Nhưng câu hỏi bây giờ là, “Làm thế nào để tôi ở trong tình trạng đó?” Và chúng ta cần hiểu là Kinh Thánh có dạy rằng có điều gì đó được đòi hỏi từ tôi thậm chí là sau khi tôi đã chịu phép báp-têm vào trong Đấng Christ, nếu tôi muốn lên thiên đàng.
Lẽ Thật về … Việc Giữ SỰ CỨU RỖI
Tác giả: Don Blackwell
Dịch giả: Quý hoàng
Đây là một sản phẩm của Trường Kinh Thánh Video Thế giới.
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!
Nếu bạn đang xem chương trình này, điều đó chắc chắn có nghĩa là bạn mới đây đã vâng phục theo Tin Lành. Và chúng tôi muốn chúc mừng bạn đã đưa ra quyết định tốt nhất cho cuộc đời của bạn, đó là, quyết định làm tôi tớ của Chúa Jêsus Christ.
Bạn biết đó, Kinh Thánh nói rằng khi bạn chịu phép báptêm là khi bạn thực sự được sanh lại. Và theo một nghĩa thực tế hơn, thì bạn là một người mới. Bạn có một cuộc đời mới. Rô-ma 6:4 nói rằng bạn được làm sống lại để “bước đi trong đời mới.” Nếu vậy thì, rất nhiều điều sẽ khác đi. Giống như một đứa trẻ được sinh ra trong thế gian này có rất nhiều điều để học, thì theo nghĩa tương tự, bạn là con trẻ trong Đấng Christ. Và bạn cần học những gì mà Chúa muốn bạn biết như một phần của thân thể của Ngài. Đó là mục đích của chuỗi bài đặc biệt này, để giúp nhận biết một vài nguyên tắc cơ bản, các nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần biết khi bạn là một đứa con của Đức Chúa Trời.
Trước khi bạn trở thành một tín đồ Đấng Christ, thì không có câu hỏi nào trong khắp thế gian quan trọng hơn “Tôi phải làm gì để được cứu?” Và chúng tôi đã rao giảng rất nhiều về điều đó trong Hội Thánh của Đấng Christ. Bởi vì đối với những người vẫn chưa phải là tín đồ Đấng Christ, thì không có câu hỏi nào quan trọng hơn cả. Và cho chúng ta, những người đã là tín đồ Đấng Christ rồi, thì nó cũng tốt cho chúng ta. Nó giúp chúng ta trong việc giảng dạy cho người khác và chúng ta thích nghe về nó. Có một bài hát mà chúng tôi thỉnh thoảng hát có tên là “Tôi thích kể chuyện.” Và một phần của bài hát đó nói rằng, “Tôi thích kể câu chuyện, cho những người mà biết nó rõ nhất dường như đang khao khát và mong đợi, được nghe nó giống như phần còn lại…” Dĩ nhiên việc rao giảng “Tôi phải làm gì để được cứu?” là khoảng thời gian được sử dụng hợp lý.
Nhưng sau khi tôi trở thành một tín đồ Đấng Christ, sự tập trung của tôi thay đổi đôi chút, bởi vì tôi không còn quan tâm đến những gì mà tôi phải làm để được cứu, để trở thành người được cứu nữa. Giờ đây tôi quan tâm đến những gì tôi phải làm để giữ sự cứu rỗi. Khi tôi vâng phục tin lành và trở thành một tín đồ Đấng Christ, tôi đã được cứu và Chúa đã thêm tôi vào Hội Thánh của Ngài, Công vụ 2:47. Nhưng câu hỏi bây giờ là, “Làm thế nào để tôi ở trong tình trạng đó?” Và chúng ta cần hiểu là Kinh Thánh có dạy rằng có điều gì đó được đòi hỏi từ tôi thậm chí là sau khi tôi đã chịu phép báp-têm vào trong Đấng Christ, nếu tôi muốn lên thiên đàng.
Khải huyền 2:10 nói rằng, “…Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.” Đoạn này được viết cho những người đã là tín đồ Đấng Christ rồi. Nhưng, nó khiến cho sự cứu rỗi của họ phụ thuộc vào sự trung tín của họ.
Đôi khi người ta sẽ nói rằng, “Các bạn, những người trong Hội Thánh của Đấng Christ nghĩ mình là những người duy nhất được lên thiên đàng.” Trong khi sự thật đó là tôi thực sự phải là một phần của Hội Thánh của Đấng Christ để được lên thiên đàng, thì có rất nhiều người trong số chúng ta không được lên thiên đàng. Tại sao tôi lại nói điều đó? Bởi vì Chúa đã nói “Hãy trung tín và ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.” Và thực tế thì, có rất nhiều thành viên của Hội Thánh của Chúa đã không tiếp tục giữ trung tín. Đa số họ đã rời bỏ Chúa. Phao-lô đã nói về Đê-ma, người đã từng trung tín rằng “…Vì Đê-ma đã rời bỏ ta rồi, tại người ham hố đời này…” 2 Timôthê 4:10.
Những gì mà chúng tôi muốn làm trong vài phút tiếp theo đó là:
+Thứ nhất, chúng tôi muốn thảo luận về sự thật rằng đó là có khả năng để bị hư mất thậm chí sau khi tôi đã trở thành một tín đồ Đấng Christ.
+Thứ hai, chúng tôi muốn thảo luận về sự thật rằng cũng có khả năng nhận biết với sự tin chắc rằng tôi đã được cứu.
+Và thứ ba, chúng tôi muốn thảo luận về những gì đôi khi được gọi là “luật pháp thứ hai về sự tha tội” của Đức Chúa Trời.
Được rồi, điểm thứ nhất: Đó là cấp bách để chúng ta hiểu rằng có khả năng để tôi bị hư mất thậm chí sau khi tôi đã trở thành một tín đồ Đấng Christ. Nhiều người trong giới giáo phái không tin điều này. Thay vào đó họ bám vào một tín lý được gọi là “Một khi được cứu thì luôn luôn được cứu.” Nó cũng được biết như là “sự bất khả thi của việc bội đạo.” Và nó cho rằng một tín đồ Đấng Christ thì không thể rời khỏi ân điển. Và họ sẽ nói chúng ta được cứu bởi ân điển và chúng ta không thể rời khỏi nó. Và họ sẽ đi đến những đoạn trích như Giăng 10:28 nơi Chúa Jêsus đã nói rằng, “Ta ban cho nó sự sống đời đời nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta.” Và họ sẽ nói, “Thấy không, một khi bạn có được sự cứu rỗi, thì không ai có thể cướp nó khỏi bạn.” Và điều đó đúng như vậy. Không ai có thể cướp nó khỏi bạn cả. Nhưng điều đó không có nghĩa là chính bản thân bạn không thể từ bỏ nó. Tư tưởng của “một khi được cứu thì luôn luôn được cứu” sẽ là một tư tưởng an ủi nếu nó là sự thật, nhưng nó không phải.
Tôi muốn các bạn quan sát với tôi một vài đoạn trích mà dạy rằng tín lý “một khi được cứu thì luôn luôn được cứu” này là sai. Và hơn thế nữa, sự cứu rỗi là có điều kiện thậm chí là đối với một đứa con của Đức Chúa Trời.
+Thứ nhất. Chúng ta đã lưu ý đến Khải huyền 2:10 rồi, “…Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.” Theo câu này thì những gì được đòi hỏi để nhận được mão triều thiên của sự sống? Và câu trả lời là sự trung tín. Nó phụ thuộc vào sự trung tín của tôi với Chúa.
+Đây là đoạn trích khác, 2 Timôthê 4:7-8, Phao-lô đã nói, “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin.” Thật thú vị để lưu ý trong câu này rằng Phaolô biết rằng ông có thể mất đức tin. Câu 8: “Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài.” Phaolô tự tin rằng ông sẽ nhận được mão triều thiên của sự sống. Tại sao? Bởi vì ông đã giữ được đức tin. Bạn thấy đó, nó là có điều kiện.
+Giờ thì, đây là đoạn khác, thứ ba. 2 Phi-e-rơ 1:10-11, Phi-e-rơ nói rằng, “Vậy, hỡi anh em, hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình….” Tức là nói rằng bạn là một trong những đứa con của Đức Chúa Trời. Bạn là một phần của những người được chọn, một phần của nhóm những người được định cho thiên đàng. Nhưng, đây không phải là không có điều kiện. Giờ hãy tiếp tục lắng nghe: “…Làm điều đó anh em sẽ không hề vấp ngã; dường ấy, anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta.” Bạn thấy đó, sự cứu rỗi là có điều kiện cho con cái của Đức Chúa Trời.
Để thêm vào những đoạn trích trực tiếp này mà dạy sự cứu rỗi là có điều kiện cho các tín đồ Đấng Christ thì cũng có nhiều ví dụ trong kinh thánh mà minh họa rằng sự cứu rỗi là có điều kiện. Chúng ta đã nhắc đến một trong số họ rồi, một người tên là Đê-ma. Trong 2 Timôthê 4:10, Kinh Thánh nói về ông rằng, “vì Đê-ma đã lìa bỏ ta (tức Phaolô) rồi, tại người ham hố đời này,…” Trong 1 Cô-rinh-tô 9:27, đoạn trích đó bày tỏ rằng thậm chí sứ đồ Phaolô đã nhận biết rằng ông có thể bị hư mất nếu ông không tiếp tục trung tín. Hãy lắng nghe lời của ông, “song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng.” Dĩ nhiên, trong phép ẩn dụ mà ông đã dùng, thì việc bị bỏ là tương đương với việc mất nước thiên đàng.
Phao-lô cũng đã viết và bảo các tín đồ Đấng Christ tại Ga-la-ti, những người cố gắng giữ luật pháp của Môi-se, ông đã nói rằng, “Anh em thảy đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình…”
giờ thì, hãy nghe điều này, “…thì đã lìa khỏi Đấng Christ, mất ân điển rồi.” Galati 5:4. Cách diễn đạt của câu này rất mạnh mẽ chống nghịch lại những người mà nói rằng bạn không thể mất ân điển được bởi vì Phao-lô đã trực tiếp nói rằng “anh em đã mất ân điển mình.” Và sứ đồ Phi-e-rơ có lẽ đã sử dụng cách nói rõ ràng nhất này trong 2 Phi-e-rơ 2:20, khi ông viết điều này về một vài tín đồ Đấng Christ ban đầu mà đã bội đạo. Ông nói rằng, “Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu. Chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn.” Tiếp theo ông so sánh những tín đồ Đấng Christ như vậy với một con chó liếm lại đồ nó đã mửa ra. Người đó đã được cứu, nhưng người đó lại quay trở lại với sự ô uế của thế gian.
Điều đó dẫn chúng ta đến điểm thứ hai của chúng ta. Vì đó là khả thi cho một tín đồ Đấng Christ bị hư mất vì đó là khả thi cho người đó đánh mất mão miện của sự sống,
vậy một tín đồ Đấng Christ có thể biết chắc chắn rằng mình có được cứu hay không? Một vài tín đồ Đấng Christ rất đỗi lo lắng cho bản thân mình với câu hỏi này. Bạn biết đó, một vài tín đồ Đấng Christ sống qua từng ngày mà cảm thấy giống như họ không bao giờ có thể biết được, và điều tốt nhất mà họ có thể làm là hy vọng rằng họ sẽ lên thiên đàng. Và đôi khi mọi người sẽ nói rằng, “Tôi hy vọng là tôi đã làm đủ… Tôi hy vọng là mình đủ tốt… Tôi hy vọng là tôi sẽ lên thiên đàng…”
Các bạn thân mến, tôi có thể gợi ý cho bạn rằng đó không phải là cách Đức Chúa Trời định cho con cái của Ngài phải sống theo. Đức Chúa Trời không mong đợi con cái của Ngài trải qua đời này mà không bao giờ biết được sự bất diệt nào dành cho họ, và thường xuyên lo lắng về sự cứu rỗi của họ. Đó là một cách sống đáng thương. Và đó không phải là cách sống theo Kinh Thánh.
Tôi muốn các bạn xem xét một đoạn Kinh Thánh cùng với tôi. Đây là một trong những câu ưa thích của tôi, nếu như không nói là câu ưa thích nhất, 1 Giăng 5:13 nói điều này: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời…” Giăng đã nói rằng tôi có thể biết được tôi có sự sống đời đời; và cách để tôi có thể biết được là bởi những điều đã được viết xuống, bởi lời được viết xuống của Đức Chúa Trời.
Giờ thì, tôi sẽ biết được như thế nào? Điều này liên quan đến một vài sự kiểm chứng bản thân mình. 2 Côrinhtô 13:5, nói rằng: “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng…” tức là bạn có đang bước đi theo đức tin với Lời của Đức Chúa Trời hay không. Và tôi cần làm điều này theo một nền tảng thường xuyên. Và vì vậy, khi tôi kiểm chứng bản thân mình, liệu rằng những gì tôi thấy trong đời mình có đi theo đúng với Lời của Đức Chúa Trời không, thì tôi đang sống trung tín và tôi có thể tự tin về sự cứu rỗi của mình. Nếu không, thì tôi cần phải thay đổi.
Điểm thứ ba.
Hãy nói về “luật thứ hai về sự tha tội” của Đức Chúa Trời. Trước khi tôi trở thành một tín đồ Đấng Christ, tôi đã bị hư mất. Và lý do tôi bị hư mất là bởi vì linh hồn của tôi bị che lấp trong tội lỗi.
Rô-ma 6:23 nói rằng, “Tiền công của tội lỗi là sự chết.” Tội lỗi trong đời tôi khiến tôi đánh mất linh hồn mình đời đời. Và vì vậy tôi đã cần một phương thuốc cho tội lỗi của mình. Cái gì có thể rửa sạch tội lỗi của tôi? Bài hát có tên là, “Không gì khác ngoài huyết của Chúa Jêsus.” Giờ thì, trước khi bạn trở thành một tín đồ Đấng Christ, bạn biết rằng đó là trong phép báp-têm mà bạn chạm được huyết cứu rỗi của Chúa Jêsus. Ma-thi-ơ 26:28 nói rằng huyết của Chúa Jêsus là “….cho sự tha thứ tội lỗi…” Công vụ 2:38 nói rằng phép báp-têm là “…cho sự tha thứ tội lỗi…” Khải huyền 1:5 nói với chúng ta rằng huyết của Chúa Jêsus rửa sạch tội lỗi của chúng ta đi. Công vụ 22:16 nói rằng phép báptêm rửa sạch tội lỗi. Và vì vậy, những gì tôi đã cần để làm cho tội lỗi của mình được rửa sạch bởi huyết của Chúa Jêsus là bởi việc chịu phép báp-têm trong nước. Và Rô-ma 6:4 nói rằng khi tôi bước ra khỏi nước làm phép báp-têm, thì tôi được làm cho sống lại để “…bước đi trong đời mới.”
Nhưng đây là câu hỏi. Chuyện gì xảy ra với lần tiếp theo mà bạn phạm tội? Giờ đây bạn là một tín đồ Đấng Christ. Bạn là một phần của Hội Thánh của Chúa, một phần của thân thể Ngài. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ phạm tội lại không? Và nếu bạn phạm lỗi, thì bạn sẽ làm gì với nó? Bạn hiểu rằng chỉ có huyết của Chúa Jêsus mới có thể rửa sạch tội lỗi. Và vì vậy, nếu tôi phạm tội sau khi tôi đã chịu phép báptêm thì sao? Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm sai? Tôi có cần phải chịu báp-têm lại không? Tôi làm gì để chạm được huyết của Chúa Jêsus?
Điều đó dẫn chúng ta đến cái được gọi là “Luật thứ hai của sự tha tội” của Đức Chúa Trời.
Sự tóm tắt tốt nhất của nguyên tắc này mà tôi biết được trong Kinh Thánh là trong 1 Giăng 1. Tôi muốn bắt đầu đọc từ câu 7. Đoạn Kinh Thánh nói thế này: “…nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” Đó là quan trọng để chúng ta hiểu rằng câu này được viết cho các tín đồ Đấng Christ. Nếu bạn chú ý, trong 1 Giăng 2:7, bạn sẽ thấy rằng sách này được viết cho những người mà Giăng chỉ đến như là “anh em.” Họ là các tín đồ Đấng Christ. Và nguyên nhân mà rất quan trọng đó là bởi vì đôi lúc những người trong giới giáo phái sẽ cố gắng áp dụng đoạn này cho những người tội nhân ngoại đạo, cho những người vẫn chưa vâng phục tin lành, và đó không phải là cách dùng chính xác của đoạn này. Đây là một đoạn được viết cho những người đã là tín đồ rồi. Tôi muốn các bạn chú ý một vài điều rất đặc biệt trong câu này, mà được viết cho các tín đồ. Ông nói tôi, như một tín đồ, làm thế nào để tội lỗi của tôi được rửa sạch bởi huyết của Chúa Jêsus. Ông đã nói gì? Tôi có phải chịu phép báp-têm lại không? Không. Vậy thì, ông đã nói gì? Ông nói rằng, “…nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng… huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” Nếu chúng ta bước đi trong sự sáng như Ngài ở trong sự sáng, thì huyết của Chúa Jêsus Christ rửa sạch hết mọi tội lỗi của chúng ta. Vậy thì, “bước đi trong sự sáng” có nghĩa gì? Thi thiên 119:105 nói rằng: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi.” Để bước đi trong sự sáng nghĩa là bước đi theo Lời của Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là sống một đời sống tín đồ trung tín. Và vì vậy, lời hứa của 1 Giăng 1:7 đó là nếu tôi sống một đời sống tín đồ trung tín, thì tôi có sự kết nối liên tục đến huyết tẩy sạch của Chúa Jêsus.
Hãy tiếp tục đọc trong 1 Giăng 1. Câu 8 nói rằng: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.” Đó có thể là khi một người trở thành một tín đồ, người đó sẽ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ phạm tội lại nữa. Câu này nói việc đó là không thể. Thỉnh thoảng khi những người trở thành tín đồ thì họ dường như nghĩ rằng Đức Chúa Trời giờ đây đòi hỏi sự hoàn hảo hoàn toàn, và nếu như họ phạm sai lầm theo bất cứ cách nào, thì họ bị cho vào địa ngục. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời viết câu này để nói cho chúng ta theo cách khác. Chúa nói với chúng ta là thậm chí sau khi bạn trở thành một tín đồ thì đôi khi bạn sẽ phạm tội. Vậy thì bạn sẽ làm gì với nó? Câu 9 nói rằng: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.”
Nếu một tín đồ ăn năn thì sẽ xưng nhận tội lỗi của mình và cầu xin sự tha thứ, lời hứa đó là người đó sẽ được xóa sạch mọi sự không công bình đi. Và vì vậy có ba điều cần có trong “luật thứ hai về sự tha tội” của Đức Chúa Trời.
+Thứ nhất là sự ăn năn.
+Thứ hai, sự xưng nhận tội đó với Đức Chúa Trời.
+Và thứ ba, cầu nguyện cho sự tha thứ.
Việc xưng nhận cho tội lỗi đó và cầu xin sự tha thứ được trói buộc chặt chẽ cùng với nhau và chúng là kết quả tự nhiên của sự ăn năn. Chúng ta có một tấm gương về đời sống tuyệt đẹp của luật thứ hai của sự tha tội của Đức Chúa Trời. Trong Công vụ 8, trong thành Sa-ma-ri, có một người tên là Si-môn, là một thuật sĩ. Và trong nhiều năm ông đã lừa gạt người dân trong thành với những mánh khóe và ma thuật của mình. Trong Công vụ 8, Phi-líp đã vào trong thành đó và ông đã rao giảng về Đấng Christ cho tất cả mọi người. Và Phi-líp đã làm những phép lạ thực sự bởi sức mạnh của Đức Chúa Trời. Và vì vậy, nhiều người bắt đầu chịu phép báp-têm, cả nam và nữ. Và rất thú vị là Si-môn cũng vâng phục tin lành. Ông nhận ra các phép lạ thực sự này, rằng chúng đến từ Đức Chúa Trời. Không lâu sau đó, hai sứ đồ, Phi-e-rơ và Giăng, đi vào thành, và họ bắt đầu đặt tay của mình lên mọi người để họ có thể nhận được các quyền năng đầy mầu nhiệm của Đức Thánh Linh. Hình như điều đó khơi dậy cám dỗ ban đầu trong tâm trí của Si-môn. Và Công vụ 8:18 nói rằng ông đã dâng tiền cho họ, cho các sứ đồ và nói rằng: “Cũng hãy cho tôi quyền phép ấy, để tôi đặt tay trên ai thì nấy được nhận lấy Đức Thánh Linh. Nhưng Phi-e-rơ trả lời rằng: Tiền bạc ngươi hãy hư mất với ngươi, vì ngươi tưởng lấy tiền bạc mua được sự ban cho của Đức Chúa Trời! Ngươi chẳng có phần hoặc số trong việc này; vì lòng ngươi chẳng ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời.” Đây là một người mà bây giờ đang là một tín đồ, Si-môn, và ông đã phạm tội. Giờ thì ông sẽ làm gì với nó? Hãy lắng nghe Phi-e-rơ, câu 22. Phi-e-rơ nói rằng: “hãy ăn năn điều ác mình, và cầu nguyện Chúa, hầu cho ý tưởng của lòng ngươi đó họa may được tha cho.” Phi-e-rơ bảo ông ăn năn và nhận biết tội lỗi đó, để cầu xin sự tha thứ cho tội lỗi đó. Đó là luật thứ hai của sự tha tội của Đức Chúa Trời cho các tín đồ.
Và vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi, “Tôi phải làm gì để giữ sự cứu rỗi?” Giăng đã trả lời câu hỏi này.
+Thứ nhất, bước đi trong sự sáng.
+Thứ hai, khi tôi phạm tội, ăn năn, xưng nhận và cầu nguyện.
Và nếu làm những việc này, thì tôi sẽ được tẩy sạch thường xuyên trong huyết quý báu của Chúa Jêsus. Và tôi có thể biết là tôi có sự sống đời đời.
Trước khi tôi kết luận, tôi muốn dành một vài phút để thảo luận thêm về cụm từ “bước đi trong sự sáng.” Kinh Thánh đặc biệt muốn nói gì khi nó nói rằng tôi phải bước đi trong sự sáng? Đó là một dạng câu tóm tắt mà có nghĩa là làm mọi thứ mà Tân Ước nói bạn làm. Bạn biết đó, khi người giàu có trẻ tuổi đến cùng Chúa Jêsus và hỏi Ngài, “Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?” Chúa trả lời rằng, “Nếu ngươi muốn vào sự sống, thì phải giữ các điều răn.” Đó là một cách ngắn gọn của việc nói là vâng phục luật pháp Môi-se. Đó là một câu tóm tắt. Trong Truyền đạo 12:13, Sô-lô-môn đã viết, chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết này: “Khá kính sợ Ðức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi.” Lại nữa, đó là một câu nói tóm tắt. Trong Tân Ước, 2 Giăng câu 9, nói rằng, “Còn ai bền lòng trong đạo ấy, thì người đó có Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.” Đó là một câu tóm tắt. Và trong 1 Giăng 1:7, đoạn trích mà chúng ta đang học, nói rằng, “…nếu chúng ta đi trong sự sáng…” thì chúng ta sẽ được rửa sạch bởi huyết của Chúa Jêsus. Tất cả những câu này chỉ là những câu nói tóm tắt để nói về sự vâng phục Cựu Ước hay vâng phục Tân Ước.
Nhưng ai đó có thể hỏi rằng, “Nhưng, có một nơi đặc biệt nào mà tôi có thể tìm đến mà liệt kê chính xác ý nghĩa của việc bước đi trong sự sáng không?” Và câu trả lời là không. Các mạng lệnh và các nguyên tắc được tìm thấy xuyên suốt Tân Ước. Và chúng ta có thể dạy về chủ đề này năm tới và có lẽ không bao gồm tất cả chúng.
Và vì vậy, những gì tôi muốn làm là để cung cấp cho bạn một bài kiểm tra để giúp bạn kiểm chứng chính bản thân mình, 2 Cô-rinh-tô 13:5, và để thấy liệu rằng bạn có đang bước đi trong sự sáng hay không.
Được rồi, câu hỏi thứ nhất. Tôi muốn bạn hỏi chính bản thân mình câu hỏi này, “Tôi có đang giữ điều răn thứ nhất và Đại Mạng Lệnh không?” Mathiơ 22:37, “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.'” Mạng lệnh này thực sự dành cho tất cả mọi người. Và nếu bạn có thể trả lời “Có” cho câu hỏi này, thì bạn sẽ lên thiên đàng. Bởi vì Giăng 14:15 nói rằng, “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì gìn giữ các điều răn ta.” Giờ thì, hãy làm rõ hơn chút nữa.
Hãy phân tích điều này. Chúa có là đầu tiên trong mọi danh sách ưa thích của tôi không? Nếu tôi đang nói về việc yêu mến Chúa hết lòng, hết ý, hết linh hồn, thì Ngài có là đầu tiên trong mọi danh sách ưa thích của tôi không? Hãy nói rõ hơn chút nữa. Về tiền bạc của tôi thì sao? Chúa và Hội Thánh nhận được mối quan tâm đầu tiên khi nhắc đến tiền của tôi không? Về thời gian của tôi thì sao? Chúa và nước của Ngài là đầu tiên khi phân chia thời gian của tôi không? Hay nó là một thứ gì khác? Có thể là công việc của tôi hay trường học hay sự giải trí hay việc làm nào đó khác không? Về sự hiến dâng cá nhân của tôi thì sao? Nó nằm ở đâu? Cái gì nằm ở đầu danh sách của tôi? Có phải Đức Chúa Trời không? Có thể đó là con cái của tôi. Có thể là người bạn đời của tôi. Có thể là bạn gái của tôi. Tôi có yêu mến Chúa hết lòng, hết trí, hết linh hồn không?
Được rồi, đây là câu hỏi thứ hai cho việc tự kiểm chứng Tôi có đang bước đi trong sự sáng không? Câu hỏi thứ hai: “Tôi có đang giữ điều răn lớn thứ hai không?”
Lại nữa, Ma-thi-ơ 22, sau khi ban cho điều răn thứ nhất và lớn hơn hết, Chúa Jêsus sau đó đã phán trong câu 39: “Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” Tôi nghĩ là đôi khi, chúng ta, có lẽ là, ít xem trọng câu này, nhưng Chúa đã liệt kê nó như là điều răn lớn nhất thứ hai. Yêu mến những người khác. Gia-cơ 1:27, định nghĩa đạo tin sạch không vết phần lớn là phải quan tâm đến những người khác. “Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian.” Trong phân cảnh đoán xét trong Mathiơ 25, Tại sao những người bên tay phải lại được cứu? Trong số những điều khác, Chúa đã nói trong Mathiơ 25:34-40: “Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất. Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn ta khát, các ngươi đã cho ta uống ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta; ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta…Quả thật, ta nói cùng các ngươi hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này của anh em ta; ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.” Một trong những điều mà chúng ta sẽ bị đoán xét vào ngày trọng đại cuối cùng sẽ là về cách đối xử của chúng ta với những người cùng thời với chúng ta. Trong Giăng 13, Chúa Jêsus đã rời khỏi bàn, Ngài đã xắn áo lên và Ngài rửa chân các môn đồ của Ngài. Và Ngài đã nói điều này, “Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.” Ở đây Chúa Jêsus không bắt buộc việc rửa chân. Nhưng những gì Ngài làm là Ngài bắt buộc sự hầu việc cho những người cùng thời với chúng ta. Hầu việc là chìa khóa cho sự tán thưởng trong mắt của Đức Chúa Trời.
Được rồi, hãy hỏi câu hỏi thứ ba. Chúng ta đang nói về việc bước đi trong sự sáng nghĩa là gì. Câu hỏi thứ ba. Hãy hỏi chính bản thân mình, “Tôi có tìm cách để dạy những người khác không?” Mối quan tâm quan trọng nhất mà tôi có thể cho những người cùng thời với tôi thấy là liên quan đến vận mệnh đời đời của họ. Chúa đã phán rằng khi Ngài đến đất này, thì nhiệm vụ của Ngài là tìm kiếm và cứu kẻ bị lạc mất, Lu-ca 19:10. Và như thân thể của Đấng Christ, nhiệm vụ của chúng ta cũng nên tượng tự như vậy. Vậy thì, nhiệm vụ của chúng ta là gì? Ma-thi-ơ 28:19, Chúa Jêsus đã phán rằng, “hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ…” Và nếu như tôi đang không tích cực làm điều đó, nếu tôi đang không tích cực tìm cách dạy người khác tin lành, thì tôi không thể nói rằng tôi yêu mến Chúa. Và tôi thực sự không thể nói là tôi yêu những người cùng thời với tôi. Và tôi không được lên thiên đàng. Tôi có thể không đếm xỉa đến hai mạng lệnh lớn và nghĩ rằng tôi sẽ lên thiên đàng, dù thế nào đi nữa. 1 Phi-e-rơ 3:15 nói rằng: “Nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em song phải hiền hòa và kính sợ…”
Được rồi, câu hỏi thứ tư. Chúng ta đang nói về ý nghĩa của việc bước đi trong sự sáng. Chúng ta đang làm một vài bài tự kiểm chứng ở đây. Câu hỏi thứ tư. Hãy hỏi chính mình, “Tôi có đang lớn lên như một tín đồ Đấng Christ không?” Tôi không thể lên thiên đàng nếu tôi đang không lớn lên như một tín đồ Đấng Christ. 1 Phi-e-rơ 2:2 nói rằng: “hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy hầu cho anh em nhờ đó lớn lên…” Và đây không phải là một việc không bắt buộc.
Đôi khi người ta xem nó như vậy. Chúa không mong chúng ta trưởng thành hoàn toàn trong một đêm. Ngài không mong muốn chúng ta biết mọi thứ chỉ trong một đêm. Bạn biết là không ai làm được điều đó. Đạo Đấng Christ là một quá trình đời sống. Nó là một hành trình. Có những đức hạnh và có những phẩm chất ngoan đạo mà chúng ta tìm cách để phát triển trong chúng ta và nó cần một khoảng thời gian dài. 2 Phi-e-rơ 1:5 nói rằng, “…phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến.” Danh sách kéo dài với những đức hạnh và phẩm chất mà các tín đồ phải nỗ lực để phát triển trong đời sống của họ.
Mấu chốt là tôi không thể làm nó trong một đêm. Nhưng tôi phải đang lớn lên và đang thực hiện nó. Và cầu nguyện và cầu xin sự tha thứ khi tôi mắc sai phạm. Và một phần chính của quá trình lớn lên là sự học hành. 1 Phi-e-rơ 2:2, “hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy hầu cho anh em nhờ đó lớn lên”
Được rồi, câu hỏi thứ năm. Hãy hỏi chính bản thân mình điều này, “Tôi có đang thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật và không bỏ sự nhóm lại với dân sự của Đức Chúa Trời chứ?”
Bạn thấy đó, một đời sống tín đồ trung tín là một đời sống thờ phượng. Giăng 4:23 nói rằng, “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.”
Có năm việc làm của sự thờ phượng mà trong đó mỗi người con của Đức Chúa Trời nên thực hiện nó hàng tuần. Chúng là: hát (Ê-phê-sô 5:19); cầu nguyện (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17); giảng dạy (Công vụ 20:7); Lễ Tiệc Thánh (1 Cô-rinh-tô 11:23tt) và sự dâng hiến như tôi đã rút ra (1 Cô-rinh-tô 16:1-2). Và tất cả những việc làm này nên được thực hiện một cách chính xác theo cách mà chúng được miêu tả trong Tân Ước. Và không chỉ có những việc này, nhưng còn có sự thành tâm cá nhân nữa. Bạn có cầu nguyện ở nhà không? Bạn có cầu nguyện không thôi không? Bạn có dành thời gian suy ngẫm lời của Đức Chúa Trời không? Hãy nghĩ về sự thờ phượng của bạn. Hãy nghĩ về sự thành tâm cá nhân của bạn. Chúng là những việc mà một người con của Đức Chúa Trời nên thường xuyên làm.
Câu hỏi thứ sáu. Hãy hỏi chính bản thân bạn điều này. Bạn có giữ mình khỏi tội lỗi không? Chúng không chỉ là rất nhiều việc tích cực, tức là những việc chúng ta phải làm để giữ sự trung tín, mà còn có những việc tiêu cực, những việc mà chúng ta không nên làm nếu chúng ta đang giữ sự trung tín với Đức Chúa Trời. 1 Giăng 3:9 nói rằng: “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội…”
Hãy hỏi chính bản thân bạn, “Tôi có thường xuyên chống cự lại những cám dỗ tội lỗi không?” Bạn biết đó, có một vài tín đồ không làm điều đó. Có một vài tín đồ phạm tội một cách công khai có nhận thức và thường xuyên. Tôi có biết một vài tín đồ nói dối. Tôi có biết một vài tín đồ trộm cắp. Tôi có biết một vài tín đồ xem phim khiêu dâm. Tôi biết một vài tín đồ uống các đồ uống có cồn. Tôi có biết một vài tín đồ chọn không đến thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng bạn biết gì không? Họ không thể lên thiên đàng giống như thế được. Phao-lô đã hỏi câu hỏi này: “…Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy!(Đức Chúa Trời cấm) Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa?” Rô-ma 6:1,2. Điều đó không có nghĩa là như một tín đồ thì tôi sẽ không bao giờ phạm tội. Lại nữa, 1 Giăng 1:8 nói rằng: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.”
Đó không phải là chúng ta không bao giờ phạm tội; nhưng hơn thế, đó không phải là cách sống của tôi. Chắc chắn, thỉnh thoảng tôi sẽ phạm luật của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi không làm nó thường xuyên, có nhận thức và sống theo cách đó. Ai đó có thể hỏi rằng, “Những tội lỗi nào? Hãy nói cho tôi những tội lỗi này là gì để sau đó tôi sẽ biết mà tránh.” Tôi ước là tôi có thể cho bạn một danh sách của bốn hay năm việc và nói là đừng làm bốn điều này và bạn sẽ không sao cả. Đừng nói dối, đừng trộm cắp, đừng lừa gạt, và bạn sẽ lên thiên đàng. Nhưng nó không đơn giản như thế. Chúng ta chắc chắn có thể liệt kê hàng trăm tội. Tân Ước chứa đựng rất nhiều các danh sách khác nhau của tội lỗi. Một vài trong số chúng là Ga-la-ti 5:19, 20, các việc làm của xác thịt; Rô-ma 1:29-31; 1 Cô-rinh-tô 6:19-20. Và tất cả các danh sách này đều khác nhau. Có một số chồng lên nhau và có một số được lặp lại, nhưng tất cả các danh sách đều khác nhau. Và chúng ta nên hiểu rằng rất nhiều câu trong Tân Ước mà nói về tội lỗi, thì đôi khi được liệt kê bằng các thuật ngữ mà mang ý nghĩa lớn. Đôi khi chúng chỉ đến các danh sách của tội lỗi thay vì các tội đặc biệt.
Tôi muốn bạn xem xét một vài trong số chúng cùng với tôi. Hãy xem xét thuật ngữ “sự gian dâm.” Sự gian dâm là một thuật ngữ mang ý nghĩa chung cho tội tình dục. Nó bao gồm những tội như là ngoại tình và đồng tính và thú tính. Và vì vậy, để hiểu đầy đủ hơn về những việc nào là tội thì chúng ta cần nghiên cứu các thuật ngữ giống như vậy và chúng ta cần học về ý nghĩa của những từ này.
“Tôi phải làm gì để giữ sự cứu rỗi?” Các bạn à, đó là một quá trình đời sống. Nó liên quan đến việc đặt Đức Chúa Trời trước, yêu mến người cùng thời, giảng dạy tin lành, lớn lên trong Đạo và các phẩm chất tin kính, thờ phượng Đức Chúa Trời của tôi, và giữ mình tránh khỏi tội lỗi. Và Kinh Thánh miêu tả cách sống này như là “bước đi trong sự sáng.”
Giăng nói rằng, “…nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng thì chúng ta giao thông cùng nhau và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.”
Nếu tôi sống theo cách này và cầu xin sự tha thứ khi tôi sa ngã, thì tôi sẽ lên thiên đàng. Và tôi không phải tự hỏi, tôi không phải nghi ngờ. Đó là lời hứa cho sự trung tín.