tôi luôn ngạc nhiên khi tôi nghe được, đặc biệt là các tín đồ Đấng Christ, cố gắng bào chữa cho việc nói dối. Nhưng, không may thay, nó xảy ra khá thường xuyên. Và thông thường, tranh luận của họ bao gồm một số tình huống khó với các hậu quả nghiêm trọng, và mọi người sẽ cho rằng khi biết được các hậu quả không ai ưa này, thì nói dối là một chọn lựa tốt hơn. Và Đức Chúa Trời thậm chí sẽ chấp nhận.
Tác giả: Don Blackwell
Dịch giả: Quý Hoàng
Đây là một sản phẩm của World Video Bible School.
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!
Một trong các nguyên tắc cơ bản mà chúng ta dạy con cái lúc còn rất nhỏ đó là nói dối là sai. Chúng ta dạy chúng điều này trong nhà của mình, và chúng ta dạy nó trong lớp học. Dĩ nhiên, Kinh Thánh có dạy điều này. Cô-lô-se 3:9 nói rằng: “Chớ nói dối nhau…” Châm ngôn 12:22 nói rằng: “Môi miệng nói dối giả lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va, Song ai ăn ở trung thành được đẹp lòng Ngài.” Các câu này và nhiều câu khác dạy rằng Đức Chúa Trời ghét nói dối. Kinh Thánh rất rõ ràng về điều này.
Vì vậy, tôi luôn ngạc nhiên khi tôi nghe được, đặc biệt là các tín đồ Đấng Christ, cố gắng bào chữa cho việc nói dối. Nhưng, không may thay, nó xảy ra khá thường xuyên. Và thông thường, tranh luận của họ bao gồm một số tình huống khó với các hậu quả nghiêm trọng, và mọi người sẽ cho rằng khi biết được các hậu quả không ai ưa này, thì nói dối là một chọn lựa tốt hơn. Và Đức Chúa Trời thậm chí sẽ chấp nhận.
Và đôi khi, họ sẽ nhắc đến các trường hợp trong Kinh Thánh mà họ tin là ngụ ý rằng nói dối không sao cả. Có dịp, tôi đã nói về đề tài nói dối. Và sau đó, một trong các thành viên không tán thành với tôi về đề tài này. Đặc biệt, anh ta tin rằng có các tình huống mà khi đó nói dối là không sao cả, và bạn có thể làm như vậy với sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Anh ta trở nên rất dữ dội với đề tài này. Anh ta đưa ra các lý lẽ để cố gắng chứng minh luận điểm của mình. Và anh ta đưa ra các viễn cảnh, mà anh ta nghĩ là sẽ bào chữa được cho việc nói dối. Và anh ta chỉ đến các đoạn trong Kinh Thánh mà anh ta nghĩ là theo luận điểm của mình. Những gì tôi muốn làm trong bài học này, là bao gồm ba điểm.
+Trước tiên, tôi sẽ thảo luận về một số trong các viễn cảnh này, một số tình trạng khó xử mà mọi người đưa ra để bào chữa cho việc nói dối.
+Thứ hai, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số đoạn Kinh Thánh mà mọi người dùng để bào chữa cho việc nói dối.
+và cuối cùng, tôi sẽ đưa cho bạn một số lý lẽ mà chứng tỏ rằng việc nói dối là chưa bao giờ đúng.
Trước tiên, hãy nói về một số tình huống mà mọi người nhắc đến, để cố gắng bào chữa cho việc nói dối.
Một người, với nỗ lực bào chữa cho việc nói dối, đã kể cho tôi một tình huống ở nơi mà anh ta sống, nơi ai đó đang lẻn vào nhà và phạm tội cưỡng hiếp. Anh ta đã đưa ra một tình huống đặc biệt mà anh ta nói đã thực sự xảy ra. Và câu chuyện diễn ra như thế này. Một người ông ở nhà một mình với hai cô cháu gái và ông ta nghe được gì đó ở tầng dưới. Nên ông ta bảo các cháu của mình trốn đi Trong khi mình đi xuống dưới để xem xét. Khi ông ta xuống dưới nhà, một người đàn ông đánh ông ta ngã xuống sàn, kề súng lên đầu ông và hỏi: “Còn có ai ở nhà không?” Giờ thì, câu hỏi của người đó dành cho tôi là đây, “Anh sẽ nói gì?” Anh ta nói rằng, “nếu anh nói sự thật, thì đó sẽ là bi kịch cho các cháu gái của anh.” Và sau đó anh ta tiếp tục cho rằng, với các tình huống khắc nghiệt như vậy, thì việc nói dối là không sao cả. Bạn sẽ nói gì với điều đó? Phải thừa nhận rằng, đây là một tình huống khủng khiếp Và nó là điều mà tôi mong là mình sẽ không bao giờ mắc phải. Nhưng, tôi có thể gợi ý cho bạn rằng một việc làm sai không chuyển thành đúng được chỉ bởi vì các hậu quả quá tồi tệ. Tội lỗi không thể chuyển thành không phải tội lỗi chỉ bởi vì một hậu quả khủng khiếp.
Tôi đã hỏi người đó điều này. “hãy thay đổi tình huống một chút. giả sử như người lẻn vào nhà là một người thần kinh loạn nhân cách người đó ghét tín đồ Đấng Christ. Và anh ta nói với anh rằng, “Tao khinh miệt tín đồ Đấng Christ đến tận xương tủy. Không gì làm tao hài lòng hơn việc khiến cho một tín đồ Đấng Christ phải đau đớn. Nếu mày là một tín đồ Đấng Christ, thì tao sẽ xử mày.Vợ mày cũng sẽ bị xử. Các con mày cũng sẽ bị xử. Mày có tin Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời không?” Và tôi hỏi người đó rằng, “Anh sẽ nói gì?” Anh ta trả lời rằng, “tôi sẽ không bao giờ nói dối về Chúa của mình.” Điều đó đáng khen ngợi. Nhưng tôi muốn biết tại sao không? Nếu nó đúng, như anh ta chỉ ra rằng Đức Chúa Trời chấp nhận việc nói dối để tránh chứng kiến vợ và con gái của mình bị xử, thì tại sao lại không nói dối? Câu trả lời của anh ta là, “Việc chối bỏ sẽ còn tệ hơn cả hậu qua nữa.”
Giờ thì, các bạn à, tôi muốn mọi người nhận thức rõ những gì anh ta đã làm. Anh ta đã đặt mình vào một tình huống mà anh ta quyết định tội nào lớn nhất và tội nào nhỏ nhất. và sau đó anh ta hành động theo nó. Có khi thì anh ta tin việc nói dối là được chấp nhận và lúc khác, thì anh ta tin là không. Đây chúng ta gọi là “đạo đức tình huống” Và không phải là “đạo đức Kinh Thánh.” Áp-ra-ham đã cố gắng làm việc như thế này một lần khi bảo vệ mạng sống, mạng sống của chính ông. Và phương thức ông đã dùng là nói dối. Trong Sáng Thế Ký 20, Áp-ra-ham đã nói dối A-bi-mê-léc Sa-ra là em gái ông. Lý do ông đưa ra trong câu 11 là: “…Tôi tự nghĩ rằng: Trong xứ này thật không có ai kính sợ Đức Chúa Trời, thì họ sẽ vì cớ vợ tôi mà giết tôi chăng.” Nhưng, mặc kệ sự thật rằng ông nói dối để bảo vệ mạng sống của chính mình, thì rõ ràng trong chương này ông đã sai khi làm như thế.
Một viễn cảnh khác mà có dịp được nêu ra với tôi là thế này. Ai đó đã nói rằng, “Nếu nói dối là sai, thì điều đó có nghĩa là chính quyền không thể nói dối. Và nếu chính quyền không thể nói dối thì điều đó khiến cho các gián điệp và các chương trình thông minh của chúng ta rơi vào cảnh nguy hiểm.” Đúng là nhiều chính quyền nói dối. Tôi biết điều đó khiến bạn bị sốc, chính quyền đôi khi nói dối và đôi khi thuyết phục chính họ rằng đó là cần thiết để làm như vậy. Nhưng Kinh Thánh vẫn nói rằng, “… ngươi phải nói rằng: Phải, phải; không, không. Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỷ dữ mà ra.” Ma-thi-ơ 5:37. Châm ngôn 14:34 nói rằng: “Sự công bình làm cho nước cao trọng, Song tội lỗi là sự hổ thẹn cho các dân tộc.” Nếu một chính quyền nói dối, thì không làm cho nó đúng chỉ bởi vì đó là chính quyền. Thực tế, Kinh Thánh nói rằng “Đó là một sự hổ thẹn cho nước đó”. Và lại nữa, các hậu quả của tội lỗi không bằng cách nào đó thay đổi nó thành “không phải tội lỗi” được.
Tôi đã đọc một trích dẫn của một tác giả vô danh nói rằng: “Hãy luôn luôn nói sự thật. Nếu bạn không thể luôn luôn nói sự thật, Thì đừng nói dối.” Đôi khi trong các tình huống khó khăn, Điều tốt nhất nên làm là không nói gì cả. Trong cùng bối cảnh, một số người còn thậm chí gợi ý với tôi rằng, “Sự thật quá quý giá đến nỗi đôi khi nó phải được bảo vệ bởi một vệ sĩ của các lời nói dối.” Các bạn à, điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Đó là việc làm của ma quỷ. Kinh Thánh nói rằng: “Hãy mua chân lý, chớ hề bán đi,” Châm ngôn 23:23. Đừng bao giờ là một trong những người mà từ bỏ nắm giữ lẽ thật. Không có gì quá quý giá ở trên đất này, mà chúng ta nên ngừng bước đi trên con đường của sự thật và bước xuống con đường mòn với ma quỷ.
Đôi khi con người thậm chí sẽ lý lẽ rằng: “Sự thương xót vượt hơn sự thật.” Sự thương xót đó là lớn hơn sự thật, và đó là vấn đề, có những lúc mà chúng ta phải nói dối để duy trì sự thương xót. Nhưng, điều đó khiến tôi tự hỏi, nếu nói dối được biện hộ bằng sự thương xót, Và có các tội lỗi khác mà được biện hộ bằng sự thương xót không? Tội ngoại tình bằng cách nào đó Có thể được biện hộ bằng sự thương xót không? Đồng tính có thể được biện hộ bởi sự thương xót không? Phá thai có thể được biện hộ bởi sự thương xót không? Chúng ta thực sự có thể có một thứ gì đó như các sự giết chết thương xót không? Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời được biết đến qua sự thương xót của Ngài. Ê-phê-sô 2:4 nói rằng Ngài “…giàu lòng thương xót…” Nhưng, Tít 1:2 nói rằng, Ngài “…không thể nói dối.” Cả hai không loại trừ lẫn nhau và chúng không mâu thuẫn với nhau.
Và hãy xem xét điều này. Chắc chắn, không có ai sẽ từng hỏi về sự thương xót tuyệt vời của Đức Chúa Jêsus Christ, Tít 1:4, Giu-đe câu 21. Nhưng, tôi chưa bao giờ đọc về việc Đức Chúa Jêsus nói dối. Chúng ta đang đối mặt với các nan đề đạo đức mà đòi hỏi chúng ta chọn việc xấu ít hơn trong hai việc xấu, nhưng Chúa chưa bao giờ như vậy phải không? Và nếu Ngài chưa bao giờ như vậy, thì Hê-bơ-rơ 4:15 nói rằng, “Ngài bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta” thì sao? Các bạn à, khi Chúa còn trên đất này, Ngài là tấm gương hoàn hảo cho chúng ta để noi theo. Và chúng ta có thể nghĩ ra tất cả các viễn cảnh mà chúng ta muốn, nhưng hãy hỏi, “Chúa sẽ làm gì nếu Ngài ở trong các tình huống khó khăn này?” Tôi biết Ngài sẽ không nói dối. Tại sao tôi nói như thế? Bởi vì nếu Ngài làm thế, thì vào thời điểm đó Ngài sẽ không còn là Đức Chúa Trời nữa, bởi vì Tít 1:2 nói rằng Đức Chúa Trời “không thể nói dối.” Đức Chúa Jêsus đã nói, “… Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống…” Giăng 14:6.
Cho điểm thứ 2, hãy bàn về một số lý lẽ Kinh Thánh mà mọi người đưa ra để bào chữa cho việc nói dối.
Lý lẽ phổ biến nhất mà tôi từng nghe là nói về câu chuyện của Ra-háp. Có dịp, ai đó đã nêu nó ra với tôi theo cách này. Họ đã nói rằng, “Khi các gián điệp đi vào vùng đất hứa để xem xét vùng đất, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ra-háp không nói dối để bảo vệ họ. và làm thể nào con cái của Y-sơ-ra-ên nhận được vùng đất hứa?” Dĩ nhiên, câu trả lời là, “Đức Chúa Trời sẽ làm nó theo cách nào đó khác.” Rô-ma 8:28 nói rằng: “…mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời…” Đoạn trích đó dạy chúng ta rằng mặc kệ những gì mọi người làm với chúng ta và chuyện gì có thể xảy ra với chúng ta, Đức Chúa Trời có thể dùng nó để hoàn thành ý định của Ngài. Kế hoạch của Đức Chúa Trời không phụ thuộc vào Ra-háp. Ngài sẽ thực hiện nó dù bà có nói dối hay không.
Đôi khi được lý luận theo cách này. Khi các gián điệp đến với Ra-háp, bà đã nói dối để bảo vệ họ. Sau đó, bà đã được ban phước cho việc làm của mình, Vì vậy, chúng ta có một tình huống mà khi đó nói dối được Đức Chúa Trời chấp thuận. Và vì vậy, nó là một lời nói dối được xưng công bình. Tôi muốn đọc đoạn này. Hãy nhìn vào đoạn đặc biệt này, Giô-suê 2:1 Kinh Thánh nói rằng: “Giô-suê, con trai của Nun, từ Si-tim mật sai hai người dò thám mà rằng: ‘Hãy đi do thám xứ, nhứt là Giê-ri-cô.’ Vậy, hai người ấy đi đến nhà của một kỵ nữ tên là Ra-háp, và ngụ tại đó. Người ra bèn tâu cùng vua Giê-ri-cô rằng: ‘Kìa, đêm nay có người trong dân Y-sơ-ra-ên đã đến dò thám xứ.’ …Nhưng bà đem giấu hai người này, Rồi đáp rằng, ‘Quả thật họ đã tới nhà tôi, nhưng chẳng biết ở đâu đến. Song vào buổi tối cửa thành hầu đóng, hai người ấy đi ra, tôi không biết đi đâu; hãy mau đuổi theo, vì các người theo kịp được.’ Vả, nàng có biểu hai người leo lên mái nhà, giấu dưới cộng gai mà nàng rải ở trên mái nhà. Những người của vua đuổi theo họ về hướng sông Giô-đanh, cho đến chỗ cạn. vừa khi những người đuổi theo đó ra khỏi thành, Thì người ta đóng cửa thành.” Khi các bạn đọc đoạn này, rõ ràng là Ra-háp đã nói dối. Thực tế, bà nói dối đến vài lần. Câu 4, bà nói rằng, “tôi chẳng biết họ từ đâu đến.” Câu 5, “Song vào buổi tối, hai người ấy đi ra. Cũng trong câu 5, “Tôi không biết họ đi đâu.” Chúng rõ ràng là những lời nói dối. Nhưng vấn đề dường như nảy sinh khi chúng ta đến với Tân Ước và chúng ta thấy Ra-háp thực sự được khen ngợi bởi Đức Chúa Trời cho việc làm của bà.
Và vì vậy, một số người nghĩ rằng họ tìm thấy sự đồng ý cho việc nói dối. Vậy, hãy nhìn đến hai đoạn trích trong Tân Ước mà nói đến Ra-háp. Đoạn đầu tiên là Hê-bơ-rơ 11:31. “Bởi đức tin, kỵ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, Vì nàng lấy ý tốt tiếp rước các kẻ do thám.” Đoạn trích đó tha thứ việc nói dối ở đâu? Nó không hề. Bà chỉ đơn giản được khen ngợi cho việc “tiếp rước tốt các kẻ do thám.” Đoạn thứ hai, Gia-cơ 2:25 nói rằng: “Đồng một thể ấy, kỵ nữ Ra-háp tiếp rước các sứ giả và khiến họ noi đường khác mà đi người há chẳng phải cậy việc làm mà được xưng công bình sao? Lại nữa, đoạn trích này cũng không tha thứ việc nói dối của bà. Một người cố gắng lý luận từ đoạn trích này, rằng nói dối là một phần vốn có của việc “khiến họ noi đường khác mà đi.” nhưng tôi muốn các bạn thấy rõ cùng với tôi rằng Đoạn trích này có thể đứng tách biệt hoàn toàn khỏi sự nói dối. Hãy giả sử nó xảy ra như thế này: Người của vua đến nhà, họ gõ cửa, và hỏi Ra-háp rằng, “Chúng tôi có thể vào và nhìn xung quanh không?” Và bà đã nói rằng, “Chắc chắn rồi.” Và họ đã đi vòng quanh, không tìm thấy gì và rời đi. Kinh Thánh vẫn có thể khen ngợi bà cho việc tiếp nhận họ và chỉ họ đi đường khác không? Vâng! Câu Kinh Thánh không phụ thuộc vào việc nói dối.
Việc nói dối của Ra-háp chưa bao giờ được tha trong Kinh Thánh. Câu chuyện về Ra-háp chỉ đơn giản nêu ra một ví dụ về việc Đức Chúa Trời tôn trọng một người nữ, vì cớ đức tin vâng phục của bà, mặc kệ một vết nhơ nhân cách. Thực tế, là mặc cho rất nhiều vết nhơ nhân cách. Vào thời điểm này, bà là một người ngoại đạo, bà là một kỵ nữ, và bà là một kẻ nói dối. Nhưng bà đã cố giúp người của Đức Chúa Trời Và vì vậy Đức Chúa Trời đã ban phước cho bà mặc kệ các vết nhơ nhân cách, không phải bởi vì chúng.
Một đoạn trích khác mà mọi người thường nói đến, để cố gắng bào chữa cho việc nói dối là Xuất Ê-díp-tô 1:15-22. Đây là câu chuyện về các bà mụ người Hê-bơ-rơ. Tôi muốn đọc nó và sau đó chúng ta sẽ bàn về nó. “Vua xứ Ê-díp-tô cũng phán cùng các bà mụ của dân Hê-bơ-rơ, một người tên Siếp-ra và một người tên Phu-a; mà rằng, ‘khi các ngươi đi rước thai cho người đàn bà Hê-bơ-rơ, hễ thấy sanh con trai, thì hãy làm cho chết đi; Còn con gái, thì hãy để cho sống.’ Nhưng các bà mụ kính sợ Đức Chúa Trời, chẳng làm theo lời vua Ê-díp-tô phán dặn, đều để cho các con trai sống hết. Vua Ê-díp-tô bèn đòi những bà mụ mà phán rằng: ‘Sao các ngươi làm như vậy, để cho những con trai sống?’ Các bà mụ tâu rằng, ‘Ấy tại người đàn bà Hê-bơ-rơ chẳng phải như người đàn bà Ê-díp-tô; Vì họ mạnh khỏe hơn, đã sanh nở trước khi mụ đến.’ Đức Chúa Trời ban ơn cho những bà mụ; Dân sự gia thêm và trở nên đông đúc. Ấy vậy, vì bà mụ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, nên Ngài làm cho nhà họ được thạnh vượng. Pha-ra-ôn bèn truyền lịnh cho cả dân mình rằng, ‘Phàm con trai của dân Hê-bơ-rơ mới sanh, hãy liệng xuống sông, còn con gái, thì để cho sống.’”
Lý luận đi như thế này. Pha-ra-ôn ra lệnh các bà mụ giết các con trai Hê-bơ-rơ mới sanh. Các bà mụ đã không vâng mạng lệnh. Các bà mụ đã nói dối khi bị chất vấn về việc làm của họ, và sau đó Đức Chúa Trời đã ban phước cho các bà mụ. vì Đức Chúa Trời đã ban phước cho việc làm đó, mà nói dối là một phần của nó, Cho nên Ngài phải tán thành việc nói dối. Nhưng, đó không phải là những gì mà Kinh Thánh nói. Mạch văn nói rằng Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ bởi vì họ kính sợ Ngài, không phải bởi vì họ đã nói dối. Và, như một vấn đề của thực tế, câu 17 ngụ ý rằng cách họ bày tỏ lòng kính sợ Đức Chúa Trời của mình là qua việc tha cho các đứa nhỏ, và đó là trước khi việc nói dối xảy ra. Tôi sẽ nói nó theo cách này. Họ tha cho các đứa nhỏ bởi vì họ kính sợ Đức Chúa Trời. Họ đã nói dối bởi vì họ sợ vua Pha-ra-ôn. Không có lời biện hộ nào cho việc nói dối trong đoạn trích này.
Một đoạn trích khác mà mọi người đôi khi sẽ tìm đến để biện minh cho việc nói dối, là 1 Sa-mu-ên 16:1-2. Trong chương này, Đức Chúa Trời đã loại bỏ Sau-lơ khỏi ngôi vua, và chỉ thị tiên tri Sa-ma-ên đi và xức dầu một vị vua mới trong số những người con trai của Y-sai, người Bết-lê-hem. Sa-mu-ên lo ngại về điều này bởi ông đã hỏi rằng: “Nếu Sau-lơ hay thì sẽ giết tôi đi.” Và vì vậy trong câu 2, Kinh Thánh nói rằng: …Chúa đã phán rằng, “Hãy đem theo ngươi một con bò cái tơ, và nói rằng: ‘Tôi đến để dâng của tế lễ cho đức Giê-hô-va…’ Và vì vậy lý luận cho rằng Đức Chúa Trời đã thực sự bảo Sa-mu-ên nói dối để bảo vệ chính mình khỏi Sau-lơ.
Nhưng sự thật thì, Đó hoàn toàn không phải là một lời nói dối. Khi chúng ta đi hết chương, những gì Đức Chúa Trời đã chỉ dẫn Sa-mu-ên làm là phải sắp xếp một buổi tế lễ ở Bết-lê-hem, và mới gia đình của Y-sai đến buổi tế. Và trong buổi tế lễ đó, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ cho Sa-mu-ên ai là vị vua tiếp theo, và ông sẽ xức dầu người ở đó. Đó hoàn toàn không phải là một lời nói dối.
Ai đó thậm chí còn tranh luận với tôi rằng Các bác sĩ trong Ma-thi-ơ 2, đã nói dối bằng cách không quay lại cùng Hê-rốt sau khi họ nhìn thấy em bé Jêsus. Tôi muốn nghe những gì Ma-thi-ơ 2:7 nói: “Vua Hê-rốt bèn vời mấy thầy bác sĩ cách kín nhiệm, mà hỏi kỹ càng ngôi sao đã hiện ra như thế nào. Rồi vua sai mấy thầy đó đến thành Bết-lê-hem, và dặn rằng: Các ngươi hãy đi, hỏi thăm cho chắc về tích con trẻ đó, khi tìm được rồi, hãy cho ta biết, đặng ta cũng đến mà thờ lạy Ngài. Mấy thầy nghe vua phán xong, liền đi…” Trừ khi tôi bỏ sót điều gì, thì ở đây không hề nói gì đến một lời hứa hẹn sẽ quay lại cả. Và bên cạnh đó, trong câu 12, Đức Chúa Trời đã bảo họ đi đường khác. Chắc chắn không có lời biện bạch nào cho việc nói dối trong câu này.
Giờ thì tôi muốn dành ít phút và kiểm chứng một số lý lẽ cho bạn thấy rằng nói dối luôn luôn sai. một số chúng chúng ta đã có ám chỉ đến, nhưng tôi muốn đặt chúng cùng với nhau ở đây.
Lý luận thứ nhất, để chứng minh rằng nói dối luôn luôn sai, là thế này: “Đúng và sai không được định bởi các kết quả trên đất.”
Đôi khi, làm điều đúng đắn có giá rất đắt. Đức Chúa Jêsus đã bảo người giàu trẻ tuổi rằng làm điều đúng phải trả bằng tất cả những gì mà ông có. Làm điều đúng khiến sứ đồ Phao-lô phải trả bằng những đòn roi và sự chửi rủa. Khi chúng ta bắt đầu xác định đúng và sai dựa trên các kết quả trên đất, Thì chúng ta thực sự sẽ thoát khỏi đòn đánh về thuộc linh. 1 Giăng 3:4 nói rằng: “Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; Và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp.” Đó là cách tôi xác định đúng và sai. Đó là việc “làm trái luật pháp của Đức Chúa Trời,” Không phải các kết quả trên đất.
Lý luận thứ hai, để chứng minh rằng nói dối luôn luôn sai, đến từ Khải huyền 2:10. Nó nói rằng: “…Khá giữ trung tín cho đến chết rồi ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.” Đoạn này được viết cho các tín đồ Đấng Christ đang chịu bắt bớ. Đầu câu 10, Kinh Thánh nói về sự việc mà họ sẽ chịu, một số họ sẽ bị quăng vào ngục, Họ sẽ chịu đau khổ. Và trong bối cảnh này, Chúa nói rằng “Hãy trung tín cho đến chết.” Homer Hailey, trong bài bình luận của ông về Khải huyền, đã diễn đạt nó theo cách này: “thậm chí cho đến thời điểm chết.” Chúa đang nói gì? Ngài đang nói rằng, “hãy trung tín và làm điều đúng, thậm chí nếu phải trả bằng cả mạng sống của ngươi.” Điều đó liên quan gì đến các viễn cảnh này khi mọi người cho rằng Bạn phải nói dối để bảo toàn mạng sống của mình? Nó hủy diệt chúng.
Các bạn à, sự thật quý giá hơn nhiều so với mạng sống. “Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của lẽ thật,” Thi Thiên 31:5 Và tôi luôn luôn muốn giống như Ngài. tôi nhớ rằng Đức Chúa Jêsus đã nói rằng, “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn Nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục.” Ma-thi-ơ 10:28. Những gì Đức Chúa Jêsus đang nói ngoại trừ, “Đừng sợ cái chết thể xác, nhưng sợ việc phạm tội và đánh mất linh hồn của ngươi.”
Giờ thì hãy xem xét bằng chứng thứ ba rằng nói dối luôn luôn sai.
Khải huyền 21:8 nói rằng: “…phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng, Đó là sự chết thứ hai.” Tôi muốn các bạn lưu ý rằng nó không nói rằng “một số kẻ nói dối.” nó không nói rằng “phàm kẻ nào nói dối ngoại trừ những người mà ở trong tình huống rất khó khăn.” Nó không nói rằng “tất cả ngoại trừ những người nói dối để bảo vệ mạng sống con người.” Nó chỉ nói rằng “TẤT CẢ.”
Đó là đoạn trích mà tôi đang muốn nói. Mọi người có thể đưa ra mọi viễn cảnh mà họ muốn, nhưng thứ mà họ thực sự cần là một đoạn Kinh Thánh nơi Đức Chúa Trời nói rằng, “Nói dối không sao cả.” Và không hề có dù chỉ một câu.
Bằng chứng thứ tư.
Tít 1:2 nói rằng: Đức Chúa Trời không thể nói dối.” Tôi phải tự hỏi rằng: nếu nói dối đôi khi không sao cả, Thì tại sao Đức Chúa Trời lại không thể nói dối? Tại sao Đức Chúa Jêsus chưa bao giờ nói dối? Và nếu sự thương xót biện hộ cho nói dối, Thì tại sao Đức Chúa Trời của sự thương xót lại không thể nói dối? Câu trả lời là: nói dối luôn luôn sai. Nó luôn luôn xấu xa Và đó là tại sao Đức Chúa Trời không thể nói dối.
Thứ năm.
Bạn sẽ để ý Kinh Thánh nói rằng: “Sa-tan là nguồn của sự nói dối” chứ. Giăng 8:44 nói rằng: “Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra, và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu, nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối Và là cha sự nói dối.” Khi ma quỷ nói một lời giả dối, thì Kinh Thánh nói nó nói theo tánh riêng của mình.
Ma-thi-ơ 5:37 lại nói nữa rằng: “…ngươi phải nói rằng: Phải, phải; không, không. Còn điều người ta nói thêm đó, là bởi quỷ dữ mà ra.”
Và vì vậy, khi tôi nói dối, Cha của tôi là ma quỷ. Hắn là nguồn gốc của sự nói dối. Chúng đến từ “ma quỷ.” Đối với người cho rằng đôi khi nói dối không sao cả, là đang cho rằng đôi khi ngừng theo Đức Chúa Trời và theo ma quỷ là không sao cả. Tôi hoàn toàn bác bỏ kết luận này. Nó không hề theo Kinh Thánh.
Lý luận thứ sáu, để chứng minh nói dối luôn luôn sai, là đây: “Đức Chúa Trời sẽ ban cho một lối thoát.”
Nó được đề ra với tôi bởi người mà đang cố gắng bào chữa cho việc nói dối, là đôi khi bạn phải chọn điều ít tệ hại hơn trong hai điều tồi tệ.
Tôi nhớ trong 1 Cô-rinh-tô 10:13, Kinh Thánh nói rằng: “… Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu, nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em cho thể chịu được.”
Các bạn à, tôi có thể tin rằng lối thoát khỏi tội lỗi của Đức Chúa Trời không phải là việc sẽ phạm tội lỗi khác. Sẽ luôn luôn có một lối đi mà tôi có thể chọn Mà không dính dán đến việc vi phạm ý muốn của Ngài. Tôi có lẽ không luôn luôn chọn nó, nhưng nó luôn luôn ở đó, Tuy nhiên, tôi càng nghiên cứu điều này, thì tôi càng được thuyết phục rằng đây là một lỗi nghiêm trọng để một tín đồ Đấng Christ tin rằng: nói dối đôi lúc đúng. Đó là một sự hiểu nhầm về chính Đức Chúa Trời.
Châm ngôn 6:17 nói rằng: “… Đức Chúa Trời ghét … lưỡi dối trá…” Châm ngôn 12:22: “Môi miệng nói dối giả lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; Song ai ăn ở trung thành được đẹp lòng Ngài.” Thi Thiên 31:5 gọi Đức Chúa Trời là “Đức Chúa Trời của lẽ thật.” Tác giả Thi Thiên đã viết rằng: “Vì lời Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, các việc Ngài đều làm cách thành tín. Thi Thiên 33:4. Lê-vi ký 19:11 nói rằng: “Các ngươi chớ ăn trộm ăn cắp, chớ nói dối, và chớ lừa đảo nhau. Châm ngôn 13:5: “Người công bình ghét lời dối trá”
Các bạn à, nói dối luôn luôn sai.