LẼ THẬT VỀ PHÉP BÁP-TÊM

Nghe, tin, ăn năn và xưng nhận. Người bạn không có vấn đề gì trong việc chấp nhận rằng cả bốn bước này đều cần thiết cho một người để được cứu khỏi tội lỗi của mình.

Tác Giả – Don Blackwell

Dịch giả: Quý Hoàng

Tôi muốn các bạn tưởng tượng về viễn cảnh này. Hãy tưởng tượng một người đàn ông ngồi với đồng nghiệp để hướng dẫn một bài học Kinh Thánh. Chủ đề của bài học là “Một người phải làm gì để được cứu đời đời? Tôi phải làm gì để được cứu khỏi những tội lỗi của tôi và lên thiên đàng khi tôi chết?” Người dạy bắt đầu chỉ ra rằng để được cứu thì một người phải nghe tin lành. Người bạn nói rằng, “À, vâng, đương nhiên rồi. Điều đó là hợp lý. Một người phải nghe tin lành.” 

Người dạy tiếp tục, “Một người không chỉ phải nghe tin lành thôi, mà người đó cũng phải tin vào tin lành. Người đó phải tin vào sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ.” Và người dạy trích dẫn nhiều đoạn Kinh Thánh khác nhau bao gồm cả Giăng 8:24 mà Đấng Christ đã nói rằng, “Nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi.” Và người bạn đồng ý rằng, “Vâng, đó là cần thiết để tin đến.” 

Tiếp đến, ông chỉ ra rằng một người cũng phải ăn năn các tội lỗi của họ để được cứu. Ông chỉ đến Công vụ 17:30, “Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn, vì Ngài đã chỉ định một ngày khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian…” Người bạn không có vấn đề gì với điều này. Người bạn đã được dạy suốt cuộc đời mình rằng một người phải ăn năn để được cứu rỗi.

Sau đó người dạy đề cập đến việc một người phải xưng nhận Đấng Christ để được cứu, và ông trích Rôma 10:9-10, nói rằng, “bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.” Người bạn lại tán thành với toàn bộ những gì đã được nghe. Ông tự tin gật đầu và nói rằng, “Tôi đã làm toàn bộ những điều này.”

Nghe, tin, ăn năn và xưng nhận. Người bạn không có vấn đề gì trong việc chấp nhận rằng cả bốn bước này đều cần thiết cho một người để được cứu khỏi tội lỗi của mình. Nhưng sau đó người dạy nhắc đến thêm một điều nữa. Ông đề nghị rằng để được cứu và trở thành Christian, người đó cũng phải chịu báp-têm nữa. Tới điểm này, người bạn khá mất bình tĩnh và xuất hiện vẻ bối rối trên gương mặt. Ông lắc đầu, và nói rằng, “Phép báp-têm là không cần thiết để được cứu. Nó chỉ là điều gì đó mà chúng ta làm để theo tấm gương của Đấng Christ thôi.”

Thưa các bạn, tôi muốn gợi ý cho các bạn rằng như thế này chỉ là một sự cố khá bình thường thôi. Lại nữa, đề tài về phép báp-têm là một đề tài gây tranh cãi dữ dội trong thế giới tôn giáo. Giờ thì tình hình là thế này, đó là mục đích của chúng ta trong bài học này là để làm một cuộc nghiên cứu rất đơn giản và cơ bản để thấy được những gì mà Kinh Thánh phải nói về đề tài phép báp-têm.

Đây là điểm thứ nhất. Tôi muốn nói về mục đích của phép báp-têm. Tôi muốn giải quyết điều này bằng cách liệt kê cho các bạn năm điều mà Kinh Thánh nói rõ những gì được làm trọn bởi phép báp-têm.

Thứ nhất: Kinh Thánh dạy rằng phép báp-têm rửa sạch các tội lỗi đi.

Đây là một câu hỏi: Nó là gì mà khiến cho một người bị hư mất? Dĩ nhiên câu trả lời đó là tội lỗi. Tội lỗi khiến cho một người bị hư mất. Rôma 6:23 nói rằng, “Tiền công của tội lỗi là sự chết” Giờ thì, nếu như tội lỗi khiến cho một người bị hư mất, thì điều gì được đòi hỏi để một người được cứu? Và dĩ nhiên, câu trả lời là xóa bỏ tội lỗi đi. Nếu như tội lỗi khiến cho tôi bị hư mất, thì việc xóa đi tội lỗi có thể khiến tôi được cứu. Vậy thì những gì mà chúng ta muốn biết đó làm “Điều đó xảy ra như thế nào? Làm sao để các tội lỗi của tôi được xóa đi?”

Giờ thì đây là đoạn trích. Công vụ 22:16, “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi.” Giờ thì theo câu này, thì phép báp-têm làm điều gì cho một người? Nó nói là nó làm sạch tội lỗi của người đó đi. Và, một lần nữa, chúng ta đã nói điều gì khiến cho một người bị hư mất? Tội lỗi của người đó. Và vì vậy khi các tội lỗi của người đó bị rửa sạch đi, thì người đó được cứu.

Đây là một đoạn khác. Công vụ 2:38, “Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình.” Giờ thì theo câu này, mục đích của phép báp-têm là gì? Mục đích là sự tha thứ – sự xóa đi – các tội lỗi.

Một lần nữa, điều gì khiến cho một người bị hư mất? Tội lỗi.

Phép báp-têm làm điều gì? Nó tha thứ – nó xóa đi – tội lỗi.

Điểm số một, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng phép Báp-têm rửa sạch các tội lỗi của một người.

Hãy đi đến điểm thứ hai: Một điều thứ hai mà được làm trọn bởi phép báp-têm, đó là phép báp-têm đem một người vào trong Đấng Christ.

Tôi muốn các bạn chú ý đến vòng tròn trên màn hình. Chúng ta sẽ để vòng tròn đó tượng trưng cho thân thể của Đấng Christ.

Giờ thì, 1 Giăng 5:11 nói rằng, “sự sống ấy ở trong Con Ngài.” Thực tế, hãy nghe đoạn trích, “Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài.” Và vì vậy, trong vòng tròn chúng ta sẽ viết các từ ‘sự sống đời đời’ bởi vì sự sống đời đời nằm trong Đấng Christ.

Đây là đoạn Kinh Thánh khác. 2 Ti-mô-thi 2:10 – nói chúng ta rằng sự cứu rỗi được tìm thấy trong Đấng Christ. Nó nói rằng, ” Vậy nên, ta vì cớ những người được chọn mà chịu hết mọi sự hầu cho họ cũng được sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Và vì vậy, chúng ta sẽ viết “sự cứu rỗi” vào trong vòng tròn này. Sự cứu rỗi và sự sống đời đời được tìm thấy trong Đấng Christ.

Giờ thì, tôi muốn các bạn chú ý đến biểu tượng con người đang đứng bên ngoài vòng tròn. Nếu sự sống đời đời và sự cứu rỗi nằm bên trong vòng tròn này, thì câu hỏi gì mà người đó muốn hỏi? Rõ ràng là người đó muốn biết rằng, “Làm thế nào mà tôi vào được bên trong vòng tròn đó, mà nơi ấy là sự cứu rỗi?” Đây là câu trả lời: Ga-la-ty 3:27, “Vả, anh em thảy đều chịu phép báp-têm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.” Và vì vậy tôi biết được từ những câu này một mục đích của phép Báp-têm là để đưa tôi vào trong Đấng Christ, nơi ấy là sự sống đời đời. Tôi cũng biết rằng nếu như tôi không chịu phép Báp-têm, thì tôi không vào trong thân thể của Đấng Christ hay là tôi không có sự sống đời đời.

Điểm thứ ba: một mục đích thứ ba của phép báp-têm đó là phép báp-têm là nơi mà con người chạm đến huyết của Đức Chúa Jêsus.

Chúng ta đôi khi hát một bài hát nói rằng, “Điều gì có thể làm sạch tội lỗi của tôi?” Và sau đó câu trả lời là, “Không gì ngoài huyết của Chúa Jêsus.” Điều gì có thể rửa sạch các tội lỗi của chúng ta? Không gì ngoài huyết của Chúa Jêsus. Giờ thì điều đó có thể làm bối rối một vài người bởi vì người đó có thể tự hỏi rằng, “Nếu như Kinh Thánh nói rằng Huyết của Chúa Jêsus rửa sạch tội lỗi của tôi đi, vậy thì tại sao các đoạn khác nói rằng phép Báp-têm rửa sạch tội lỗi của tôi?” Và các bạn à, câu trả lời rất, rất đơn giản: Chúng ta chạm được huyết của Chúa Jêsus trong phép Báp-têm. Không phải theo nghĩa đen. Không có ai thực sự chạm được huyết của Chúa Jêsus, nhưng về phần thuộc linh. Phép báp-têm là nơi mà chúng ta đến để tiếp xúc với các ơn phước của huyết của Chúa Jêsus. Nó là nơi mà tôi tiếp xúc với sự rửa sạch của huyết của Ngài.

Hãy để tôi trình bày cho các bạn một vài đoạn Kinh Thánh minh họa điều này. Hãy để tôi cho các bạn một nhóm các đoạn Kinh Thánh. Công vụ 2:38 nói rằng phép báp-têm là “cho sự tha thứ tội lỗi.” Mathiơ 26:28, Đức Chúa Jêsus đã nói huyết của Ngài là “cho sự tha thứ tội lỗi.” Giờ thì nó là nhóm từ tương tự trong cả hai câu Kinh Thánh. Một câu nói rằng phép báp-têm là cho sự tha thứ tội lỗi. Câu khác nói rằng huyết của Chúa Jêsus là cho sự tha thứ tội lỗi. Giờ thì câu hỏi là: Nó là cái nào? Và câu trả lời là: Nó là cả hai. Nó là trong phép báp-têm mà huyết của chúa Jêsus mang cho tôi sự tha thứ của các tội lỗi của tôi.

Hãy để tôi cho bạn một nhóm câu Kinh Thánh khác. Công vụ 22:16 nói rằng phép báp-têm làm sạch tội lỗi. Khải huyền 1:5 nói rằng huyết của Chúa Jêsus làm sạch tội lỗi. Giờ thì lại nữa, nó là cái nào? Phép báp-têm làm sạch tội lỗi của tôi phải không? Hay huyết của chúa Jêsus làm sạch tội lỗi của tôi? Và lại nữa, câu trả lời: nó là cả hai. Nó là trong nước của phép báp-têm mà Đức Chúa Trời ban cho tôi quyền năng làm sạch của huyết của Chúa Jêsus.

Điểm thứ tư: Phép báp-têm cứu chúng ta.

Nếu phép báp-têm rửa sạch tội lỗi của chúng ta và phép báp-têm đưa một người vào trong Đấng Christ và phép báp-têm là nơi mà tôi tiếp xúc được huyết của Chúa Jêsus, thì các bạn à, chỉ có một kết luận duy nhất mà thôi và đó là phép báp-têm đó cứu chúng ta. Và đó chính xác là những gì mà 1 Phierơ 3:21 nói. “Cũng có một ảnh tượng mà giờ đây cứu chúng ta – phép báp-têm.” Và, đương nhiên, Chúa Jêsus đã nói về nó rất rõ ràng trong Mác 16:15-16, “Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi.”

Điểm thứ năm: Về mục đích của phép báp-thêm thì phép báp-têm là nơi mà tôi chết đi.

Hãy nghe đoạn kinh thánh sau. Rôma 6:3-4, “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết , hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.”

Tôi muốn các bạn lưu ý ba từ chôn, chết, mới – đời mới. Và vì vậy phép báp-têm là nơi tôi chết và nó là nơi mà tôi có được đời mới. Khi một người bước vào trong nước của phép báp-têm, người đó là một người bị hư mất – một người bị hủy hoại bởi tội lỗi. Khi người đó bước ra khỏi nước, người đó tinh sạch – người đó không có tì vết. Kinh Thánh nói rằng người đó có một đời mới vào thời điểm này.

Các bạn à, đó mới là vấn đề, một người không thể lên thiên đàng mà không có phép báp-têm.

Chúng ta hãy tóm tắt lại mục đích của phép báp-têm.

Kinh Thánh nói nó:

1)Làm sạch tội lỗi;

2) Nó đưa một người vào trong Đấng Christ;

3) Nó là nơi tôi chạm được huyết của Đấng Christ;

4) Nó cứu chúng ta;

5) và cuối cùng, nó là nơi tôi chết và có được đời mới.

 Điểm chính thứ hai. Tôi muốn nói về yếu tố của phép báp-têm.

Giờ thì ai đó có thể nói rằng, “Tại sao chúng ta cần nói về điểm này?” Tôi đang có một buổi học với một người trước kia và chúng tôi đang thảo luận về sự cần thiết của phép báp-têm.

Sau khi đọc một vài đoạn Kinh Thánh khác nhau, thì người đó được thuyết phục rằng phép báp-têm là cần thiết cho sự cứu rỗi. Nhưng khi buổi học tiếp tục, tôi phát hiện ra rằng những gì mà người này ghi nhớ là phép báp-têm trong Đức Thánh Linh. Giờ thì, đó là phép báp-têm mà chúng ta đang nói đến trong buổi học này phải không? Phép Báp-têm Đức Thánh Linh là phép báp-têm mà Kinh Thánh dạy là cần thiết cho một người được cứu phải không? Và, các bạn à, câu trả lời là “Không.” Chúng ta được nói rõ ràng trong sách Công vụ rằng yếu tố được sử dụng trong phép báp-têm theo Tân Ước là nước. Trong sự cải đạo của hoạn quan Ê-thi-ô-pi trong Công vụ 8, Kinh Thánh nói rằng, “Hai người đương đi dọc đường, gặp chỗ có nước Và hoạn quan nói rằng: “Này, nước đây”. Và cả Phi-líp và hoạn quan đều đi xuống nước, và ông làm phép báp-têm cho người. Giờ thì khi họ đã lên khỏi nước …”

Tôi muốn các bạn chú ý bốn lần trong Công vụ 8:36-39 nước được nhấn mạnh. Chúng ta cũng được nói rõ ràng rằng nước là yếu tố được sử dụng trong sự cải đạo của Cọt-nây và cả nhà người.

Trong Công vụ 10:47-48, Phierơ đã nói rằng, “Người ta có thể từ chối nước về phép báp-têm cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng? Người lại truyền làm phép báp-têm cho họ nhân danh Đức Jêsus Christ.”

Kinh Thánh dạy chúng ta rõ ràng rằng nước là yếu tố được sử dụng trong sự cải đạo của Cọt-nây và trong sự cải đạo của hoạn quan. Kinh Thánh cũng ẩn ý dạy chúng ta rằng nước là yếu tố được sử dụng cho phép báp-têm. Những gì mà chúng ta muốn nói bởi điều đó thì nó cũng được ngụ ý. Vì vậy chúng ta được nói thẳng ra và nó được ngụ ý.

Tôi muốn các bạn chú ý lại trong Công vụ 10 về sự cải đạo của Cọt-nây. Phierơ đã nói rằng, ‘Người ta có thể từ chối nước về phép báp-têm cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng?’ Người lại truyền làm phép báp-têm cho họ nhân danh Đức Jêsus Christ.”

Giờ thì đó là quan trọng. Phép báp-têm trong nước là nhân danh của Chúa. Trong Công vụ 2, phép báp-têm được truyền lệnh là nhân danh của Chúa.

Công vụ 2:38, Phierơ truyền lệnh cho họ “chịu phép báp-têm nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ.”

Công vụ 8, những người Samari chịu phép báp-têm “nhân danh Chúa Jêsus.”

Công vụ 19:5-7, 12 người Ê-phê-sô chịu phép báp-têm nhân “danh của Chúa Jêsus.”

Và vì vậy chúng ta hiểu một cách hợp lý rằng phép báp-têm của tất cả những người này là phép báp-têm bằng nước. Phép báp-têm mà nhân danh Chúa là phép báp-têm bằng nước. 

Ngoài sách Công vụ, có nhiều đoạn Kinh Thánh khác cũng chỉ đến phép báp-têm bằng nước.

Giăng 3:5 nói rằng chúng ta được sinh ra bởi “nước và Thánh Linh.”

Hêbơrơ 10:22 nói rằng, “thân thể của chúng ta được rửa bằng nước trong.”

1 Phierơ 3:19-21 nói với chúng ta rằng, “có ít người được cứu bởi nước, là chỉ có tám người. Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em.”

Và vì vậy, nó là phép báp-têm trong nước mà đang được thảo luận. Tôi cũng muốn các bạn lưu ý rằng phép báp-têm theo Tân Ước –

một phép báp-têm của Ê-phê-sô 4:5 – không phải là phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh.

Điều này rất quan trọng. Phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh chưa bao giờ được truyền lệnh; nó là một lời hứa để được nhận – Công vụ 1:5.

Thứ hai, phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh không phải dành cho mục đích của sự cứu rỗi, nhưng đúng hơn là nó để chỉ dẫn các sứ đồ vào trong mọi lẽ thật – Giăng 16:13.

Thứ ba, phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh không thể được thực hiện bởi con người. Và vì vậy chúng ta được bảo là đi khắp thế gian để dạy dỗ và báp-têm tất cả mọi dân tộc- vì đó là mạng lệnh cho chúng ta – chúng ta biết rằng phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh không thể là phép báp-têm của Đại Mạng Lệnh.

Điểm chính thứ ba: Ai là một đối tượng theo Kinh Thánh cho phép báp-têm? Ai là một ứng cử viên cho phép báp-têm?

Trong sách Công vụ – tức là sách về những sự cải đạo – chúng ta đọc được về những kẻ giết người chịu phép báp-têm, Công vụ 2:36-41. Chúng ta đọc được về những thầy thuật sĩ chịu phép báp-têm, Công vụ 8:12, 33. Những người quý tộc, Công vụ 8:26-41. Những người chính trực đạo đức, Công vụ 10:1-2, 47-48. Những người bắt bớ, Công vụ 9:1, 18. Những người sùng đạo, Công vụ 6:7. Những thương gia, Công vụ 16:14-15. Các người quản ngục, Công vụ 16. Các nhà triết học ngoại đạo, Công vụ 17. Những người với một tiền sử về sự tham dục và trái đạo đức. Công vụ 18:8, 1 Côrinhtô 6:9-11. Chúng ta đọc được về những người mà trước đây đã chịu phép báp-têm không theo Kinh Thánh, chịu phép báp-têm trong Công vụ 19:1-7. Chúng ta đọc về những người nam và nữ, dân Giu-đa và dân ngoại.

Nhưng – và đây là rất quan trọng – tất cả những người này trước khi họ chịu phép báp-têm đã đáp ứng các điều kiện tiên quyết cụ thể.

+Thứ nhất: Họ là những người nghe. Trước khi bất cứ người nào sẵn sàng để chịu phép báp-têm theo Kinh Thánh, thì người đó trước tiên phải là một người nghe về tin lành. Và điều đó được nhìn thấy một cách kiên định xuyên suốt sách Công vụ. Công vụ 18:8, “có nhiều người Cô-rinh-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép báp-têm.”

+Thứ hai, họ tất cả đều là những người tin. Khi hoạn quan Ê-thi-ô-pi hỏi Phi-líp, “Có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?” Phi-líp nói rằng, “Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được.” Và chỉ sau khi ông trả lời rằng, “Tôi tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ là Con Ðức Chúa Trời.” thì xe ngựa dừng lại và ông chịu phép báp-têm.

+Thứ ba – một điều kiện tiên quyết thứ ba – đó là tất cả những người chịu phép báp-têm đều là những người ăn năn. Kinh Thánh dạy rằng trước khi một người có thể chịu phép báp-têm

cho sự tha thứ các tội lỗi của mình, thì người đó phải ăn năn trước. Sách Công vụ minh họa điều này rất đáng hài lòng. Saulơ của thành Tạt-sơ cho chúng ta chứng cứ rất rõ ràng rằng ông đã ăn năn trước khi ông chịu phép báp-têm, Công vụ 9:9-11. Hoạn quan Ê-thi-ô-pi chắc chắn là đã ăn năn trước sự nhấn chìm của mình như được tỏ ra bởi sự kiện là ông đã muốn rời bỏ tôn giáo cũ của mình và đi theo lẽ thật. Và tôi muốn các bạn chú ý thứ tự được đưa ra trong Công vụ 2:38, “Phi-e-rơ trả lời rằng: ‘Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình.'” Như vậy, sự ăn năn đi trước phép báp-têm. Sự ăn năn luôn luôn là một điều kiện tiên quyết cho phép báp-têm.

+Thứ tư: Kinh Thánh dạy về sự xưng nhận đến trước phép báp-têm. Rôma 10:10 nói với chúng ta rằng, “bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.” Và chúng ta thấy điều này được miêu tả trong sách Công vụ. Khi họ đến nơi có nước, thì hoạn quan nói rằng, “Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?” Và Phi-líp nói: ‘Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được’ Tin là một điều kiện tiên quyết … “Và Hoạn quan trả lời rằng: ‘Tôi tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ là Con Ðức Chúa Trời.'” Vậy ông truyền cho xe ngựa dừng lại. Và cả Phi-líp và hoạn quan đều xuống nước, và ông báp-têm cho người.” Các bạn à, vì không có ai có quyền để chịu phép báp-têm khi người đó không phải là một người tin, sự xưng nhận được thực hiện trước phép báp-têm, chỉ ra rằng người đó là một người ứng cử.

Họ là một đối tượng theo Kinh Thánh. Tức là, họ đang nói ra sự thật rằng họ tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này đều là những điều kiện đi trước phép báp-têm trong Hội Thánh theo Tân Ước. Nghe, tin, ăn năn, và xưng nhận. Nhưng tôi muốn các bạn cũng quan sát với tôi rằng có một vài điều nào đó mà có thể thấy là đang thiếu. Có những điều nào đó mà không phải là điều kiện tiên quyết của phép báp-têm.

+Trước tiên, không có xuất hiện việc cầu nguyện nơi bệ thờ.

+Thứ hai, không có việc kể lại về một trải nghiệm được tưởng tượng về ân điển. Nhiều giáo phái hiện nay đòi hỏi điều đó. Họ muốn các bạn có một trải nghiệm về ân điển. Không có điều nào như vậy trong Kinh Thánh.

+Thứ ba, không có việc bầu chọn trên những người ứng cử. Và tôi muốn các bạn cũng lưu ý rằng các đứa trẻ sơ sinh không phải là các ứng cử viên cho phép báp-têm. Một em bé không đủ khả năng để nghe. Một em bé có thể nghe, nhưng nó không thể hiểu được tin lành. Một em bé không thể tin tin lành. Các đứa trẻ nhỏ không thể ăn năn tội lỗi của chúng và xưng nhận Đấng Christ. Và vì vậy, các em bé sơ sinh không thể chịu phép báp-têm theo Kinh Thánh. Chúng không phải là các ứng cử viên cho phép báp-têm của Tân Ước.

+Thứ tư: Hãy nói về cách thực hiện của phép báp-têm. Cách thực hiện của phép báp-têm là sự nhận chìm. Từ “báp-têm” thực ra là một từ được chuyển ngữ. Điều đó có nghĩa là nó là một từ được lấy từ một ngôn ngữ và đưa vào thành một phần của ngôn ngữ khác. Từ của chúng ta “báp-têm” đến từ từ “baptizo” của tiếng Hy Lạp. Theo từ điển tiếng Hy Lạp của Thayer – trang 94- thì ‘baptizo’ có nghĩa là ‘nhận lặp đi lặp lại, nhận chìm, làm ngập nước.’ Từ này trong hàm ý ban đầu của nó chưa bao giờ có nghĩa nào khác hơn là việc nhận, nhúng, hay nhấn chìm. Bổ sung vào ý nghĩa của từ, Rôma 6:3-4 dạy chúng ta rằng phép báp-têm là một sự chôn. Hãy lắng nghe đoạn trích: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài.” Và vì vậy định nghĩa của từ có nghĩa là sự nhận chìm. Rôma 6 dạy chúng ta rằng phép báp-têm là một sự chôn. Giăng 3:23 dạy chúng ta rằng phép báp-têm đòi hỏi rất nhiều nước. Giăng đang làm phép báp-têm gần Salim. Kinh Thánh nói rằng – hãy nghe điều này- “vì ở đó có nhiều nước.” Và lại nữa, câu chuyện về phép báp-têm của hoạn quan minh họa rất rõ về cách thực hiện của phép báp-têm. Công vụ 8:38: “Người truyền dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan.” Tại sao họ không chỉ chạm đến nước thôi và lấy một ít trong tay của mình và rắc nó trên đầu của hoạn quan? Các bạn à, bởi vì điều đó không phải là cách thực hiện đúng của phép báp-têm. Phép báp-têm là một sự nhận chìm theo sự định nghĩa và nó là một sự chôn theo Rôma 6.

+Cuối cùng, thì tôi muốn nói về tính cấp bách của phép báp-têm. Các bạn à, tính cấp bách của phép báp-têm được nhìn thấy từ điểm đầu tiên mà chúng ta đã học, và đó là một người không thể được cứu mà không có nó. Khi bạn nhìn vào sách Công vụ, bạn chưa bao giờ đọc được về bất cứ người nào đợi chờ để chịu phép báp-têm. Trong Công vụ 2, Phi-e-rơ đã nói với những người có mặt vào ngày lễ Ngũ Tuần để ăn năn và chịu phép báp-têm. Họ đã đợi bao lâu? Câu 41 nói rằng, “những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.” Và vì vậy, ngày mà họ nhận biết nó và đã ăn năn, thì họ đã chịu phép báp-têm. Công vụ 8 … Những người Samari. Câu 12 nói rằng, “Nhưng khi chúng đã tin Phi-líp, là người rao giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Jêsus Christ cho mình, thì cả đàn ông đàn bà đều chịu phép báp-têm.” Họ đã không đợi chờ . Trong Công vụ 8 … Hoạn quan Ê-thi-ô-pi. Ông và Phi-líp đang cưỡi trên cùng xe ngựa. Phi-líp đang dạy ông về tin lành, và khi ông tin, thì người dừng xe ngựa lại và nói rằng, “Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng?” Ông hiểu được tính cấp bách. Ông đã không muốn chờ đợi. Trong Công vụ 16 … Phao-lô và Sila đang ở trong tù để rao giảng tin lành. Câu 25 nói, “Lối nửa đêm, Phao-lô và Si-la đương cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và những tù phạm đều nghe.” Sau khi người cai ngục đến với họ trong câu 30 và nói, “Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi?” Câu 32, “Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người…” Câu 33, “Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm.” Giờ thì đó mới là quan trọng. Đó là vào giữa đêm. Đó là nửa đêm. Nhưng ông đã chịu phép báp-têm. Ông đã không chờ đợi. Trong Công vụ 22, về sự cải đạo của Saulơ … Anania đến với ông, thấy ông đang cầu nguyện ở thành Đa-mách. Mặc dù, ông đã tin rồi, mặc dù ông đã ăn năn rồi, mặc dù là ông đang cầu nguyện, nhưng Anania đã đến với ông và nói rằng, “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi.”

Các bạn à, ý tưởng về sự cứu rỗi bây giờ và phép báp-têm về sau là một ý tưởng mà hoàn toàn xa lạ với Kinh Thánh. Và ý tưởng về việc chờ đợi để được làm phép báp-têm là một ý tưởng mà bạn không bao giờ tìm thấy được trong Tân Ước. 

Đôi khi, qua nhiều năm tôi có dạy một lớp học Kinh Thánh và tôi gần đi đến kết của lớp học, và người mà tôi đang học với sẽ nói với tôi rằng, “Tôi đã sẵn sàng để chịu phép báp-tem.” Nhưng sau đó người này nói, “Tôi muốn đợi cho đến Chủ nhật tới.” Các bạn à, khi họ nói điều đó với tôi, tôi biết người đó đang bỏ lỡ điều gì đó rất cấp bách. Bởi vì các bạn thấy đó, khi một người hiểu điều đó mà không có phép báp-têm thì linh hồn của người đó bị định cho Âm Phủ, anh ta không muốn chờ đợi. Anh ta không muốn mạo hiểm giây phút nào khác với khả năng là Chúa có thể đến và thấy là mình không sẵn sàng. Hay là cuộc sống của anh ta bằng cách nào đó có thể bị cắt ngắn đi và anh ta sẽ ngước nhìn lên thấy mình đang trong lửa của sự đau đớn. Khi một người thực sự hiểu được mục đích của phép báp-têm và đã sẵn sàng, thì bạn có thể chắc chắn là không ngăn người đó chịu phép báp-têm ngay lập tức.

Các kết quả của phép báp-têm là gì?

Trong Công vụ 8, chúng ta có câu chuyện của Phi-líp dạy tin lành cho một người từ Ê-thi-ô-pi. Buổi học bao gồm việc người Ê-thi-ô-pi chịu phép báp-têm. Công vụ 8:39 nói rằng, “Khi ở dưới nước lên, thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi…” Tức là Ngài gửi ông đi đến một nơi nào đó, vì vậy hoạn quan không nhìn thấy ông nữa. Giờ thì lắng nghe phần này: ” Và ông cứ hớn hở đi đường.” Tức là, hoạn quan vui vẻ đi đường của mình.

Các bạn à, Tôi muốn các bạn lưu ý các kết quả của phép báp-têm. Ông hớn hở đi đường. Đó chính là tầm quan trọng mà sự vui vẻ xảy ra sau phép báp-têm. Nhưng các bạn biết không, điều đó hiểu được vì sự thật rằng phép báp-têm là khi các tội lỗi của ông được tha thứ. Đó là khi ông được thêm vào thân thể của Đấng Christ mà trong đó là sự cứu rỗi và sự sống đời đời. Đó là khi ông được cứu. Dĩ nhiên, đó là thời điểm mà ông bắt đầu vui mừng.

Bạn thân mến, nếu như bạn đang theo dõi bài học này và bạn vẫn chưa chịu phép báp-têm với sự hiểu biết mà nó được đòi hỏi cho sự cứu rỗi, rằng nó là cho sự tha thứ tội lỗi, và nó thêm bạn vào một và chỉ một Hội Thánh theo Tân Ước, thì bạn đang trong một tình trạng hư mất. Chúng tôi không nói điều đó với sự thù nghịch. Thực tế, chúng tôi nói với tình yêu thương – tình yêu thương cho linh hồn – và với hy vọng là bạn sẽ vâng theo tin lành trước khi nó mãi mãi quá trễ.

Nếu như bạn muốn có thêm thông tin về những gì mà bạn phải làm để được cứu khỏi tội lỗi của minh để cho bạn có thể lên thiên đàng đời đời, chúng tôi mời bạn ghé thăm đường Links trên màn hình.

Đức Chúa Trời ban phước.

Có Thể Bạn Quan Tâm!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top