mountains, cross, snow-1081799.jpg

Sự Ngăn Trở Tin Lành Bài 13

Luận đến sự thật rằng những ai rao giảng Tin Lành cũng sẽ sống bởi Tin Lành, hay có sự trợ giúp, Phao-lô nói, “Người khác còn có quyền ấy trên anh em, huống chi là chúng tôi? Dầu vậy, chúng tôi chẳng từng dùng quyền ấy; nhưng chúng tôi chịu mọi sự, hầu cho khỏi làm ngăn trở Tin Lành của Đấng Christ chút nào.” (1 Cô-rinh-tô 9:12). Dù cho ông đã không ngăn trở Tin Lành, nhưng chắc chắn ông nhận thức được sự thật rằng là khả thi cho ông hay bất cứ ai làm như vậy. Cũng giống y như vậy với chúng ta ngày nay.

Tất nhiên những kẻ rao giảng và khuyến khích sự lầm lạc làm ngăn trở Tin Lành của Đấng Christ nhiều hơn. Hãy nghĩ xem kết quả sẽ ra sao nếu điều này đã không xảy ra. Mặt khác, có lẽ còn có hại hơn nữa là do chính các thành viên của Hội Thánh gây ra. Chúng ta hãy suy nghĩ về những cách mà chúng ta có thể ngăn trở Tin Lành của Đấng Christ.

  1. Chúng ta ngăn trở Tin Lành Đấng Christ khi chúng ta không giảng dạy nó cho những người khác. Tin Lành là dành cho tất cả. Nó phải được chia sẻ với tất cả. Đó là nơi chúng ta tham gia vào. Chúa đã ra lệnh cho chúng ta đem nó đến đồng loại (Mác 16:15,16). Giờ có hai cách để cho chúng ta có thể làm việc này. Chúng ta có thể rao giảng Tin Lành bởi lời nói của môi miệng hoặc dạy nó bởi cách chúng ta sống. Tất cả nên làm một vài trong cả hai điều nêu trên nhưng cũng có nhiều người không làm cái nào cả. Có nghĩa là khi chúng ta không đem Tin Lành đến cho người khác là chúng ta đang ngăn trở quá trình của nó. Đây là tội.
  2. Tin Lành bị ngăn trở khi chúng ta không tham gia nhóm họp. Bằng cách nào? Rất đơn giản. Khi chúng ta không tham gia thờ phượng thì không chỉ chính chúng ta không đáp ứng sự thờ phượng Chúa, mà chúng ta còn không nhận được thức ăn thuộc linh mà chúng ta cần nơi Chúa. Nhưng tệ hơn nữa là chúng ta không làm gương tốt cho những người khác và không tận dụng cơ hội việc nhóm họp của chúng ta cùng với nhóm người đang cần được dạy dỗ về Tin Lành bởi lời nói và bởi tấm gương. Do đó, tác giả Hê-bơ-rơ đã khích lệ, “Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy. Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi.” (Hê-bơ-rơ 10:23-27).
  3. Chúng ta ngăn trở Tin Lành khi chúng ta không tiến triển và lớn lên như các tín đồ Đấng Christ. Vì khi chúng ta yếu đuối về thuộc linh, thì chúng ta cần ai đó dạy dỗ chúng ta thay vì chúng ta có khả năng dạy người khác. Điều này chính xác với những gì tác giả Hê-bơ-rơ nói, “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.” (Hê-bơ-rơ 5:12-14).
  4. Chúng ta ngăn trở công việc của Chúa khi chúng ta không sống đúng như chúng ta nên sống. Trong trường hợp này chúng ta mang tới sự xấu hổ và ô nhục cho danh của Chúa. Thế gian chỉ ngón tay khinh miệt vào chúng ta và nói rằng nếu đó là sự hiện diện của đạo Đấng Christ vậy nó không muốn có phần chi trong đạo đó. Chúng ta gây ra cho người tốt và thật thà vấp ngã. Chúng ta tạo nên gương xấu cho những người khác noi theo. Hết thảy điều này gây tổn thương. Chúa không muốn chúng ta chỉ mang danh tín đồ Đấng Christ, nhưng mà còn phải thật sự làm tín đồ Đấng Christ nữa. Ngài muốn chúng ta làm mọi thứ trong danh của Ngài cho sự vinh hiển của Ngài. Hãy lắng nghe Phao-lô, ”Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Cô-lô-se 3:17). Phi-e-rơ khuyến khích, “Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em. Trong anh em chớ có ai chịu khổ như kẻ giết người, như kẻ trộm cướp, như kẻ hung ác, như kẻ thày lay việc người khác. Nhưng nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn; thà hãy vì danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn. Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Đức Chúa Trời; vả, nếu khởi từ chúng ta, thì sự cuối cùng của những kẻ chẳng vâng theo Tin Lành Đức Chúa Trời sẽ ra thế nào? Lại nếu người công bình còn khó được rỗi, thì những kẻ nghịch đạo và có tội sẽ trở nên thế nào? Vậy những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy cứ làm lành mà phó linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín.” (1 Phi-e-rơ 4:14-19).
  5. Chúng ta có thể ngăn trở công việc của Chúa bởi đơn giản là từ bỏ nhiệm vụ và trách nhiệm của chúng ta. Có nhiều thành viên của Hội Thánh là người không xấu cũng không trái đạo đức. Họ không làm một cách có chủ đích hay chủ ý bất kỳ điều gì mà xấu hay sai. Những người khác sẽ nói rằng họ là người rất tốt. Nhưng mà điểm yếu của họ đó là đơn giản hững hờ sao lãng nhiều việc mà họ nên làm. Nhưng sự sao lãng, không hành động, không quan tâm, …v.v, có thể rất nguy hiểm. Chúng ta biết rằng điều này là thật với cuộc sống hằng ngày. Nó cũng xảy ra trong thế giới thuộc linh. Do đó Gia-cơ nói, “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22). Cũng hãy đọc trong Gia-cơ 2 liên quan đến việc chỉ tin mà thôi, những người chẳng có gì đi cùng với đức tin của họ, và Gia-cơ 4:17. Cuối cùng chúng ta đọc, “Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng. Vì nếu lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi, mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta,” (Hê-bơ-rơ 2:1-3)
  6. Chúng ta có thể ngăn trở Tin Lành bởi không dâng của cải của chúng ta. Hội Thánh phụ thuộc vào các thành viên dâng hiến của cải họ cốt để làm cho Hội Thánh thực thi được công việc của mình giúp đỡ người nghèo và rao giảng Tin Lành. Nhưng giả sử chúng ta không dâng hiến. Thì điều đó không có nghĩa là Hội Thánh sẽ không có khả năng thực thi, vì có thể các thành viên khác sẽ dâng. Tuy nhiên, Hội Thánh rơi vào trường hợp như thế sẽ bị giới hạn trong những nỗ lực của mình. Đó là lý do vì sao Kinh Thánh nói rằng khi chúng ta không dâng hiến là chúng ta đang trộm của Đức Chúa Trời, hay đó là chúng ta đang giới hạn Ngài. Ngài có thể làm nhiều hơn khi chúng ta dâng nhiều hơn để cho Ngài làm. Vì vậy Phao-lô khuyến khích, “Cứ ngày đầu tuần lễ. mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.” (1 Cô-rinh-tô 16:2). Chúng ta hãy nhớ rằng nếu chúng ta không dâng hiến như chúng ta nên làm thì  có khả năng sẽ là hậu quả tới ai đó vì không được nghe Tin Lành hay ai đó trong sự khốn khó sẽ không nhận được gì. Vậy nó là một vấn đề nghiêm túc khi chúng ta nhận ra nó có liên quan đến những linh hồn, cũng như vấn đề thuộc thể của vài người, bao gồm chính linh hồn của chúng ta.

Vậy bạn có thể thấy những gì đã được đề cập là trong khi chúng ta chê trách thế giới tôn giáo, và cụ thể như các nhóm giáo phái vì cớ nó làm ngăn trở khả năng rao giảng Tin Lành cho thế gian, nhưng phần lớn lỗi là ở nơi chính chúng ta. Thật sự chắc chắn là những tổ chức tôn giáo này có thể ngăn trở sự rao truyền đạo Đấng Christ theo Tân Ước thuần khiết, nhưng mà chúng ta đừng bao giờ quên rằng miễn là chúng ta trở thành những gì chúng ta nên trở thành, và làm những gì mà Chúa muốn chúng ta làm, thì không có thế lực bên ngoài nào có thể chống lại chúng ta khỏi việc hoàn thành ý muốn của Chúa, và điều đó bao gồm cả việc đem Tin Lành tới cả thế gian. Nhưng thông thường những thứ đang trì kéo chúng ta là chính sự yếu đuối, thất bại, tội lỗi của chúng ta và vật chất của thế gian còn có trong tâm trí và đời sống của chúng ta.Cầu xin Chúa giúp chúng ta có nhiều đức tin, tình yêu thương, sốt sắng, dạn dĩ, và sự quyết tâm hơn để đứng vững vì lẽ thật, để sống đời sống hằng ngày trong lẽ thật, và mang lẽ thật đến cho một thế gian hư mất và hấp hối. Bất kể, khi chung kết chúng ta là người ngăn trở Tin Lành hay chúng ta là người giúp đỡ Tin Lành. Chúng ta hãy làm nên sự chắc chắn rằng chúng ta đang ở trong loại sau. (người dịch: Chúng ta hãy làm nên sự chắc chắn rằng chúng ta đang ở trong tình trạng giúp đỡ Tin Lành.)

TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST

13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

J.C. CHOATE

Mục Lục

  1. TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
  2. NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
  3. SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
  4. SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
  5. VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
  6. ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
  7. SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
  8. SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
  9. PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
  10. CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
  11. VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
  12. VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
  13. SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top