fairy tale, fantasy, dream-1077863.jpg

Nguyên Nhân Và Nhiều Mặt Của Sự Không Tin

Tại sao nhiều người rõ ràng thông minh lại thích tin rằng không có Đức Chúa Trời? Chính loài người kiêu ngạo về sự tự do chọn lựa của mình. Loài người là các tác nhân đạo đức tự do, những người mà được ban cho quyền để đưa ra quyết định của chính họ. Mỗi người quyết định những gì mà mình muốn mặc, những gì mà mình muốn ăn, và nơi mà mình muốn đi đến. Nhưng quan trọng nhất, mỗi người quyết định những gì mà anh ta hay cô ta muốn tin. Một bài giảng được thực hiện bởi nhân vật Cựu Ước Giô-suê cho phép chúng ta nhìn thấy mỗi người chúng ta được tự do như thế nào để chọn lựa nếu chúng ta muốn tin vào Đức Chúa Trời. Nói về dân Giu-đa hàng ngàn năm về trước, Giô-suê đã nói rằng: “Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Giô-suê 24:15). Luận điểm của Giô-suê không thể nào rõ ràng hơn: dân Giu-đa – chỉ như mọi dân tộc khác và tất cả dân tộc riêng biệt – có sự tự do chọn lựa để tin, hay không tin vào Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, sự tự do luôn luôn đi cùng với trách nhiệm. Với sự tự do chọn lựa đi cùng với trách nhiệm để suy nghĩ cẩn thận, chọn lựa khôn ngoan, và hành động đầy thuyết phục. Vì vậy, đó là trách nhiệm của mỗi con người để nhận biết, tin và vâng phục lẽ thật.

Nguồn: http://www.apologeticspress.org/

Biên dịch: Đồng Thị Quý Hoàng Trần Hồng Ân

Bản quyền thuộc về Apologetics Press và Học Viện Kinh Thánh Việt Nam (VBI).

Các mặt của sự không tin

Xuyên suốt lịch sử, nhiều người đã quyết định không tin vào Đức Chúa Trời. Họ được biết đến với nhiều cách gọi khác nhau – những người vô thần, người độc lập tư tưởng, người theo thuyết không biết, người không theo Đạo, v.v. Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn đến một vài dạng đặc biệt của những người không tin.

Những người vô thần

Từ “thuyết vô thần” có nghĩa là “không có Đức Chúa Trời.” Người vô thần là người mà nói rằng không có Đức Chúa Trời. Carl Sagan quá cố là một trong những người vô thần nổi tiếng nhất thế giới. Ông đã kết luận thuyết vô thần khi ông tuyên bố rằng: “Vũ trụ là tất cả những gì hiện có, từng có và sẽ luôn luôn có.” Một người vô thần là một người tuyên bố rõ ràng rằng Đức Chúa Trời không tồn tại.

Tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn cho bất cứ ai xưng mình là người vô thần hơn là để cho người đó bào chữa một lập trường như vậy. Để biết rằng không có Đức Chúa Trời, một người sẽ phải biết về mọi sự kiện trong Vũ trụ, bởi vì nếu có một sự kiện mà người đó đã không biết thì nó có thể là sự kiện có Đức Chúa Trời tồn tại. Ví dụ, nếu một người có một chiếc áo sơ-mi độc nhất, sọc màu xanh, người đó không thể chứng minh rằng không có chiếc áo nào khác trên thế giới giống với nó trừ khi người đó đã nhìn thấy từng cái áo khác trên thế giới. Người vô thần không thể chứng minh rằng Đức Chúa Trời không tồn tại, bởi vì người đó không thể biết được hết mọi sự thật khả thi khác mà mình phải biết, không hơn gì một người với cái áo sọc xanh có thể nhìn thấy từng cái áo khác mà có tồn tại.

Lẽ thật thực sự của vấn đề đó là hầu hết những người vô thần không dám đối mặt với các sự thật. Họ quá chống đối tư tưởng về Đức Chúa Trời đến nỗi họ bỏ qua hay phớt lờ chứng cứ chứng minh sự tồn tại của Ngài. Isaac Asimov quá cố, một người vô thần nổi tiếng khác, đã từng nói rằng: “Về mặt cảm xúc, thì tôi là một người vô thần. Tôi không có bằng chứng để chứng minh rằng Đức Chúa Trời không tồn tại, nhưng tôi quá hoài nghi mạnh mẽ là Ngài không có đến nỗi tôi không muốn lãng phí thời gian của mình.” Thuyết vô thần không trả lời bằng chứng cho sự tồn tại của Đức Chúa Trời, và không thể đưa ra một chọn lựa hợp lý cho niềm tin vào Ngài.

Người theo thuyết không thể biết

Từ agnostic có nghĩa là “không có sự nhận biết.” Người thuyết không thể biết không tuyên bố mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời không tồn tại. Thay vào đó, người đó cho rằng không ai có thể biết Đức Chúa Trời có tồn tại hay không bởi vì đơn giản là không có đủ bằng chứng để đưa ra một kết luận dựa trên đó. Vậy, về cơ bản, thuyết không thể biết nói rằng: “Tôi không biết, bạn không biết, không có ai biết, và không ai có thể biết liệu rằng có một Đức Chúa Trời hay không.” Người theo thuyết không thể biết thường chỉ ra rằng con người không thể biết mọi điều, và rằng con người không bao giờ có thể “tìm ra” Đức Chúa Trời với trí tuệ và khả năng giới hạn của mình. Vì vậy, thuyết không thể biết cho rằng, mọi người nên dừng việc nghiên cứu lại. Tuy nhiên, điều mà thuyết không thể biết không nhận ra đó là khái nhiệm này phải diễn ra theo cả hai hướng. Tức là để nói rằng con người chắc là không thể chạm được đến Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời chắc là cũng không thể chạm được đến con người. Nhưng Đức Chúa Trời không phải không thể chạm đến con người được, vì Ngài không bị giới hạn bởi các sự bắt buộc tương tự về thời gian và kiến thức như con người. Một Đức Chúa Trời không giới hạn có thể bày tỏ chính Ngài cho chúng ta bất cứ lúc nào mà Ngài muốn – và không có gì ngăn cản Ngài làm như vậy. Lời tuyên bố của người theo thuyết không thể biết rằng “Tôi không thể biết” thực sự là một cái mặt nạ mà người đó mang lên để che giấu sự thật là người đó nhận ra có bằng chứng phong phú (mà người đó không thể giải thích hay bác bỏ) để chứng minh sự tồn tại của Đức Chúa Trời.  Có lẽ người theo thuyết không thể biết không thể tìm Đức Chúa Trời với lý do tương tự như một tên trộm không thể tìm thấy một cảnh sát vậy!

Những người hoài nghi

Người hoài nghi là người nghi ngờ rằng có một Đức Chúa Trời. Định nghĩa từ điển tiêu chuẩn hoàn toàn bày tỏ khi nó miêu tả về một người hoài nghi, như một người bám lấy “tín lý rằng kiến thức thực sự hay sự hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể, là không chắc chắn, và người đó có những sự nghi ngờ liên quan đến các nguyên tắc tôn giáo cơ bản.” Lưu ý rằng người hoài nghi không tuyên bố sự hiểu biết về Đức Chúa Trời là không thể đạt được (như người không thể biết tuyên bố); nhưng đúng hơn là “không chắc chắn.” Người hoài nghi không chuẩn bị để chấp nhận bất cứ điều gì, trừ phi nó có thể được xác minh bằng trải nghiệm (tức là, bằng việc sử dụng năm giác quan). Vậy, với người hoài nghi, khoa học trở thành phương thức có căn cứ duy nhất để “chứng minh” bất cứ thứ gì. Vì Đức Chúa Trời không thể được nhìn thấy, nếm, nghe, chạm hay ngửi được, nên những người hoài nghi nói rằng Ngài không tồn tại hay hoặc Ngài không thể trở nên rất quan trọng, thậm chí nếu Ngài có tồn tại. Tuy nhiên, quan điểm của người hoài nghi là sai bởi vì thậm chí nếu người đó có “biết” điều gì đó tồn tại mà không thể được xác minh bằng phương pháp khoa học. Khoa học sẽ không bao giờ có thể quan sát được hay giải thích các khái niệm như tình yêu, sự căm ghét, nỗi buồn, niềm vui. Khoa học sẽ không bao giờ có thể giải thích được tại sao một người trong một hố quân sự trong một cuộc chiến lại hy sinh chính mình với một quả lựu đạn cầm tay để cứu những người lính đồng đội của mình. Phần đáng buồn đó là người hoài nghi đã trả một giá đắt đỏ cho thuyết hoài nghi của mình – việc từ chối và từ bỏ một số khái niệm mật thiết và quan trọng nhất của loài người. Tại sao ư? Chỉ vì để cho họ có thể nói được rằng: Tôi hoài nghi rằng Đức Chúa Trời có tồn tại.

Người không theo Đạo

Người không theo đạo là người không chỉ từ chối tin vào chính Đức Chúa Trời, mà người đó cũng không chấp nhận và tích cực chống đối những người tin vào Đức Chúa Trời. Người không theo đạo nói nghịch cùng Đức Chúa Trời, và làm tất cả những gì mình có thể để lên án tôn giáo. Người không theo đạo xem thường Đức Chúa Trời và Kinh Thánh – và bất cứ ai tin vào nữa.

Các nguyên nhân của sự không tin

Cho đến điểm này, chúng ta đã nhìn vào các danh sách những người không tin vào Đức Chúa Trời. Nhưng chính xác thì tại sao họ lại từ chối tin Ngài? Phần còn lại của bài học này, chúng ta sẽ kiểm chứng một vài nguyên nhân cho việc không tin vào Đức Chúa Trời của Kinh Thánh.

Thành kiến nghịch Đức Chúa Trời

Có một chút nghi ngờ rằng nhiều người khó tìm thấy niềm tin trong Đức Chúa Trời bởi vì trong tâm trí của họ có một khuynh hướng mà làm cho họ nghịch với nó. Khuynh hướng đi kèm này là những gì mà một vài người nói đến như “thành kiến của sự không tin.” Một tác giả nói như thế này: “Một trong những nguyên nhân quan trọng và hiển nhiên mà những người không tin vẫn là một người không tin đó là người đó thích như vậy. Thực tế, bất cứ bằng chứng của bất cứ nguồn nào hay bất cứ mức độ nào đều thất bại để lay chuyển người đó khỏi quan điểm của mình nếu lòng người đó nhất quyết nghịch cùng bằng chứng và hướng đến sự không tin.”

Đôi khi, mọi người dung chịu thành kiến cực đoan, đặc biệt khi nó đến với niềm tin vào Đức Chúa Trời. Họ hoạt động bên trong một khung của khuynh hướng nghịch cùng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh. Tín đồ Đấng Christ của Đức Chúa Trời hoàn toàn là kinh tởm với họ bởi vì Ngài đại diện cho một mối đe dọa cho các khao khát và tham vọng của chính loài người. Nói cách khác, ý muốn của con người là một nguồn xung đột với ý muốn của Đức Chúa Trời. Một nguồn như vậy chắc chắn dẫn đến một xung đột về lợi ích. Một vài người hình như muốn chết trong tội lỗi hơn là sống trong sự vâng phục.

Phao-lô đã nhắc nhở những tín đồ Đấng Christ thế kỷ đầu tiên ở Rô-ma về những người mà “dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đã phó họ vào lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng” (Rô-ma 1:21, 28). Vấn đề mà sứ đồ đã viết đến không phải là một sự thất bại để chấp nhận những gì mà không thể biết được (mạch văn trong Rô-ma rõ ràng chỉ ra rằng những người này là những người có thể, và đã biết về sự tồn tại của Đức Chúa Trời). Hơn thế, nó là một vấn đề của việc từ chối chấp nhận những gì mà có thể biết được – tức là, sự thực tại của Đức Chúa Trời.

Những người mà Phao-lô nói đến có một thành kiến đi kèm nghịch cùng Đức Chúa Trời đến nỗi họ đã từ chối có Đức Chúa Trời trong sự nhận biết của họ. Vậy, trường hợp này làm cho sứ đồ viết (bởi sự hà hơi của Đức Thánh Linh) rằng “Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại” (Rô-ma 1:22). Theo cách dùng của Kinh Thánh, thuật ngữ “điên dại” thường không chỉ đến một người không thông minh, và nó chắc chắn không được dùng ở đây theo một cách như vậy. Thay vào đó, thuật ngữ mang cả sự đoán xét về đạo đức và tôn giáo, như nó mang trong Rô-ma 1. Đây là lý do tại sao tác giả Thi Thiên (lần nữa, bởi sự hà hơi) đã viết rằng “Kẻ ngu dại nói trong lòng mình rằng: chẳng có Đức Chúa Trời” (14:1). Nếu “Sự kính sợ Đức Chúa Trời là khởi đầu của sự khôn ngoan” (Thi Thiên 111:10), thì, ngược lại, sự ngu dại tìm thấy nguồn gốc của nó trong việc từ chối về Đức Chúa Trời. Ê-sai nói đến một người như một kẻ ngu dại mà “lòng họ xiêu về sự gian dối, đặng phạm các tội ác” (Ê-sai 32:6). Vậy khuynh hướng nghịch cùng Đức Chúa Trời đã trở thành một trong những nguyên nhân chủ chốt của sự không tin, mà rất có thể giải thích lý do tại sao tác giả của sách Hê-bơ-rơ đã cảnh báo rằng: “Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng” (Hê-bơ-rơ 3:12).

Sự ảnh hưởng của bậc cha mẹ và sự dạy dỗ

Chắc chắn một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên mỗi người là cha mẹ. Nói chung, những người cha và mẹ không chỉ là những ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ, mà còn là một ảnh hưởng liên tục. Có điều được nói rằng tâm trí của một đứa trẻ giống như rau câu Jell-O, mà việc của cha mẹ là bỏ vào tất cả “nguyên liệu ngon” trước khi nó “đông lại.”

Việc bỏ những điều đúng đắn vào trong tâm trí của một đứa trẻ là rất khó khăn, và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. Nó là một quá trình 24 giờ, trọn thời gian mà sẽ diễn ra liên tục – khi đang ngồi cùng một đứa trẻ, lái trong một chiếc xe, ăn một bữa ăn cùng nhau, và thậm chí trong khi đang xem tivi (xem Phục Truyền 6:6-7). Đôi khi, việc giáo dục của một đứa trẻ được thực hiện bởi sự chỉ dẫn, mà là lý do tại sao cha mẹ được khích lệ để nuôi con cái của họ theo “sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa” (Ê-phê-sô 6:4). Những lúc khác thì nó được thực hiện bởi sự rèn luyện, như tác giả Châm Ngôn đã lưu ý khi ông phê bình rằng: “Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; còn con trẻ phóng túng làm mắc cỡ cha mẹ mình” (Châm Ngôn 29:15).

Tuy nhiên, thỉnh thoảng, cha mẹ thất bại để dạy dỗ con cái của họ tin vào Đức Chúa Trời. Đôi khi họ thậm chí còn dạy một đứa trẻ không tin vào Đức Chúa Trời.  Nếu con cái nhìn thấy cha mẹ không quan tâm đến Đức Chúa Trời, hay hoài nghi về tất cả các bằng chứng liên quan đến sự tồn tại của Đức Chúa Trời, thì đứa trẻ có lẽ có kết cuộc không khác biệt gì và hoài nghi cũng như cha mẹ của mình. Tình trạng thuộc linh của toàn bộ các dân tộc đã bị ảnh hưởng bất lợi bởi vì sự thất bại của cha mẹ để chỉ dẫn con cái của họ một cách đúng đắn về niềm tin vào Đức Chúa Trời.

Sự giáo dục

Chắc chắn, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của sự không tin là sự giáo dục không đúng đắn. Sự giáo dục đúng đắn là một công cụ tuyệt vời mà có thể được sử dụng để xây dựng các cộng đồng và các dân tộc tốt hơn. Nhưng một vài hình thức của sự giáo dục là không tốt – không chỉ đối với từng cá nhân, mà còn đối với xã hội nữa. Bất cứ hình thức giáo dục nào mà cố gắng hủy diệt niềm tin vào một Đấng Tạo Hóa thánh (Đức Chúa Trời) là một hệ thống tiêu cực mà chỉ có thể dẫn đến sự hư mất. Đáng buồn là, hình thức giáo dục mà bây giờ được thực hiện trong hầu hết các trường công lập có khả năng để hủy diệt đức tin vào Đức Chúa Trời. Một trong những công cụ chính đã từng hủy diệt một đức tin như thế là sự dạy dỗ về thuyết tiến hóa hữu cơ. Trong vòng 25 năm qua, thuyết tiến hóa đã được dạy dỗ như một sự thực khoa học trong nhiều trường cấp một, cấp hai và cấp ba, cũng như trong hầu hết các trường cao đẳng và đại học. Kết quả là, khi các sách giáo khoa và các giáo viên trình bày về thuyết tiến hóa hữu cơ như điều gì đó mà “tất cả các nhà khoa học danh tiếng đều tin đến,” thì nhiều sinh viên tin vào giả thuyết mà chưa từng được tiếp cận các bằng chứng đối lập mà bày tỏ rằng sự tạo dựng bởi Đức Chúa Trời, là một cách giải thích tốt hơn nhiều cho nguồn gốc của Vũ Trụ và các cư dân của nó. Việc chấp nhận khái niệm tự nhiên của thuyết tiến hóa hầu như tự nhiên dẫn đến việc không tin vào Đức Chúa Trời.

Sự suy đồi đạo đức

Nhiều người sẽ không tin vào Đức Chúa Trời bởi vì, nếu họ tin, thì họ sẽ phải thay đổi cách sống của họ. Những người này có thể liên quan đến các tội lỗi như đồng tính luyến ái, tham lam, gian dâm, hay bất cứ việc làm nào mà trái ngược với luật pháp của Đức Chúa Trời. Ngay khi họ thừa nhận rằng có một Đức Chúa Trời, thì họ cũng phải thừa nhận rằng Đức Chúa Trời muốn họ làm, hay không làm các điều cụ thể. Họ không muốn một Đức Chúa Trời, Đấng mà bảo họ những gì cần làm, vì vậy họ đơn giản chọn tin rằng không có Đức Chúa Trời. Thi Thiên 14:1 nói đến điều này rất rõ ràng: “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: ‘Chẳng có Đức Chúa Trời.’ Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc.” Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất mà mọi người chọn để không tin vào Đức Chúa Trời đó là bởi vì họ không muốn từ bỏ đời sống tội lỗi của họ.

Chủ nghĩa duy vật theo khoa học

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nơi mà khoa học nắm quyền, và nơi mà chúng ta quan sát thấy các thành quả của nó mỗi ngày. Khoa học đã thành công trong việc làm những điều tuyệt diệu – như trị bệnh đậu mùa, đưa con người lên mặt trăng, ngăn ngừa bệnh bại liệt, và kéo dài tuổi thọ loài người. Tuy nhiên, trong khi chúng ta nên biết ơn về các bước tiến mà khoa học đã làm, thì chúng ta cũng nên biết tất cả những gì mà khoa học mang ơn Đức Chúa Trời. Trong Sáng thế ký 1:28, Đức Chúa Trời bảo loài người “hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất, hãy làm cho đất phục tùng.” Chắc chắn câu nói này của Đức Chúa Trời là nền tảng, hay đặc quyền của khoa học.

Nhưng chắc chắn một trong những chướng ngại vật lớn nhất để tin vào Đức Chúa Trời là thái độ mà khoa học bằng cách nào đó đã làm cho niềm tin vào Đức Chúa Trời trở nên lỗi thời. Nhiều nhà khoa học ngày nay tuyên bố rằng cách duy nhất để khám phá ra điều gì đó là bởi việc quan sát bằng kinh nghiệm. Nếu điều gì đó mà không thể được quan sát bởi năm giác quan, thì nó là không tồn tại hoặc nó không quan trọng. Dĩ nhiên, vì Đức Chúa Trời không thể quan sát được bằng năm giác quan, nên với nhiều nhà khoa học (và những người khác mà chấp nhận một quan điểm như thế) thì Ngài không tồn tại hay không quá quan trọng nếu Ngài có tồn tại.

Sức ép đồng địa vị tri thức

Không dễ chịu gì khi bị gắn mác như kẻ ngu ngốc, đần độn, dốt nát, hay khờ dại. Nhưng các danh hiệu này được áp dụng cho những người mà muốn biện minh cho sự tồn tại của Đức Chúa Trời và khái niệm về sự tạo dựng của Kinh Thánh. Hàng ngàn người hết sức thông minh là những nhà khoa học, và đa số họ đều tin vào thuyết tiến hóa. Vậy ý  tưởng đề nghị được thừa nhận đó là “tất cả những người thông minh” đều tin vào thuyết tiến hóa. Cuối cùng thì, làm sao mà quá nhiều người “thông minh” có thể sai lầm được?

Tuy nhiên, ý tưởng rằng lẽ thật được quyết định bởi ý kiến phổ biến hay số bình chọn đông đảo là sai lầm. Một điều mà có thể (và thường xuyên) là đúng thậm chí khi được chấp nhận bởi chỉ thiểu số ít ỏi. Thực tế, các thành tựu khoa học thường đạt được bởi những nhà nghiên cứu chống nghịch lại ý kiến theo số đông vì cớ sự thật. Chỉ bởi vì hàng triệu người tin vào điều gì đó, không có nghĩa là nó đúng. Nếu điều gì đó là sự thật, thì trình bày nó hàng triệu lần cũng không làm cho nó đúng thêm chút nào nữa, và nếu nó là sai, thì trình bày nó hàng triệu lần cũng không làm cho nó ít sai hơn được.

Sự gian ác, sự đau đớn và sự đau khổ

Một nguyên nhân phổ biến khác của sự không tin là sự tồn tại của sự gian ác, sự đau đớn và sự đau khổ trong thế gian. Nếu như có một Đức Chúa Trời toàn năng, và nếu Ngài là tốt lành trọn vẹn, thì tại sao lại có quá nhiều điều xấu xảy ra cho những nạn nhân vô tội (như những đứa trẻ)? Nhiều người đã từ bỏ đức tin vào Đức Chúa Trời bởi sự hiện hữu của sự đau khổ trong cuộc đời của họ hay trong cuộc đời của những người gần gũi họ. Một vài người đã mất con cái, những người khác bày tỏ những gì mà họ tin là những lời cầu nguyện không được phản hồi, và vẫn có những người khác đã nhìn những người bạn tốt nhất của họ bị cất đi khỏi họ. Đối diện với các bi kịch khủng khiếp này, họ đã quyết định rằng Đức Chúa Trời phải không tồn tại bởi vì nếu Ngài có tồn tại, thì chắc chắn Ngài sẽ làm điều gì đó để ngăn chặn các sự việc như vậy.

Đây là một cách trả lời ngắn gọn cho vấn đề này. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng nên mọi thứ, Ngài đã phán rằng nó là tốt lành (Sáng thế ký 1:31). Tuy nhiên, người nam và nữ đầu tiên (A-đam và Ê-va) đã phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời và đem sự đau đớn và đau khổ vào trong thế gian. Đức Chúa Trời luôn luôn cho loài người quyền để làm theo các quyết định của chính họ. Ngài đã không tạo dựng nên loài người như rôbốt mà không có sự chọn lựa. Sự đau đớn là hiện có trong thế gian ngày nay là một kết quả của việc sử dụng sai của sự tự do lựa chọn của các các thế hệ đi trước và thế hệ của chính chúng ta.

Thêm nữa, có những lúc mà sự đau đớn thực sự lại có ích lợi. Hãy nghĩ đến một người mà ngực của người đó bắt đầu đập mạnh khi ông bắt đầu lên cơn đau tim, hay người phụ nữ mà sườn của bà bắt đầu đau khi bộc phát bệnh đau ruột thừa. Sự đau đớn thường đưa chúng ta đến bác sĩ để ngăn chặn hay cứu chữa. Cũng vậy, sự đau đớn và bi kịch giúp loài người phát triển một số đặc điểm quý giá nhất trong xã hội – sự can đảm, tính anh hùng, sự hy sinh, và nhiều điều khác.

Sự thật rằng thậm chí Đức Chúa Jêsus, như Con của Đức Chúa Trời, cũng chịu sự đau đớn và đau khổ (Hê-bơ-rơ 5:8; 1 Phi-e-rơ 2:21 và tiếp theo) chứng minh rằng Đức Chúa Trời yêu thương và chăm sóc cho vật tạo dựng của Ngài. Đức Chúa Trời đã có thể bỏ mặc chúng ta với các mưu chước tội lỗi của chính chúng ta nhưng thay vào đó, “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta mà chịu chết” (Rô-ma 5:8).

Kết Luận

Quá nhiều lần ‘sự khôn ngoan’ của con người đã thay thế sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (xem 1 Cô-rinh-tô 1:18-25), khiến cho nhiều người đánh mất đường lối của họ trong những điều mà đã trở nên một trong những điều khủng khiếp nhất, và là một trong những bi kịch phổ biến nhất ngày nay. Cái giá mà con người trả cho việc học biết tri thức nhưng dốt nát về thuộc linh – sự hư mất linh hồn – đã cao hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được.

Chúa lấy làm vui khi giúp đỡ những người ngày nay mà sống không tin một cách thành thật. Ngài đã cung cấp cho bằng chứng phong phú để họ có thể tin. Nhưng về những người từ chối tin vào Đức Chúa Trời, mặc kệ bằng chứng thì sao? Sứ đồ Giăng đã nói rằng: “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai” (Khải huyền 21:8).

Có Thể Bạn Quan Tâm!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Dàn Bài