Sao Mộc là Vua của các hành tinh
trong Hệ Mặt trời của chúng ta,
cho đến nay nó là nặng nhất và lớn hơn
bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời.
Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt trời
và xa hơn năm lần so với Trái đất,
Có quỹ đạo bên ngoài Vành Đai Thiên Thạch
mà tách biệt các hành tinh đất đá bên trong
Khỏi các hành tinh khí khổng lồ bên ngoài.
Mặc dù khoảng cách của nó với Trái đất
thay đổi trong suốt cả năm,
nhưng kích thước khổng lồ của sao Mộc
vẫn cho phép nó là một
trong số những vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm,
sáng hơn bất kỳ ngôi sao nào.
Là một vật thể sáng như vậy, Sao Mộc có
một thời gian dài lịch sử được quan sát,
nhưng cho đến khi phát minh ra
kính viễn vọng thì vẻ đẹp thực, lộng lẫy
và thiết kế làm say đắm của sao Mộc
mới được biết đến.
Các thông số vật lý của sao Mộc rất ấn tượng.
Đường kính của nó xấp xỉ
lớn gấp 11 lần Trái đất.
Khối lượng của nó gần như gấp 2,5 lần
sao Thủy, Sao Hỏa, Sao Kim, Trái Đất, Sao Thiên Vương,
Sao Hải Vương và Sao Thổ cộng lại.
Và do khối lượng khổng lồ của sao Mộc,
bạn sẽ cảm thấy lực hấp dẫn ở trên cùng
của bầu khí quyển của sao Mộc sẽ lớn hơn
khoảng 2,5 lần so với ở đây, trên Trái đất.
Điều này có nghĩa là nếu bạn nặng 90 ký trên Trái đất,
Thì bạn sẽ nặng 230 ký trên Sao Mộc.
Sao Mộc là một loại hành tinh
khác biệt lớn với Trái đất.
Trái đất là một hành tinh đất đá,
có nghĩa là nó có một bề mặt đá
và chiếm phần lớn kích thước của nó.
Mặt khác, sao Mộc được phân loại là “Khổng Lồ Khí.”
Nó không có bề mặt rắn có thể nhìn thấy
và kích thước của nó bị chi phối
bởi một khí quyển cực kỳ dày và đặc.
Bầu khí quyển của sao Mộc bao gồm
các lớp khí khác nhau,
ngăn cản chúng ta nhìn sâu vào bầu khí quyển.
Ngay cả khi nhìn qua một chiếc kính thiên văn nhỏ,
bạn có thể thấy các lớp ngoài cùng của
bầu khí quyển của sao Mộc và chúng có thể
nhìn thấy được như những dãi ấn tượng rõ rệt.
Các dải màu sáng tối xen kẽ nhau
được gây ra bởi gió hỗn loạn
và những cơn bão khuấy động
các loại khí khác nhau
và chúng làm cho những đám mây nâng lên
và hạ xuống ở các độ cao khác nhau.
Có lẽ đặc điểm dễ nhận biết và hấp dẫn nhất
trên Sao Mộc là “Vết Đỏ Lớn” của nó.
Được đặt tên theo hình dạng của nó,
cơn bão hình bầu dục khổng lồ này
trong bầu khí quyển của sao Mộc đã tồn tại
từ rất lâu trước khi kính thiên văn
đã có thể quan sát được nó.
Theo nhiều cách, cơn bão này có cấu trúc tương tự
với những cơn bão mà chúng ta có ở đây, trên Trái đất,
nhưng khắc nghiệt hơn nhiều
và khổng lồ về tỷ lệ.
Nó có kích thước lớn gấp 3 lần
hơn toàn bộ hành tinh của chúng ta,
và đạt tốc độ gió gần 400 dặm/giờ.
Sự hỗn loạn đáng kinh ngạc
của bầu khí quyển của sao Mộc
được thúc đẩy một phần bởi
tốc độ quay của sao Mộc.
Trong khi trái đất mất 24 tiếng
để thực hiện một vòng quay trên trục của nó,
thì sao Mộc lớn hơn nhiều
quay một vòng trong chưa đầy 10 tiếng.
Tốc độ quay cực kỳ nhanh này làm sao Mộc
trở thành hành tinh quay nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời,
và thiết lập các điều kiện cho Vết Đỏ Lớn
cùng với các điều kiện khí quyển khắc nghiệt khác.
Vua của các hành tinh, Sao Mộc cũng là chủ
của đội ngũ mặt trăng rất ấn tượng.
Hơn 60 mặt trăng đã được
được phát hiện quay quanh Sao Mộc.
Những mặt trăng này khác nhau về mọi hình dạng và kích cỡ,
từ những mặt trăng có hình dạng bất thường
đường kính chỉ vài dặm, tới Ganymede,
mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời,
thậm chí còn lớn hơn
hơn cả hành tinh sao Thủy.
Trong tất cả các mặt trăng của sao Mộc,
nổi tiếng nhất là bốn mặt trăng Galilean:
Io, Europa, Ganymede và Callisto.
Và bốn mặt trăng này
là lớn nhất của sao Mộc
và thậm chí đủ lớn để có thể nhìn thấy
qua kính thiên văn ở sân sau.
Sự đa dạng cực độ của tất cả các mặt trăng có thể là
dễ dàng nhận thấy trong bốn ví dụ này.
Io là một mặt trăng hoạt động dữ dội,
với số lượng lớn nhất
của các hoạt động núi lửa
trong toàn bộ Hệ Mặt Trời.
Một số núi lửa của nó phun ra khí và hơi
xa hàng trăm dặm trên bề mặt của nó.
Mặt khác, Europa là một thế giới
được bọc dưới một bề mặt đóng băng.
Mặt trăng lớn nhất–Ganymede–
là một thế giới lạnh và đá
với đường kính rộng hơn 3200 dặm.
Và cuối cùng, tối nhất và xa nhất
trong hệ mặt trăng Galilean–Callisto–
là đối tượng phun trào núi lửa mạnh nhất
trong Hệ Mặt Trời.
Lửa, băng, đá và các miệng núi lửa.
Sao Mộc và hệ thống các mặt trăng của nó là
một minh chứng đáng kinh ngạc cho
sự tồn tại và độ phức tạp chức năng
và độ hài hòa của các quy luật trong Vũ trụ của chúng ta.
Với vô số các mặt trăng quay quanh nó,
có sự thay đổi về kích thước,
quy mô và thành phần,
hệ sao Mộc giống như
một Hệ Mặt Trời thu nhỏ.
Tuy nhiên, các định luật vật lý giống nhau
duy trì hệ thống phức tạp của sao Mộc,
cũng chi phối sự sắp xếp lớn hơn
của Hệ Mặt Trời chúng ta
và cuối cùng là với toàn bộ Vũ trụ.
Khi chúng ta nghiên cứu quy mô nhỏ này,
nhưng có hệ thống tương tự,
chúng ta thấy rằng những thiên thể này
thể hiện một trí thông minh
đứng đằng sau trật tự và tổ chức này.
Và chúng chứng thực bản chất sáng tạo của Đức Chúa Trời.
Dịch giả: Quý Hoàng.