Trong bài học này, chúng tôi muốn nói về một trong năm việc làm của sự thờ phượng, đặc biệt là hát. Chúng ta sẽ chú ý đến bốn điểm cùng với nhau trong bài học này.
Lẽ Thật Về… Việc Ca Hát
Tác giả: Don Blackwell
Học Viện Kinh Thánh Việt Nam www.vbi.edu.vn
Biên Dịch Bởi Quý Hoàng
Đây là một sản phẩm của World Video Bible School.
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!
Khi một người ghé thăm Hội Thánh Đấng Christ thì một trong những điều đầu tiên mà người đó chú ý đến đó là âm nhạc của chúng ta khác với những gì mà bạn thấy trong hầu hết giới giáo phái. Ví dụ, Chúng ta không có dàn hợp xướng, chúng ta không có một đội hợp ca. Chúng ta không có nhạc cụ, thậm chí không có đến một cây đàn piano; và mọi người đều đang hát.
Trong bài học này, chúng tôi muốn nói về một trong năm việc làm của sự thờ phượng, đặc biệt là hát. Chúng ta sẽ chú ý đến bốn điểm cùng với nhau trong bài học này.
+Thứ nhất: Chúng ta phải hát theo lẽ thật;
+Thứ hai: Chúng ta phải hát lẽ thật;
+Thứ ba: Chúng ta phải chân thật về những gì mà chúng ta hát;
+Và thứ tư: Chúng ta sẽ xem xét một vài tranh cãi được đưa ra về việc sử dụng nhạc cụ.
Được rồi, hãy cùng học với nhau nào, lẽ thật về việc hát.
Điểm thứ nhất:
Chúng ta phải hát theo lẽ thật. Chính xác thì chúng ta muốn nói điều gì với việc đó? À, làm bất cứ thứ gì theo lẽ thật có nghĩa là chúng ta thực hiện nó đúng cách. Nó có nghĩa là chúng ta làm nó theo lời của Chúa. Và, khi chúng ta nói về việc hát theo lẽ thật, thì chúng ta đang nói về việc hát theo cách mà lẽ thật bảo chúng ta hát. Và lẽ thật, dĩ nhiên, là Kinh Thánh.
Vậy, Kinh Thánh nói gì với chúng ta về “việc hát theo lẽ thật?” Tôi muốn bắt đầu bằng Giăng 4:23 Kinh Thánh nói rằng: “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha; Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.”
Từ đoạn trích này chúng ta học được 3 điều:
+Thứ nhất: Đức Chúa Trời muốn chúng ta thờ phượng Ngài. Kinh Thánh nói “đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.”
+Thứ hai, Chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần. Nó có nghĩa gì khi “thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần?” Nó có nghĩa là bạn thực hiện nó bằng cả tấm lòng và tâm trí của bạn. Nó có nghĩa là bạn không chỉ nói ra bằng lời thôi, nhưng bạn còn muốn nói những gì mà bạn đang nói.
+Thứ ba, từ mạch văn này, chúng ta biết rằng chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời trong lẽ thật. Điều đó có nghĩa gì để “thờ phượng Đức Chúa Trời trong lẽ thật?” Nó có nghĩa là chúng ta thờ phượng Ngài như Lời của ngài bảo chúng ta làm vậy. Hãy nghĩ về câu này đối với việc hát của chúng ta. Vì hát là một việc làm của sự thờ phượng, vậy bất cứ điều gì mà câu này dạy chúng ta về sự thờ phượng thì nó cũng áp dụng cho việc hát của chúng ta.
Trước tiên hãy hãy áp dụng phần đầu của câu kinh thánh, nơi mà chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta hát. Và Ngài không chỉ mong muốn nó, mà Ngài còn đòi hỏi nó. Tôi ghét nói điều đó. Tôi ghét nói rằng Đức Chúa Trời yêu cầu tôi hát, bởi vì chúng ta phải muốn thực hiện nó. Chúng ta phải giống như Đa-vít. Ông đã nói,”Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi rằng: Ta hãy đi đến nhà Ðức Giê-hô-va.” Thi Thiên 122:1 Tôi phải MUỐN hát.
“Tất cả chào đón quyền năng của danh Chúa Jêsus, để các thiên sứ sấp mình xuống …” hay “Đức Chúa Trời chúng ta, Ngài là hằng sống.” Linh hồn của tôi phải muốn làm điều đó. Nhưng tôi cần hiểu rằng Đức Chúa Trời có đòi hỏi nó. Ê-phê-sô 5:19 nói rằng: “Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa.” Cô-lô-se 3:16 nói rằng: “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời.” Ngài đòi hỏi nó. Ngài mong đợi nó. Ngài ra lệnh cho chúng ta thực hiện nó. Nhưng bạn biết đó, mặc điều này, đôi khi có các tín đồ Đấng Christ những người mà đôi khi chọn không hát. Và tôi phải tự hỏi, điều đó gửi đến những người khác lời nhắn gì? Có thể những người không phải tín đồ có thể đang ghé thăm.
Ma-thi-ơ 5:16 nói rằng: “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” Và chắc chắn, điều đó sẽ áp dụng cho sự thờ phượng của chúng ta và cho việc ca hát của chúng ta.
Thứ hai, nếu chúng ta phải “thờ phượng bằng tâm thần” thì chúng ta cũng phải “hát bằng tâm thần.” Điều đó có nghĩa là chúng ta phải hát với tấm lòng của chúng ta và tâm trí của chúng ta. Nó có nghĩa rằng chúng ta cần hiểu và muốn nói những gì mà chúng ta đang nói khi chúng ta hát. Trong 1 Cô-rinh-tô 14:15, Kinh Thánh nói rằng: “…Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần nhưng cũng cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn.” Giờ thi tôi không thể nói “Amen” cho một lời cầu nguyện mà tôi không hiểu.
Và theo hướng tượng tự, làm sao tôi có thể hát một bài hát mà tôi không hiểu? Đôi khi, chúng ta chỉ ra một vấn đề với Hội Thánh Công Giáo La Mã Bởi vì đôi khi họ nói bằng tiếng Latin, mặc dù hầu hết những người ở đó không hiểu đang nói về cái gì. Nhưng bạn biết đó, Chúng ta có thể phạm tội về những điều tương tự trong việc ca hát của chúng ta khi chúng ta hát điều gì đó mà chúng ta không hiểu.
Bạn biết đó, có một bài hát mà thường được hát trong Hội Thánh của Chúa được đặt tên là “O Thou Fount of Every Blessing.” Và tôi đoán là tôi đã hát bài hát đó nhiều năm rồi trước khi tôi hiểu được câu hai mang nghĩa là gì. Nó nói như thế này: “Ở đây tôi giơ Ebenezer của tôi lên, ở đây nhờ sự giúp đỡ của ngài mà tôi đến …” Tôi đã không hiểu điều đó đang nói về cái gì. Sau này, tôi học biết được nó là một lời ám chỉ đến 1 Sa-mu-ên 7:12. Con cái của Ysơraên đã thắng dân Philitin một trận lớn và Sa-mu-ên đã dựng một hòn đá tưởng niệm nói rằng, “…Ðức Giê-hô-va đã cứu giúp chúng tôi đến bây giờ.” Nó đánh dấu sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Vậy, khi tôi “giơ ebenezer của tôi lên,” đó là một cách nói bóng bảy, “Đức Chúa Trời đã giúp tôi. Ngài đã dẫn tôi đến tận đây.”
Giờ thì, một bài hát phổ biến mà vài người đã nói là họ không hiểu là “Night With Ebon Pinion” (Đêm với Ebon Pinion) Một câu trong bài hát đó nói rằng: “Đêm với ebon pinion, trầm tư trên thung lũng…” Nó đang nói về cái gì? Đó là một cách nói bóng bảy. “Ebon” nghĩa là “đen”; “Pinion” là “một cái cánh.” “Trầm tư trên thung lũng” nghĩa là “treo mình trên thung lung.” Đó là một cách nói bóng bảy để bày tỏ về sự tối tăm và nỗi buồn vô cùng về những điều khủng khiếp đã xảy ra với Đấng Christ.
Nhưng, đôi khi sự hiểu biết không phải là vấn đề. Đôi khi, sự tập trung lại là vấn đề. Bạn biết đó, chúng ta đang hát những lời bài hát, nhưng chúng ta không thực sự nghĩ về những gì mà chúng ta đang hát. Bạn đã từng làm như thế chưa? Đôi khi chúng ta thích thú hơn với các ghi chú của bài hát, và vào ký hiệu thời gian, và các cử động tay của những người dẫn bài hát, hơn là chúng ta chú ý vào những lời mà chúng ta đang thực sự nói với Đức Chúa Trời và nói với nhau. Bạn biết đó, đôi khi chúng ta có thể quan tâm hơn đến bài hát nghe hay như thế nào, hơn là vào lời nhắn mà nó thực sự chứa đựng.
Sự thờ phượng cần nỗ lực. Việc ca hát của chúng ta đòi hỏi sự tập trung vào những lời mà chúng ta đang nói. Nếu không, thì những lời đó là vô ích và trống không. Chúng ta cần dâng hết bản thân mình. Chúng ta đang thờ phượng Đức Chúa Trời của Vũ trụ.
Giờ thì, thứ ba, khi chúng ta áp dụng Giăng 4:24 vào việc ca hát của chúng ta, thì chúng ta biết rằng chúng ta phải hát không chỉ bằng tâm thần, mà còn bằng lẽ thật. Tức là, chúng ta phải hát theo lẽ thật. Chúng ta phải hát theo cách mà lẽ thật chỉ dẫn chúng ta. Bạn có biết tại sao chúng ta không sử dụng một cây đàn piano hay nhạc cụ nào khác trong giờ thờ phượng của Hội Thánh Đấng Christ không? Đó không phải là bởi vì chúng ta không thích nhạc cụ, vì chúng ta thích chúng. Nhưng đó là bởi vì lẽ thật không chỉ dẫn chúng ta làm thế. Đó là bởi vì không có thẩm quyền nào cho nó trong Kinh Thánh. Và mọi thứ chúng ta làm trong tôn giáo phải mang thẩm quyền từ Đức Chúa Trời! Tại sao chúng ta không sử dụng bơ đậu phộng và sandwiches thạch và nước cam cho Tiệc Thánh? Lại nữa, đó là bởi vì không có thẩm quyền cho nó. Thực ra, nó lại trái ngược với thẩm quyền. Đức Chúa Trời đã nói sử dụng bánh không men và nước trái nho. Và để sử dụng thứ gì khác, hay sử dụng thêm vào thứ gì, sẽ đơn giản là không có thẩm quyền Kinh Thánh. Và điều tương tự cũng đúng như vậy về nhạc cụ trong giờ hát thờ phượng của chúng ta. Đó không phải là cách mà Đức Chúa Trời đã phán rằng chúng ta phải thờ phượng Ngài bằng bài hát. Ngài phán rằng chúng ta phải “hát hết lòng cho Chúa.” Và vì vậy, để thêm vào một nhạc khí sẽ là thêm vào thẩm quyền của Ngài. Đó sẽ là nói nơi mà Đức Chúa Trời không nói.
Cô-lô-se 3:17 nói rằng: “…Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều…” “Nhân danh Chúa” có nghĩa là: “bởi thẩm quyền của Chúa.” Bạn biết đó, nếu một cảnh sát nói, “Nhân danh luật pháp hãy dừng lại,” Người đó có ý gì? Người đó có ý là: “Bởi thẩm quyền của luật pháp, Tôi bảo anh dừng lại.” Và, theo một cách giống vậy, mọi điều chúng ta làm trong tôn giáo và trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời, phải được làm với thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Nhưng nhiều người không hiểu được nguyên tắc Kinh Thánh rất cơ bản này. Và vì vậy, thay vì chỉ làm những gì mà Đức Chúa Trời cho phép, thì họ lại làm những gì mà họ muốn làm.
Và lời bào chữa của họ là: “À thì, Kinh Thánh không có nói “KHÔNG” mà.” Tôi muốn các bạn tưởng tượng trong giây lát viễn cảnh sau. Hãy tưởng tượng một người thuê một người thầu về thiết kế lại bếp của mình. Và đặc biệt, ông ta muốn đá lát mới và sơn mới. Nhưng, giả sử khi ông trở về nhà từ kỳ nghỉ của mình, và ông đã trả hóa đơn gấp ba lần những gì mà ông ấy mong đợi. Bởi vì, thêm vào việc lắp đá và sơn bếp, người thầu cũng làm sập vách tường giữa bếp và phòng ăn. Và ông ta cũng xây một bàn đằng sau nhà. Và khách hàng giận dữ và nói rằng, “Tôi đã không cho phép tất cả những điều này!” Người thầu nói, “Tôi biết, nhưng ông cũng không nói KHÔNG mà.” Giờ thì, giả sử như trường hợp này bị đem ra tòa. Thì bạn cho rằng Thẩm Phán sẽ ra quyết định như thế nào? Bạn thấy đó, chúng ta hiểu được nguyên tắc của thẩm quyền ở đây, nhưng nhiều người không để tâm đến nó khi nó xuất hiện trong Kinh Thánh. Các bạn à, khi chúng ta phớt lờ nguyên tắc về thẩm quyền, thì sau đó bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Được rồi. Đó là điểm đầu tiên. “Chúng ta phải thờ phượng theo lẽ thật.” Và nếu chúng ta không làm điều đó, thì chúng ta không phải là những người thờ phượng thực sự. Và câu này nói rằng Đức Chúa Trời “đang tìm những kẻ thờ phượng để thờ phượng Ngài.” Nếu ai đó nói rằng, “Nếu sự thờ phượng của tôi không phải là sự thờ phượng thật, vậy thì nó là cái gì? Ma-thi-ơ 15:9 nói về điều gì đó mà được gọi là “sự thờ phượng vô ích.” Công vụ 17:23 nói về “sự thờ phượng không biết.” Cô-lô-se 2:23 nói về “sự thờ phượng theo ý riêng.” Nó có thể là một trong số chúng. Nhưng, nếu nó không theo lẽ thật, thì nó không phải là sự thờ phượng thật sự.
Giờ thì, điểm chính thứ hai của chúng ta đó là: Nó không chỉ phải theo lẽ thật thôi, mà “chúng ta cũng phải hát lẽ thật.”
Bất cứ khi nào một thầy dạy lớp Kinh Thánh đứng lên để dạy hay Một người rao giảng đứng lên để giảng, thì chúng ta đều mong người đó dạy lẽ thật. Và để đứng lên và dạy điều gì đó khác với lẽ thật, thậm chí là không hay biết, là rất nghiêm trọng. Và vì vậy, Gia-cơ đã viết: “Hỡi anh em, trong vòng anh em chớ có nhiều người tự lập làm thầy, vì biết như vậy, mình sẽ phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn.” Gia Cơ 3:1. Vậy, xem xét điều đó, bạn có nhận ra đó là khi chúng ta đang hát, cũng là lúc chúng ta đang dạy không? hãy lắng nghe lại Cô-lô-se 3:16: “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em,và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời.”
Giờ thì, câu hỏi là: “Nếu hát là dạy dỗ, thì có ổn không khi chúng ta hát tín lý sai?” Chúng ta có thể ngăn cấm một tín lý nào đó được giảng ra trên bục giảng, nhưng rồi hát nó như một phần của sự thờ phượng của chúng ta không?
Bạn biết đó, người dẫn bài hát có một trách nhiệm rất lớn ở đây. Bởi vì người đó không chỉ cần biết điều gì đó về âm nhạc và có thể dẫn dắt, mà người đó cũng phải được dạy dỗ trong lẽ thật bởi vì anh ta đang dẫn dắt chúng ta bằng những từ ngữ sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời, nhưng cũng sẽ “dạy và khuyên bảo lẫn nhau.” Bạn muốn nghĩ rằng tất cả các bài hát trong sách thánh ca của chúng ta sẽ đều là thuộc linh, nhưng, đáng tiếc là, nó không như vậy. Rất nhiều bài hát trong sách của chúng ta được viết bởi những người là các thành viên của các giáo phái. Có những bài hát trong sách của chúng ta liên quan đến tín lý một ngàn năm cai trị. Có những bài hát mà dạy về “Lời cầu nguyện của tội nhân.” Có những bài hát dạy sai về các việc làm của Đức Thánh Linh. Và một số chúng thì rõ ràng, và một số lại không được rõ. Một bài hát mà có trong rất nhiều các sách thánh ca tình anh em được gọi là “Chỉ một cuộc trò chuyện ngắn với Chúa Jêsus.” Và một phần của nó nói thế này: “Tôi đã từng hư mất trong tội lỗi, nhưng Chúa Jêsus đã kéo tôi vào, và sau đó một ánh sáng nhỏ từ thiên đàng tràn ngập tâm linh tôi; Nó tắm cõi lòng tôi bằng tình yêu thương và viết tên tôi lên đó, và chỉ một cuộc trò chuyện ngắn với Chúa Jêsus khiến tôi được bình an…” Đó là khái niệm thuộc giáo phái được gọi là “Lời cầu nguyện của tội nhân” và nó không thuộc về Kinh Thánh.
Chúng ta có thể có nhiều ví dụ thêm nữa, nhưng mấu chốt mà chúng ta đưa ra là đây: Đó là quan trọng để chúng ta hát lẽ thật.
Điểm thứ nhất: Chúng ta phải hát theo lẽ thật;
Điểm thứ hai: Chúng ta phải hát lẽ thật;
Và điểm thứ ba: Chúng ta phải thành thật về những gì mà chúng ta hát.
Kinh Thánh chắc chắn dạy rằng nói dối là sai trái, và theo hướng tượng tự, đó là sai trái khi hứa những gì mà chúng ta không có ý định giữ. Nhưng ở đây đặt ra một cái bẫy mà chúng ta có thể rơi vào liên quan đến sự ca hát của chúng ta.
Tôi đã nhìn thấy một dạng của một bài báo châm biếm có lần nói về các bài hát của chúng ta. Nó được đặt tựa là: “Cách mà chúng ta hát nếu chúng ta chân thật.” Và sau nó, nó liệt kê ra một vài bài hát. Một trong số chúng là: “Oh, Tôi thích Chúa Jêsus dường này” thay vì “Oh, Tôi yêu mến Chúa Jêsus dường nào.” Một trong số chúng là: “Ngài hơn một chút đối với tôi” thay vì “Ngài là tất cả của tôi.” Một trong số chúng là: “Tôi yêu thích nói về việc kể chuyện” Thay vì “Tôi Yêu thích kể chuyện.” Giờ thì, giống như tôi đã nói, nó là một dạng châm biếm.
Nhưng đó là cách nó phải như vậy nếu chúng ta thật sự chân thật về những gì mà chúng hát. Đôi khi, tôi nói những điều trong các bài hát mà tôi không có ý định sống theo. Hoặc, có thể nó không phải như thế. Có thể chúng ta gặp một vấn đề khác. Có thể nó quay trở lại với vấn đề của “việc không thờ phượng bằng tâm thần.” Có thể chúng ta chỉ không quá tập trung vào những gì mà chúng ta đang nói trong các bài hát của chúng ta. Chúng ta hát những bài hát như: “Làm việc thôi, làm việc thôi, Chúng ta là những người hầu việc của Đức Chúa Trời…” hay “Làm việc vất vả,…” Nhưng, chúng ta có thực sự đang làm việc vất vả không? Làm việc vất vả là đang phấn đấu. Đó là đang làm việc. Chúng ta có đang làm hay chúng ta chỉ đang nói thế thôi? Tôi luôn nghĩ đó là kỳ cục khi mọi người hát rằng: “Đi làm thôi, đi làm thôi,” và sau đó họ không quay trở lại vào tối chủ nhật. Hay, đây là một bài khó hơn. Bài hát có tựa là: “Tôi hiến cả thảy.” Nó nói rằng, “Hiến cả thảy cho Jêsus, tôi hiến cả thảy cho Ngài…” Bạn thực sự có ý như thế không? Toàn bộ thời gian của tôi, toàn bộ tiền bạc của tôi, toàn bộ khao khát của tôi?
Hãy nghe một vài bài khác: Mỗi ngày tôi sẽ làm một việc làm quý báu bằng cách giúp đỡ những người khó khăn. Cuộc sống của tôi trên đất chỉ là một gang tay, và vì vậy tôi sẽ cố hết sức…” Hay bài này: “Cha ơi, buổi sáng con cầu nguyện Ngài hãy để lòng nhân từ yêu thương của Ngài giúp con vượt qua ngày này. Con sẽ cầu nguyện, con sẽ cầu nguyện… sáng, trưa và tối, Con sẽ cầu nguyện với Ngài.” hay bài này: “Nơi nào Ngài dẫn dắt tôi, tôi sẽ đi theo, tôi sẽ đi cùng với Ngài, với Ngài trọn đường.” Tôi tự hỏi có bao nhiêu người, những người không trung tín ngày nay, đã từng hát bài hát đó. “Tôi sẽ đi với Ngài trọn đường.”
Chúng ta cần hát theo lẽ thật. Chúng ta cần hát lẽ thật. Và, chúng ta cần phải thành thật về những gì mà chúng ta hát. Và giờ chúng ta muốn làm thêm một điều nữa mà tôi nghĩ nó rất quan trọng. Và đó là, Tôi muốn xem xét một vài tranh luận được đưa ra bởi những người tìm cách để biện hộ cho việc sử dụng nhạc khí trong buổi thờ phượng. Và bạn có thể nói rằng, “À, bạn biết đó, chúng tôi hiểu điều đó rồi khi mà chúng ta thảo luận về việc hát theo lẽ thật. Và đúng là như vậy. Nhưng mà, trong điểm này, tôi muốn chú ý đặc biệt đến nó bởi vì điều này dường như là một chướng ngại làm vấp ngã thực sự cho nhiều người. Và nó là điều mà đôi khi những người mới cải đạo khó hiểu được. Và vì vậy, những gì tôi muốn làm, là để kiểm chứng một vài tranh cãi được đưa ra bởi những người ủng hộ cho nhạc khí. Và sau đó, chúng tôi muốn trả lời những tranh cãi đó.
Được rồi, tranh cãi thứ nhất:
Có người tranh luận rằng, “Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho việc sử dụng nhạc khí trong sự thờ phượng ở trong Cựu Ước.” 2 Sử ký 29:25-29. Đúng là Đức Chúa Trời đã cho phép nhạc cụ trong Cựu Ước. Đôi khi tôi nghe người ta tranh luận rằng nhạc cụ chưa bao giờ được Đức Chúa Trời chấp nhận và họ sẽ đi đến những đoạn trích như A-mốt chương 5 để chứng minh luận điểm của họ. A-mốt 5:23, Đức Chúa Trời phán cùng dân Y-sơ-ra-ên: “Hãy làm cho tiếng của các bài hát các ngươi xa khỏi ta! Ta không khứng nghe tiếng đờn cầm của các ngươi.” Nhưng lý do Đức Chúa Trời từ chối âm nhạc của học không phải bởi vì các nhạc cụ, mà bởi vì sự giả hình. Trong câu trước đó, Ngài đã từ chối của dâng tế của họ, nhưng không phải bởi vì Ngài không thích của lễ thiêu. nhưng bởi vì sự giả hình của họ. Nếu như bạn đi đến A-mốt 6:5 lại nữa, đôi khi có người tranh luận rằng câu này lên án nhạc cụ trong Cựu Ước. Chúa nói ở đó rằng họ “bày vẽ ra những đồ nhạc khí cho mình như vua Ða-vít,” Và rằng họ bị lên án vì điều đó. Nhưng đó không phải nghĩa của câu kinh thánh này. Nó không lên án nhạc cụ. Nó đang nói về đời sống xa xỉ của những người đang sống. Câu 1 nói rằng, “Khốn thay cho những kẻ ăn ở nể trong Si-ôn.” câu 4 nói rằng: “…Các ngươi nằm ngủ trên giường ngà và duỗi dài trên ghế dài mình, ăn những chiên con chọn ra trong bầy …” Câu 5 nói rằng: “các ngươi hát bài bậy bạ…” Và vì vậy, một vài người tin rằng điều đó lên án nhạc cụ trong Cựu Ước. Nhưng ý nghĩa là về đời sống xa hoa của những người đương thời.
2 Sử ký 29:25, đặc biệt nói rằng nhạc cụ được Chúa cho phép bởi các tiên tri. Nhưng vấn đề đó là: Đó là Cựu Ước. Và Cô-lô-se 2:14 nói rằng điều đó đã bị “đóng đinh trên thập tự giá.” Và chúng ta có thể quay lại và chọn ra nhiều thứ mà được áp dụng trong luật pháp cũ, nhưng không áp dụng cho chúng ta ngày nay. Bạn biết đó, Chúa ra lệnh dâng con sinh tế dưới luật pháp cũ. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc các tín đồ Đấng Christ ngày nay dính dán đến việc dâng con sinh tế là đúng.
Tranh luận thứ hai:
Có người nói rằng, “Tân Ước không đặc biệt lên án việc sử dụng nhạc cụ theo bất cứ cách nào.” Chúng ta đã nói về điều này rồi. Bạn biết đó, tranh luận “Kinh Thánh không nói là KHÔNG” thật sự là tranh luận đang được đưa ra ở đây.
Đây là một tranh luận mà được dựa trên một sự hiểu biết sai rành rành về việc Chúa cho phép như thế nào. Tân Ước không có cụ thể lên án về bơ đậu phộng và thạch rau câu trong Tiệc Thánh. Nhưng, khi Chúa chỉ định rõ những gì Ngài muốn, thì điều đó giải quyết được vấn đề rồi. Và Tân Ước đặc biệt nói với chúng ta rằng khi Đức Chúa Trời im lặng về một vấn đề, thì điều đó có nghĩa là chúng ta không thể làm nó. Tức là chúng ta không có quyền với nó. Giờ thì tôi sẽ cho bạn một ví dụ về nguyên tắc này. Trong Hê-bơ-rơ chương 7,Tác giả được hà hơi đưa ra tranh luận rằng Đấng Christ không thể là một thầy tế lễ trên đất này. Giờ thì, tại sao không? Bởi vì Ngài thuộc về chi phái Giu-đa. Có người nói rằng, “Vậy thì sao? Anh chỉ cho tôi một câu nói một người từ chi phái Giu-đa thì KHÔNG thể làm thầy tế lễ đi.” Và bạn biết điều gì không? Không có câu nào cả. Vậy thì, tại sao Đấng Christ lại không thể là một thầy tế lễ? Hãy lắng nghe Hê-bơ-rơ 7:14. Kinh Thánh nói rằng, “Vì thật rõ ràng Chúa chúng ta ra từ Giu-đa, về chi phái ấy, Môi-se không nói điều chi về chức tế lễ.” Ông không nói nó là sai. Ông chỉ không nói bất cứ điều gì về nó. Và, với không có gì được nói đến, thì không có quyền gì dành cho nó cả. Và đó là sai để thực hiện nó theo bất cứ cách nào.
Những người mà đưa ra tranh luận rằng Kinh Thánh không có nói đến, thì thật sự, họ không biết tôn trọng sự im lặng của Kinh Thánh. Họ thật sự không hiểu về Thẩm quyền Kinh Thánh.
Giờ thì, tranh luận thứ ba:
Có người nói rằng: “Từ ‘tạo nên giai điệu’ trong Êphêsô 5:19, bắt nguồn từ từ Hy Lạp ‘psyllo’ mà bao gồm cả khái niệm về việc sử dụng các nhạc cụ được kéo dây để ngợi khen Đức Chúa Trời.” Đây là một tranh luận thú vị. Nó được tuyên bố bởi những người mà bênh vực sử dụng các nhạc khí, rằng các từ điển tiếng Hy Lạp mượn động từ này để định nghĩa “giật, búng, hay gảy.” Và vì vậy, họ nói rằng tranh luận này thiết lập nên thẩm quyền cho việc sử dụng các nhạc cụ.
Nhưng trước tiên, những gì chúng ta được bảo là chúng ta phải “gảy” ở trong chính câu tương tự. Và nó không phải là một nhạc cụ, nhưng hơn thế nó là “tấm lòng” của con người. Đó là một cách nói bóng “Gảy dây tấm lòng.” Và đó là lý do tại sao những dịch giả phải dịch nó thành “hãy tạo âm nhạc hay tạo giai điệu trong lòng của anh em.” Quan trọng là không có bất cứ nhạc cụ nào được nhắc đến ở đây.
Thứ hai, nếu câu này ám chỉ đến một nhạc cụ bằng dây, vậy thì nó sẽ đòi hỏi tất cả các tín đồ phải chơi một nhạc cụ, vì câu này được áp dụng cho tất cả các tín đồ Đấng Christ. Được rồi, tranh luận thứ tư.
Có người nói rằng: “Khải huyền 5:8 và 14:2 và 15:2, tất cả đều nhắc đến Đàn hạc, nhạc cụ bằng dây ở trên thiên đàng.” Và mặc dù Khải huyền tràn đầy cách nói tượng trưng, nhưng họ vẫn nói rằng: “Đức Chúa Trời sẽ sử dụng một biểu tượng của một nhạc cụ nếu Ngài thực sự không cho phép sử dụng chúng trong sự thờ phượng sao?” Bạn biết không, tôi sẽ chỉ ra rằng sách Khải Huyền cũng nhắc đến một đền thờ, và một hương trầm bằng vàng, và việc đốt hương trầm. Tất cả những thứ này điều là những vật tượng trưng từ Cựu Ước. Nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng được cho phép trong sự thờ phượng của Tân Ước.
Tranh luận này cũng có thể được dùng để đem trở lại sự thắp hương trong sự thờ phượng của chúng ta, cũng chỉ dễ dàng như nó có thể để tranh luận cho nhạc cụ.
Tranh luận thứ năm:
Một vài người đã nói rằng, “Đây chỉ không phải là một vấn đề về sự cứu rỗi. Nhạc cụ không quan trọng như thế. Đó không phải là một vấn đề về sự cứu rỗi mà.”
Tôi tự hỏi những gì mà Na-đáp và A-bi-hu sẽ nói nếu như bạn hỏi họ việc chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào có thật sự là một vấn đề của sự cứu rỗi hay không.
Các bạn à, Giăng 4:24 nói rằng: “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.” ‘Phải’ là một mệnh lệnh. Và người nghĩ rằng việc bạn thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào là không quan trọng, thì người đó chỉ đang lừa dối chính mình thôi.
Chúa đã nói về thời kỳ của dân Giu-đa, Ngài đã nói rằng, “Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra” Ma-thi-ơ 15:9.
Khi chúng ta dạy mọi người làm điều gì đó trong sự thờ phượng mà Đức Chúa Trời đã dạy chúng ta không làm thì sự thờ phượng của chúng ta trở nên vô ích. Và vô ích có nghĩa là “không có giá trị gì.”
Các bạn à, một người không thể lên thiên đàng mà dâng cho Đức Chúa Trời sự thờ phượng trống rỗng và không có giá trị gì được.
Được rồi, tranh luận thứ sáu:
Bạn có thể gọi đây là tranh luận về “tài năng bẩm sinh”. Tranh luận này cho rằng việc chơi một nhạc cụ là một năng khiếu bẩm sinh mà một vài người có được. Và vì vậy, sử dụng các nhạc cụ trong sự thờ phượng cho họ cơ hội để sử dụng tài năng này để hầu việc Đức Chúa Trời.
Nhưng bạn biết không, có một vài người có một tài năng bẩm sinh cho việc nấu ăn. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó nên được mang vào trong sự thờ phượng. Nếu tài năng bẩm sinh là cơ sở và tiêu chuẩn cho sự thờ phượng của chúng ta, thì Đức Chúa Trời sẽ không ban cho chúng ta các hoạt động đặc biệt nào. Ngài chỉ đơn giản phán rằng, “Chỉ làm theo tự nhiên thôi.”
Được rồi, tranh luận thứ bảy:
Bạn có thể gọi đây là tranh luận về “âm nhạc trong nhà.” Nó nói rằng nếu âm nhạc ở trong nhà là không sao, thì nó cũng không sao ở trong sự thờ phượng.
Nhưng một tranh luận như thế cho rằng bất cứ thứ gì được chấp nhận ở nhà, thì cũng được chấp nhận trong sự thờ phượng của Đức Chúa Trời. Và điều đó không đơn giản như thế. Việc ăn một bữa ăn bình thường là được chấp nhận trong nhà của tôi, nhưng nó không được chấp nhận như một việc làm của sự thờ phượng.
Thực tế, trong 1 Cô-rinh-tô 11, các anh em Cô-rinh-tô bị trách mắng vì đối xử với Tiệc Thánh của Chúa giống như một bữa ăn bình thường. Bạn có thể làm một danh sách dài của những thứ mà được chấp nhận ở nhà, nhưng không được chấp nhận trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
Tranh luận thứ tám là “Tranh luận về phương tiện.”
Đôi khi người ta sẽ cố gắng nói rằng, “Piano không khác gì một cuốn sách nhạc, nó chỉ là một phương tiện thôi.”
Nhưng bạn thấy đó, có một sự khác biệt. Kinh Thánh cho chúng ta thẩm quyền với các sách nhạc và nó có trong mạng lệnh để hát. Để thực hiện mạng lệnh đó, chúng ta phải có những từ ngữ. Và vì vậy, một cuốn sách nhạc giúp chúng ta làm được những gì mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Nhưng việc chơi Piano là một sự thêm vào. Nó sinh ra một dạng âm nhạc thứ hai. Bạn không chỉ có dạng âm nhạc duy nhất mà là “âm nhạc của tấm lòng” để được dâng lên, nhưng bạn cũng có “âm nhạc của piano” được dâng lên.
Bạn thấy đó, khi bạn đọc qua sách nhạc, thì tất cả những gì bạn làm được là hát. Nhưng khi bạn đi đến việc chơi piano, thì bạn hát và bạn chơi. Bạn đã làm hai dạng khác nhau của âm nhạc: Một được cho phép, và một thì không.
Bạn có thể tiếp tục với những tranh luận này. Nhưng nó thật sự đi đến câu hỏi rằng, “Đức Chúa Trời đã yêu cầu gì? Đức Chúa Trời đã cho phép chúng ta làm gì trong sự thờ phượng theo Tân Ước?” Giờ thì hãy để tôi đọc một vài câu và sau đó chúng ta sẽ tóm lại tất cả những điều này.
Trước tiên, Rô-ma 15:9, “Bởi đó tôi sẽ ngợi khen Chúa giữa các dân ngoại, Và ca tụng danh Ngài.”
1 Cô-rinh-tô 14:15, “Vậy thì tôi sẽ làm thế nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng cũng cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn.”
Ê-phê-sô 5:19, “Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa.”
Cô-lô-se 3:16, “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời.”
Hê-bơ-rơ 2:12, “Tôi sẽ truyền danh Chúa cho anh em tôi; Và ngợi khen Chúa ở giữa hội.”
Giờ thì hãy tóm tắt lại tất cả. Đức Chúa Trời đã cho phép chúng ta làm gì trong sự thờ phượng của chúng ta về âm nhạc? Hát;
Nói với chính chúng ta bằng Thi Thiên, Thánh ca và các bài hát thuộc linh; Dạy dỗ và khuyên bảo nhau bằng bài hát; Hát, tạo nên giai điệu bằng tấm lòng.
Và các bạn à, nếu chúng ta dâng lên Đức Chúa Trời một dạng âm nhạc khác khác với những gì chúng ta đã đọc qua, thì chúng ta đang không dâng lên Ngài
loại âm nhạc mà Ngài yêu cầu.