LẼ THẬT VỀ SỰ THAM GIA NHÓM HỌP

Hãy cùng WVBS nhận biết LẼ THẬT VỀ SỰ THAM GIA NHÓM HỌP. Tác giả Don Black Well sẽ giúp chúng ta tìm hiểu chủ đề này.

Dịch giả: Quý Hoàng

Đây là sản phẩm của World Video Bible School.

Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!


Đó là tốt cho chúng ta để ở cùng với những người mà cũng muốn thờ phượng Đức Chúa Trời. Các buổi thờ phượng giống như một nơi cư trú, nó là một dạng của phòng khám chuyên khoa, Bạn trải qua tuần của mình quanh những người trong thế gian, và đôi khi điều đó có thể làm cho rất chán nản. Nhưng buổi thờ phượng là một thời gian ở cùng với những người có đức tin quý báu. Nhưng, không chỉ việc thờ phượng mới quan trọng với chúng ta, nó cũng quan trọng với Đức Chúa Trời. Và nó là một chủ đề mà Ngài đã nhấn mạnh rất nhiều trong Kinh Thánh. Từ “thờ phượng” với một trong các dạng của nó, xuất hiện 191 lần trong Kinh Thánh, 113 lần trong Tân Ước và 78 lần trong Tân Ước. Nếu Đức Chúa Trời đã nhắc đến nó một lần thôi thì nó chắc chắn là quan trọng rồi. Nhưng với gần 200 lần, thì chúng ta nên hết sức lưu ý đến việc học chủ đề này. Những gì chúng tôi muốn làm trong bài học cụ thể này trước tiên là nói về sự thờ phượng với một số điều đặc biệt liên quan đến sự thờ phượng, và sau đó chúng tôi muốn dành phần thời gian còn lại của chúng ta để bàn về các lý do tại sao chúng ta cần tham dự thờ phượng.

Trước tiên, “Thờ phượng là gì?” Từ điển Webster định nghĩa sự thờ phượng theo cách này: “Để tôn sùng hay dành sự tôn kính cho một Đấng thánh.” Từ Gờ-réc cho “sự thờ phượng” là “proskuneo.” Theo nghĩa đen, từ này có nghĩa là, “Hôn hướng về.” Nó có nghĩa là, “để bày tỏ lòng tôn kính, để khuất phục, dành lòng kính trọng, bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc.”

Kinh Thánh miêu tả bốn dạng thờ phượng khác nhau. Trước tiên là “Sự thờ phượng không biết.” Công vụ 17:23 có nhắc đến điều này. Trong chương đặc biệt này, Phao-lô ở trong thành A-thên, trên đời Mars, và hình như ở đó có một nơi mọi người tụ tập lại để bàn về các ý tưởng thú vị. Câu 21 nói rằng: “Vả, hết thảy người A-thên và người ngoại quốc ngụ tại thành A-thên chỉ lo nói và nghe việc lạ mà thôi.” Câu 22 nói rằng: “Bấy giờ, Phao-lô đứng giữa A-rê-ô-ba, nói rằng: Hỡi người A-thên, phàm việc gì ta cũng thấy các ngươi sốt sắng quá chừng; vì khi ta trải khắp thành các ngươi, xem xét khí vật các ngươi dùng thờ phượng, thì thấy một bàn thờ có chạm chữ rằng: THỜ CHÚA KHÔNG BIẾT. Vậy, Đấng các ngươi thờ mà không biết đó…”
bản KJV thì nói rằng: “…Đấng mà các ngươi thờ một cách không biết,” Phao-lô đã nói, “…là Đấng ta đương rao truyền cho.” Câu 30 nói rằng: “Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các ngươi trong mọi nơi đều phải ăn năn.” Nhưng mấu chốt đó là Kinh Thánh miêu tả một dạng thờ phượng mà nó được xem như “sự thờ phượng không biết.” Giờ thì, chúng ta có thể phạm tội thờ phượng không biết ngày này? Chắc chắn chúng ta có thể. Bất cứ khi nào mọi người thực hiện một việc làm mà họ gọi là thờ phượng, mà họ tin là sự thờ phượng,
nhưng việc đó Đức Chúa Trời đã không định nghĩa như sự thờ phượng, Nó là “sự thờ phượng không biết.”

Một dạng thờ phượng thứ hai được nhận diện trong Kinh Thánh là “sự thờ phượng vô ích.” Trong Ma-thi-ơ 15:9, Đức Chúa Jêsus đã nói về các thầy thông giáo và người Pha-ri-si, “Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra.” Từ “vô ích” chỉ đến: “sự trống rỗng,” “không có giá trị,” “không có ý nghĩa.” Họ đã làm hư sự thờ phượng của Đức Chúa Trời bằng việc thêm vào các điều răn của chính họ, và những người này, Đức Chúa Jêsus đã nói là họ đang thờ phượng bằng môi miệng của họ chứ không bằng tấm lòng. “Dân này lấy môi miệng thờ kính ta; Nhưng lòng chúng nó xa ta làm.” Và theo câu 7 thì họ là những kẻ giả hình. Vậy, có khả năng chúng ta ngày nay thực hiện “sự thờ phượng vô ích” không? Vâng, dĩ nhiên là có. Khi tôi thờ phượng Đức Chúa Trời bằng môi miệng của mình, nhưng không bằng tấm lòng, thì đó là sự thờ phượng vô ích, và nó không đi cao gì hơn đến trần nhà. Bạn có nghĩa là sự thờ phượng của chúng ta là vô ích khi chúng ta hát các bài ca như, “Hiến cả thảy cho Ngài,” và sau đó không dâng hiến như tôi được ban cho? Hay, về bài này thì sao? Chúng ta hát, “Ôi, để giống như Ngài, Đấng Cứu Chuộc Ơn Phước, đây là lời cầu nguyện và ước ao thường xuyên của tôi.” và sau đó tôi không quay trở lại vào tối chủ nhật. Đó có phải là sự thờ phượng vô ích? Dĩ nhiên rồi.

Một dạng thờ phượng thứ ba được nhận biết trong Kinh Thánh là “sự thờ phượng theo ý riêng.” Cô-lô-se 2:23. “Sự thờ phượng theo ý riêng” là: “sự thờ phượng tự nghĩ hay tự chọn.” Chúng ta có thể nói Ca-in là một tấm gương của dạng thờ phượng này. Ông đã dâng cho Đức Chúa Trời những gì phù hợp với ông chứ không phải thứ Đức Chúa Trời yêu cầu. Và đây có thể là một dạng thờ phượng phổ biến nhất hiện nay, bởi vì xã hội chú trọng nhiều vào nhân tố giải trí.

Dạng thờ phượng cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến, dĩ nhiên là “sự thờ phượng thật.” Giăng 4:23 nói rằng Đức Chúa Trời tìm kiếm những kẻ thờ phượng thật để thờ phượng ngài. Có ba khía cạnh đối với “sự thờ phượng thật.” Có đối tượng đúng, sự tập trung đúng, các việc làm đúng.

+Trước tiên, đối tượng cho sự thờ phượng phải chính xác để chúng ta có được sự thờ phượng thật. Dĩ nhiên, đối tượng của sự thờ phượng được chấp nhận chính là Đức Chúa Trời. Giăng 4:23 nói Đức Chúa Trời đang tìm kiếm “những kẻ thờ phượng thật” để thờ phượng Ngài.

+Thứ hai, sự tập trung của sự thờ phượng cũng phải chính xác. Giăng 4:24 nói sự thờ phượng của chúng ta phải bằng tâm thần. Điều đó có nghĩa là lòng, tâm trí, tâm thần của bạn phải tập trung thờ phượng Đức Chúa Trời. Bạn đang tập trung vào việc thờ phượng. Đôi khi chúng ta hát các bài hát và thỉnh thoảng chúng ta “amen” các lời cầu nguyện, nhưng tâm trí của chúng ta đang ở nơi nào đó ngoài sự thờ phượng. Có lẽ trong tâm trí bạn đang nghĩ về bữa ăn mà bạn sẽ dùng sau buổi nhóm. hay trong tâm trí bạn đang nghĩ về sự kiện thể thao mà bạn sẽ xem khi trở về nhà. Bạn không tập trung vào sự thờ phượng, và lòng của bạn không ở đó.

+Thứ ba, sự thờ phượng thật đòi hỏi các việc làm đúng. Giăng nói chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời bằng “tâm thần và lẽ thật.” “Bằng lẽ thật” có nghĩa là chúng ta sẽ làm theo cách mà Kinh Thánh chỉ ra, cách mà Tân Ước trình bày. Và nếu nó không có trong Tân Ước, thì tôi không thể thực hiện nó và gọi nó là sự thờ phượng được. Đức Chúa Trời đã chỉ ra 5 việc làm, hay 5 con đường của sự thờ phượng. Chúng là: 1. Cầu nguyện, 2. Giảng dạy, 3. Lễ Tiệc Thánh 4. Dâng hiến, và 5. Hát. Và bất cứ việc làm nào khác 5 việc làm này, thì không phải là “sự thờ phượng thật.” Đôi khi mọi người nói về buổi nhóm thờ phượng, và họ nghĩ là mọi thứ bắt đầu từ 10:00 đến 11:00 là sự thờ phượng. Nhưng không phải như vậy. Chỉ có năm việc làm đó mới thiết lập nên sự thờ phượng. Các thông báo không phải là thờ phượng. Thực tế, có rất nhiều thứ mà có thể diễn ra trong khoảng thời gian đó mà không phải là sự thờ phượng. Và chúng ta không được tự do chọn lựa cái gì là thờ phượng và cái gì không phải. Tôi không quyết định cái gì dâng lên Đức Chúa Trời như là sự thờ phượng được. Đức Chúa Trời đã truyền 5 việc và đó là tất cả. Có ý tưởng mới mà phổ biến với một số người và nó cho rằng mọi thứ mà chúng ta làm trong cuộc sống là thờ phượng. Và một số tín đồ bám lấy tư tưởng đó. Và lý do tôi nghĩ mọi người thích nó là ý tưởng mọi thứ mà chúng ta làm là sự thờ phượng cho phép mọi người làm bất cứ việc gì và gọi nó là sự thờ phượng. Vài năm về trước tôi đã tham dự một Hội Thánh, nơi mà trong suốt buổi nhóm thờ phượng sáng Chủ Nhật, một số người nữ sẽ ở trong bếp chuẩn bị cho bữa ăn thông công buổi chiều. Và khi có người hỏi điều này là một việc làm đúng hay không, thì người đó được trả lời là, “Có rất nhiều cách để thờ phượng hơn là chỉ ngồi trong buổi nhóm thôi.” Nhưng, điều đó không đúng. Có rất nhiều cách khác để hầu việc Đức Chúa Trời, nhưng không phải tất cả sự hầu việc đều là thờ phượng. Tất cả sự thờ phượng đều là sự hầu việc, nhưng không phải tất cả sự hầu việc là thờ phượng. Và ý tưởng rằng mọi thứ trong cuộc sống là thờ phượng đơn giản là không đúng. Khi bạn rửa chén, đó không phải là sự thờ phượng. Và nếu bạn đang rửa chén, thậm chí là tại Hội Thánh, thì đó cũng không phải là thờ phượng. Khi bạn đi tắm… xem phim… đó cũng không phải là thờ phượng. Có 5 việc làm mà thiết lập nên sự thờ phượng trong mắt Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì mà chúng ta có thể gọi là sự thờ phượng, với nỗ lực tốt nhất của nó là “vô ích” hay “trống rỗng” hay “sự thờ phượng theo ý riêng.”

Được rồi, hãy chuyển hướng một chút và nói về việc tại sao chúng ta cần tham gia buổi thờ phượng. Chúng tôi muốn lưu ý năm lý do.

Lý do thứ nhất. Tôi cần tham gia thờ phượng bởi vì, như một tín đồ, tôi đang tìm kiếm trước tiên nước của Đức Chúa Trời, hay ít nhất là tôi nên như vậy. Ma-thi-ơ 6:33 nói rằng, “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” Giờ tôi là một đứa con của Đức Chúa Trời, Tôi có một danh sách ưu tiên mới. Và tôi có một tập hợp các giá trị mới trong đời mình. Đấng Christ và Hội Thánh của Ngài là những thứ quan trọng nhất trong thế giới với tôi. Có thể trước khi tôi trở thành một tín đồ, có lẽ gôn là ưu tiên cao đối với tôi. Và có lẽ, tôi dành các ngày chủ nhật của mình ở sân gôn bởi vì tôi thực sự thích chơi gôn. Hay có thể nó là bóng đá. Có lẽ tôi thích xem bóng đá. Nhưng, dù nó đã là gì thì bây giờ khác rồi. Bởi vì bây giờ tôi muốn lên thiên đàng hơn bất cứ điều gì. Vì vậy, tôi sẽ đến buổi thờ phượng. Tại sao ư? Bởi vì tôi đang tìm kiếm trước tiên nước của Đức Chúa Trời.

Lý do thứ hai. Tôi cần ở buổi thờ phượng vì tôi cần ở với những người có đức tin quý giá. Có một đoạn trích rất thú vị trong 1 Phi-e-rơ 4. Trong câu 3 của chương đó, Phi-e-rơ nói về các tín đồ và một số điều mà họ đã làm trước khi trở thành tín đồ, và ông nhắc đến tà tịch, tư dục, say rượu, ăn uống quá độ và sau đó trong câu 4, ông nói điều này, “Họ (các bạn cũ của bạn) thấy anh em chẳng cùng họ theo sự dâm dật bậy bạ ấy…” (giờ hãy lắng nghe) “thì họ lấy làm lạ và gièm chê.” Ông nói rằng sau khi bạn trở thành một tín đồ, và bạn không dính líu đến các việc làm tương tự này với bạn bè cũ của mình, thì họ không hiểu được. Họ lấy làm lạ và gièm chê các bạn. Điều đó sẽ không tốt cho đạo Đấng Christ của bạn. Thực tế, một sự kiêng cữ liên tục của dạng việc đó sẽ xé bạn ra. 1 Cô-rinh-tô 15:33 nói rằng: “Anh em chớ mắc lừa: Bạn bè xấu làm hư thói nết tốt.” Và như một tín đồ, tôi cần ở với các tín đồ khác. Bạn biết đó, Đức Chúa Trời làm đạo Đấng Christ như một tôn giáo theo nhóm. Và việc ở với các tín đồ khác làm tươi mát chúng ta, và nó làm vững mạnh chúng ta. Và nó làm chúng ta có thể đi ra ngoài lại và đối mặt với thế gian. Các tín đồ trong quân đội thường nói rằng họ bị ép bỏ các buổi thờ phượng trong một thời gian dài, Họ sẽ nói về việc họ nhớ nó như thế nào, và họ cần nó như thế nào. Chúng ta cần ở với những người có đức tin quý báu.

Thứ ba, tôi cần ở buổi thờ phượng bởi vì Đức Chúa Trời hạ lệnh như vậy. Tôi ghét phải nói nó theo cách đó bởi vì chúng ta phải muốn ở đó. Chúng ta phải giống như Đa-vít trong Thi Thiên 122:1, ông nói rằng, “Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi rằng: Ta hãy đi đến nhà Đức Giê-hô-va.” Khi bạn học kiểu mẫu của Tân Ước, điều bạn nhìn thấy đó là các tín đồ ban đầu đã nhóm lại với nhau thường xuyên. Công vụ 20:7 nói với chúng ta rằng vào ngày đầu tuần lễ, các tín đồ đến cùng với nhau để dự Lễ Tiệc Thánh. Trong 1 Cô-rinh-tô 16:1,2 nói với chúng ta rằng họ được mong đợi dâng các của kiếm được của họ khi họ đến cùng nhau vào ngày đầu mỗi tuần. Vậy, đó là một việc nhóm lại thường xuyên, hàng tuần của các tín đồ. Và, nếu điều đó không đủ đối với bạn, vậy hãy lắng nghe Hê-bơ-rơ 10:24 và 25. “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm…” Bản ESV nói rằng, “Không bỏ quên gặp gỡ nhau, như một số kẻ quen làm…” Tác giả Hê-bơ-rơ đã nói rằng, một số người trong thế kỷ đầu có thói quen không ở đó khi các thánh đồ gặp gỡ. Và Đức Chúa Trời đã nói là, “Đừng làm như thế. Đừng bỏ quên việc gặp nhau. Đừng bỏ việc nhóm lại của các thánh đồ.” Có một bài hát đồng quê cũ của Don Williams và ông nói rằng, “… Tôi không tin thiên đàng chờ đợi, rằng nó chỉ dành cho những người nhóm lại thôi.” Nhưng bạn biết gì không? Ông đã sai về điều đó. Bởi vì dân sự của Đức Chúa Trời có nhóm lại, và Đức Chúa Trời có truyền lệnh phải làm như vậy.

Chỉ làm rõ hơn một chút. Một người không đang bỏ việc nhóm lại khi người đó ốm nặng. Một người không đang bỏ việc nhóm lại khi người đó đang ở trong quân đội và không thể đến đó được bởi vì người đó bị đi dàn trận và bất khả thi để đến buổi nhóm thờ phượng. Một người không đang bỏ việc nhóm lại nếu người đó là người bị tàn tật và không thể có mặt. Việc bỏ bê là điều gì đó mà một người lựa chọn làm. Đôi khi mọi người sẽ để một cơn sổ mũi khiến họ ở nhà và họ nói là bị bệnh. Và có thể họ làm điều đó thường xuyên. Đó là đang bỏ việc nhóm lại. Thực sự thì nó chú ý đến tấm lòng. “Tôi có muốn ở đó không và tôi không thể, hay tôi đơn giản chọn không tham dự?”

Lý do thứ tư mà tôi cần ở buổi thờ phượng là bởi những gì mà tôi bỏ lỡ khi tôi không ở đó. Thứ nhất, tôi mất cơ hội để thờ phượng Đức Chúa Trời. Các bạn tín đồ à, đó là một trong những cơ hội lớn nhất được dành cho tôi. Tôi có cơ hội để thờ phượng Đấng Tạo Dựng Vũ Trụ. Và khi tôi chọn không làm điều đó, Tôi bỏ lỡ cơ hội đó và thực sự thì tôi đang bày tỏ sự coi thường với Chúa. Có người nói rằng, “Anh nói như vậy là ý gì? Điều đó nghe rất nặng.” Hãy để tôi diễn tả như thế này. Giả sử bạn có hẹn ăn trưa với một người bạn, và bạn nói với anh ta rằng, “Hãy gặp nhau lúc 11h thứ ba ở nhà tôi cho bữa trưa nhé.” Thứ ba đến rồi và anh ta không xuất hiện. Sau đó bạn gặp anh ta và hỏi rằng, “Tại sao anh không ở đó? Tại sao anh không gặp tôi ở nhà của tôi?”
Bạn nghĩ gì nếu anh ta nói rằng, “À, tôi không có bất cứ lý do gì đặc biệt cả. Tôi chỉ chọn làm việc gì đó khác thôi.” Hay, nếu bạn yêu cầu anh ta làm phù rể cho đám cưới của bạn, và lại nữa, anh ta không xuất hiện thì sao? Sau đó bạn thấy anh ta, bạn nói rằng, “Tại sao anh không ở đó?” Và anh ta nói, “À, thứ 7 là ngày nghỉ duy nhất của tôi. Đó là thời gian duy nhất tôi có thể ngủ và thư giãn.” Hay, về điều này thì sao? Nếu bạn có ba cuộc hẹn để gặp mỗi tuần và anh ta không xuất hiện hai trong số ba lần đó. Bạn nghĩ thái độ của anh ta với bạn là gì?

Bạn biết đó, đôi khi mọi người sẽ nói rằng, “Tôi có thực sự phải đến tất cả các buổi nhóm của Hội Thánh không? Ý tôi là tối Chủ Nhật và tối thứ tư?” Hãy hỏi nó theo cách này. Giả sử một người nam hỏi câu hỏi này, “Tôi có thực sự phải trở về nhà với gia đình của tôi mỗi tối không? Luật pháp ở đâu nói rằng tôi phải làm điều đó?” Và, câu trả lời là, không có luật pháp nào đặc biệt nói điều đó cả. Nhưng một người chọn không quay về nhà với con cái và vợ của mình chỉ bởi vì anh ta chọn không làm, Anh ta bày tỏ sự xem thương dành cho gia đình của anh ta và cho vai trò như một người cha của mình. Và một người chọn không tham dự một cách trung tín các buổi nhóm của Hội Thánh, là đang nói rằng, “Tôi thực sự không yêu Chúa nhiều.” Tôi có một nhà giảng đạo nói với tôi một lần rằng, “Tôi chỉ không nghĩ là các buổi nhóm tối Chủ Nhật và thứ tư lại thực sự quan trọng như thế.” Tôi rất khó có thể tin vào những gì tôi đang nghe. Sự thật của vấn đề đó là, khi một người chọn không tham dự khi mình có thể, người đó đơn giản bày tỏ các dấu hiệu của một vấn đề sâu hơn. Người đó không yêu Chúa với hết cả tấm lòng, tâm trí, sức lực và linh hồn của mình. Và đó là đại mạng lệnh trong luật pháp. Và người đó thực sự không đang tìm kiếm nước của Đức Chúa Trời trước.

Tiếp theo. Thêm vào việc bỏ lỡ cơ hội thờ phượng, thì khi một người bỏ sự nhóm lại, người đó cũng đang bỏ lỡ cơ hội để gần gũi với Chúa. Khi chúng ta dự Lễ Tiệc Thánh, Chúng ta đang ở trong một con đường rất thực tế và trực tiếp để giao thông với Chúa. Trong Ma-thi-ơ 26:29, Đức Chúa Jêsus đã nói rằng: “…Từ rầy về sau, ta không uống trái nho này nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.” Và, 1 Cô-rinh-tô 10 nói đến việc dự các yếu tố của Lễ Tiệc Thánh như một sự giao thông với thân và huyết của Đấng Christ.

Thứ ba, khi một người chọn không đến thờ phượng, người đó bỏ lỡ rất nhiều sự dạy dỗ và sự lớn lên cần thiết. Ô-sê 4:6 nói rằng: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết.” 2 Phi-e-rơ 3:18 truyền lệnh cho chúng ta: “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta…” Tôi nghe có người đặt nó theo cách này. Giả sử như mọi lần Hội Thánh nhóm lại để giảng dạy hay cho các lớp Kinh Thánh, bạn chỉ học được một điều thôi. Một người thì tham dự lớp Kinh Thánh chủ nhật, buổi thờ phượng sáng, buổi thờ phượng tối, và các buổi nhóm tối thứ tư sẽ học được 4 điều mỗi tuần. Một người tham dự buổi nhóm sáng Chủ nhật chỉ học 1 điều mỗi tuần. Qua 10 năm, người đã tham dự tất cả các buổi nhóm học được 2080 điều. Người tham gia chỉ sáng Chủ Nhật thôi thì học được 520 điều.= Bạn nghĩ ai trong họ sẽ trưởng thành về thuộc linh hơn? Bạn muốn là ai trong những người đó vào ngày phán xét?

Được rồi, điểm tiếp theo, thứ năm. Lý do thứ năm tại sao chúng ta cần ở các buổi nhóm thờ phượng là vì cớ các anh em của chúng ta. Chúng ta đã trích dẫn Hê-bơ-rơ 10:24,25 một phút trước, như một mạng lệnh của Đức Chúa Trời thì chúng ta không được bỏ việc nhóm lại. Nhưng tôi muốn các bạn đặc biệt chú ý đến cách đoạn trích bắt đầu. Nó nói trong câu 24 rằng: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành, chớ bỏ sự nhóm lại…” Bạn thấy đó, Buổi thờ phượng là một thời điểm khi chúng ta khích lệ lẫn nhau. Khi chúng ta hát, chúng ta dạy dỗ, quở trách và khích lệ. Điều thú vị của việc này là bạn thực sự không phải làm bất cứ điều gì cả. Bạn khích lệ những người xung quanh bạn chỉ bằng việc ở đó thôi. Khi một tín đồ mới trung tín, nó khích lệ các tín đồ cũ và làm cho họ cảm thấy như thể họ đã thành công trong công việc của Chúa. Khi các thanh niên trung tín nhóm lại, nó khích lệ những người lớn về tương lai của Hội Thánh.
Khi những người trung niên trung tín, nó đang làm mạnh mẽ khi thấy những người này đặt Đức Chúa Trời trước nghề nghiệp của mình và tiếp tục trung tín. Khi các tín đồ lão niên trung tín tham dự, nó khích lệ mọi người. Nó khiến họ nghĩ rằng, “Nếu họ có thể ở đây mặc cho các khó khăn về thể xác mà họ đối mặt, thì tôi cũng có thể.” “Nếu họ có thể trung tín trong 50 hay 70 năm thì tôi cũng có thể.” Và khi bạn đến các buổi nhóm và chỗ đậu xe đều kín, thì nó thực sự rất khích lệ. Nó khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng về thuộc linh. Nhưng cũng có một mặt khác của điều này. Cũng như với sự hiện diện của bạn thì bạn khích lệ thì bởi sự vắng mặt của bạn, bạn làm nhục chí. Khi bạn chọn không ở đó, và tôi không có ý nói nó là điều gì đó vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn mà bạn thực sự hối tiếc, tôi có ý là bạn đưa ra chọn lựa không ở đó, thì bạn đang làm nhục chí mọi người. Tôi đã từng ở các buổi nhóm mà hầu như không có ai ở đó. Và bạn có biết nó để lại ảnh hưởng gì với tôi không? Nó thật sự làm tôi gục ngã. Đôi khi nó khiến bạn cảm thấy như Ê-li trong 1 Các Vua 19, Khi ông nói rằng, “…chỉ một mình tôi còn lại…” Và ông đang rất nhục chí. Chúng ta khích lệ bởi sự hiện diện của chúng ta, và chúng ta làm cho nhục chí bởi sự vắng mặt của chúng ta.

Được rồi, điểm thứ sáu. Chúng ta cần tham dự thờ phượng nếu chúng ta muốn con cái chúng ta lên thiên đàng. Các bậc cha mẹ, hãy xem xét mọi điều mà chúng ta đã thảo luận, và sau đó áp dụng chúng cho con cái của mình. Con cái của chúng ta cần được dạy tìm kiếm nước của Đức Chúa Trời trước tiên. Con cái của chúng ta cần ở với những người có đức tin quý báu. Tức là, chúng cần ở cùng với các tín đồ. Chúng cần học để thờ phượng Đức Chúa Trời. Chúng cần sự dạy dỗ, sự thành nhân và sự khích lệ đó. Và tôi muốn gợi ý cho bạn điều này. Bất cứ lúc nào bạn chọn không đem con cái của mình đến thờ phượng, dù đó là vì một trận bóng, hay bởi vì gia đình của bạn ở xa, hay bởi vì bạn đã làm thêm việc tối hôm trước, dù nó là gì đi chăng nữa. Bất cứ lúc nào bạn đưa ra chọn lựa đó, thì bạn đang dạy con cái mình rằng có điều gì đó quan trọng hơn Đức Chúa Trời. Bạn đang dạy chúng là đôi khi để Đức Chúa Trời ở vị trí thứ hai là không sao cả. Và có thể là chúng đi và thắng giải vô địch trận đấu, nhưng chúng mất điều gì đó quan trọng hơn nhiều. Và thời điểm cũng đến khi chúng phải đưa ra quyết định của chính chúng. Và các chọn lựa mà chúng sẽ chọn là những gì bạn dạy chúng là quan trọng. Ngược lại, Khi bạn lỡ mất trận bóng vô địch cho các buổi thờ phượng, thì bạn đã dạy con cái của bạn một bài học cuộc sống. Bạn dạy chúng rằng không có gì đứng trước việc hầu việc Đức Chúa Trời cả. Và đến một ngày, khi chính chúng phải đưa ra quyết định khó khăn, thì chúng sẽ nhớ đến. “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, Dẫu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó.” Châm ngôn 22:6.

Tôi muốn đặc biệt làm rõ ở đây một chút. Tôi muốn hỏi, “Về vấn đề tối thứ tư thì sao?” Vài người sẽ tranh luận là việc nhóm lại bất cứ lúc nào ngoài sáng Chủ Nhật thì không được truyền lệnh và không mang thẩm quyền Kinh Thánh. Tôi đã nghe một nhà giảng dạy có dịp nói rằng anh ta có thể viết ra câu Kinh Thánh mà dạy rằng chúng ta phải trở lại vào tối Chủ Nhật. Dĩ nhiên, tôi rất băn khoăn khi nghe điều đó. Anh ta nói nó là đây, Ma-thi-ơ 22:37; “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý, mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.” Tôi thích điều đó. Còn về tối thứ tư thì sao? Dĩ nhiên, câu Kinh Thánh tương tự có thể được áp dụng. Tôi muốn chúng ta nhìn vào câu khác. Hê-bơ-rơ 13:17 nói rằng: “Hãy vâng lời kẻ dẫn dắt anh em, và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình. hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm, không phàn nàn chi, Vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em.” Đoạn trích này nói với chúng ta rằng chúng ta phải vâng phục những người dẫn dắt chúng ta. Và đặc biệt, nó đang nói về các trưởng lão. Chúng ta phải nghe theo họ và chịu phục họ, Bởi vì họ tỉnh thức về linh hồn chúng ta và họ phải khai trình. Mặc dù buổi nhóm tối thứ tư có thể không được đặc biệt truyền lệnh trong Tân Ước, nhưng chúng ta vẫn phải vâng phục thẩm quyền của các trưởng lão. Và nếu họ thấy phù hợp để có buổi nhóm tối thứ tư vì tốt cho Hội Thánh, thì tôi phải ở đó. Thực tế, đó là bắt buộc bởi vì nếu tôi chống đối thẩm quyền của các trưởng lão, thì tôi đang chống đối thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Có người nói rằng, “Vậy nếu các trưởng lão quyết định chỉ cần gặp nhau vào Chủ nhật thôi thì sao?” Thì không có gì sai với điều đó cả, bởi vì đó là ngày duy nhất mà Chúa đã chỉ thị.

Trong Lu-ca 14, Đức Chúa Jêsus kể một thí dụ về người có một bữa tiệc lớn cho bạn bè mình. Nhưng khi ngày đến, thì các bạn của ông kiếm nhiều cớ cho việc tại sao họ không thể đến. Người thì nói, “Tôi có mua một đám ruộng, cần phải đi coi; xin cho tôi kiếu.” Người khác thì nói, “Tôi có mua năm con bò, phải đi xem thử, xin cho tôi kiếu.” Người khác, thì có vẻ bất ngờ về việc đó và nói rằng, “Tôi mới cưới vợ, vậy tôi đi không được.” Nhưng Kinh Thánh nói rằng chủ nhà đã thay những người khách đó bằng những người khác. Ông sai đầy tớ ra ngoài mang về những người khác ở ngoài đường và trong hẻm. Nhưng những người đã từ chối đều không được dự bữa tiệc. Đức Chúa Trời không thích sưu tập các lời bào chữa về các mạng lệnh trực tiếp của Ngài.

Bạn có muốn sống một đời sống tín đồ Đấng Christ không? Vậy thì hãy trung tín trong việc tham dự của bạn.

Có Thể Bạn Quan Tâm!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top