mountains, cross, snow-1081799.jpg

Sự Ăn Năn Tội Lỗi Bài 7

Một mạng lệnh khác nữa của tin lành là sự ăn năn.  Nhưng sự ăn năn là gì và có đặc điểm gì với sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ? Để bắt đầu với điều này, từ ngữ sự ăn năn có nghĩa là quay lại, đi một hướng khác, thay đổi, từ bỏ các việc xấu và sai đang làm. Đức Chúa Jêsus kể một câu chuyện là một minh họa cho những gì chúng ta đang nói đến. Ngài phán: “Các ngươi nghĩ làm sao? Một người kia có hai đứa con trai; nói cùng đứa thứ nhứt, mà rằng: Con ơi, bữa nay con hãy ra làm vườn nho. Ðứa ấy thưa rằng: Vâng; rồi không đi. Ðoạn, người cha đi đến đứa thứ hai, cũng bảo như vậy. Ðứa nầy thưa rằng: Tôi không muốn đi. Nhưng sau ăn năn, rồi đi. Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha? Họ đáp rằng: Ðứa thứ hai. Ðức Chúa Jêsus phán cùng họ rằng: Quả thật, ta nói cùng các người, những kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm sẽ được vào nước Ðức Chúa Trời trước các ngươi. Vì Giăng đã theo đường công bình đến cùng các ngươi, nhưng các ngươi không tin, còn những kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm đã tin người; và các ngươi, khi đã thấy điều ấy, sau cũng không ăn năn đặng tin người.” (Mathiơ 21:28-32). Đối với mối quan hệ của sự ăn năn với sự chết, chôn và sống lại của Đấng Christ, khi một người từ bỏ tội lỗi của mình vậy thì đó là tượng trưng cho sự chết của Chúa. Như vậy, trong cả hai ví dụ, chúng ta có thể nhìn thấy vì sao sự ăn năn lại rất quan trọng.

Việc nhận biết rằng loài người là một tội nhân (Rô-ma 3:23), và tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23), kế đến Đấng Christ dạy rằng một người phải ăn năn không thì hư mất (Lu-ca 13:3). Để nhấn mạnh điều này, Ngài cũng lặp lại y vậy trong Lu-ca 13:5. Nói cách khác, Ngài đang nói rằng trừ phi một người ăn năn, hoặc quay lưng lại với điều sẽ hủy diệt người đó, không thì người đó sẽ bị hư mất. Một lần nữa, Ngài phán: “Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín mươi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn.” (Lu-ca 15:7).

Hãy hiểu rằng, sự ăn năn là hơn hẳn việc chỉ cảm thấy hối tiếc về tội lỗi của mình. Một người có thể hối tiếc rằng người đó bị bắt và kết thúc trong tù. Người đó có thể không hối tiếc vì những gì mình đã làm, nhưng chỉ vì phải trả giá cho việc mình đã làm. Đây không phải là ăn năn. Sứ Đồ Phao-lô nói với chúng ta: “Vì sự buồn rầu theo ý Ðức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết.” (2 Cô-rinh-tô 7:10). Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời dẫn đến sự hối cải (ăn năn) nhưng đừng hiểu lầm vì sự ăn năn.

Ai phải ăn năn? Khi Phao-lô đã rao giảng trên ngọn đồi Mars, gần cuối bài giảng của ông, ông nói: “Vậy thì, Ðức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn,” (Công vụ các sứ đồ 17:30). Vậy theo như câu này, Chúa muốn tất cả mọi người ở mọi nơi ăn năn và từ bỏ tội lỗi của mình. Cũng vậy, ghi chú sự kiện rằng tại một thời điểm, Đức Chúa Trời có thể đã bỏ qua các việc ngu muội của chúng ta, nhưng Ngài nói rõ rằng Ngài sẽ không chịu đựng hay bỏ qua nữa bất kỳ tội nào dẫu là ngu muội hay không. Một lần nữa, Sứ Đồ Phi-e-rơ nói, “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” (2 Phi-e-rơ 3:9).

Trong việc nói về tất cả những người đến với sự ăn năn, thông thường lời Chúa nhận biết những người này như là con người hay những ai đã phạm tội. Điều này sẽ không bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi vì “nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu” (Ma-thi-ơ 18:1-3). Hơn nữa, tin lành hướng đến những ai trưởng thành đủ để ăn năn tội lỗi của họ và đó có ý nghĩa rằng họ đủ hiểu biết về các việc làm xấu xa của mình và muốn từ bỏ chúng. Chỉ những ai đạt đến tuổi chịu trách nhiệm thì có thể làm điều này.

Trở về với Công vụ các Sứ Đồ 2, chúng ta có Phi-e-rơ và các Sứ Đồ đang rao giảng cho dân chúng trong ngày lễ Ngũ Tuần. Họ đang rao giảng cho những tội nhân, cho những ai thậm chí đã từng có phần trong sự đóng đinh Đấng Christ. Vậy điều đó là hiển nhiên, khi họ muốn biết họ phải làm chi, Phi-e-rơ nói với họ, “Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh.” (Công vụ các sứ đồ 2:38). Sau đó trong một bài giảng khác ông nói, “Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi,” (Công vụ các sứ đồ 3:19).

Từ những câu Kinh Thánh này, đó là chứng cứ hoàn hảo rằng sự ăn năn là một trong các mạng lệnh của tin lành. Điều đó có nghĩa là một người và tất cả phải từ bỏ tội lỗi của mình nếu họ muốn vâng lời Chúa và có sự tha tội. Nói cách khác, một người không thể được cứu và lên thiên đàng mà không ăn năn. Một đời sống đạo đức tốt là chưa đủ. Không có gì sẽ thay thế cho việc làm theo những gì mà Chúa đã phán rằng một người phải làm cốt để được nhận sự cứu rỗi.

Xuyên suốt sách Công vụ các Sứ Đồ, và xem xét các trường hợp ăn năn khác, bạn sẽ tìm thấy rằng nếu sự ăn năn không phải là mạng lệnh, vậy thì nó sẽ là ngụ ý. Lấy ví dụ trong Công vụ các Sứ Đồ 16, sau khi Phao-lô và Si-la đã giảng lời của Chúa cho người đề lao và cả nhà của ông, Kinh Thánh nói rằng ông đem họ ra rửa vết thương. Nếu đó không phải sự ăn năn thì đó là gì? Trong trường hợp của Sau-lơ theo Công vụ các Sứ Đồ 9, ông là một người bắt bớ các môn đồ của Đấng Christ, nhưng ngay khi Chúa hiện ra với ông, ông đã trở nên một người khác. Ông không chỉ tiếp tục vâng phục tin lành, nhưng rao giảng Đấng Christ và sự đóng đinh Ngài, Đấng mà ông đã chống nghịch tới cùng từ khi bắt đầu. Đó không phải là sự ăn năn sao?

Một vài người đã nói rằng việc vâng phục tin lành có một sự thay đổi tấm lòng, mà được làm ra bởi đức tin, một sự thay đổi đời sống mà có liên quan đến sự ăn năn, và một sự thay đổi hiện trạng mà là kết quả của phép báp-têm. Trong sự ăn năn và vâng phục Đấng Christ tất cả tội lỗi của con người được tha thứ hay rửa sạch. Một người trở nên một tạo vật mới (2 Cô-rinh-tô 5:17), một người mới trong Đấng Christ (Ga-la-ti 3:26-27). Những điều này khi người đó đã làm một lần thì không cần làm nữa. Những điều mà người đó từng chống nghịch thì bây giờ không chống nghịch nữa. Rõ ràng không có điều gì giống như vậy trong thế gian này.

Sau khi một người trở thành một môn đồ Đấng Christ, có thể có những lúc người đó phải ăn năn lần nữa. Một môn đồ Đấng Christ không phải là người hoàn hảo. Thậm chí là một môn đồ Đấng Christ trung tín cũng có thể phạm lỗi. Những người mà cố ý phạm tội phải xưng tội và cầu nguyện Đức Chúa Trời để được tha thứ (Gia-cơ 5:16; Công vụ các Sứ Đồ 8:22). Nếu không họ sẽ bị hư mất.

Nhưng đối với những người chưa trở nên môn đồ Đấng Christ, và những ai chưa phải là thành viên của Hội Thánh, họ cần nghe Đấng Christ, tin vào Ngài, ăn năn tội lỗi của họ, xưng nhận Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời, và chịu phép báp-têm để được sự tha tội. Mỗi một việc trong các mạng lệnh này là quan trọng. Một người không thể được cứu bằng bất cứ một điều nào trong số chúng mà không đi kèm với những điều khác. Một người cũng không thể được cứu nếu bỏ xót một trong những điều đó. Đối với sự ăn năn, nó có nghĩa là một người phải từ bỏ mọi tội lỗi, và tất cả sự sai lầm, thậm chí là các sự sai lầm của tôn giáo, mà có thể có trong đời sống của người đó, cốt để cho người đó luôn giữ sự vâng lời của mình. Chỉ có như vậy một người mới có thể nói rằng người đó đã vâng phục mạng lệnh về sự ăn năn.

TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST

13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI

J.C. CHOATE

Mục Lục

  1. TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
  2. NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
  3. SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
  4. SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
  5. VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
  6. ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
  7. SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
  8. SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
  9. PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
  10. CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
  11. VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
  12. VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
  13. SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top