Nêhêmi 8:1-12; Mathiơ 13:14, 15, 18-23
Trong một dịp khác mà Đức Chúa Jêsus đang giảng dạy, “Ngài gọi đoàn dân đến, mà phán rằng: Hãy nghe, và hiểu” (Mathiơ 15:10). Lời răn bảo này áp dụng cho tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã nói: “Hãy đọc, và hiểu.”
Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, và nó là quy tắc tiêu chuẩn và sự phán xét có thẩm quyền với đời sống của chúng ta, cho dù chúng ta có nhận biết nó hay không. Nhưng nó sẽ chỉ dẫn chúng ta một cách chính xác chỉ khi chúng ta hiểu được những gì mà nó nói. Chính Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Kinh Thánh; nó là trách nhiệm của chúng ta để đọc và nghiên cứu nó cho đến khi chúng ta hiểu được nó.
Trong chương này, chúng ta sẽ nhấn mạnh sự thật là Kinh Thánh có thể hiểu được. Chúng ta sẽ bàn luận về các nguồn giúp đỡ có sẵn khác nhau cho những người theo đuổi việc nghiên cứu như vậy. Cuối cùng, chúng ta sẽ liệt kê một vài quy tắc cơ bản cho việc giải nghĩa Kinh Thánh một cách chính xác.
Sự Rõ Ràng Của Kinh Thánh
Đôi khi một vài người sẽ đặt nghi vấn là liệu rằng nó thực sự khả thi để hiểu được Kinh Thánh hay không. Sự nghi ngờ này thường xuyên sinh ra từ sự thật rằng có quá nhiều cách giải nghĩa khác nhau, quá nhiều các sự bất đồng về ý nghĩa của Kinh Thánh. “Nếu thậm chí các nhà học giả giỏi nhất còn không thể nhất trí với những gì Kinh Thánh nói, thì làm sao tôi có thể hiểu được nó?” là lời kêu than.
Lại có khi sự nghi ngờ này có một nền tảng mang tính triết học hơn. Nó cho rằng luôn luôn sẽ có một khoảng cách giữa sự hiểu biết Kinh Thánh của chúng ta và những gì mà Đức Chúa Trời thực sự muốn nói, đơn giản bởi vì ngôn ngữ loài người không thể diễn đạt các ý tưởng thánh hay bởi vì sự hiểu biết của chúng ta luôn luôn bị bóp méo bởi các thành kiến cá nhân. Bất cứ người nào đưa ra một vấn đề về một lời giải nghĩa cụ thể thì sau đó bị buộc tội là “gây ra sự chia rẽ” với “giáo điều hội” hay “cách giải nghĩa theo môn phái” của người đó.
Vào thế kỷ thứ 16, Hội Thánh Công Giáo đã quyết định rằng Kinh Thánh quá khó hiểu để được giải nghĩa một cách chính xác bởi người thế tục tầm thường. Kể từ đó, nó đã giới hạn việc giải nghĩa và thậm chí là việc đọc Kinh Thánh với các giáo sĩ. Chống nghịch lại ý tưởng này, các nhà Cải Cách nhấn mạnh sự rõ ràng của Kinh Thánh. Cho dù một vài phần là khó để hiểu hơn những phần khác, nhưng các lời phán của Kinh Thánh về sự cứu rỗi là rõ ràng và dễ gần với tất cả mọi người.
Chúng ta khẳng định sự rõ ràng của Kinh Thánh bởi vì chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời có thể giao tiếp với con người. Khi Đức Chúa Trời nói với chúng ta (Hêbơrơ 1:1, 2), Ngài chắc chắn mong muốn được hiểu. Chắc chắn là Đức Chúa Trời tối cao và biết hết mọi sự có đủ khả năng để nói chuyện để Ngài có thể được hiểu. Ê-sai 55:11 nói rằng Ngài không có nói vô ích: “thì lời nói của ta cũng vậy, đã ra từ miệng ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến nó.”
Ngôn ngữ loài người không phải là chướng ngại cho Đức Chúa Trời. Chúng ta được tạo ra theo hình tượng của Ngài (Sáng thế ký 1:26, 27); quá trình tư duy của chúng ta không hề xa lạ với Ngài. Những lời nói và lời phán của Kinh Thánh thực sự đại diện cho những gì có trong tâm trí của Đức Chúa Trời, và tâm trí của chúng ta có thể thấu hiểu được ý nghĩa thực sự của chúng.
Thậm chí tâm trí của một tội nhân cũng có thể hiểu được lời truyền cơ bản của tin lành. Tội nhân có thể có đức tin trong Đức Chúa Jêsus qua các việc đọc hay giảng về Lời. Đây là đúng bởi sự sáng tạo của Đức Chúa Trời: “Nhưng các việc này đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống” (Giăng 20:31). “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (Rôma 10:17).
Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là việc nghiên cứu về Lời là không cần thiết. Lời giống như là một khu mỏ của các viên đá quý. Những viên ngọc cụ thể của lẽ thật là rõ ràng và trong suốt trên bề mặt, những cái khác nằm ở tầng sâu hơn. Những cái này có thể đạt tới được, nhưng sự nỗ lực chân thành và chăm chỉ được đòi hỏi. Sự rõ ràng của Kinh Thánh bảo đảm cho chúng ta rằng nỗ lực như vậy sẽ không phải là vô ích đâu.
Các Nguồn Để Giúp Cho Sự Hiểu Biết
Mang ảnh tượng của Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta có khả năng vận dụng trí óc vốn có để hiểu Lời của Đức Chúa Trời. Tuy vậy, Đức Chúa Trời không mong muốn chúng ta rút lui như các thầy tu vào các phòng nhỏ riêng tư của chúng ta và nghiên cứu trong sự cô lập mà không có bất cứ sự giúp đỡ nào cả. Có những nguồn có sẵn, cả của loài người và thiêng liêng, để giúp chúng ta.
Về mức độ loài người thì Đức Chúa Trời đã ban cho các thầy giáo. Như hoạn quan Êthiôpi lúc đang đọc Ê-sai, thì Đức Chúa Trời đã gửi Philíp đến để làm thầy của ông. Philíp đã hỏi rằng, “Ông hiểu lời mình đọc đó chăng? Hoạn quan trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được?” (Công vụ 8:30, 31).
Bởi vì nhu cầu cho sự chỉ dẫn này được chia sẻ cho tất cả, nên Đức Chúa Trời đã lập nên chức vụ hay vai trò của thầy giáo (hay mục sư – giáo sư). Xem Rôma 12:7; 1 Côrinhtô 12:28, 29; Êphêsô 4:11-16. Điều này dường như là trách nhiệm đặc biệt của các trưởng lão (1 Timôthê 3:2; Tít 1:9-11; Êphêsô 4:11). Nói chung, những người mạnh mẽ và thành nhân về đức tin nên dạy những người trẻ tuổi hơn và yếu đuối hơn cho đến khi chính họ có khả năng dạy dỗ người khác (Hơbơrơ 5:11-14; 2 Timôthê 2:2).
Để phớt lờ sự khác nhau này giữa thầy giáo và người được dạy dỗ không chỉ là trái ngược với kế hoạch được lập ra của Đức Chúa Trời, mà nó còn làm chậm trễ hay thậm chí là cản trở một sự hiểu biết chính xác về Kinh Thánh. Nhiều nhóm nghiên cứu Kinh Thánh nhỏ hoạt động mà không có một thầy giáo đủ khả năng, mỗi người đọc một câu và nói “nó có ý nghĩa gì với tôi.” Mặc cho các ý định tốt và các cảm giác thỏa mãn, thì việc học hỏi tiếp thu ít ỏi xảy ra khi học như vậy.
Để hiểu được Kinh Thánh phải làm theo hai bước. Trước bất cứ điều gì, chúng ta phải hỏi, “Nó có nghĩa là gì?” Ý nghĩa thực sự của câu hay đoạn trích là gì? Nó không thể có ý nghĩa gì đó khác với từng người, nó phải chỉ có nghĩa duy nhất mà tác giả ban đầu dự định nó có nghĩa là gì. Đây thường xuyên là điều gì đó mà không thể được hiểu “do sự thôi thúc của hoàn cảnh” hay không có việc nghiên cứu đã được chỉ dẫn. Đây là nơi mà một thầy giáo đặc biệt được cần đến: để giải thích những gì mà tác giả Kinh Thánh định nói và tại sao ông lại nói nó.
Bước thứ hai là câu hỏi hợp lý, “Nó có ý nghĩa gì với tôi?” Làm thế nào mà đoạn này, đã được hiểu chính xác, ứng dụng vào đời sống hằng ngày của tôi? Đây thực sự là một câu hỏi nên được thảo luận bởi toàn bộ nhóm, bao gồm cả giáo viên. Nhưng ở đây chúng ta đang nói về cách áp dụng, không phải là cách giải nghĩa. Chúng ta không thể biết được cách áp dụng (“Nó có ý nghĩa gì với tôi”) của một đoạn trích cho đến khi chúng ta biết lời giải nghĩa chính xác của nó (“Nó có nghĩa gì”).
Các Hội Thánh địa phương nên chăm chỉ và thận trọng trong việc cung cấp các thầy giáo đã được huấn luyện trong sự hiểu biết về Lời của Đức Chúa Trời. Các thầy giáo nên được đặc biệt hiểu biết về lịch sử của Kinh Thánh, lời giới thiệu của Kinh Thánh, và đạo lý của Kinh Thánh. Các chương trình huấn luyện đặc biệt nên được chuẩn bị trong những phạm vị này nếu cần thiết. Các nguồn của các trường thần học của chúng ta và các khóa học và các thầy giáo của họ có thể và nên được sử dụng hiệu quả hơn trong chương trình giáo dục địa phương.
Vậy bất cứ ai đang tìm kiếm sự hiểu biết về Kinh Thánh nên tận dụng tất cả những gì mà các giáo viên loài người có thể cung cấp cho. Điều này bao gồm việc sử dụng các sách và các sự giúp đỡ đã được viết xuống ở nhiều dạng khác nhau, cũng như là sự chỉ dẫn cá nhân.
Điều này không có nghĩa là chúng ta nên chấp nhận mà không phê bình gì cả về bất cứ điều gì mà một thầy giáo hay một cuốn sách nói đến. Chúng ta không ở dưới sự thương xót của bất cứ thầy giáo nào, mà chúng ta có thể và nên đánh giá sự giảng dạy của người đó một cách cẩn thận bằng chính Kinh Thánh. Người Giuđa ở Bêrê được khen ngợi vì “tra xem Kinh Thánh hằng ngày” để xem liệu rằng lời giảng dạy của Sứ Đồ Phaolô là theo Kinh Thánh hay không (Công vụ 17:10, 11).
Một vài sự hiểu sai về Hêbơrơ 8:10, 11 (trích từ Giêrêmi 31:33, 34) có nghĩa là các môn đồ Đấng Christ không cần được dạy bởi người khác. Đây không phải là ý nghĩa của đoạn trích. Nó chỉ đến sự khác nhau giữa việc tham gia vào giao ước cũ và tham gia vào giao ước mới. Một người gia nhập vào giao ước cũ khi mới sinh ra, từ đó người đó bắt đầu học để biết về Đức Chúa Trời sau khi gia nhập. Giáo ước mới thì khác. Tư cách thành viên là bởi sự chọn lựa có ý thức và sự tái sanh, nhận biết Chúa là một điều kiện tiên quyết. Đây là lý do tại sao những người dưới giao ước mới không phải được dạy để nhận biết về Chúa.
Bên cạnh những thầy giáo loài người, có một nguồn khác cho sự hiểu biết Kinh Thánh, ấy là, sự giúp đỡ được ban cho bởi Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta không nói đến những gì được gọi là “sự soi sáng bởi Đức Thánh Linh.” Nhiều người theo đạo tin lành đã kết luận sai lầm rằng Đức Thánh Linh mở mắt con người và khiến cho người đó có thể nhìn thấy được ý nghĩa chính xác của Kinh Thánh. Nhiều môn đồ Đấng Christ chia sẻ sai lầm này, thường xuyên qua một sự hiểu sai về Kinh Thánh. Những đoạn trích cụ thể chỉ ngụ ý đến sự hà hơi cho các Sứ Đồ lại được kết luận là ám chỉ đến tất cả các môn đồ Đấng Christ. Một ví dụ là Giăng 16:13, hứa rằng Đức Thánh Linh sẽ “chỉ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật.” Ngữ cảnh bày tỏ rằng điều này đặc biệt dành cho các Sứ Đồ. Điều tương tự cũng đúng như vậy trong Giăng 14:26; và 1 Côrinhtô 2:11-16.
Nếu sự soi sáng như vậy xảy ra với mọi tín đồ Đấng Christ một cách trực tiếp từ Đức Thánh Linh, thì sẽ không cần đến các thầy giáo, trái ngược với những gì mà chúng ta đã nhìn thấy rồi. Bên cạnh đó, nếu Đức Thánh Linh cung ứng cho tất cả các tín đồ Đấng Christ sự giải nghĩa chính xác về Kinh Thánh, thì tại sao lại không có sự nhất trí của sự hiểu biết trong vòng những người tín đồ?
Trong 1 Giăng 2:27, “sự xức dầu” đôi khi được xem như là chỉ đến Đức Thánh Linh hay sự dạy dỗ trong tâm trí của Ngài, nhưng cái này không thể là như vậy. Nếu như điều này là thật, lại nữa, thì nơi nào là sự thống nhất của sự hiểu biết? Cũng vậy, nó sẽ khiến cho không chỉ những thầy giáo loài người mà thậm chí là Kinh Thánh bị lỗi thời. Sự hiểu biết tốt nhất là “sự xức dầu” chính là Lời của Đức Chúa Trời. Các câu 14 và 24 bày tỏ rằng đây là những gì mà Giăng đang nói đến. Câu Kinh Thánh dạy tính đầy đủ của Kinh Thánh như là một nguồn của đạo lý mang tính thẩm quyền. Nó không loại trừ các thầy giáo loài người, nhưng nó bày tỏ rằng những lời dạy của họ phải là sự giải nghĩa và cách áp dụng của Kinh Thánh.
Vậy chúng ta kết luận rằng Đức Thánh Linh không ban cho sự hiểu biết mà không có các quá trình thông thường của sự học tập.
Vẫn vậy, Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh. Như thế nào? Qua sự giúp đỡ được ban cho đặc biệt của Ngài trong việc đáp lại lời cầu nguyện. Ngài sẽ không ban cho chúng ta một sự nhận biết ngay lập tức về kiến thức mới, nhưng Ngài có thể mài sắc các tiến trình tâm trí của chúng ta. Ngài có thể giúp chúng ta dọn dẹp tâm trí rối bời của chúng ta để chúng ta có thể tập trung được. Ngài có thể giúp chúng ta nhớ lại những ý tưởng đã được gặp rồi. Ngài có thể giúp chúng ta vượt qua được sự mù quáng ngoan cố mà có thể ngăn cản chúng ta khỏi việc hiểu được luật pháp của Ngài (xem Thi Thiên 119:18). Ngài có thể cho chúng ta sự khôn ngoan để áp dụng những gì chúng ta học vào đời sống của chúng ta (Giacơ 1:5). Ngài có thể dẫn dắt chúng ta đến những người khác mà có thể giúp chúng ta.
Sự giúp đỡ như vậy không phải là một sự thay thế cho việc học hỏi, cũng không phải là một đường tắt để hiểu Kinh Thánh. Chính chúng ta vẫn phải chăm chỉ, sử dụng tất cả những sự giúp đỡ sẵn có, để khám phá ra những viên ngọc sâu hơn của sự hiểu biết về Kinh Thánh.
Các Nguyên Tắc Của Sự Giải Nghĩa
Vì Kinh Thánh là một cuốn sách lịch sử được viết bằng ngôn ngữ loài người, nên để hiểu được nó, thì một người phải áp dụng các quy tắc và phương pháp của sự giải nghĩa mà phù hợp với bất cứ văn bản nào như vậy. Không có quy tắc riêng tư hay bí mật nào hay là chúng ta được tự do để nghĩ ra các quy tắc thất thường. Đây là một vài nguyên tắc cơ bản:
a) Tìm kiếm ý nghĩa theo lẽ thường (không nhất thiết là theo nghĩa đen). Đôi khi đây được gọi là phương pháp văn phạm mang tính lịch sử.
b) Nhận ra hình thức văn chương cụ thể của văn bản: nó là lịch sử, thơ ca, một lá thư hay là cái gì?
c) Sử dụng tất cả các sự giúp đỡ có sẵn: các sách từ điển (như là Từ điển giải nghĩa của Vine) và các sách từ điển Kinh Thánh (không phải là của Webster) để hiểu được các từ ngữ, các bài bình luận để hiểu về các đoạn trích, và nhiều bản dịch khác nhau.
d) Không nên cố gắng làm cho mọi thứ ăn khớp với một ý tưởng đã được nhận thức trước. Đây là cách mà những sự chia rẽ và các bè phái bắt đầu.
e) Đặt mọi đoạn trích vào trong ngữ cảnh lịch sử chính xác của nó. Sự khác nhau giữa giao ước cũ và mới là căn bản, đặc biệt là vai trò duy nhất của dân Ysơraên như là sự chuẩn bị cho sự đến của Đấng Christ. Đối với mỗi văn bản, hỏi ai đã viết nó, viết cho ai và tại sao.
f) Giải nghĩa các đoạn trích đặc biệt chỉ có mối quan hệ với ngữ cảnh của sách và phân đoạn mà chúng diễn ra.
Một vài nguyên tắc bổ sung được nhận thấy từ sự thật rằng Kinh Thánh không chỉ là một cuốn sách của con người, nhưng nó cũng là Lời của Đức Chúa Trời.
a) Tiếp cận nó với tâm thần của sự vâng phục, nhận biết rằng nó là Lời của Đức Chúa Trời.
b) Cầu nguyện cho sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời như đã được miêu tả ở trên.c) Vì Kinh Thánh hoàn toàn là một quyển sách bởi một tác giả, các sự ám chỉ khác nhau đến cùng một đề tài sẽ giúp giải thích lẫn nhau. Kiểm chứng tất cả các sự ám chỉ đến một chủ đề, sử dụng một sách dẫn hay chủ đề Kinh Thánh và để Kinh Thánh giải nghĩa Kinh Thánh. Sử dụng các đoạn trích rõ ràng hơn để giải thích cho đoạn khó khăn hơn.