Hai hành tinh cuối cùng ở phía ngoài của
Hệ mặt trời là Thiên Vương và Hải Vương.
Hai hành tinh này rất giống nhau.
Cả hai đều được xếp vào nhóm Khổng Lồ Khí,
chúng có hình dáng tổng thể giống nhau,
có nhiều mặt trăng, các nhẫn mờ nhạt, và rất lạnh.
Dù chúng có thành phần khí quyển tương tự nhau,
nhưng có một sự khác biệt trong mật độ tổng thể.
Sao Thiên Vương có đường kính lớn hơn một chút,
nhưng sao Hải Vương lại nặng hơn một chút.
Mỗi hành tinh thể hiện một số đặc điểm độc đáo
khi chúng ta xem xét vai trò của chúng trong Hệ Mặt Trời.
Đầu tiên, sao Thiên Vương là một hành tinh đi ngang.
Các cực của sao Mộc chỉ có độ nghiêng rất nhẹ
và trục Trái đất nghiêng 23,5 độ, thì sao Thiên Vương
nghiêng khoảng 98 độ so với phương thẳng đứng.
Độ nghiêng hành tinh cực độ này có nghĩa là
ánh sáng mặt trời chiếu thẳng
trên các vùng cực trong phần lớn quỹ đạo của nó.
Vì hành tinh quay theo kiểu đi ngang này,
nên mỗi bán cầu trải qua ánh sáng
ban ngày liên tục một nửa quỹ đạo của nó,
tổng cộng là 84 năm Trái Đất.
Khi chúng ta xem xét
hành tinh xa nhất–Neptune–
chúng ta thấy rằng nó có
một bầu không khí rất năng động.
Trong khi gió của sao Mộc đạt tốc độ 400 dặm/giờ,
sao Hải Vương có tốc độ gió trong khí quyển cao nhất
trong toàn bộ Hệ mặt trời
đạt tốc độ gần 1200 dặm/giờ.
Giống như tất cả các hành tinh Khí khổng lồ, Sao Hải Vương
có tốc độ quay nhanh, đặc biệt là với kích thước của nó,
hoàn thành một vòng quay cứ sau 16 giờ.
Giống như Sao Mộc, với Vết Đỏ Lớn, Sao Hải Vương
cũng đã được nhìn thấy là có một cơn bão khổng lồ.
Một cơn bão như vậy – được quan sát bởi máy dò
không gian Voyager 2 vào năm 1982–được đặt tên là Vết Đen Lớn.
Cơn bão này có kích thước bằng
với đường kính Trái đất.
Trái ngược với sự bền bỉ của
cơn bão lớn của sao Mộc,
Vết Đen Lớn của Sao Hải Vương
đã biến mất kể từ đó,
nhưng với những cơn gió dữ dội trong khí quyển
nó sẽ không phải là sự xáo trộn cuối cùng được nhìn thấy.
Một điều kỳ quặc bổ sung được thấy cho cả Sao Thiên Vương
và sao Hải Vương, đó là từ trường toàn cầu của chúng
được nghiêng đáng kể với các trục quay
của chúng để các cực của từ trường
về cơ bản là khác biệt với các cực quay.
Sự liên kết tương phản này dẫn đến cả hai
hành tinh đều có từ quyển rất phức tạp,
gây ra bởi từ trường trở nên bị xoắn
và biến dạng khi nó được xoay vào chính nó.
Như chúng ta thấy trên Trái đất, từ trường
đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
và che chắn hành tinh khỏi các hạt
mang điện năng lượng cao trong không gian.
Sự sống trên Trái đất sẽ có gặp rắc rối nghiêm trọng
nếu loại kịch bản này tồn tại ở đây.
Bây giờ, khi chúng ta xem xét vai trò
hai hành tinh này có trong Hệ Mặt Trời của chúng ta,
sự tồn tại của chúng mãi mãi gắn kết với nhau.
Thông qua lịch sử,
nhiều nền văn minh đã ghi nhận
về sự tồn tại và vị trí
của các hành tinh bên trong:
Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa,
Sao Mộc và Sao Thổ.
Năm đối tượng này sẽ được gọi là
“những ngôi sao lang thang” bởi vì
mặc dù sự xuất hiện của chúng
trên bầu trời giống như một ngôi sao,
thì chuyển động của chúng lại lang thang
dọc theo những con đường khác nhau.
Do đó, việc phát hiện ra sao Thiên Vương,
như một đối tượng lang thang tương tự vào năm 1781
là khám phá đầu tiên trong hàng ngàn năm
và nó đã được thực hiện
bởi phát minh kính thiên văn.
Sao Thiên Vương được tập trung nghiên cứu
trong nửa thế kỷ sau đó,
và các tham số quỹ đạo của nó
đã được tính toán và hoàn thiện từ từ.
Tuy nhiên, đến đầu những năm 1800,
các nhà thiên văn học đã nhận thấy
rằng đã có những điểm khác biệt quan trọng
giữa các vị trí được tính toán và quan sát
của sao Thiên Vương.
Luật hấp dẫn do Newton đưa ra,
quy luật về các quỹ đạo hành tinh được mô tả
bởi Kepler đã hỗ trợ các nhà thiên văn học
trong gần 200 năm để thực hiện các tính toán
và dự đoán chính xác cho các hành tinh đã biết.
Nhận biết rằng Vũ Trụ có trật tự vàc
nó hoạt động thông qua chức năng không thay đổi,
các nhà thiên văn học và toán học
bắt đầu tính toán và dự đoán vị trí
của một hành tinh vô hình có thể là thủ phạm
gây ra sự khác biệt về vị trí của sao Thiên Vương.
Từ những dự đoán chính xác này,
sao Hải Vương được phát hiện vào năm 1846.
Trong Tuần Lễ Sáng Tạo, Đức Chúa Trời đã đặt
các quy luật để chi phối Vũ Trụ vật chất của chúng ta,
bao gồm các hành tinh.
Những luật này phục vụ như những chỉ dẫn
không thay đổi và có thể tính toán
cho hoạt động của Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Lợi dụng kiến thức hàng trăm năm từ các nhà
khoa học nghiên cứu sự sáng tạo của Đức Chúa Trời,
các nhà thiên văn học thế kỷ 19 đã
có khả năng quan sát và dự đoán các manh mối
dẫn đến việc khám phá ra hành tinh Hải Vương.
sao Thiên Vương và Hải Vương cho
những ví dụ gây tò mò về động lực học hành tinh
và đã phục vụ tốt vai trò của chúng để
làm chứng về Thiết Kế Thông Minh của Vũ Trụ.
Dịch giả: Quý Hoàng.