Hầu như một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất mọi thời là phép báp-têm. Nhưng nó là một chủ đề Kinh Thánh và nó là một trong những mạng lịnh của Tin Lành. Nó không quan trọng hơn các mạng lịnh khác, nhưng đồng thời nó cũng là cốt yếu như những cái khác. Một mạng lịnh thì không thể cứu rỗi, nhưng hơn là sự vâng lời cho một sự kết hợp các mạng lịnh mà đem đến sự cứu rỗi mà mỗi người đang tìm.
Trong bài học này chúng ta muốn biết nhiều về phép báp-têm như chúng ta có thể. Chúng ta sẽ bắt đầu bởi sự cố gắng xác định ý nghĩa của nó. Việc này đơn giản hơn. Từ ngữ báp-têm bắt nguồn từ một từ Hy-Lạp (Gờ-réc) gọi là baptizo và nghĩa là (động từ) dìm xuống, nhận chìm, lao mình xuống, làm ngập, chìm xuống (nước..), chôn vùi, phủ đi, chôn cất. Kinh Thánh hỗ trợ điều này. Hãy nghe: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.” (Rôma 6:3-4). “Anh em đã bởi phép báp-têm được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Đức Chúa Trời, là Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại.” (Côlôse 2:12). Nhưng còn việc rẩy, rải, đổ và dội (nước) thì sao? Chúng phải bị bác bỏ như những hành động của loài người. Chúng đã được đưa vào để thay thế sự thực hành của việc nhận chìm. Những ai mà tôn trọng lời Đức Chúa Trời không bao giờ chấp nhận việc như thế.
Tiếp đến chúng ta đọc trong Kinh Thánh về các phép báp-têm khác nhau. Mặt khác, Phao-lô viết trong Ê-phê-sô 4:5 rằng chỉ có một phép báp-têm. Giờ thì điều nào còn có hiệu lực cho ngày nay? Khi chúng ta xem ở Công vụ các Sứ Đồ 8:26-39 chúng ta đọc câu chuyện của Phi-líp và hoạn quan. Sau khi Phi-líp dạy ông này về Đấng Christ và ý muốn của Ngài, ông muốn chịu phép báp-têm. Kinh Thánh nói, “Hai người đang đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng? Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời. Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan.” (Công vụ các Sứ Đồ 8:36-38). Giờ chúng ta hãy xem xét một vài điều:
- Phép báp-têm xuất hiện như là đỉnh điểm cho sự vâng phục của người đàn ông này tới Chúa.
- Nó là một sự chôn, và một việc chôn trong nước tại đó. Vì vậy chúng ta thấy nó được nói ra.
- Nhưng tuyệt đối không có chỗ cho những ngụy biện ở điểm này, Kinh Thánh nói rằng cả hai đi xuống nước, để làm rõ điều này hơn nữa, Kinh Thánh nói rằng việc này chỉ đến Phi-líp và hoạn quan. Vậy luận điểm này được chặt chẽ, Kinh Thánh nói rằng sau phép báp-têm thì cả hai lên khỏi nước. Ai có thể tranh cãi với điều này? Chắc chắn không ai sẽ, người mà sẽ chấp nhận lời Chúa như vậy.
Hãy xem Giăng 3:3-5 chúng ta có lời Kinh Thánh đang nói, “Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.” Giờ thì nước đóng vai trò gì trong sự cứu rỗi con người? Điều này đơn giản, nó gắn liền với phép báp-têm, và đó chính xác là những gì đang được suy xét. Người được sinh lại qua hành động của phép báp-têm như Đức Thánh Linh hướng dẫn người đó qua lời của Đức Chúa Trời (1 Phi-e-rơ 1:23). Chúng ta biết rằng điều này trùng khớp với các câu Kinh Thánh như 1 Cô-rinh-tô 12:13, Rôma 6:3-4 và các câu khác, mà nói với chúng ta rằng hành động này đặt một người vào vương quốc của Chúa hay Hội Thánh của Đấng Christ.
Thêm nữa, Phao-lô viết cho Tít, “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh.” (Tít 3:5). Sự rửa về sự lại sanh ở đây ám chỉ tới nước của phép báp-têm, chính xác những gì ông đang nói đến. Vậy phép báp-têm là việc chôn cất; và nó là việc chôn trong nước; và đây là một phép báp-têm của lời Kinh Thánh mà có hiệu lực ngày nay.
Chúng ta thấy tầm quan trọng của phép báp-têm khi chúng ta đọc nhiều câu Kinh Thánh khác nhau mà nói với chúng ta nó là gì. Lấy ví dụ, nó cứu: “Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ,” (1 Phi-e-rơ 3:21). Sứ Đồ không chỉ nói rằng phép báp-têm chỉ cứu thôi mà còn cứu khi nó tuân theo với việc Chúa dạy trong lời của Ngài. Nhưng thêm nữa chính Đấng Christ phán, “Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.” (Mác 16:16). Khi nào phép báp-têm cứu? Khi một người tin và chịu phép báp-têm. Từ bỏ nó sẽ từ bỏ Đấng Christ.
Tiếp theo, phép báp-têm là vì sự tha tội: “Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.” (Công vụ các Sứ Đồ 2:38). Sau-lơ được dạy chịu phép báp-têm để tội ông được rửa sạch. “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi.” (Công vụ các Sứ Đồ 22:16). Hơn nữa, nó là một mạng lịnh của Chúa: “Người lại truyền làm phép báp-têm cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ. …” (Công vụ các Sứ Đồ 10:48).
Ngoài sự cứu rỗi, sự tha tội, …v.v, qua sự vâng lời này mà con người đi vào mối liên hệ với huyết của Đấng Christ, việc mà thật sự làm cho nó có khả năng cho một người có được sự tha tội. Chúng ta có Ma-thi-ơ 26:28 nói rằng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ được đổ ra vì sự tha tội. Chỉ mới khi Phi-e-rơ nói với dân chúng vào ngày lễ Ngũ Tuần là nếu họ muốn có sự tha tội mình họ sẽ phải ăn năn và chịu phép báp-têm, vậy thì nó có nghĩa là trong việc vâng theo những mạng lịnh đơn giản này mà con người đến với mối liên hệ của huyết Đấng Christ điều mà kết quả trong tội lỗi của một người được tha. Thêm nữa trong Ê-phê-sô 1:7 và Cô-lô-se 1:4 chúng ta được dạy rằng qua huyết của Đấng Christ mà con người đạt được sự tha thứ tội lỗi, nhưng Sau-lơ được biết là tội của ông được rửa sạch, hay tha thứ, đó là sự cần thiết cho ông để chịu phép báp-têm. Như vậy, càng rõ hơn nữa qua hành động của phép báp-têm mà một người đến với mối liên hệ của huyết Đấng Christ cái mà rửa sạch tội lỗi. Cũng vậy trong Rôma 6 chúng ta được kể rằng chúng ta chịu phép báp-têm vào trong sự chết của Đấng Christ, có nghĩa là qua sự vâng lời tới mạng lịnh của Chúa mà chúng ta đạt đến lợi ích của sự chết của Chúa, ý nghĩa của sự tha thứ tội lỗi.
Tiếp tục, chúng ta được biết rằng qua phép báp-têm chúng ta bước vào Đấng Christ. Phao-lô viết cho các anh em ở Ga-la-ti, “Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời. Vả, anh em thảy đều chịu phép báp-têm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.” (Ga-la-ti 3:26-27).
Một lần nữa, xin được nhấn mạnh rằng chỉ có phép báp-têm thôi thì cũng không cứu được và cũng không thể cứu ai được hết, nhưng mà một người cũng không được cứu nếu thiếu phép báp-têm. Không có sự dạy dỗ nào trong Kinh Thánh như một cá nhân được cứu rồi sau đó mới chịu phép báp-têm. Một người không chỉ phải hiểu rằng phép báp-têm là gì mà còn phải hiểu mục đích của nó nữa, một người có thể được nhận chìm hàng chục lần, nhưng nếu người đó chưa bao giờ được nhận chìm đúng mục đích, thì người đó chưa bao giờ chịu phép báp-têm đúng theo Kinh Thánh. Chỉ có một phép báp-têm và cốt để cho phép báp-têm trở thành một phép báp-têm của Kinh Thánh, nó phải là một việc chôn trong nước, vì để được tha tội, và để đặt người vào Hội Thánh mà chúng ta đọc trong Kinh Thánh. Nếu không thì là một trò giả tạo.
Nhưng khi nào thì phép báp-têm cứu? Chỉ khi cá nhân đã nghe Tin Lành thuần khiết của Đấng Christ, đã tin nó, thật sự ăn năn tội lỗi mình, đã xưng nhận Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời, và đã chịu phép báp-têm đúng với lời Kinh Thánh. Vậy thì chỉ có như thế phép báp-têm mới cứu được. Nói cách khác, nó là hành động cuối cùng của sự vâng lời mà chuyển người từ bên ngoài Đấng Christ vào trong Đấng Christ. Nó là bước cuối cùng trong một chuỗi của các bước mà dẫn một người bước vào trong Đấng Christ và Hội Thánh của Đấng Christ.
Kết luận, qua hành động của phép báp-têm một người được chôn với Chúa trong nước của phép báp-têm và được sống lại từ mộ nước để bước đi trong đời sống mới. Điều này mô tả sự chôn của Chúa và sự sống lại của Ngài. Chắc chắn, không có phương cách cải tiến nào trên đường lối của Chúa. Hãy đọc Rôma 6.
TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST
13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
J.C. CHOATE
Mục Lục
- TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
- NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
- SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
- SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
- VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
- ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
- SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
- SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
- PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
- CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
- VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
- VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
- SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13