Nhiều người tin rằng Mười Điều Răn chứa đựng toàn bộ nghĩa vụ của loài người với Đức Chúa trời và rằng nếu tôi được lên thiên đàng ngày nay, họ sẽ nói đó là bởi vì giữ gìn Mười Điều Răn. Các bạn à, tôi muốn nói cho các bạn rằng điều đó không đúng và nó chưa bao giờ đúng. Thậm chí trong thời luật pháp cũ, Mười Điều Răn không bao gồm toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời cho loài người.
Tác giả: Don Blackwell
Dịch giả: Quý Hoàng
Đây là một sản phẩm của Trường Kinh Thánh Video Thế Giới.
Nguyện Đức chúa Trời được vinh hiển.
Những gì tôi vừa mới đọc bao gồm những gì được biết ngày nay như là Decalogue, hay phổ biến hơn, là Mười Điều Răn. Mười Điều Răn có thể được tìm thấy trong Xuất Ê-díp-tô ký 20:1-7. Chúng được ban cho Môi-se và con cái của Dân Ysơraên tại núi Sinai ngay sau khi họ rời khỏi xứ Ê-díp-tô.
Nhiều người tin rằng Mười Điều Răn chứa đựng toàn bộ nghĩa vụ của loài người với Đức Chúa trời và rằng nếu tôi được lên thiên đàng ngày nay, họ sẽ nói đó là bởi vì giữ gìn Mười Điều Răn. Các bạn à, tôi muốn nói cho các bạn rằng điều đó không đúng và nó chưa bao giờ đúng. Thậm chí trong thời luật pháp cũ, Mười Điều Răn không bao gồm toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời cho loài người. Mười Điều Răn chỉ là một phần luật pháp của Môi-se. Thực tế, quay trở lại và nhìn vào toàn bộ luật pháp, các sinh viên thần học nói với chúng tôi rằng có khoảng 603 các chỉ thị khác, có nghĩa là có khoảng 613 mệnh lệnh chứa trong luật pháp của Môi-se. Và vì vậy, Mười Điều Răn không phải là toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời.
Vài năm trước, Billy Graham Road trong một mục báo công đoàn. Ông đã nói, “Mười Điều Răn đưa ra một sự trình bày ngắn gọn về các luật pháp đạo đức của Đức Chúa Trời và chúng chưa bao giờ bị bỏ sang một bên.”
Tôi muốn chúng ta nghiên cứu câu hỏi đó ngày nay. Mười Điều Răn còn trói buộc loài người ngày nay không? Đây là một câu hỏi quan trọng bởi vì có rất nhiều người tin rằng chúng vẫn còn. Như một thực tế, thậm chí để giả định rằng Mười điều răn không còn trói buộc con người ngày nay, thì điều đó làm khó chịu một vài người và nó làm rất nhiều người ngạc nhiên. Thực tế, đó là lý do tại sao có cuộc chiến này ngày nay về Mười điều răn diễn ra ở những nơi công cộng bởi vì rất nhiều người tin rằng chúng đại diện cho luật pháp của Đức Chúa Trời cho chúng ta ngày nay.
Điều tôi muốn làm trong bài học này là nghiên cứu câu hỏi này: Mười điều răn còn trói buộc chúng ta ngày nay không? Và tôi muốn chúng ta mở Kinh Thánh và nhìn những gì Đức Chúa Trời nói về chủ đề này. Thực tế, bạn có thể ngạc nhiên với những gì chúng ta tìm thấy.
Tôi muốn mở đầu bài học với 2 Ti-mô-thê 2:15. Kinh Thánh nói, “”Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật.” Tôi muốn các bạn tập trung đến những từ này: “ngay thẳng giảng dạy.” Điều đó có nghĩa gì? À, để ngay thẳng giảng dạy đạo có nghĩa là chúng ta cần biết phần nào là phần của luật pháp cũ và phần nào là phần của luật pháp mới. Nó có nghĩa là chúng ta cần biết các phần nào có hiệu lực với chúng ta và những phần nào không. Nó có nghĩa là chúng ta cần biết những gì được phán cho chúng ta và những điều được áp dụng cho chúng ta và những gì được phán cho những người khác.
Được rồi. Ba điểm mà chúng tôi muốn nói đến trong bài học này.
+Thứ nhất: Chúng ta không sống dưới Mười Điều Răn ngày nay.
+Thứ hai: Tại sao chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay.
+Và thứ ba: ngày nay chúng ta sống dưới các điều răn của Đấng Christ, được biết đến là Tân Ước.
Được rồi. Điểm thứ nhất. Chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay.
Tôi biết điều đó có thể làm cho vài người ngạc nhiên khi nghe đến, đặc biệt là đến từ một tổ chức tín đồ Đấng Christ, Nhưng các bạn à, mối quan tâm của chúng ta là để theo Kinh Thánh và sự thật của vấn đề đó là, Kinh Thánh đặc biệt nói rằng Mười điều răn đã được cất đi rồi. Tôi muốn các bạn lắng nghe cẩn thận Rô-ma 7. Trong câu 4, sứ đồ Phaolô đang dạy những người Rôma rằng họ không còn sống dưới Giao ước Cũ nữa, tức là luật pháp của Môi-se. Ông nói rằng, “…bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp.” Ông nói, “…đặng thuộc về người khác.” Khi ông nói bạn đã “chết về luật pháp.” “Chết về,” điều đó theo bất cứ nghĩa nào có nghĩa giống như là nó vẫn còn hiệu lực không? Không. Chết có nghĩa là nó không còn hiệu lực nữa. Nếu ai đó nói,”Ok, luật pháp Cứu Ước đã chết. Tôi hiểu là nó không còn hiệu lực nữa. Nhưng làm thế nào bạn biết là điều đó bao gồm Mười Điều Răn nữa?” Hãy tiếp tục đoạn trích này. Chúng ta đi xuống câu 6. Ông nói, “Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp,… Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam.” Tôi muốn lưu ý rằng Phaolô đang nói về luật pháp mà chúng ta đã chết về nó, và ông nêu ra như một ví dụ về luật pháp đó, “Ngươi chớ tham lam.” Bạn có nhận ra điều đó không? Đó là một trong Mười điều răn. Phaolô rõ ràng dạy rằng chúng ta đã chết về luật pháp của Môi-se, bao gồm Mười điều răn, mà được ông đặc biệt trích dẫn như một ví dụ.
Tôi muốn các bạn chú ý cùng với tôi một đoạn khác. 2 Cô-rinh-tô 3:7 nói rằng, “Vả, nếu chức vụ về sự chết, chạm chữ trên bảng đá, đã là vinh hiển lắm, đến nỗi con cái Y-sơ-ra-ên không có thể ngó trên mặt Môi-se, vì cớ sự sáng láng trên mặt người…” Tôi muốn các bạn chú ý rằng ông đang nói về điều gì đó đã được viết xuống, được chạm trên bảng đá. Ông đang nói về những gì mà khiến cho khuôn mặt của Môi-se sáng rực rỡ và họ phải đặt một cái màng che lên mặt ông. Bạn có nhớ điều đó trong Kinh Thánh không? Nếu bạn quay về Phục Truyền 5 và Xuất Ê-díp-tô ký 34, bạn sẽ thấy ông đang nói về thời điểm khi Mười điều răn được ban cho. Khi Môi-se nhận Mười điều răn, gương mặt ông sáng lòa. Được rồi. Tiếp tục thôi. Bạn xuống đến câu 11 và 13 của 2 Cô-rinh-tô 3, Kinh Thánh nói rằng điều này đã “qua đi” theo như câu 11. Nó đã bị xóa bỏ, theo câu 13. Khi Môi-se nhận Mười điều răn, khuôn mặt ông tỏ ra sự vinh hiển. Nhưng vinh hiển đó đã mờ đi và Phaolô sử dụng điều đó để minh họa vinh hiển mờ nhạt đi của Luật pháp cũ, bao gồm cả Mười điều răn. Thực tế, ông có đặc biệt nhắc đến chúng. Ông nói đến Luật pháp cũ như đã qua đi. Và ông chỉ đến cái khác–Luật pháp mới–là còn lại.
Các bạn à, Chúa đang đặc biệt nói với chúng ta rằng Mười điều răn không còn tồn tại nữa. Chúng đã qua đi.
Thứ hai, khi chúng ta xem xét vấn đề rằng chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay, tôi muốn chúng ta xem xét các hậu quả nếu chúng ta vẫn còn sống như vậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu Mười điều răn vẫn còn trói buộc chúng ta ngày nay?
Trước tiên, nếu Mười điều răn còn hiệu lực ngày nay, thì ngày Sabát vẫn còn hiệu lực ngày nay. Điều thứ 4 của Mười điều răn đã nói, “Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết” Xuất Ê-díp-tô ký 20:9-10. Và hình phạt cho việc phạm vào ngày Sa-bát là tội chết. Xuất Ê-díp-tô ký 31:12-16. Dân số ký 15:32-36, chúng ta đọc về một người lượm củi vào ngày Sa-bát và vì vậy ông ta đã phạm tội. Chúng ta cũng đọc được rằng ông đã bị hành hình vì làm thế.
Các bạn à, nếu Mười điều răn vẫn còn trói buộc chúng ta ngày nay, thì chúng ta sẽ bị ép buộc vào số phận này liên quan đến việc phạm ngày Sa-bát. Người ta sẽ tranh luận rằng ngày Sa-bát cho tín đồ Đấng Christ là ngày chủ nhật. Nó là ngày Sa-bát của tín đồ Đấng Christ. Thực tế, Billy Graham và những người khác dạy điều này, nhưng Kinh Thánh không có nơi nào gọi Chủ nhật là ngày Sa-bát của tín đồ Đấng Christ. Xuất Ê-díp-tô 20:10 nói ngày Sa-bát là ngày thứ sáu trong tuần. Để thêm vào việc không thể làm việc vào ngày đặc biệt đó, theo các yêu cầu của ngày Sa-bát, một ngọn lửa thậm chí còn không được thấp lên vào ngày đó, Xuất Ê-díp-tô 35:3 Điều đó có nghĩa là một người nữ thậm chí không thể vặn bếp gas lên để nấu bữa sáng hay chuẩn bị bữa trưa. Một người nam thậm chí không thể bật lò sưởi gas của mình vào một buổi chiều thứ 7 lạnh lẽo. Và nó không chỉ là việc vi phạm ngày Sa-bát mà dẫn đến hình phạt hành hình.
Tôi muốn các bạn xem xét với tôi một vài điều răn khác mà cũng có hình phạt hành hình kèm theo chúng. Các điều răn thứ nhất và thứ hai liên quan đến thờ thần tượng. Tội thờ thần tượng bị xử tử hình Phục truyền 13:6-11. Điều răn thứ 3 liên quan đến việc lấy danh Chúa ra chơi đùa. Điều đó cũng bị xử tử hình– Lê-vi ký 24:10-15. Điều răn thứ 4: Những người phạm ngày Sa-bát bị hành hình Dân số ký 15:32 và tiếp theo. Điều răn thứ 5 đòi hỏi việc tôn kính và vâng phục Cha mẹ. Không vâng phục điều răn này? Bạn đoán ra rồi đó. Đó là tội tử hình–Xuất Ê-díp-tô 21:17, Lê-vi ký 20:9.- Điều răn thứ 6, ngăn cấm việc giết người. Hình phạt là tử hình – Xuất Ê-díp-tô 21:12. Điều răn thứ 7 cấm việc ngoại tình. Nếu bạn phạm điều này, bạn sẽ bị xử tử, Lê-vi ký 20:10. Nhân tiện, đồng tính cũng bị hình phạt này, Lê-vi ký 20:13. Điều răn thứ 8 và 10 liên quan đến việc trộm cắp và tham lam. Bạn có thể nhớ từ Cựu Ước, Giô-sua 7, Một người tên Achan. Hắn đã tham lam, hắn đã ăn trộm và bị hành hình. Bạn nắm được vấn đề rồi đó. Nhưng câu hỏi là đây: Ai được trao quyền hiện nay để xử những người vi phạm này tội chết? Nếu chúng ta vẫn còn bị trói buộc vào nó, thì các hậu quả cũng phải được đi kèm. Một hậu quả thứ hai để xem xét nếu Mười điều răn vẫn còn hiệu lực ngày nay.
Hãy xem xét điều này cùng với tôi. Nếu Mười điều răn vẫn có hiệu lực ngày nay, thì toàn bộ luật pháp vẫn còn hiệu lực ngày nay. Trong Ga-la-ti 5:3, Phaolô đưa ra một nguyên tắc cho chúng ta và nó là đây: Việc chấp nhận một phần của luật pháp Môi-se như phép cắt bì là điều mà ông đang nhận xét lúc đó. Việc chấp nhận một phần của luật pháp, đòi hỏi việc giữ toàn bộ luật pháp. Tôi muốn các bạn lắng nghe những gì Phaolô nói. Ông nói, “Tôi lại rao cho mọi người chịu cắt bì rằng, họ buộc phải vâng giữ trọn cả luật pháp.” Và các bạn à, để giữ Mười điều răn là phải giữ toàn bộ luật pháp Môi-se.
Được rồi. Hậu quả thứ ba để xem xét. Nếu Mười điều răn vẫn có hiệu lực ngày nay, vậy nó ngụ ý rằng có hơn một người ban hành luật. Nếu Mười điều răn vẫn có hiệu lực ngày nay, vậy Môise vẫn là một người ban hành luật. Và nếu Đấng Christ có một luật pháp đang trói buộc chúng ta, vậy Ngài là một Đấng ban luật pháp. Các bạn à, điều đó sẽ có nghĩa là chúng ta có hai người ban hành luật và, vì vậy chúng ta thuộc về cả Môi-se và Đấng Mê-si. Nhưng Gia-cơ 4:12 nói rằng, “Chỉ có một Đấng lập ra luật pháp …” Rôma 7:4 dạy rằng chúng ta chỉ thuộc về Đấng Christ thôi nếu không chúng ta đang phạm tội ngoại tình về thuộc linh. Và vì vậy, luận điểm của ông là, nếu chúng ta cứ bám lấy luật pháp cũ và luật pháp mới, thì chúng ta là những kẻ ngoại tình về thuộc linh. Các bạn à, những ngụ ý về Mười điều răn vẫn còn có hiệu lực ngày nay là không đúng.
Được rồi. Đây là điểm chính, thứ Hai. Đầu tiên, chúng ta đưa ra luận điểm rằng chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay. Điểm thứ hai là tại sao chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay. Bây giờ tôi sẽ đi thẳng vào tâm của vấn đề này và tôi sẽ trả lời câu hỏi này. Chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay bởi vì chúng là một phần của luật pháp cũ mà đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Đây là đoạn trích: Cô-lô-se 2:14, Kinh Thánh nói về luật pháp giao ước cũ và nói rằng, “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự.”
Chúng ta đã chứng minh từ Rô-ma 7 và 2 Cô-rinh-tô 3 rằng Mười điều răn là một phần của luật pháp đó. Và đoạn trích nói rằng luật pháp đã “bị đóng đinh trên thập tự giá.” Và vì vậy chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay nữa bởi vì sự chết của Đấng Christ đã khiến chúng lỗi thời. Thứ hai, chúng ta xem xét tại sao chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay, chúng ta cần thấy rõ sự thật rằng Mười điều răn được ban cho dân Y-sơ-ra-ên, không phải cho chúng ta. Mười điều răn chưa bao giờ được định cho loài người ngày nay. Ngay sau khi con cái Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ê-díp-tô, Môi-se đã đi lên đỉnh núi Si-nai để nhận hai bảng đá có chứa Mười điều răn. Những điều răn đó được ghi chép lại cho chúng ta trong Xuất Êdíptô 20 và Phục truyền 5. Xuất Êdíptô 20 là khi chúng được ban cho lúc ban đầu. Phục truyền 5 là khi Môi-se nghe chúng lại vì cớ của một thế hệ mới mà sẽ sớm nhận được vùng đất hứa. Nhưng trước khi thuật lại Mười điều răn vào lúc đó, Môi-se mở đầu với câu nói này, Phục truyền 5:2-3. Ông nói rằng, “Giê-hô-va Ðức Chúa Trời chúng ta có lập giao ước cùng chúng ta tại Hô-rếp. Chẳng phải cùng tổ phụ chúng ta mà Ðức Giê-hô-va đã lập giao ước này đâu nhưng cùng hết thảy chúng ta hiện ngày nay còn sống đây.” Bạn thấy đó, Môi-se đã chỉ ra rất rõ ràng rằng những điều răn này mà ông sắp đọc được đặc biệt ban cho họ–cho một nhóm dân được chọn và đặc biệt, ấy là dân Y-sơ-ra-ên.
Thứ ba.
Khi chúng ta thảo luận tại sao chúng ta không sống dưới Mười Điều Răn ngày nay, thì rất quan trọng để chúng ta hiểu rằng Đức Chúa Trời không bao giờ định Mười điều răn–hay luật pháp cũ– là đời đời. Mười điều răn là một phần của luật pháp cũ, và từ ban đầu Đức Chúa Trời đã phán rằng nó là tạm thời thôi. Tiên tri Giêrêmi đã nói tiên tri về điều này trong Giê-rê-mi 31:31. Ông đã nói rằng, “Này, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước này sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô…” Ông đã nói một giao ước mới sẽ được lập. Không giống với giao ước mà Ta đã ban cho chúng khi chúng rời khỏi Ê-díp-tô. Không giống với cái mà có chứa Mười điều răn.
Trong Tân Ước, Ga-la-ti 3:23, “Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp [chứa Mười điều răn]đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa.” Các bạn à, điều đó có nghĩa gì? Ông có ý gì khi nói Cựu Ước là một thầy giáo, nhưng khi Tân Ước đến–Luật pháp của Đấng Christ đến–thì chúng ta không còn phục dưới thầy giáo nữa? Nó có nghĩa là ngày nay, chúng ta ở dưới luật pháp của Đấng Christ. Chúng ta không còn ở dưới luật pháp cũ, mà có chứa Mười điều răn nữa. Hê-bơ-rơ 10:9 nói rằng, “…Chúa đã bỏ điều trước, đặng lập điều sau.” Cô-lô-se 2:14 nói rằng, “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự.”Và các bạn à, để không có ai không hiểu được vấn đề, Chúa làm cho nó rất rõ ràng trong Ma-thi-ơ 17, trên núi hóa hình. Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng có mặt trên núi với Chúa Jêsus. Môi-se và Ê-li đã hiện ra một cách mầu nhiệm. Phi-e-rơ hăng hái đề nghị rằng ông sẽ dựng bà cái lều, mỗi người một cái vậy đặt Môi-se, Ê-li và Chúa Jêsus cùng cấp bực. Nhưng giọng của Đức Chúa Trời từ trên trời phán rằng, “Đây là Con yêu dấu của ta. Hãy nghe lời Con đó.”
Các bạn à, đó là luật pháp của Đấng Christ mà chúng ta đang nghe ngày nay. Đó là luật pháp của Chúa Jêsus Christ mà có hiệu lực với chúng ta ngày nay, không phải luật pháp của Môi-se. Chúa Jêsus đã phán rằng hết thảy mọi quyền phép đã được ban cho Ngài
Vậy nếu Môi-se và Mười điều răn của ông vẫn còn hiệu lực ngày nay, thì các bạn à, chúng là điều bất lợi cho bất cứ thẩm quyền nào đi nữa.
Được rồi. Điểm chính thứ ba. Ngày nay, chúng ta sống dưới các điều răn của Đấng Christ, không phải Mười điều răn. Ngày nay chúng ta sống dưới một giao ước tốt hơn. Hê-bơ-rơ 8:6 nói, “Nhưng thầy tế lễ thượng phẩm chúng ta đã được một chức vụ rất tôn trọng hơn, vì Ngài là Đấng trung bảo của giao ước tốt hơn, mà giao ước ấy lập lên trên lời hứa tốt hơn.” Thỉnh thoảng khi nó được chỉ ra cho mọi người chúng ta không còn sống dưới Mười điều răn ngày nay nữa, người ta sẽ đáp lại và nói điều như thế này. Họ sẽ nói,”Vậy bạn tin rằng chúng ta có thể thờ phượng các thần tượng ngày nay không? Bạn tin rằng chúng ta có thể báng bổ danh Chúa không? Bạn tin chúng ta có thể không vâng phục cha mẹ không? Bạn tin chúng ta có thể phạm tội giết người và ngoại tình không? Nhưng đó không phải là kết luận hợp lý và theo Kinh thánh ở đây. Mười điều răn không phải là nguồn mang thẩm quyền đạo đức duy nhất. Chúng ta chắc chắn không dạy rằng Đó là đúng đắn cho con người phạm tội. Thực tế, chúng ta dạy rằng những điều này là sai trái. Nhưng lý do chúng ta dạy chúng là sai bởi vì luật pháp của Đấng Christ dạy nó, không phải bởi luật pháp của Môi-se dạy nó.
Thật ra, chín trong số mười điều răn được lập lại theo cách thức nào đó trong Tân Ước– luật pháp của Đấng Christ– mà được áp dụng cho chúng ta ngày nay. Ví dụ, điều răn thứ nhất và điều răn thứ hai ngăn cấm việc có các thần khác và truyền lệnh chúng ta phải tránh khỏi việc thờ thần tượng. Trong Tân Ước, Ma-thi-ơ 4:10, Chúa Jêsus truyền lệnh rằng chúng ta chỉ thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời thôi. Công vụ 10:25-26 Phi-e-rơ ngăn cản một người thờ phượng mình. Cô-lô-se 2:18, Khải huyền 19:10, việc thờ phượng thiên sứ bị ngăn cấm. 1 Cô-rinh-tô 6:9-10, Galati 5:20, Phaolô cấm thờ thần tượng. Và vì vậy chúng ta chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời và tránh khỏi việc thờ thần tượng. Nhưng đó không phải là bởi vì Môi-se dạy nó hay bởi Mười điều răn dạy nó. Đó là bởi Đấng Christ dạy.
Điều răn thứ ba, cấm việc lấy danh Chúa làm chơi. Trong Ma-thi-ơ 6:9 Chúa Jêsus dạy rằng danh Đức Chúa Trời được thánh. Ê-phê-sô 4:29; Cô-lô-se 4:6 dạy chống lại các ngôn từ xấu. Và vì vậy chúng ta tôn kính danh của Đức Chúa trời, nhưng không phải bởi vì những gì Môi-se đã nói, những bởi vì những gì mà Đấng ban luật của chúng ta nói trong Tân Ước.
Điều răn thứ 4 đòi hỏi việc giữ ngày Sa-bát, thứ bảy là ngày Sa-bát. Nó là ngày của sự nghỉ ngơi và tôn kính. Nó là một dấu hiệu giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên. Nó không được tìm thấy trong Tân Ước, trong Luật pháp của Đấng Christ, và vì vậy chúng ta không dạy điều đó. Chúng ta không thực hành điều đó.
Điều răn thứ 5 nói về sự hiếu kính cha mẹ. Ê-phê-sô 6:1-3 trong Tân Ước nói rằng, “Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm.” Kính trọng cha mẹ bạn. Và vì vậy chúng ta dạy nó. Nhưng lại nữa, đó không phải bởi vì Luật của Môi-se dạy nó, đó là bởi luật của Đấng Christ dạy nó.
Điều răn 6-10 lập luật chống lại tội giết người và ngoại tình, trộm cắp, nói dối và làm chứng dối và tham lam. Trong bài giảng trên núi, Chúa Jêsus đã nói nghịch lại cùng tội giết người và ngoại tình. Rô-ma 13:9, Phaolô đã viết, “Vả, những điều răn này: Ngươi chớ phạm tội tà dâm chớ giết người, chớ trộm cướp, chớ tham lam, và mọi điều răn khác nữa, bất luận điều nào, đều tóm lại trong một lời này: Ngươi phải yêu kẻ lân cận mình như mình.”
Chúng ta có thể cứ tiếp tục trích dẫn các câu Tân Ước mà cấm hành vi trái đạo đức, nhưng mấu chốt là đây: Chúng ta không tự do để phạm các việc ác này. Nhưng các bạn à, đó không phải bởi Môi-se hay Mười điều răn đã nói như vậy, đó là bởi Đấng Christ và luật pháp của Ngài đã nói điều đó ngày này.
Được rồi. Một phần tóm tắt lại mọi thứ mà chúng ta đã nói.
Thứ nhất: Chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay. Rô-ma 7 và 2 Cô-rinh-tô 3 đặc biệt nói cho chúng ta điều này.
Thứ hai: Lý do tại sao chúng ta không sống dưới Mười điều răn ngày nay bởi vì chúng là một phần của Luật pháp cũ mà đã bị đóng đinh trên thập tự giá.
Thứ ba: Ngày nay chúng ta sống dưới luật pháp của Đấng Christ. Nó là một luật pháp tốt hơn với các lời hứa tốt hơn. Và tất cả các nguyên tắc đạo đức tương tự mà được dạy trong Mười điều răn cũng được bao gồm trong luật pháp của Đấng Christ. Thực tế, điều răn duy nhất bị loại bỏ khỏi luật pháp mới là phải ghi nhớ ngày Sabát.
Các bạn à, nếu ngày nay bạn muốn được cứu và lên thiên đàng đó sẽ không phải bởi việc giữ Mười điều răn. Đó sẽ không phải bởi việc làm theo luật pháp của Môi-se. Sự cứu rỗi ngày nay sẽ không được tìm thấy trong đạo Do Thái. Ngày nay sẽ “…Không có danh nào khác ở dưới trời được ban cho loài người mà bởi đó chúng ta được cứu, ngoài danh Chúa Jêsus Christ.” Các bạn à, luật pháp của Đấng Christ dạy nếu một người muốn được cứu thì người đó phải nghe và tin vào tin lành. Mác 16:16, Chúa đã phán, “Ai tin và chịu phép báp-têm sẽ được rỗi; ai không tin sẽ bị đoán phạt.” Giăng 8:24, Chúa Jêsus phán, “nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi” Thứ hai, sau khi một người đã nghe tin lành và tin vào nó, người đó phải ăn năn. Công vụ 2:38, Phierơ bảo mọi người vào ngày lễ Ngũ Tuần,”Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình…” Công vụ 17:30, “Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn.” Thứ ba, một người phải xưng nhận đức tin của mình rằng Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời, như người quý tộc Ê-thi-ô-pi đã làm trong Công vụ 8:37. Ông đã nói, “Tôi tin rằng Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời.” Rôma 10:9-10, “Nếu miệng ngươi xưng… thì ngươi sẽ được cứu.” Và cuối cùng một người phải chịu phép báp-têm trong nước cho sự tha thứ tội lỗi. 1 Phi-e-rơ 3:20-21 nói rằng, “Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em,phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ.” Tại lúc này, khi một người chịu báp-têm, Chúa sẽ thêm người đó vào Hội Thánh thân thể của Đấng Christ — Công vụ 2:47. Và nếu người đó sống trung tín hết phần đời còn lại của mình, người đó sẽ nhận được một căn nhà trên thiên đàng đời đời.
Các bạn thân mến, sự cứu rỗi ngày nay là ở trong tin lành của Đấng Christ. Không phải trong Mười điều răn.
Để nghiên cứu sâu hơn về những gì bạn phải làm để được cứu, tôi khuyên bạn ghé thăm www.beingsaved.org