Thông thường, khi nói về việc một người phải làm để được cứu khỏi tội lỗi của mình, thì người đó sẽ được bảo rằng người đó cần nói một lời cầu nguyện và xin Đức Chúa Jêsus đi vào lòng của mình. Người đó sẽ được chỉ dẫn cầu nguyện lời được gọi là Bài Cầu Nguyện của Tội Nhân.
Sự Cầu Nguyện Của Tội Nhân
Tác giả: Don Blackwell
Dịch giả: Quy hoàng
Nguồn: World Bible Video School
Bạn đã bao giờ nghe về Bài cầu nguyện của Tội Nhân chưa? Thông thường, khi nói về việc một người phải làm để được cứu khỏi tội lỗi của mình, thì người đó sẽ được bảo rằng người đó cần nói một lời cầu nguyện và xin Đức Chúa Jêsus đi vào lòng của mình. Người đó sẽ được chỉ dẫn cầu nguyện lời được gọi là Bài Cầu Nguyện của Tội Nhân. Dù lời câu nguyện này có nhiều hình thức khác nhau; nhưng nó thường đọc một vài điều giống như thế này: “Đức Chúa Trời kính mến, Tôi biết rằng tôi là một tội nhân, và tôi cầu xin sự tha thứ của Ngài. Tôi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Ngài. Tôi tin rằng Ngài đã chết cho tội lỗi của tôi và Ngài đã sống lại. Tôi muốn tin Ngài như Đấng Cứu Thế của tôi và đi theo Ngài như Chúa, từ bây giờ trở đi. Hãy chỉ dẫn đời sống của tôi và giúp tôi làm theo ý muốn của Ngài. Tôi cầu nguyện điều này nhân danh của Đức Chúa Jêsus. Amen.”
Các bạn à, bạn sẽ ngạc nhiên nếu tôi nói với bạn rằng không hề có lời cầu nguyện nào như vậy được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trong Kinh Thánh và không có ai trong Tân Ước từng được cứu bởi việc nói một lời cầu nguyện như vậy? Bạn có thể nghĩ rằng, “Chắc chắn điều đó phải có trong Kinh Thánh bởi vì chúng ta lúc nào cũng được bảo như vậy. ” Nhưng sự thật thì, nó không có trong đó.
Thực tế, sách Công vụ – đôi khi được gọi là “Sách về các sự cải đạo” – chứa đựng nhiều câu chuyện về những người trở thành Christian. Nhưng trong tất cả các câu chuyện này, không có cái nào nói về một lời cầu nguyện của tội nhân cả. Như là một thực tế, không có ai trong số họ được cứu bởi lời cầu nguyện cả.
Tuy nhiên, có một câu chuyện, về một tội nhân, người đang trong tuyệt vọng, đã tìm đến với sự cầu nguyện. Khi Sau-lơ người Tạt-sơ – người sau này được biết đến như sứ đồ Phao-lô. Khi ông gặp Chúa Jêsus lần đầu, không biết phải làm gì, ông đã cầu nguyện, Theo Công vụ 9:11. Nhưng sự cầu nguyện này đã không cứu ông. Làm sao tôi biết được điều đó? Tôi biết điều đó bởi vì trong Công vụ 22 khi A-na-nia đến tìm Sau-lơ, người thấy ông đang ăn năn; người thấy ông đang là một người đang tin; thực tế là người thấy ông đang cầu nguyện. Nhưng A-na-nia đã nói với Sau-lơ, “Bây giờ anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy và chịu phép báp-têm.” Giờ thì hãy nghe. “Và làm sạch tội lỗi mình đi, nhân danh của Chúa” Công vụ 22:16. Bạn thấy đó, dù ông đang cầu nguyện, nhưng ông vẫn còn trong tội lỗi của mình.
Các bạn à, nếu như có một trường hợp của một nỗ lực với một “Bài cầu nguyện của tội nhân”, thì đây chính là nó. Nhưng nó không có tác dụng. Tội lỗi của người đó vẫn không được làm sạch đi bởi sự cầu nguyện. Tội lỗi của người đó không được rửa sạch đi cho đến khi người đó được nhận chìm trong nước của phép báptêm.
Đôi khi có sự tranh luận rằng Công vụ 2:21 là một ví dụ của một lời cầu nguyện của tội nhân. Rằng nó là một mạng lệnh để cầu Bài Cầu Nguyện của Tội nhân. Nó đọc có phần là, “Bất cứ ai cầu khẩn danh Chúa sẽ được cứu.”
+Trước tiên, nếu đoạn trích này đang đòi hỏi một lời cầu nguyện như vậy để được cứu, thì tôi phải hỏi một câu hỏi: “Tại sao lại không có ví dụ nào của bất cứ ai từng làm điều này?”
+Thứ hai, hãy hỏi những người trong Công vụ 2 đã hiểu mạng lệnh đó có nghĩa gì? Sự thật là họ đã không hiểu được nó. Chúng ta biết điều đó bởi vì trong câu 37, sau khi nghe điều này, họ đã hỏi câu hỏi, “Chúng tôi phải làm chi?” Và sau đó Phi-e-rơ giải thích cho họ làm thế nào để nhân danh Chúa để được cứu khỏi tội lỗi của họ. Hãy nghe lời giải thích của Phierơ. Công vụ 2:38: “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình.” Vậy Phi-e-rơ đã định nghĩa việc kêu cầu danh Chúa không phải như một bài cầu nguyện của tội nhân nhưng như việc ăn năn và chịu phép báp-têm.
Lại nữa, Công vụ 22:16, A-na-nia đã nói với Sau-lơ “Bây giờ anh còn trễ nải làm chi?” Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi.” Các bạn à, cách mà ông kêu cầu Chúa cho sự tha thứ tội lỗi của mình là bằng việc chịu phép báp-têm và được rửa sạch trong huyết của Chúa Jêsus.
Học Viện Kinh Thánh Việt Nam – VBI www.vbi.edu.vn