Kinh Thánh thực sự nói gì về vai trò của người nữ? Người nữ có thể hầu việc ngày nay như một người giảng dạy, trưởng lão và lãnh đạo trong Hội Thánh không? Các giới hạn trong Kinh Thánh chỉ là các vấn đề văn hóa mà đã chết từ lâu rồi phải không? Và Đức Chúa Trời – Kinh Thánh – có thực sự bắt bớ và xem thường người nữ không?
Tác giả: Don Blackwell
Dịch giả: Quý Hoàng
Đây là một sản phẩm của trường World Video Bible.
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!
Tôi có đọc một bài báo gần đây cho biết rằng đối với đa số truyền thống tôn giáo US, hầu hết chúng đều cho phép người nữ trở thành người rao giảng. Một người tên Christian Piatt có một bài báo xuất bản trên FaithStreet.com. Trong đó ông nói rằng, “Nhiều trường thần học tín đồ Đấng Christ ngày nay có nữ nhiều như nam.” Tức là, trong số những người học để thành những người hầu việc – những người học để thành người giảng đạo – ông nói rằng có nữ nhiều như nam.
Sau đó ông liệt kê 5 lý do tại sao ông nói các Hội Thánh cần một người giảng đạo nữ. Không chỉ cho công bằng, mà ông còn nói là họ cần điều này. Và chúng ta đang nói ngày nay rằng các hạn chế trong Kinh Thánh đối với việc người nữ giảng dạy và trở thành lãnh đạo trong Hội Thánh Chúng ta đang nói chúng chỉ là các vấn đề về văn hóa và chúng không trói buộc trên chúng ta ngày nay. Rõ ràng là, có một sự thay đổi trong đất nước này và trên thế giới những năm gần đây liên quan đến vai trò của người nữ trong Hội Thánh.
Thực tế, một số người thậm chí còn đi xa đến nỗi tranh luận rằng Kinh Thánh thực ra xem thường và đánh giá thấp người nữ. Nữ diễn viên nổi tiếng Amanda Donohoe đã từng đóng chính trong một bộ phim tên “Hang của Sâu trắng” trong đó vai của bà khạc nhổ vào một cây thánh giá. Nhận xét về cảnh đó bà đã nói rằng, “Việc nhổ vào Đấng Christ rất là vui, đặc biệt là đối với tôi, một người nữ. Tôi không thể ôm hôn một nam thần, Đấng mà đã bắt bớ về giới tính qua các thế hệ.”
Trong vài phút tiếp theo, chúng ta sẽ học về các câu hỏi này: Kinh Thánh thực sự nói gì về vai trò của người nữ? Người nữ có thể hầu việc ngày nay như một người giảng dạy, trưởng lão và lãnh đạo trong Hội Thánh không? Các giới hạn trong Kinh Thánh chỉ là các vấn đề văn hóa mà đã chết từ lâu rồi phải không? Và Đức Chúa Trời – Kinh Thánh – có thực sự bắt bớ và xem thường người nữ không?
Khi chúng ta bắt đầu bài học này, tôi muốn gợi cho bạn rằng nếu một người chân thật kiểm chứng Kinh Thánh, thì người đó sẽ không tìm thấy người nữ bị xem thường hay đánh giá thấp hay bị bắt bớ bởi Đức Chúa Trời. Sự thật là, người đó sẽ thấy điều ngược lại.
Nếu bạn mở Kinh Thánh của bạn đến sách Sáng Thế Ký, bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời nói rằng, “Loài người ở một mình thì không tốt,” Sáng Thế Ký 2:18. Vì vậy, Ngài đã tạo ra người nữ. Ngay từ ban đầu, chúng ta thấy người nữ được tạo ra bởi Đức Chúa Trời để làm cho tình trạng tốt hơn từ tình trạng không tốt. Bạn đi đến sách Châm ngôn và nó nói rằng, “Ai tìm được một người vợ, tức tìm được một điều phước, và hưởng được ân điển của Đức Chúa Trời” Châm ngôn 18:22. Đến cuối sách và tác giả Châm ngôn nói về người nữ tiết hạnh rằng, “Giá trị nàng chổi hơn châu ngọc,” Châm ngôn 31:10. Câu 28 nói rằng, “Con cái nằng chỗi dậy, chúc nàng được phước; chồng nàng cũng chỗi dậy, và khen ngợi nàng.” Vì vậy, khi một người nhìn đến Kinh Thánh, những gì người đó tìm thấy là Đức Chúa Trời rất xem trọng người nữ. Một người nữ tin kính được đề cao. Người đó được xem là một ơn phước lớn.
Để tiếp tục, tôi muốn kiểm chứng vai trò của người nữ trong ba lĩnh vực khác nhau.
+Thứ nhất, tôi muốn nói về vai trò của người nữ trong thế gian.
+Thứ hai, tôi muốn nói về vai trò của người nữ trong mối quan hệ hôn nhân.
+và cuối cùng, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian của chúng ta liên quan đến vai trò của người nữ trong Hội Thánh.
Điểm thứ nhất, hãy nói về vai trò của người nữ trong thế gian.
Chúng ta có thể dành rất nhiều thời gian cho điều này, nhưng tôi chỉ muốn đưa ra một vài nhận xét về đề tài này. Tôi muốn chúng ta đối chiếu cách thế gian xem vai trò của người nữ với cách mà Đức Chúa Trời xem vai trò của người nữ.
Trước tiên, hãy nghĩ về cách cư xử của người nữ. Cách hành xử của người nữ nên như thế nào? Thế gian nêu ra ý tưởng cách hành xử của người nữ nên là khêu gợi và thiếu sự tôn kính. Bạn thấy điều này trên tivi mọi lúc, cách thức của một người nữ là chưng diện và gợi tình, trái ngược với những gì mà Kinh Thánh nói. Chúa nói là tinh sạch và cung kính. 1 Phi-e-rơ 3:2. Chưng diện và gợi tình trái ngược với tinh sạch và cung kính phải không? Bạn sẽ không nghe được một người nữ tin kính dùng sự hài hước gợi tình và công kích. Bạn sẽ không thấy một người nữ tin kính hút thuốc hay uống rượu.
Còn về cách ăn mặc của người nữ? Người nữ nên ăn mặc như thế nào? Lại nữa, thế giới nói là Sexy. Ngành công nghiệp y phục thúc đẩy điều này. Y phục thịnh hành cho giới nữ là nó làm cho nam giới thấy cuốn hút. Ngược lại, Chúa nói là nhu mì, 1 Ti-mô-thê 2:9 Hãy nghĩ về điều đó: Sexy ngược với nhu mì. Kinh Thánh nói là nết na và trinh chánh, Tít 2:5.
Về cách ăn nói của người nữ thì sao? Người nữ nên nói chuyện như thế nào? Thế gian nói là “Bảo đảm mọi người có thể nghe bạn.” Phong Trào bình quyền cho phụ nữ nói rằng, “Tôi là phụ nữ, hãy nghe tôi gầm đây!” Hãy nghe đối chiếu đáng chú ý của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói rằng, “sự tinh sạch chẳng hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng, ấy là giá quý trước mặt Đức Chúa Trời,” 1 Phi-e-rơ 3:4. Tâm thần dịu dàng và im lặng. Điều đó có vẻ lạ lùng với thế giới của chúng ta, phải không?
Tôi có thể nói nhiều hơn về điểm này, nhưng những gì tôi đang cố nói đó là thế gian rất hỗn tạp về việc một người nữ nên như thế nào. Và vì vậy, nếu thế gian thiết lập các tiêu chuẩn của chúng ta, thì chúng ta đang gặp rắc rối lớn. Rô-ma 12:2 nói rằng, “Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình.”
Được rồi. Điểm thứ hai. Hãy nói về vai trò của người nữ trong mối quan hệ hôn nhân.
Trước khi tôi bắt đầu điểm này, hãy để tôi nhắc cho bạn những gì Kinh Thánh phải nói về chủ đề này không được chấp nhận nhiều trong thế giới mà chúng ta đang sống. Chúng ta sống trong một xã hội của đường lối chính trị và những gì Kinh Thánh phải nói về đề tài này không được xem là đường lối chính trị. Thực tế, nó rất phản văn hóa. Bởi vì, chúng ta phải không bao giờ cho phép thế gian hay đường lối chính trị hay nổi sợ chống đối ai đó – hay bất cứ điều gì – đi trước việc làm những gì đúng đắn.
Được rồi. Kinh Thánh nói gì về vai trò của người nữ trong mối quan hệ hôn nhân? Đó là: Ê-phê-sô 5:22, “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa. Vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh.” Câu 24: “Ấy vậy, như Hội Thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự.” Phi-e-rơ nói nó theo cách này trong 1 Phi-e-rơ 3:1, “Hỡi người làm vợ, hãy phục chồng mình.” Hãy lưu ý từ “phục.” “Hỡi người làm vợ, hãy phục.” Phục ai? Ông nói là chồng của mình. Một số người trong phong trào bình quyền phụ nữ ngày nay sẽ tranh đấu vì họ nói là họ không muốn chịu phục người nam. Nhưng ở đây, Phi-e-rơ không nói rằng người nữ phải chịu phục tất cả người nam. Hơn thế, ông nói là một người nữ phải phục chồng của chính mình. Ai đó nói rằng, “Tôi sẽ phục hay tôi sẽ chịu phục chồng tôi nếu người đó là một người chồng đúng mực.” Nhưng ở đây, Phi-e-rơ đang nói về một người không tin. Đây là một người nữ tín đồ lấy một người chồng không tin. Lưu ý Phi-e-rơ nói rằng, “hầu cho nếu có người chồng nào không vâng theo Đạo.” chắc chắn nếu một người chồng không trung tín với Chúa, thì người đó không phải là một người chồng mẫu mực. Nhưng vẫn vậy, người vợ tín đồ phải phục chồng mình.
Điều đó có nghĩa là người nữ thấp hơn chồng của mình không? Nó chắc chắn không có ý đó. Thực tế, hãy nghe 1 Cô-rinh-tô 11:3 Phao-lô đã viết rằng, “Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người; Người đàn ông là đầu người đàn bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ.” Hãy lưu ý ông nói “Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ.” Điều đó có nghĩa là một Đấng trong Đức Chúa Trời ba ngôi là thấp hơn Đấng còn lại không? Không, nó không có ý như thế. Đấng Christ và Đức Chúa Trời là ngang nhau nhưng Đức Chúa Jêsus đã khiến chính mình Chịu phục ý muốn của Đức Cha. Phi-líp 2:5-11 nói về điều đó. Thực tế, chính Đấng Christ đã chịu phục cho đến lúc lên thập tự giá. Và, khi nói về sự thật là người nữ phải chịu phục chồng của mình, Điều đó không có nghĩa là người nữ thấp hơn chồng. Nhưng nó có nghĩa là người nữ có một vai trò khác. Người nữ trung tín làm tròn vai trò của mình như một người vợ được Đức Chúa Trời ban cho khi người đó vâng phục chồng mình.
Điều này có nghĩa là một người nữ có ít giá trị hơn trong mắt Đức Chúa Trời so với người nam không? Không, chắc chắn không phải như vậy. Nó có nghĩa người nữ ít thuộc linh hơn phải không? Lại nữa, nó không có ý như thế. Rất nhiều lần, người nữ có tâm thần thuộc linh hơn người nam.
Điều này có nghĩa là người nữ không thông minh như người nam phải không? Không, thực tế thì đôi khi người vợ có thể được xem là thông minh hơn chồng mình. Nếu đó là vấn đề… nếu vợ thông minh hơn chồng, thì người vợ có nên lãnh đạo nhà của mình không? Vợ có nên trở thành đầu của gia đình không? Không. Vai trò mà vợ có và vai trò mà chồng có đều được Đức Chúa Trời ban cho. Chúng được định bởi Đức Chúa Trời và chúng ta không có quyền thử trao đổi các vai trò này bởi trường hợp riêng của mình.
Có người nói rằng, “Về Ga-la-ti 3:28 thì sao? Nó nói rằng, “Không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc, không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ, Không còn đàn ông hoặc đàn bà; Vì trong Đức Chúa Jêsus Christ , anh em thảy đều làm một.” Và họ lý luận rằng, “Anh thấy đó, mạch văn nói là không có nam hoặc nữ nữa. Tất cả chúng ta là một trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Các bạn à, đúng vậy, chúng ta là ngang hàng trong Đấng Christ. Nhưng, chúng ta vẫn có các vai trò khác nhau. Phong trào bình quyền phụ nữ này ở nước Mỹ trong vòng 40 hay 50 năm qua, tôi nghĩ đã gây hại rất nhiều cho đất nước của chúng ta. Nó gây hại cho đất nước, cho nhà cửa, cho gia đình và thậm chí là cho Hội Thánh của Chúa.
Và tôi sẽ nhắc nhở các bạn về nó bởi vì kết thúc của nó là tồi tệ. Tôi đã nghe một câu chuyện về một người nữ bước lên một chiếc xe buýt khi tan làm Và cùng với cô ấy toàn là những người đồng nghiệp nam. Và cô ấy nhìn một trong số họ và nói rằng, “Anh sẽ không nhường cho một quý cô chỗ ngồi của anh sao?” Bởi vì không còn ghế trống nữa. Và người nam nhìn cô ấy và nói rằng, “Quý cô, để tôi nói cô điều này. Cô làm việc như đàn ông, cô ăn mặc như đàn ông, Cô hút thuốc như đàn ông, cô chửi rủa như đàn ông. Cô có thể đứng như một người đàn ông.” Đó là kết quả cuối của phong trào bình quyền phụ nữ. Nó hạ thấp phụ nữ. Nó kéo họ xuống khỏi bệ cao mà Đức Chúa Trời đã đặt họ lên. Chúa đặt người nữ ở một vị trí mà được tôn trọng. Nhưng, thế gian đã đặt họ vào một vị trí mà Đức Chúa Trời chưa bao giờ định như vậy.
Vai trò của người nữ là gì trong mối quan hệ hôn nhân và trong gia đình? Tít 2:4-5 nói rằng cô ấy phải yêu thương con cái mình. Cô ấy phải là một người trông nom việc nhà. Bản New King James nói là một người nội trợ. Và cô ấy phải vâng phục chồng mình.
Được rồi. Điểm thứ ba. Hãy nói về vai trò của người nữ trong Hội Thánh.
Người nữ có thể hầu việc như người giảng dạy không? Họ có thể hầu việc như trưởng lão không? Họ có thể là một trong những nhà lãnh đạo Hội Thánh không? Chúng là các câu hỏi hàng đầu tại các buổi thảo luận trong những năm gần đây. Và một số người đang nói là Hội Thánh đã sai về điều này. ‘Chúng ta cần ngừng kéo người nữ lại và chúng ta cần tận dụng tài năng của họ và cho phép họ thành người dẫn dắt con dân của Đức Chúa Trời.’
Thực tế, rất nhiều, nếu không nói là hầu hết, các giáo phái hiện nay đã có sự lãnh đạo của nữ giới trong Hội Thánh của họ. Vậy, vấn đề thực sự là gì? Và điều chúng ta thực sự muốn biết là Đức Chúa Trời nói gì về điều này? Kinh Thánh trả lời gì cho các câu hỏi này?
Tôi muốn bắt đầu bằng 1 Ti-mô-thê 3. Sách 1 Ti-mô-thê là sách giải thích chúng ta phải cư xử với nhau như thế nào trong Hội Thánh và đó là chủ đề của chúng ta: Vai trò của người nữ trong Hội Thánh. Một đoạn trích mấu chốt là 1 Ti-mô-thê 3:15. Sứ đồ Phao-lô đã viết rằng, “phòng ta có chậm đến thì con biết làm thế nào trong nhà Đức Chúa Trời.” “tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật.” Vậy, Phao-lô đang viết cho Ti-mô-thê để bảo ông cách hành xử như thế nào – Làm thế nào để làm việc trong Hội Thánh. Và lại nữa đó là chủ đề của chúng ta.
Chúng ta đang nói về vai trò của người nữ trong Hội Thánh. Với ý nghĩ đó, tôi muốn chúng ta xem xét 1 Ti-mô-thê 2. Trong 1 Ti-mô-thê 2, Phao-lô đã viết rằng, “Phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người (men).” Từ mọi người (men) ở đây – từ Gờ-réc – là một từ mang nghĩa loài người. Nó có nghĩa là tất cả loài người. Tức là, việc cầu nguyện nên được làm cho tất cả loài người. Sau đó, trong câu 4, ông nói rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người (men) đều được cứu. Lại nữa, đây là từ Gờ-réc có nghĩa loài người – tất cả loài người. Đức Chúa Trời muốn tất cả loài người đều được cứu. Sau đó, trong câu 5, ông nói rằng, “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người (men), tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người.” Lại nữa, từ ở đây là cho loài người. Có một Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người – nhân loại. Chúng ta đến câu 8 và ông viết rằng, “Ta muốn những người đàn ông (men) đều giơ tay thánh sạch lên trời, mà cầu nguyện khắp mọi nơi, chớ có giận dữ và cãi cọ.” Từ (men) này không phải là từ tương tự mà chúng ta nhìn thấy lúc trước nói mọi người là nhân loại. Đây không phải là từ dành cho loài người. Hơn thế, đây là từ chỉ đến nam giới. Rằng cầu nguyện được thực hiện bởi nam giới. Và vì vậy, những gì chúng ta học được từ đoạn này đó là khi một nhóm tín đồ nhóm lại với nhau, có cả nam và nữ, thì một người nam – một tín đồ nam – phải dẫn đầu việc cầu nguyện đó.
Đôi khi mọi người sẽ hỏi rằng, “Một người nữ có thể cầu nguyện công khai không?” Đó không thực sự là một câu hỏi hay bởi vì, dĩ nhiên, người nữ có thể cầu nguyện công khai. Thực tế, người nữ phải cầu nguyện công khai. Khi chúng ta cầu nguyện cùng nhau, tất cả tín đồ đều tham gia vào việc cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Và vì vậy, chắc chắn người nữ cũng đang cầu nguyện. Nhưng câu hỏi là: người nữ có thể dẫn một buổi cầu nguyện công khai không? và câu trả lời là không. Nhưng đó là điều thứ hai mà tôi muốn chúng ta lưu ý từ câu 8 và đó là cụm từ ‘khắp mọi nơi.” Người nam phải cầu nguyện khắp mọi nơi. Bản ASV nói là “mọi nơi.” Đây là một cụm từ hết sức quan trọng bởi vì nó nói cho chúng ta điều gì đó về bối cảnh của cuộc thảo luận của chúng ta. Cụm từ ‘khắp mọi nơi’ này có giới hạn không? Frank Young đã viết về đoạn trích này. Ông đã nói theo cách sử dụng thế kỷ thứ nhất, từ Gờ-réc đặc biệt này, mà được dịch như nơi chốn, Ông nói ám chỉ đến một nơi nhóm họp. Ông nói rằng, “Vậy, tác dụng của đoạn trích này là để giới hạn cầu nguyện trong một buổi nhóm nói chung.” Bobby Liddell đã viết, “Sự sắp đặt mà Phao-lô theo thẩm quyền sứ đồ của ông là ‘khắp mọi nơi’ và chắc chắn bao gồm – và thực sự ám chỉ đặc biệt đến – buổi nhóm công khai của Hội Thánh.” Nhà học giả lỗi lạc Guy N. Woods đã viết về phần này của Kinh Thánh. “Dường như rõ ràng với tôi là bối cảnh đang nói đến buổi cầu nguyện công khai. Một lời bình chính xác của cụm từ này trong “mọi nơi” phải được hiểu có nghĩa là ở mọi nơi mà buổi thờ phượng công khai được thực hiện.” Và nếu đoạn trích này không nói đến buổi nhóm công khai, nhưng thực sự chỉ đến khắp mọi nơi, thì chúng ta sẽ có một đoạn trích dạy rằng chỉ có người nam mới có thể cầu nguyện. Và chắc chắn đó không phải là những gì mà ông đang nói. Vậy, bối cảnh đó là một buổi nhóm của tín đồ lại với nhau.
Ai đó có thể hỏi rằng, “Tại sao anh lại nhấn mạnh quá nhiều điều này?” Đó là bởi vì nếu chúng ta không hiểu được bối cảnh và các giới hạn ở đây, Thì khi chúng ta đi đến câu 11 và 12, thì chúng ta sẽ gặp rắc rối. Câu 11 và 12 nói rằng người nữ không được dạy dỗ hay cầm quyền trên người nam. Một số người chắc chắn không hiểu bối cảnh ở đây và họ đã kết luận không chính xác rằng một người nữ không thể có thẩm quyền trên người nam bất cứ trường hợp nào và bao gồm cả thế gian nữa. Tôi có một cuốn sách trong văn phòng của tôi trong đó một người giảng dạy nêu ra ý rằng một người nữ không thể có thẩm quyền trên người năm ở bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Ông cho rằng người nữ không thể là chủ của người nam ở nơi làm việc. Rằng người nữ không thể ở trong vị trí cầm quyền với một vai trò quản trị. Rằng người nữ không thể là giáo viên của một trường thế tục nếu có mặt nam giới. Tôi sẽ phải hỏi về cảnh sát nữ thì sao? Người người giảng dạy này bị chặn lại bởi một người cảnh sát nữ, thì ông ta sẽ làm gì? Ông ta sẽ nói, “Cô không có quyền trên tôi bởi vì tôi là đàn ông.” Dĩ nhiên, nếu ông ta làm thế, thì ông ta nhanh chóng sẽ thành một người đàn ông trong tù. Luận điểm của chúng ta là, các bạn phải hiểu bối cảnh ở đây và các giới hạn của nó.
Cách thứ hai để chúng ta có thể lạm dụng bối cảnh của đoạn trích này là nói rằng người nữ không thể dạy người nam Kinh Thánh với bất cứ trường hợp nào. Vài năm về trước, tôi đã gặp một người giảng đạo nói rằng người nữ thậm chí không thể ngồi xuống ở nhà riêng của mình và dạy Kinh Thánh cho con trai lớn của mình. Người nữ thậm chí còn không thể nói với con trai lớn của mình về Kinh Thánh. Thực tế, ông đã nói nếu người nữ làm như vậy là phạm tội. Các bạn có thấy vấn đề ở đây không? Đó là một dạng tín lý mà chúng ta sẽ mắc phải nếu chúng ta không hiểu bối cảnh. Chúng ta đi đến điểm mà một người nữ thậm chí không thể dạy con trai của mình tại nhà riêng. Và người giảng đạo đặc biệt này mà tôi đang nói đến, ông ta trói buộc điều đó lên những người khác. Chúng ta phải giữ đoạn trích này theo bối cảnh của nó và đó là buổi nhóm của tín đồ.
Được rồi. Câu 11, hãy nói về điều này. 1 Ti-mô-thê 2:11, “Đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng.” Từ được dịch ở đây thành “yên lặng” trong đoạn trích này là rất quan trọng. Từ Gờ-réc được dịch thành ‘yên lặng’ mang theo nghĩa im lặng hay sự vâng phục im lặng. Đây không phải là từ có nghĩa hoàn toàn, tuyệt đối, im lặng không có tiếng động nào. Có từ Gờ-réc khác mang ý đó, nhưng đó không phải là từ được dùng trong câu này. Nếu nó là từ được dùng ở đây, thì người nữ thậm chí không thể hát ở buổi nhóm. Người nữ không thể nói ra lời xưng nhận ntốt lành. Người nữ không thể nói, “Tôi tin Đức Chúa Jêsus Christ như Con của Đức Chúa Trời.”
Câu 12, “ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông, Nhưng phải ở yên lặng.” Từ ‘dạy dỗ’ ở đây là từ từ Gờ-réc ‘didasko.’ Nó có nghĩa là phát biểu một bài học. Nó có nghĩa là chỉ dẫn các bài học đạo đức. Nó liên quan đến một sự trình bày phát biểu, lý lẽ mà sẽ bao gồm quở trách, la rầy, và khích lệ và cơ bản, là những gì mà chúng ta làm khi chúng ta giảng dạy. Đoạn trích này có nghĩa người nữ không thể giảng dạy công khai khi có mặt người nam phải không? Vâng, đó chính xác là những gì đoạn trích này muốn nói. Phao-lô – bởi sự hà hơi – đã viết rằng người nữ không được phép dạy dỗ theo bất cứ cách nào mà trong đó người nữ sẽ có quyền cao hơn người nam. Và khi một người đứng lên để giảng dạy, thì Phao-lô bảo Tít rằng một nhà truyền đạo phải dạy các điều đó, lấy quyền đầy đủ mà khuyên bảo quở trách. Tít 2:15. Vì vậy, nếu người nữ không được cho phép chiếm quyền trên người nam, thì người nữ không thể nhận lấy công việc của một nhà truyền đạo. Không may thay, điều này đang trở thành một điều rất phổ biến. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người giảng dạy nữ. Và nó làm tôi rất đau buồn vì điều này cũng xảy ra trong Hội Thánh của Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã nói – qua Phao-lô bởi sự hà hơi của Đức Thánh Linh. Ngài phán rằng, “Ta không cho phép người nữ dạy dỗ.” Từ “dạy dỗ” có nghĩa là truyền đạt một bài giảng dạy chính xác như những gì mà một người làm khi người đó giảng dạy. Vậy, người nữ có thể là một nhà giảng đạo cho một Hội Thánh không? Chắc chắn không. Người nữ không thể làm điều đó mà không vi phạm đoạn trích này.
Được rồi. Đây là câu hỏi khác: Đoạn trích này có dạy rằng người nữ không thể dẫn một lời cầu nguyện công cộng hay dẫn các hoạt động thờ phượng khác không? Vâng, nó dạy như vậy. Bản ASV dịch câu 12 như thế này: “Nhưng ta không cho phép người nữ dạy dỗ, hay cầm quyền trên người nam, nhưng phải ở yên lặng.” Điều đó có nghĩa là bất cứ hoạt động thờ phượng công cộng mà người nữ sẽ có quyền cao hơn đều bị cấm. Điều đó chắc chắn áp dụng cho việc dẫn cầu nguyện. Và bên cạnh đó trở về câu số 8, Ông đã đặc biệt nói rằng người nam… người nam phải dẫn buổi cầu nguyện.
Được rồi. Đây là câu hỏi khác: Đoạn trích này có dạy rằng một người nữ không thể là một trưởng lão trong Hội Thánh của Chúa không? Vâng, đó chính xác là những gì đoạn trích này dạy. Nếu người nữ không thể dạy và không thể có quyền hơn người nam, thì làm sao người nữ có thể làm trọn các nghĩa vụ của một trưởng lão? Hê-bơ-rơ 13:17 nói rằng tín đồ phải vâng phục các trưởng lão. Các tín đồ phải chịu phục các trưởng lão. Nếu một người nữ ở trong vị trí đó, thì nó sẽ khiến cho người đó vi phạm 1 Ti-mô-thê 2 và nhiều đoạn trích khác. Và chúng ta thậm chí vẫn chưa chạm đến cái ý một trong các phẩm chất của trưởng lão là người đó phải là chồng của một vợ, và dĩ nhiên, người nữ không thể đáp ứng phẩm chất đó. Vậy, người nữ không thể hầu việc như một trưởng lão.
Đây là câu hỏi khác. Thứ 4. Đoạn trích có nói rằng một người nữ không thể dạy con hay chồng của mình hay người nam hàng xóm ở nơi riêng biệt – có thể là quanh bàn bếp – rằng người nữ không thể dạy người nam đó Tin Lành sao? Người nữ không thể dạy người nam đó làm sao để được cứu sao? Không, đoạn trích không nói như thế. Hãy nhớ, bối cảnh của 1 Ti-mô-thê 2 đó là buổi thờ phượng công khai và đó không phải những gì mà chúng ta xem xét trong câu hỏi này. Thực tế, trong Công vụ 18:26, chúng ta thấy một người nam và vợ của mình – tên họ là A-qui-la và Bê-rít-sin hai người họ dẫn A-bô-lô riêng ra và họ có một buổi học Kinh Thánh riêng với ông. Và mạch văn nói rằng họ đã dạy ông lời của Đức Chúa Trời kỹ lưỡng hơn. Vậy, chúng ta có một người nam và nữ ngồi lại với nhau cùng một người khác và họ đang bàn về Kinh Thánh ở nơi riêng biệt Và điều đó không phải những gì bị cấm trong 1 Ti-mô-thê 2.
Được rồi. Hãy tóm tắt lại. Một người nữ không thể là một người giảng dạy. Người nữ không thể hầu việc như một trưởng lão. Người nữ không thể dẫn buổi nhóm công khai. Người nữ không thể dẫn cầu nguyện hay bất cứ hoạt động thờ phượng nào. Một người nữ không thể dạy lớp Kinh Thánh mà có mặt người nam ở đó. Tuy nhiên, người nữ có thể dạy ở nơi riêng biệt. Người nữ có thể dạy con cái của mình. Người nữ có thể dạy các người nữ khác theo bất cứ dạng nào. Và chắc chắn, người nữ có thể dạy dỗ bằng tấm gương của mình.
Hãy bàn một chút về các nguyên do cho các hạn chế này. Tại sao Đức Chúa Trời đặt các giới hạn này trên người nữ? Một Hội Thánh ở Nashville, Tennessee đã nói rằng sứ đồ Phao-lô cho các giới hạn này vì lý do văn hóa và trong thời chúng ta đang sống này, thì chúng không áp dụng được. Đó là không thích hợp vào thời đó để người nữ dạy dỗ người nam. Nhưng, ngày nay, họ sẽ nói là, nó khác rồi, và không có điều này còn áp dụng được nữa. Một số người thậm chí còn cho rằng sứ đồ Phao-lô là người theo chủ nghĩa sô-vanh, và ông có thành kiến với người nữ. Vì vậy, chúng ta cần phớt lờ những gì mà những người này đang nói. Chúng ta chỉ đơn giản hỏi câu hỏi: Kinh Thánh nói gì? Đức Chúa Trời nói gì? Bởi vì các tố cáo này nghịch cùng Phao-lô và để nói rằng chúng chỉ là về văn hóa thôi, thì không gì có thể hơn được lẽ thật.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu được rằng Phao-lô không phải đang nói cho chính bản thân ông. Hơn thế, ông đang nói cho Chúa; ông đang nói như ông được hà hơi bởi Đức Thánh Linh. Và thứ hai, theo như đây chỉ là một vấn đề văn hóa, thì tôi muốn các bạn xem xét cùng với tôi hai câu tiếp theo – câu 13 và 14 – bởi vì Chúa có cho chúng ta nguyên nhân cho các giới hạn này. Hãy lắng nghe. “Vì A-đam được dựng nên trước nhất, rồi mới tới Ê-va. Lại không phải A-đam bị dỗ dành, bèn là người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi.” Các giới hạn không liên quan gì đến văn hóa vào thời điểm mà Phao-lô đang viết. Các điều này đi lùi lại cho đến lúc ban đầu. Chúng liên quan đến trật tự tạo dựng, Và trật tự bị cám dỗ. Người nam được tạo dựng trước, Và người nữ bị dụ dỗ trước. Tôi vô cùng rối bời với những gì đang xảy ra trong giới tôn giáo xung quanh chúng ta ngày nay. Và tôi đặc biệt rối bời khi nhìn thấy nó xảy ra trong Hội Thánh của Đấng Christ.
Mong chúng ta luôn luôn có cách giải quyết là mặc kệ chuyện gì xảy ra trong thế giới quanh chúng ta, chúng ta sẽ bám lấy lời của Đức Chúa Trời. Mong chúng ta không bao giờ sợ hãi đứng lên vì những gì Đức Chúa Trời đã phán về điều này hay bất cứ chuyện gì.
Cô-lô-se 3:17 nói rằng, “Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ mà làm mọi điều.”
Điều đó có nghĩa là chúng ta phải có thẩm quyền từ Đức Chúa Trời cho mọi điều chúng ta làm trong tôn giáo.
Đức Chúa Trời ban phước!