mountains, cross, snow-1081799.jpg

Sự Kêu Gọi Của Tin Lành Bài 3

Trong thế giới tôn giáo ngày nay có rất nhiều ý kiến khác nhau như việc làm thế nào mà Đức Chúa Trời gọi một cá nhân tới sự cứu rỗi. Chúng ta sẽ nhắc đến một vài ý kiến nổi trội. Đầu tiên, có những người dạy rằng Đức Chúa Trời nói chuyện với họ trực tiếp qua một lời phán thầm thì. Thứ hai, những người khác nói rằng Đấng Christ đến với họ trong một giấc mơ hoặc trong một sự khải thị. Và thứ ba, có những người tin rằng Đức Chúa Trời gọi họ qua một vài sự trải nghiệm đặc biệt. Trong tất cả ba ý tưởng này đều tuyên bố rằng đây là cách mà Chúa cứu họ hoặc đó là sự truyền đạt một vài lời phán đặc biệt cho họ. Nhưng Kinh Thánh có dạy điều này không? Đây là một lời cảnh báo. Hãy nghi ngờ những người như vậy.

Điều đầu tiên chúng ta muốn tìm hiểu đó là: ngày nay Đức Chúa Trời còn phán dạy không? Nếu có, thì Ngài phán dạy bằng cách nào? Điều này sẽ dễ dàng khi chúng ta mở ra sách Hê-bơ-rơ 1:1-2: “Ðời xưa, Ðức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian;”. Vậy theo điều này, Đức Chúa Trời còn phán dạy ngày nay và Ngài phán dạy qua Con của Ngài. Điều này cũng được chỉ ra trong Mathiơ 17:5 vào lúc Đấng Christ hóa hình. Hãy lắng nghe Đức Chúa Trời: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó!”

Câu hỏi tiếp theo là: chính Đức Chúa Trời phán dạy trực tiếp tới con người ngày nay hay là chính Đấng Christ phán dạy trực tiếp? Điều này sẽ rõ ràng khi chúng ta đọc những câu này: “Ðức Chúa Jêsus đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa, mà không chép trong sách nầy. Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Christ, tức là Con Ðức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.” (Giăng 20:30-31). Tại sao những câu này được viết ra? Để cho chúng ta có thể tin. Nhưng mà những điều này được viết ra ở đâu? Trong Tân Ước. Vậy nếu chúng ta đọc và nghiên cứu những nội dung của Tân Ước, thì chúng ta có thể biết được ý muốn của Đức Chúa Trời.

Một lần nữa, chúng ta hãy đọc: “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Ðấng Christ được rao giảng.” (Rôma 10:17). Câu hỏi là: đức tin có đến bởi cách nào khác không? Nếu có, thì Kinh Thánh không nói như vậy. Thật sự có những người nói đến việc nghe điều này, thấy điều nọ, có một sự trải nghiệm, v.v, nhưng lời của Đức Chúa Trời không dạy bất cứ điều gì giống như vậy. Đúng hơn, Kinh Thánh dạy rằng đức tin đến bởi việc nghe lời của Đức Chúa Trời. Do đó, chỉ có một quyển Kinh Thánh và cũng chỉ có một đức tin mà thôi (Êphêsô 4:5).

Vì đức tin đến bởi việc nghe lời của Đức Chúa Trời, đó là lý do tại sao chúng ta được dạy về tầm quan trọng của việc học lời Chúa (2-Timôthê 2:15), tìm kiếm lời Kinh Thánh (Giăng 5:39), v.v. Như là một vấn đề thực tế, đó là tại sao có quá nhiều sự nhấn mạnh lên chính Kinh Thánh, chỉ ra sự hà hơi và cả sự đầy đủ của Kinh Thánh (2-Timôthê 3:16-17).

Vậy Kinh Thánh nói với chúng ta rằng tin lành được đặt để trong những bình bằng đất. Hãy lắng nghe sứ đồ Phao-lô nói: “Vả, chúng tôi chẳng rao giảng chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là Chúa; và vì tình yêu mến Ðức Chúa Jêsus mà chúng tôi xưng mình là tôi tớ của anh em. Vì Ðức Chúa Trời, là Ðấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Ðức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Ðức Chúa Jêsus Christ. Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Ðức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi.” (2 Cô-rinh-tô 4:5-7). Ông đang nói gì ở đây? Ông chỉ đơn giản nói rằng Chúa đã chọn những con người, những cá nhân giống như ông, để đem tin lành đến cho những người đương thời. Bây giờ hãy suy nghĩ về những trường hợp khác nhau của sự ăn năn trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Hãy nêu lên một trường hợp chỗ nào Chúa đã phán với một người phải làm gì để được cứu? Bạn không thể. Ví dụ, trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8, thiên sứ của Chúa gửi Phi-líp đến rao giảng về Đấng Christ cho hoạn quan. Câu hỏi là: tại sao chính thiên sứ không tự đi và để Phi-líp ở lại thành Sa-ma-ri để tiếp tục rao giảng cho những người khác ở đó? Đơn giản bởi vì Chúa đã đặt tin lành vào những bình bằng đất và do đó con người có nhiệm vụ phải rao truyền tin lành. Một lần nữa, trong Công Vụ Các Sứ Đồ 9, chúng ta thấy rằng Phao-lô đã hỏi Chúa phải làm gì để được cứu và Chúa phán ông đi vào trong thành và tại đó ông sẽ được nói cho biết ông nên làm gì. Sau đó Anania đến và nói cho ông (Công Vụ Các Sứ Đồ 22:16). Câu hỏi là: tại sao Chúa đã không nói cho ông? Bởi vì như vậy không phải là ý của Ngài. Và cũng tương tự như vậy với tất cả những trường hợp khác về sự ăn năn trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Đó là lý do mà chúng ta biết rằng Chúa không phán trực tiếp cho con người ngày nay ngoại trừ qua Kinh Thánh hay là hiện ra để phán cho họ phải làm gì để được cứu. Thậm chí nếu Chúa ở đây, thì Ngài cũng không phán với một người phải làm cái gì (Công Vụ Các Sứ Đồ 9), và nếu Ngài làm như vậy thì việc đó không thể khác với tin lành đã được rao giảng rồi (Galati 1:6-9), như vậy sẽ là vô mục đích cho sự hiện đến của Ngài để làm những gì mà Ngài đã ra lệnh cho con người phải làm rồi (Mác 16:15-16). Nói cách khác, Chúa sẽ không làm thay cho con người những gì mà con người có thể tự làm cho chính mình.

Lý do nhấn mạnh quá nhiều được đặt trên tầm quan trọng của người rao giảng đem tin lành đến cho những người khác là bởi vì tin lành đã được đặt trong những bình bằng đất. Đấng Christ phán: “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.” (Mác 16:15-16). Một lần nữa, chúng ta hãy đọc, “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin Lành là tốt đẹp biết bao!” (Rôma 10:13-15). Cuối cùng, “hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi.” (2 Timôthê 4:2). Vậy bạn có thể thấy Chúa đã chọn để bày tỏ ý muốn của Ngài qua trung gian này. Tất cả đều rất đơn giản.

Đó là sự thật, Phao-lô viết cho những anh em của ông ở thành Têsalônica rằng: “Ấy cũng là vì đó mà Ngài đã dùng Tin Lành chúng tôi gọi anh em, đặng anh em hưởng được sự vinh hiển của Ðức Chúa Jêsus Christ chúng ta.” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:14). Phao-lô nói rằng Chúa kêu gọi những người Têsalônica bằng tin lành. Nghĩa là, Phao-lô đã rao giảng tin lành cho họ, họ đã nghe và vâng phục tin lành, và vì vậy họ được gọi đến với Đấng Christ theo cách này. Nói cách khác, Đấng Christ kêu gọi họ đến sự cứu rỗi qua việc rao giảng tin lành.

Ngày nay thì sao? Chúng ta được kêu gọi như thế nào? Chúng ta là những môn đồ Đấng Christ cũng được kêu gọi bởi cùng một tin lành như vậy. Đó là, tin lành đã được rao giảng cho chúng ta, chúng ta nghe tin lành, tin và vâng phục tin lành, và Chúa cứu chúng ta. Khi chúng ta đem tin lành đến cho những người khác, điều tương tự cũng xảy ra hết lần này đến lần khác. Chúa không gọi người này cách này, và người kia cách khác. Đúng hơn, Ngài kêu gọi một và tất cả mọi người bởi và qua chỉ một Tin Lành.

Vâng, Đức Chúa Trời có phán dạy ngày nay nhưng Ngài phán qua Đấng Christ. Đấng Christ có phán dạy nhưng Ngài phán qua Kinh Thánh. Những người vâng lời Đấng Christ có trách nhiệm rao giảng và dạy tin lành cho những người khác. Bằng những phương tiện này mà Chúa làm việc qua người giảng tin lành hoặc người dạy dỗ để bày tỏ ý muốn của Ngài và để mời những người hư mất đến với Ngài (Mathiơ 11:28-30).

Trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là phải rao giảng tin lành và trách nhiệm thứ hai của chúng ta là giúp đỡ những người muốn vâng phục Chúa (Mathiơ 28:19-20). Đó là vì sao Phao-lô nói điều này: “Thật vậy, Ðấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-têm đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Ðấng Christ ra vô ích. Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Ðức Chúa Trời.” (1 Cô-rinh-tô 1:17-18). Vậy ông đang nói rằng ông không được sai đến chỉ để làm phép báp-têm cho người khác thôi. Nhiệm vụ trước hết của ông là rao giảng tin lành và đương nhiên ông sẵn sàng làm phép báp-têm cho những người muốn vâng phục Chúa.

Trước đây bạn đã nghe về Tin Lành chưa? Nếu chưa, vậy bây giờ bạn đang tiếp nhận sự kêu gọi của tin lành – sự kêu gọi đến với Đấng Christ. Hãy vâng phục Đấng Christ và Ngài sẽ cứu bạn.

TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST

13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

J.C. CHOATE

Mục Lục

  1. TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
  2. NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
  3. SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
  4. SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
  5. VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
  6. ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
  7. SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
  8. SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
  9. PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
  10. CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
  11. VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
  12. VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
  13. SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top