiều gió cho đến khi nước rút xuống.
Khi chúng ta di chuyển dọc Thái Bình Dương, chúng ta thấy rất nhiều các câu chuyện nước lụt, từ các thổ dân đảo của Hawaii đến Tahiti đến Samoa. Các truyền thuyết đảo này kể lại một trận lụt mà nhấn chìm các hòn đảo của họ cho đến các đỉnh núi cao nhất. Chỉ một vài người sống sót, thường là một nam và nữ, cùng với một vài thú vật sống sót qua trận lụt. Khi nước rút lại về đại dương thì sự hủy diệt có thể được nhìn thấy. Trong các truyền thuyết này, sự công kích của trận lụt và sự rút đi của nó được quy cho một vị thần hay các vị thần.
Khi chúng ta đến đảo New Zealand, chúng ta thấy dân Maori bản xứ, mà câu chuyện nước lụt của họ liên quan đến một ít người sống sót qua một trận đại hồng thủy kéo dài nhiều tháng trên một bè gỗ. Trận lụt bị gây ra bởi một vị thần đối với ma quỷ đã làm hư mất các bộ tộc loài người. Đặc biệt câu chuyện Maori tả về bè gỗ cuối cùng cũng dừng lại, và những người sống sót đã xây một đền thờ và dâng các của lễ cảm tạ cho việc được cứu. Thế gian mà những người sống sót thấy được sau đó đã thay đổi hoàn toàn, thậm chí về các quang cảnh địa lý và tự nhiên.
Nhiều nhóm khác nhau của những dân bản địa Úc và các bộ lạc bản xứ ở New Guinea có các tài liệu đại hồng thủy, đa số chúng liên quan đến các loài thú đóng các vai trò chủ chốt trong sự khởi đầu của trận lụt hay việc giải cứu của từng cá nhân.
Khi chúng ta đi đến Châu Á, chúng ta tìm thấy các câu chuyện về bộ lạc Bahnar của Việt Nam thời nay. Phiên bản đặc biệt này kể về một trận đại hồng thủy mà đã giết chết tất cả các sinh vật sống trừ một người anh trai, và một em gái, và một cặp mỗi loài vật. Số ít các đại diện sự sống này được cứu trong một rương trôi nổi trên mặt nước trong bảy ngày bảy đêm.
Khi chúng ta tiếp tục ở Châu Á, chúng ta tìm thấy các câu chuyện xưa kể một trận đại hồng thủy từ lục địa nhỏ của Ấn Độ. Các câu chuyện này được tìm thấy trong văn chương thánh cổ xưa, một số được viết bằng tiếng Sanskrit cổ và được viết trước khi có Đạo Phật ở Ấn Độ. Một số bản dữ liệu tốt nhất miêu tả một người anh hùng tên Manu, được cứu khỏi một trận đại hồng thủy bởi việc chuẩn bị một con tàu. Manu được cảnh báo trước về trận lụt sắp đến bởi một vị thần qua một con cá nhỏ mà đã nhờ cậy sự giúp đỡ của ông. Trận đại hồng thủy đã quét sạch tất cả các tạo vật sống trên đất.
Từ vùng Mesopotamia nơi các lục địa người Châu Á, Châu Phi và Châu Âu gặp nhau, chúng ta tìm thấy các tài liệu cổ xưa nhất từ người Sumeri, người Babylon và các nền văn minh Hy Lạp. Các dạng chuyện của người Sumeri tiêu biểu cho một vài tài liệu cổ xưa nhất đã từng được khám phá. Các phiên bản sau này của người Babylon, từ nơi mà chúng ta tìm được thiên sử thi nổi tiếng của Gilgamesh, cũng là cổ xưa về bản chất. Sự tương xứng giữa các câu chuyện Gilgamesh và tài liệu Kinh Thánh trong Sáng Thế Ký là rất rõ ràng và ấn tượng đến nỗi một vài người tuyên bố rằng Kinh Thánh chỉ sao chép từ chúng. Nhưng khi chúng ta so sánh một vài mảnh ghép của người Babylon với hàng ngàn bản chép tay của Kinh Thánh, thì Kinh Thánh chứng minh là nguyên văn được kiểm định nhiều nhất trong lịch sử. Khi các chi tiết về trận lụt trong thiên sử thi của Gilgamesh và Sáng Thế Ký được so sánh thì một sự tương đồng đáng kinh ngạc có thể nhìn thấy được. Cả hai câu chuyện đều liên quan đến một người công bình, mà được truyền lệnh thánh để xây một con tàu để sống sót qua một Trận Lụt Toàn cầu mà sẽ hủy diệt hoàn toàn tất cả loài người gian ác. Con Tàu như cái hộp được xây với nhiều tầng, các ngăn bên trong, một cánh cửa, và ít nhất một cái cửa sổ, và nó cũng được niêm phong và không thấm nước. Một vài hành khách con người sẽ được đồng hành bởi tất cả các loài thú vật đa dạng. Các trận mưa lớn sẽ diễn ra trong nhiều ngày trong suốt thời kỳ nước lụt. Cuối cùng, con tàu trôi nổi đã dừng lại trên núi, và một vài loài chim sẽ được thả ra nhiều lần để kiểm tra xem đất đã khô chưa. Sau khi ra khỏi tàu, mọi người đã dâng các của lễ để cảm tạ cho sự an toàn của họ. Có phải thế giới có rất nhiều trận lụt lớn, được trải nghiệm bởi từng nền văn hóa, với phạm vi, sự đến và sự sống sót như nhau không? Không. Hay, có một sự kiện duy nhất mà tầm ảnh hưởng của nó sau đó được ghi nhớ trong mỗi nền văn hóa và được truyền lại như lịch sử và một bài học không? Chính xác.
Các truyền thuyết về trận lụt được tìm thấy khắp thế gian, trên mọi lục địa cư ngụ và nối tất cả lịch sử loài người được ghi chép lại đã bày tỏ rằng một sự kiện biến đổi lớn duy nhất đã gây ảnh hưởng lên đời sống của tổ tiên đến tất cả các nền văn hóa và văn minh mà câu chuyện của nó được truyền lại bằng bất cứ cách gì có sẵn. Hiện tượng lan truyền rộng rõ ràng về một trận đại hồng thủy trong quá khứ của lịch sử có thể được giải thích hợp lý nhất khi mỗi nền văn hóa liên tiếp nói đến nó như một trận lụt toàn cầu duy nhất.
Về câu hỏi, “Trận Lụt thời Nô-ê là một sự kiện toàn cầu phải không?” Chúng ta tìm thấy các bằng chứng cả trong và ngoài Kinh Thánh chứng tỏ bản chất toàn cầu của Trận Lụt. Thuật ngữ chính xác và các cách miêu tả của Kinh Thánh giải thích rõ ràng về các ảnh hưởng toàn bộ của Trận Lụt, các chỉ dẫn đầy đủ tất cả là sự bảo tồn trọn vẹn của sự sống của Đức Chúa Trời.
Trong khi nhiều người có và chắc chắn sẽ tiếp tục tuyên bố rằng Trận Lụt chỉ là một sự kiện cục bộ thôi, thì Đức Chúa Trời đã truyền đạt bằng chứng về tính xác thực của Ngài qua Sự Tạo Dựng và sự bày tỏ hà hơi của Ngài. Con người có thể thường phạm sai lầm, nhưng Đức Chúa Trời, Là Đấng không thể nói dối bổ trợ cho sự tin chắc của chúng ta. “Vậy, Ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa.”