photo of brown church

Sự Hiệp Một Của Hội Thánh Bài 10

Tiếng Nói Của Lẽ Thật
Tiếng Nói Của Lẽ Thật
Sự Hiệp Một Của Hội Thánh Bài 10
/

Các tôn giáo ngày nay trên thế giới dường như quan tâm nhiều hơn về sự hiệp một của Hội Thánh hơn bao giờ hết. Phong trào thống nhất giáo phái đã nắm bắt được tư tưởng của con người khắp nơi. Nguyên do cho điều này là bởi vì có quá nhiều sự phân rẽ tôn giáo trên thế giới, và một người hay tất cả đều mệt mỏi vì nó. Vả lại, sự hiệp một có thể không bao giờ được xuất hiện với việc đồng ý cho tới bất đồng của các đảng phái tôn giáo của loài người. Sự phân rẽ sẽ vẫn còn đó mặc dầu sự thật rằng đạt được một số mức độ của sự hiệp nhất và hòa hợp. Vậy câu trả lời là gì? Câu trả lời nằm trong chính Kinh Thánh. Để cho sự hiệp một thật tồn tại loài người phải từ bỏ những sự dạy của mình, các giáo lý, các danh xưng, các Hội Thánh, các sách tín lý, … và nhận lấy Kinh Thánh, đọc và nghiên cứu Kinh Thánh, tin và vâng phục Kinh Thánh. Vậy thì mới có thể có sự hiệp một thật sự, đây là điều mà Chúa đã cầu nguyện cho trong Giăng 17. Khi mọi người làm điều này, tất cả họ sẽ tin giống nhau, tất cả vâng phục các sự dạy dỗ giống nhau, tất cả mang cùng một danh xưng theo Kinh Thánh, tất cả làm việc cùng nhau, tất cả dạy giống nhau, và tất cả đi lên thiên đàng cùng với nhau. Điều đó sẽ rất đơn giản cho sự hiệp một tồn tại khi con người từ bỏ sự bước theo con người và bắt đầu bước theo Đấng Christ.

Lời Kinh Thánh lên án sự phân rẽ. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời ghét những ai mà gieo sự chia rẽ hay sự bất hòa trong vòng anh em (Châm ngôn 6:19). Trong 1 Cô-rinh-tô 1 chúng ta được kể về Hội Thánh tại Cô-rinh-tô đang trở nên bị phân rẽ. Thay vì khen ngợi việc này, sứ đồ Phao-lô ngay lập tức đã thực hiện những bước để tiêu diệt gốc rễ gây ra điều đó. Ông bắt đầu nói, “Hỡi Anh em, tôi nhân danh Ðức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau.” (1 Cô-rinh-tô 1:10). Kế đó ông tiến hành hỏi ba câu hỏi, mà bất kỳ câu hỏi nào sẽ chỉ ra sự sai trái cho hành động của họ. Những câu hỏi là: Ðấng Christ bị phân rẽ ra sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh trên cây thập tự thế cho anh em, hay là anh em đã nhân danh Phao-lô mà chịu phép báp têm sao? Trong ba trường hợp này họ sẽ phải trả lời trong sự phủ định. Vì vậy, ông đã bày tỏ sự dại dột của tình trạng bị chia rẽ của họ.

Cũng giống vậy sứ đồ Phao-lô viết cho anh em tại Rô-ma, “Hỡi anh em, tôi khuyên anh em coi chừng những kẻ gây nên bè đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi, vì những kẻ đó chẳng hầu việc Ðấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà.” (Rô-ma 16:17-18). Trong Cô-lô-se 2:20-22, ông nói “Ví bằng anh em chết với Ðấng Christ về sự sơ học của thế gian, thì làm sao lại để cho những thể lệ nầy ép buộc mình, như anh em còn sống trong thế gian: Chớ lấy, chớ nếm, chớ rờ? Cả sự đó hễ dùng đến thì hư nát, theo qui tắc và đạo lý loài người.”

Tất cả những điều này phải nói rằng, sự dạy dỗ của loài người, giáo lý và mạng lịnh của loài người, việc đề cao con người, việc chấp nhận và bước theo những cuốn sách khác thay vì Kinh Thánh, là những việc gây nên sự phân rẽ. Mặt khác, sự hiệp một chỉ có thể có và được tận hưởng ngay khi một người bước theo Đấng Christ. Đấng Christ đã cầu nguyện, “Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến.” (Giăng 17:20-21). Đấng Christ đã cầu nguyện cho một việc không khả thi sao? Không. Chắc chắn sự hiệp một có thể có. Khi nào? Khi chúng ta bước theo Đấng Christ. Sự dạy dỗ do con người lập ra sẽ chia rẽ chúng ta nhưng sự dạy dỗ của Kinh Thánh sẽ hiệp một chúng ta.

Trong Ê-phê-sô 4:1-6, chúng ta có công thức cho sự hiệp một. Hãy lắng nghe, “Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh. Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp tem; chỉ có một Ðức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người.” (Ê-phê-sô 4:1-6). Hãy ghi nhớ rằng đây là một lời van nài cho sự hiệp một. Cũng hãy ghi chú rằng chỉ có một cho những điều đã được liệt kê. Có bất cứ ai có ý tưởng là có nhiều hơn một không?

Sự hiệp một của Hội Thánh được nhìn thấy trong lúc Đấng Christ phán Ngài sẽ lập Hội Thánh của Ngài ( Ma-thi-ơ 16:18), nghĩa là một, đó là thân thể thuộc linh của Ngài (1 Cô-rinh-tô 12:27), và Ngài là đầu của Hội Thánh (Cô-lô-se 1:8). Chắc chắn người ta sẽ không buộc tội Đấng Christ có hai thân thể hoặc hai đầu. Hội Thánh cũng là hình ảnh như nhà của Đức Chúa Trời hay gia đình của Đức Chúa Trời (1 Ti-mô-thê 3:15). Nhưng có bao nhiêu nhà hay gia đình? Dĩ nhiên là một. Chúng ta đọc về vương quốc của Đấng Christ hay vương quốc của Đức Chúa Trời mà Đấng Christ là vua (Giăng 3:3-5; Cô-lô-se 4:11; 1 Ti-mô-thê 6:15). Có bao nhiêu vương quốc mà Đức Chúa Trời sở hữu và có bao nhiêu vua ở đó? Chỉ có một cho cả hai trường hợp.

Chắc chắn rằng Kinh Thánh bị chống đối bởi chính suy nghĩ của sự dạy dỗ của giáo phái, mà đó là sự phân rẽ. Mặt khác, Kinh Thánh vẽ ra sự hiệp một, sự thống nhất, sự trọn vẹn, và sự đầy đủ. Trong khi đó Kinh Thánh không có vẽ ra rằng Hội Thánh như là một thân thể bí ẩn được làm nên từ tất cả những đảng phái tôn giáo mà bất chấp những niềm tin và những sự thực hành của họ, nhưng Kinh Thánh vẽ ra Hội Thánh là thuộc về Đấng Christ, được dựng nên từ những người được gọi ra khỏi, những người đã bước theo Đấng Christ và là người đã vâng phục sự dạy dỗ của Ngài, là những người được cứu. Đấng Christ không bị chia rẽ và kể cả là Hội Thánh của Ngài cũng không có sự phân rẽ. Bị phân rẽ và giữ sự phân rẽ trong bất cứ cách nào là đang chống nghịch lại Đấng Christ và điều mà Ngài đã cầu nguyện cho.

HỘI THÁNH CỦA KINH THÁNH

13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

Tác Giả – J.C. CHOATE

BIÊN DỊCH BỞI HỒNG ÂN & QUÝ HOÀNG

Mục Lục

Ý Nghĩa Của Hội Thánh

Sự Ra Đời Của Hội Thánh

Sự Thành Lập Hội Thánh

Đặc Điểm Nhận Biết Của Hội Thánh

Danh Xưng Của Hội Thánh

Sự Tổ Chức Của Kinh Thánh

Gia Nhập Vào Hội Thánh

Sự Thờ Phượng Của Hội Thánh

Công Việc Của Hội Thánh

Sự Hiệp Một Của Hội Thánh

Tín Điều của Hội Thánh

Lịch Sử Của Hội Thánh

Hội Thánh Ngày Nay

Có Thể Bạn Quan Tâm!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top