Sự Dạy Dỗ Trong Sự Công Bình – Bài 12

Thi Thiên 119:9-16, 33-40; Hêbơrơ 8:6-8, 13

Kinh Thánh là quy tắc tiêu chuẩn hoàn toàn đầy đủ của chúng ta về đức tin và việc làm. Như 2 Timôthê 3:16 nói rằng, nó là có ích cho “sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình”. Nó nói cho chúng ta về việc chúng ta nên hành động như thế nào, chúng ta phải sống như thế nào. Nó cung cấp điều cơ bản cho mọi quyết định đạo đức; nó chỉ dạy chúng ta về những gì là đúng và những gì là sai.

Đa số các tín đồ Đấng Christ nhận ra rằng Kinh Thánh là thẩm quyền cuối cùng về vấn đề đạo đức, nhưng nhiều người hoàn toàn không chắc chắn việc sử dụng nó như vậy như thế nào. Trong chương này, chúng ta sẽ hầu như tập trung vào các nguyên tắc cho việc sử dụng Kinh Thánh trong việc đưa ra những quyết định đạo đức.

Chọn Lựa Một Quy Tắc Tiêu Chuẩn

Làm thế nào mà bất cứ ai quyết định được những việc làm nào là đúng và những cái nào là sai? Dựa vào điều gì mà một người đưa ra những quyết định như vậy?

Nhiều người nghĩ rằng chỉ mình trí tuệ của con người là đủ để xác định đúng và sai. Tức là, nếu như một người chỉ vừa mới ngồi xuống và nghĩ nó xuyên suốt rất cẩn thận, chắc chắn người đó sẽ nhận ra rằng những việc làm cụ thể phải được thực hiện và những việc khác được tránh đi. Đây là cách tiếp cận của các nhà triết học trong hàng ngàn năm. Vấn đề duy nhất đó là, các nhà triết học này, tất cả đều sử dụng những năng lực trí tuệ như nhau, và chưa bao giờ có thể ưng thuận về một tiêu chuẩn thống nhất về đạo đức.

Trong thế giới ngày nay, một ý tưởng phổ biến đó là không có quy tắc tiêu chuẩn khách quan duy nhất nào mà áp dụng giống nhau với mọi người. Nhiều người đang nói rằng mỗi người nên đơn giản tự đánh giá cho chính mình những gì là đúng đối với người đó. Như một sinh viên tốt lớp nghiệp cấp ba tuyên bố rằng, “nếu chúng ta sẽ có các phẩm chất đạo đức, thì hãy có những phẩm chất theo cá nhân. Mọi người nên tạo ra những quy tắc của chính mình.”

Thậm chí nếu như điều này là thật, thì chúng ta vẫn sẽ phải hỏi rằng, dựa trên cơ sở nào mà một người nên quyết định? Câu trả lời phổ biến ngày nay đó là thỉnh thoảng sâu bên trong bạn sẽ nói cho bạn liệu rằng một hành động là đúng hay sai. Như một tác giả đã nói rằng, “Hầu như ‘những quan điểm’ của tôi được hình thành bởi một cảm giác trong lòng mà nói với tôi là ‘điều này đúng’ hay ‘điều này sai.’” Một người đọc tiếng Anh thiết kế cho sinh viên năm nhất cao đẳng đặt nó theo cách này: “đạo đức là những gì bạn cảm thấy tốt sau đó.” Những người khác thì đi theo tục ngữ cũ rằng, “Luôn luôn để lương tâm của bạn dẫn dắt bạn,” như thể lương tâm là thẩm quyền gì đó bên trong mà không thể sai trái được về các phẩm chất đạo đức.

Nhiều người không bao giờ ngừng suy nghĩ về bộ máy đưa ra quyết định về đạo đức. Họ chỉ bị thu hút một cách vô thức bởi các quy tắc tiêu chuẩn (hay bất quy tắc) về phương tiện truyền thông và phong tục tập quán của chúng ta nói chung. Ví dụ, các tiêu chuẩn đạo đức được khuyến khích trên TV trở nên in sâu vào trong tâm trí không hay chỉ trích của chúng ta và được làm theo một cách vô thức. (Điều này không nghi ngờ gì về việc làm thế nào mà “những cảm giác trong lòng” và “lương tâm” của nhiều người được hình thành.)

Nếu như đây là cách mà phẩm chất đạo đức được định đoạt, đó là, nếu như nó là chủ quan và có liên quan, thì chúng ta hãy sẵn sàng để chấp nhận các hậu quả: (1) Sẽ không bao giờ có sự thống nhất chung về các quy tắc tiêu chuẩn đạo đức. (2) Chúng ta sẽ không bao giờ có thể kết tội bất cứ ai – một kẻ hãm hiếp, một kẻ tàn ác, một Hitle – cho việc làm những gì mà “những cảm giác trong lòng” của người đó nói với người đó là đúng đắn. (3) Cuối cùng, đạo đức sẽ được quyết định bởi kẻ mạnh nhất: “sức mạnh quyết định đúng sai.”

Đây là cách mà nó phải như vậy phải không? Đây chỉ là cách duy nhất mà cách quyết định về đạo đức có thể được đưa ra sao? Nó là như vậy – nếu như không có Đức Chúa Trời, Đấng đã phán ra Lời của Ngài. Như một trong các nhân vật của Dostoevsky nói rằng, “Nếu như không có Đức Chúa Trời, thì mọi thứ đều được cho phép.”

Nhưng đây là điểm chính xác: có một Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đã phán! Ngài đã cho chúng ta một quy tắc tiêu chuẩn khách quan, thống nhất, tuyệt đối cho đạo đức: Kinh Thánh. Điều này khiến cho mọi sự kêu cầu đến “cảm giác” bên trong, chủ quan nào đó thành vô ích. Thậm chí một lời kêu gọi của tín đồ Đấng Christ với mục đích tốt cho “sự chỉ dẫn bên trong của Đức Thánh Linh” cũng là vô ích. Đức Thánh Linh không chỉ dẫn chúng ta từ trong lòng, nhưng từ bên ngoài, qua Lời được ghi chép một cách khách quan mà Ngài đã hà hơi.

Kinh Thánh là thẩm quyền cuối cùng về vấn để đạo đức, nhưng chúng ta phải đưa ra một sự chọn lựa có ý thức để vâng phục thẩm quyền của nó. Nếu như chúng ta không tỉnh táo tìm đến Kinh Thánh, thì chúng ta sẽ hầu như bị thu hút bởi những phẩm chất đạo đức đang chiếm ưu thế và các kiểu mẫu của phong tục tập quán của chúng ta. Hiểu được điểm này là chủ yếu quan trọng cho tất cả, nhưng lại rất quan trọng với cha mẹ, những người chịu trách nhiệm cho việc rèn luyện con cái của họ theo đường lối của Đức Chúa Trời.

Phân Tích Lời Một Cách Đúng Đắn

Cho dù nó không còn là bản dịch được ưa thích của 2 Timôthê 2:15, nhưng khái niệm về “lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật” là rất quan trọng cho việc đưa ra quyết định. Chúng ta phải biết những phần khác nhau của Kinh Thánh áp dụng cho các trường hợp hiện tại của chúng ta như thế nào.

Về tầm quan trọng cơ bản là sự phân biệt mang tính lịch sử giữa thời kỳ giao ước cũ và thời kỳ giao ước mới. Điểm trọng tâm của Kinh Thánh và của chính lịch sử là việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ, đặc biệt là sự chết và sự sống lại của Ngài. Đức Chúa Trời đã bắt đầu sự chuẩn bị mang tính lịch sử cho điều này ngay khi tội lỗi bước vào thế gian (Sáng thế ký 3:15).  Nhân tố chính trong sự chuẩn bị này là sự nuôi dưỡng chọn lọc và lâu dài của quốc gia Ysơraên. Qua sự liên kết đặc biệt của Ngài với mốt quốc gia này, Đức Chúa Trời đã tạo ra được môi trường thích hợp cho sự đến của Đấng Christ.

Mối quan hệ duy nhất của Đức Chúa Trời với dân Ysơraên được gọi là “giao ước cũ.” Điều này bao gồm một hệ thống các luật pháp đặc biệt giúp gìn giữ một trạng thái của sự thánh sạch và tin kính, và nó cũng chỉ ra trước về công việc của Đấng Christ. Cũng có một bộ phận của sự bày tỏ tiên tri mà được gây dựng nên trong vòng dân Ysơraên một sự chờ mong mãnh liệt về sự đến của Đấng Cứu Thế. Vì vậy khi Đấng Christ đến, Ngài đến với dân thánh (có mối quan hệ), dân mà đang mong đợi Ngài.

Nó là quan trọng cho chúng ta để thấy được rằng dưới giao ước cũ, thì mọi việc mà Đức Chúa Trời làm liên quan đến dân Ysơraên là sự chuẩn bị cho sự đến của Đấng Christ. Điều này đặc biệt đúng với luật pháp của Môi-se, liên quan đến các nghi thức và nghi lễ mà đã quy định cho đời sống tôn giáo và quần chúng của dân Ysơraên. Rất nhiều chứ không phải là đa số luật pháp Môi-se đều chỉ áp dụng cho quốc gia đặc biệt này trong vai trò chuẩn bị của họ. Sau khi Đấng Christ đến và hoàn thành công việc của Ngài, giao ước cũ bị bỏ đi. Mối quan hệ duy nhất của dân Ysơraên với Đức Chúa Trời bị bãi bỏ, cùng với tất cả các lễ nghĩ chi tiết và các điều lệ xã hội. Xem Êphêsô 2:11-22 và toàn bộ sách Hêbơrơ.

Vì công việc mang tính lịch sử của Đấng Christ không thể hoàn thành cho đến sự sống lại của Ngài, giao ước cũ vẫn có hiệu lực xuyên suốt hầu hết cuộc đời và sự hầu việc của Đức Chúa Jêsus. Đây là lý do tại sao, thậm chí trong các sách tin lành, mọi người vẫn còn vâng phục luật pháp của Môi-se.

Với sự chết của Đức Chúa Jêsus, một giao ước mới được thành lập, cái mà áp dụng cho mọi dân tộc, bao gồm cả dân Ysơraên. Những người như chúng ta, biết được giao ước mới và tìm kiếm sống theo nó là Hội Thánh, hay là dân Ysơraên mới của Đức Chúa Trời. Các luật pháp xã hội và tôn giáo cần thiết bởi vai trò chuẩn bị duy nhất của quốc gia Ysơraên đã không còn hiệu lực nữa. Những mạng lệnh duy nhất từ Cựu Ước mà áp dụng cho Hội Thánh là những gì bày tỏ luật pháp đạo đức đời đời của Đức Chúa Trời, những gì mà trình bày các nguyên tắc và quy luật mà luôn luôn có hiệu lực và ở bất cứ đâu, chỉ bởi vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời. Thậm chí chúng được bày tỏ trong khi Cựu Ước vẫn còn đang có hiệu lực, thì những lời dạy của Đức Chúa Jêsus trong các sách tin lành cũng được áp dụng, vì Ngài đang ban cho những lời chỉ dẫn cho dân sự mới của Ngài, Hội Thánh. Dĩ nhiên phần còn lại của Tân Ước cũng áp dụng cho Hội Thánh nữa.

Vì vậy khi chúng ta như là các tín đồ Đấng Christ tìm cách để xác định điều gì là đúng và sai cho chúng ta ngày nay, nguồn căn bản của chúng ta là Tân Ước, cùng với những nguyên tắc đạo đức có giá trị đời đời từ Cựu Ước (những gì mà thường xuyên được lặp lại trong Tân Ước theo bất cứ cách nào).

Một câu nữa cần được nói về việc sử dụng chính Tân Ước. Đó là việc được tin phổ biến rằng một vài phần của nó có thẩm quyền hơn những phần khác. Nhiều người nghĩ rằng những lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus (đôi khi được in thành màu đỏ) có thẩm quyền nào đó hơn phần còn lại của Tân Ước. Điều này không phải là như vậy. Ví dụ, bài giảng ở trên núi, không có thẩm quyền gì hơn so với sách Rôma và 1 Phierơ, bởi vì toàn bộ Tân Ước hoàn toàn đến từ Đức Chúa Jêsus qua Đức Thánh Linh. Xem Giăng 16:13-15.

Chúng ta cũng nên lưu ý rằng đời sống và tấm gương của Đức Chúa Jêsus không có gì nặng ký hơn phần còn lại của Tân Ước. Thực tế, nhiều lúc đời sống của Ngài không phải là một tấm gương cho chúng ta, hay là nó được định như vậy. Sự hầu việc của Ngài là duy nhất. Đức Chúa Jêsus đã không đến thế gian này chỉ đơn giản để bày tỏ cho chúng ta thấy làm thế nào để sống một đời sống hoàn hảo. Ngài đến để chết cho tội lỗi của chúng ta, và đời sống hoàn hảo của Ngài là cần thiết cho sự dâng tế lễ hoàn hảo của Ngài. Để nhìn vào Đức Chúa Jêsus chỉ đơn giản như là một tấm gương đạo đức thôi thì đã bỏ lỡ toàn bộ đại ý về sự vâng phục của Ngài.

Vì vậy, chúng ta nhìn vào Lời được viết của Đức Chúa Trời, được rao giảng một cách ngay thẳng, là quy tắc tiêu chuẩn thẩm quyền duy nhất cho phẩm chất đạo đức công bình.

Áp Dụng Các Nguyên Tắc Chung

Một vài năm trước, một cuộc nghiên cứu bày tỏ rằng đa số những người hầu việc đạo tin lành xem Kinh Thánh là không thích hợp bởi vì “có ít sự hướng dẫn đặc biệt trong nó cho các vấn đề đặc biệt.” Đúng là Kinh Thánh không phải là một cuốn sách quy tắc chi tiết mà đưa ra những sự chỉ dẫn cụ thể cho mọi vấn đề có thể mắc phải ở mọi lúc và mọi nơi. Nhưng hơn là một nhược điểm, thì đây lại rõ ràng là đặc tính và điểm mạnh của Kinh Thánh: nó cung cấp các nguyên tắc chung mà thích hợp với bất cứ lứa tuổi và phong tục tập quán nào.

Nhận biết được sự thật này là một trong những bước quan trọng trong việc nghiên cứu cách sử dụng Kinh Thánh cho sự hướng dẫn về đạo đức. Một vài câu hỏi về đạo đức được nêu ra. Ví dụ, sự giang dâm bị lên án tuyệt đối (1 Côrinhtô 6:9-18). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta được cho những nguyên tắc chung mà chúng ta được mong đợi để áp dụng vào những vấn đề đặc biệt một cách thành thật, thông minh và không ích kỷ.

Ví dụ, nằm dưới mạng lệnh, “người chớ giết người” (Xuất Êdíptô ký 20:13) là nguyên tắc cơ bản rằng mạng sống con người phải được tôn trọng theo mọi cách bởi vì nó được tạo dựng theo chính hình tượng của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải hỏi về bất cứ thứ gì mà chúng ta làm, “Có phải điều này bày tỏ sự không tôn trọng và xem thường đối với một con người như sau không? Có phải nó vi phạm sự trung thực của mình như một người được tạo ra trong hình tượng của Đức Chúa Trời không?” Vậy việc giết người bị cấm đoán (Sáng thế ký 9:6), nhưng cũng như vậy với việc nguyền rủa bất cứ ai (Giacơ 3:9, 10), và sự hận thù (1 Giăng 3:15), và sự nhạo báng (Mathiơ 5:21, 22).

Khi chúng ta hiểu được rằng đây là cách mà Kinh Thánh có ích cho sự dạy dỗ trong sự công bình, nó trở nên rất thú vị để xem được làm thể nào nó chạm đến được mọi lĩnh vực đơn độc của cuộc sống. Ví dụ, có sự ứng dụng rộng rãi cho sự dạy dỗ của Kinh Thánh trên mục đích của chính quyền nhân dân, ấy là, sự công bình, điều mà bao gồm việc bảo vệ các quyền lợi của người vô tội và hình phạt những kẻ phạm tội (Rôma 12:17-13:7; 1 Timôthê 2:1-4; 1 Phierơ 2:13, 14). Điều này giúp chúng ta hiểu được lý do căn bản cho hình phạt tử hình và cuộc chiến phòng ngự. Nó giúp chúng ta biết làm thể nào để bỏ phiếu trong các cuộc bầu chọn. Nó giúp chúng ta giữ Hội Thánh khỏi việc chiếm đoạt trách nhiệm của chính quyền và ngược lại.

Mỗi tín đồ Đấng Christ, đặc biệt là mọi người rao giảng và thầy giáo, phải làm việc chăm chỉ để hiểu được các nguyên tắc chung của Kinh Thánh và áp dụng chúng vào những quyết định hằng ngày. Vậy sẽ khiến Kinh Thánh sống động đầy ý nghĩa, và chúng ta sẽ đọc vang câu đầy tình cảm của Thi Thiên, “Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy” (Thi Thiên 119:97).

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top