Kinh Thánh có liệt kê năm việc làm của sự thờ phượng: giảng dạy, cầu nguyện, hát, dâng hiến, và Lễ Tiệc Thánh.
Trong bài này, chúng tôi muốn nói về Lễ Tiệc Thánh. Và, có ba điểm mà chúng tôi muốn nói đến.
Tác giả: Don Blackwell
Dịch giả: Quý Hoàng
Đây là một sản phẩm của trường World Video Bible.
Học Viện Kinh Thánh Việt Nam – www.vbi.edu.vn
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!
Như một tín đồ mới, một trong các vấn đề trực tiếp nhất mà bạn phải đối mặt là sự thờ phượng. Trong vòng 1 tuần mà bạn chịu báp-têm, các buổi nhóm của Hội Thánh của Chúa sẽ diễn ra và bạn sẽ có cơ hội để thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng, có thể là bạn không biết chính xác nên làm gì. Bạn không biết chắc Đức Chúa Trời muốn bạn thờ phượng Ngài như thế nào. Bạn cần hiểu rằng sự thờ phượng là một đặc quyền lớn được ban cho con cái của Đức Chúa Trời và nó chắc chắn là điều mà bạn muốn làm một cách chính xác.
Kinh Thánh có liệt kê năm việc làm của sự thờ phượng: giảng dạy, cầu nguyện, hát, dâng hiến, và Lễ Tiệc Thánh.
Trong bài này, chúng tôi muốn nói về Lễ Tiệc Thánh. Và, có ba điểm mà chúng tôi muốn nói đến.
+Thứ nhất, Lễ Tiệc Thánh là gì?
+Thứ hai, thời gian và mức độ thường xuyên của Lễ Tiệc Thánh;
+Và thứ ba, chúng tôi muốn bàn về một số lời gièm pha và hiểu sai về Lễ Tiệc Thánh.
Giờ thì, điểm thứ nhất, Lễ Tiệc Thánh là gì?
Trước tiên, tôi muốn chúng ta xem xét sự thật rằng nó là một sự tưởng nhớ. Trong 1 Cô-rinh-tô 11:23, Kinh Thánh nói rằng: …Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều này để nhớ ta.” Điều tương tự cũng được nói về nước trái nho trong câu 25. “Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: chén này là sự giao ước mới trong huyết ta. Hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều này để nhớ ta.” Khi Đức Chúa Jêsus thiết lập Lễ Tiệc Thánh, Ngài lấy bánh không men và Ngài đã phán rằng chúng ta phải ăn nó để nhớ về thân thể của Ngài. Sau đó Ngài lấy nước trái nho và phán rằng chúng ta phải uống nó để nhớ về huyết của Ngài. Nó chỉ thực sự đơn giản như thế thôi. Lễ Tiệc Thánh là một sự tưởng nhớ. Đó là khoảng thời gian để suy ngẫm và thời gian để ghi nhớ. Không có điều gì mầu nhiệm cả, không có gì kỳ diệu ở đây cả.
Tôi từng nghe có người nói rằng việc dự Lễ Tiệc Thánh để tha thứ tội lỗi của họ. Việc dự Lễ Tiệc Thánh không tha thứ tội lỗi của chúng ta. Nó chỉ đơn giản là hai sự tượng trưng để giúp chúng ta nhớ. Giống một người mà có thể hình dung các hình ảnh của một người thân tại lễ tưởng niệm hay lễ tang. Họ làm thế để chúng ta có thể nhớ về người thân của chúng ta. Vài năm trước, tôi đã ở Washington, D.C., tôi đi đến đài tưởng niệm Việt Nam; và có một bức tượng của ba người lính. Kế nó, có một bức tường với tên của hàng ngàn người lính đã chết trong cuộc chiến đó. Giờ thì, đây là câu hỏi. Tại sao bức tượng của họ lại được dựng lên? và câu trả lời là để giúp chúng ta nhớ để chúng ta không lãng quên đi. Và điều tương tự cũng đúng như vậy đối với Lễ Tiệc Thánh. Đức Chúa Jêsus Christ cho chúng ta các biểu tượng để đại diện cho thân thể và huyết của Ngài và chúng khiến chúng ta nhớ lại.
Câu hỏi hợp lý tiếp theo là chúng ta được yêu cầu nhớ cái gì? Tư tưởng của tôi nên ở đâu khi tôi dự Lễ Tiệc Thánh của Chúa? Kinh Thánh nói rằng tôi được yêu cầu nhớ về sự chết của Ngài. Tôi cần nhớ đến thân thể của Ngài và tôi cần nhớ đến huyết của Ngài. 1 Cô-rinh-tô 11:26 nói rằng: “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén này Thì rao sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến.”
Đôi khi mọi người sẽ nói chúng ta đang kỷ niệm về sự sống, sự chết, và sự sống lại của Chúa. chắc chắn chúng bị trói buộc cùng nhau và chắc chắn chúng khó mà bị tách rời, Nhưng Đức Chúa Jêsus đã nói là chúng ta làm điều này để nhớ về sự chết của Ngài. Chúng ta đang nhớ đến sự hy sinh. Chúng ta đang nhớ đến cái giá đã được trả. Có một bài thánh ca cũ mà hỏi rằng, “Anh có ở đó khi họ đóng đinh Chúa tôi không?” Dĩ nhiên, tôi đã không ở đó. Nhưng Kinh Thánh ở đây kêu gọi chúng ta dùng trí tưởng tượng của mình và để Kinh Thánh mang đến cho chúng ta những gì đã xảy ra ở đó. Vậy, khi tôi dự Lễ Tiệc Thánh. Tôi hình dung ra sự sỉ nhục mà Ngài đã chịu. Khi tôi dùng bánh thì tôi nhìn thấy thân thể. Tôi hình dung ra sự hành hạ mà Ngài đã chịu.
Giăng 19:1, nói rằng, “Bấy giờ, Phi-lát bắt Đức Chúa Jêsus và đánh đòn Ngài.” Lịch sử nói rằng khi họ đánh đập ai đó, Thì họ sẽ dùng một cây roi da có tay cầm ngắn. Nó có nhiều dây da với nhiều kết nối khác nhau. và trong những roi da này được buộc những hòn bi sắt nhỏ hay các mảnh xương cừu sắc bén, hay các dây xích sắt với các quả tạ nhỏ ở đuôi. Và đây là những người đánh đập. Thường thi có hai người và họ thay phiên nhau hay có thể có một người mà thay đổi các vị trí. Và họ sẽ đánh vào lưng của người đó cho đến khi máu bắt đầu chảy thành dòng và hình thành các vết thâm. Và nó bắt đầu cắt vào da thịt và vào các cơ bắp. Nó được nói là đau đến nỗi có một số người được biết là đã cắn lưỡi của mình làm hai khi bị đánh. và khi tôi nhớ về thân thể của Đấng Christ, tôi nghĩ về điều đó. Tôi nghĩ đến việc họ treo Ngài trên thập tự giá với tấm lưng xé thịt, đẫm máu. Và, tôi hình dung các cây đinh bắt đầu được đóng vào tay Ngài. Thực tế, thì nó chắc chắn là vào cổ tay. Chỗ đó sẽ mạnh hơn. Nó có thể chịu được sức nặng. Có các bó gân ở đó và khiến nó đau đớn hơn. Và đó là những gì mà người Rô-ma muốn. Sau đó, tôi hình dung thập tự giá được dựng lên và bỏ vào trong đất. Bạn có nhìn thấy thân xác không? Bạn có thể hiểu thấu được sự hy sinh đó không? Sau đó tôi dự nước trái nho Và tôi hình dung đến huyết. Trong mắt tôi, tôi nhìn thấy mũ miện bằng gai được đặt lên đầu Ngài và máu chảy nhỏ giọt xuống mặt Ngài. Tôi thấy lưng Ngài rỉ máu vì bị đánh đập. Tôi thấy lính Rô-ma đâm giáo vào sườn Ngài. Và tôi luôn luôn nghĩ về Giăng 19:34 “Nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra.” Tôi luôn hình dung điều đó trong tâm trí mình.
Có người bảo tôi là Lễ Tiệc Thánh luôn luôn có ý nghĩa nhiều hơn với họ ngay sau khi họ nghe một bài giảng về sự đóng đinh. Điều đó dễ hiểu bởi vì đó là những gì chúng ta đang nhớ đến. Và khi chúng ta nghe một bài giảng về những gì Ngài đã chịu đựng, các vật tượng trưng gợi bạn nhớ điều đó và sự hy sinh mà Ngài đã làm được làm cho sống động hơn.
Đức Chúa Jêsus đã phán, “Hãy làm điều này để nhớ ta.” Tại sao huyết đó lại quá quý giá như vậy? Bởi vì Ma-thi-ơ 26:28 nói là nó đã đổ ra cho sự tha thứ tội lỗi. Ê-phê-sô 1:7 nói không có huyết thì không có sự tha thứ.
Một người bạn của tôi đã nói rằng trong suốt Lễ Tiệc Thánh, anh ta thích tưởng nhớ bằng cách nghĩ về nó như thế này: Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy. Anh ta có ý gì? Hãy để tôi giải thích cho bạn. Một, anh ta nghĩ về một Chúa; hai tên trộm mà Ngài bị đóng đinh ở giữa họ; ba thập tự giá được dựng lên ở đồi Calvary; bốn mảnh áo của Ngài, được chia cho các tên lính; năm vết thương mà Ngài chịu: đầu của Ngài; chảy máu vì mũ miện bằng gai; lưng của Ngài, đau buốt vì đòn roi; tay bị đóng đinh của Ngài; chân bị đóng bằng cọc nhọn của Ngài; sườn Ngài chảy máu từ mũi giáo của tên lính. Sáu, ông nghĩ về sáu giờ đen tối trên đất vào thời điểm Ngài chết. Và bảy, anh ta nhớ lại bảy câu nói mà Chúa nói ra trên thập tự giá trước khi Ngài chết. Khi chúng ta dự Lễ Tiệc Thánh của Chúa thì đó là một sự tưởng nhớ.
Thứ hai, để trả lời cho câu hỏi, “Lễ Tiệc Thánh là gì?” Nó không chỉ là một sự tưởng niệm mà nó cũng là một lời tuyên bố. Khi chúng ta dự Lễ Tiệc Thánh, chúng ta tuyên bố với thế giới về sự chết của Chúa chúng ta.
Trong 1 Cô-rinh-tô 11:26, Kinh Thánh nói rằng: “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén này, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.” Việc chúng ta tuyên bố về sự chết của Ngài quan trọng như thế nào? Bởi vì ý nghĩa của nó với chúng ta. Bởi vì nó có nghĩa là chúng ta có được sự tha thứ tội lỗi của chúng ta và hy vọng về sự sống đời đời trên thiên đàng.
Thứ ba, thêm vào việc là một sự tưởng nhớ và là một lời tuyên bố, thì Lễ Tiệc Thánh cũng là một sự liên lạc.
Trong Ma-thi-ơ 26:29, khi Đức Chúa Jêsus lập Lễ Tiệc Thánh, Ngài bảo các môn đồ của Ngài rằng: “Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho này nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.” Chúa có ý gì khi Ngài nói như thế? Tôi nghĩ rõ ràng đó là một sự ám chỉ đến Lễ Tiệc Thánh. Đó là những gì chúng ta làm vào mỗi ngày của Chúa. Và khi chúng ta tham dự vào buổi lễ đó, Đấng Christ nói là chúng ta có sự giao thông với Ngài.. 1 Cô-rinh-tô 10:16, gọi nó là sự giao thông của thân thể và huyết của Chúa. Nó nói như thế này: “Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước, há chẳng phải là thông với huyết của Đấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Đấng Christ sao?” Từ “giao thông” là từ từ Gờ-réc có nghĩa là một sự chia sẻ chung, một sự tham gia chung. Và đôi khi, nó được dịch như “sự thông công.” Và khi tôi dự Lễ Tiệc Thánh, tôi thông công với Đấng Christ theo một cách hết sức trực tiếp. Đức Chúa Jêsus đã nói là Ngài sẽ dự nó cùng với chúng ta trong vương quốc. Và Ngài làm điều đó vào chính ngày đầu tiên trong tuần.
Được rồi, điểm thứ hai trong bài học của chúng ta. Hãy thảo luận về thời gian và mức thường xuyên của Lễ Tiệc Thánh.
Với nhiều người trong giới tôn giáo, Lễ Tiệc Thánh là việc gì đó được làm rất không thường xuyên, Có lẽ chỉ vào ngày lễ giáng sinh và lễ phục sinh. Và nó được làm vào bất cứ ngày nào trong tuần. Một giáo phái gần nhà tôi có một biển hiệu trước nhà thờ của họ mà nói rằng họ sẽ có một buổi nhóm ánh nến vào tối thứ năm. Một Hội Thánh khác thì nói là họ đang làm điều đó vào tối thứ sáu. Vấn đề với điều đó là nó không phải những gì Kinh Thánh dạy. Kinh Thánh nói rằng các tín đồ ban đầu gặp nhau vào ngày đầu tuần để bẻ bánh và dự Lễ Tiệc Thánh.
Công vụ 20:7 nói rằng: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh, (tức là đang dự Lễ Tiệc Thánh), Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ…” Tôi muốn các bạn lưu ý là họ đã dự Lễ Tiệc Thánh vào ngày thứ nhất trong tuần. Và, rất thú vị ở đây, cụm từ Gờ-réc cho “nhóm lại” ở dạng bị động, chỉ ra việc tụ tập, nhóm lại của họ không phải xuất phát từ chính bản thân họ, nhưng nó là một sự chỉ định thánh. Nói cách khác, đây là ý của Đức Chúa Trời để họ đến cùng với nhau vào ngày đầu tiên trong tuần, không phải ý của họ.
Sự bày tỏ của Kinh Thánh đó là chúng ta phải dự Lễ Tiệc Thánh của Chúa vào ngày Chủ nhật. Đó là ngày mà Chúa sống lại từ kẻ chết. Đó là ngày mà Hội Thánh bắt đầu. Đó là ngày mà các tín đồ ban đầu đã dự nó. Chúng ta tưởng niệm về sự sống lại của Đấng Christ mỗi Chủ nhật mà chúng ta nhóm lại để thờ phượng và chúng ta nhớ về sự chết của Ngài khi chúng ta dự Lễ Tiệc Thánh. Đó là cách chúng ta thiết lập ngày của tuần mà chúng ta phải dự Lễ Tiệc Thánh.
Câu hỏi tiếp theo là, “Chúng ta nên dự nó thường xuyên như thế nào?”
Lại nữa, giới tôn giáo dự một hay có thể hai lần một năm. Nhưng Kinh Thánh nói điều này về các tín đồ thế kỷ thứ nhất. Công vụ 2:42 nói rằng: “Vả những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, Lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện.” Một bản khác nói rằng họ tiếp tục dành hết mình cho việc bẻ bánh. Điều đó có hợp lý với bạn khi nói là họ tiếp tục bền lòng trong việc giữ Lễ Tiệc Thánh nếu họ đang làm nó một lần mỗi năm không? Hay, ai đó nói rằng, có thể hai lần. Nếu đó là vấn đề, thì làm sao chúng ta biết nên chọn cái nào trong hai? Tôi biết hai cách mà mọi người thường chọn, nhưng Chúa nói với chúng ta về hai cách này ở đâu? Nếu nó phải là một lần một năm, hay hai lần một năm, thì tôi mong là đâu đó trong Kinh Thánh, Chúa có định rõ điều đó. Và nếu không, thì Ngài đang mâu thuẫn bởi vì mọi bữa tiệc mà Đức Chúa Trời từng định đều có một thời điểm cố định và mức thường xuyên cố định cho việc thực hiện chúng. Tại sao Ngài lại thay đổi khi lập nên Lễ Tiệc Thánh của Ngài? Hơn thế, nếu Lễ Tiệc Thánh phải được làm một lần mỗi năm, tôi mong Kinh Thánh có nơi nào đó ghi chép về một ngày nào đó của tháng nào đó như Ngài đã làm với các lễ Cựu Ước. Nhưng, đó không phải những gì tôi tìm thấy được. Và, nếu nó phải được làm một lần mỗi tháng thì tôi mong tìm thấy một ngày cụ thể trong tháng được ghi lại. Nhưng tôi cũng không tìm thấy. Và để đưa ra lý do ở đây, tôi cũng có thể nói như thế này. Nếu nó phải được thực hiện một lần một tuần thì tôi mong có thể tìm thấy một ngày cụ thể trong tuần được ghi chép lại. Và bạn biết gì không? Đó chính xác là những gì tôi tìm thấy, vào ngày thứ nhất trong tuần, khi các môn đồ nhóm lại với nhau để bẻ bánh. Và cũng có các câu Kinh Thánh nói đến điều này. Công vụ 20:7; 1 Cô-rinh-tô 11:20 và câu 33, chỉ ra rằng Hội Thánh ban đầu đến với nhau để bẻ bánh. Trong 1 Cô-rinh-tô 16:1-2, nói chúng ta về ngày mà họ đến cùng với nhau là ngày đầu tiên trong tuần. Và thực tế, theo tiếng Gờ-réc gốc thì nó chứa từ “kata” mà theo nghĩa đen có nghĩa là “mỗi,” theo nghĩa đen là mỗi ngày đó trong tuần, hay vào ngày đầu tiên của mỗi tuần. Và nhiều bản dịch đều dịch nó theo cách đó.
Các bạn à, Kinh Thánh có dạy và Tân Ước có xác minh, rằng các tín đồ ban đầu dự Lễ Tiệc Thánh vào mỗi ngày đầu tiên của mỗi tuần. Đôi khi, có người sẽ nói rằng, “Chà, điều đó thì quá thường xuyên. Nếu chúng ta dự đó thường xuyên như thế thì nó sẽ trở nên việc bình thường và nó mất đi tầm quan trọng của nó.” Có lẽ nếu người đó để cho tâm trí mình lang thang thì nó mới mất đi tầm quan trọng của nó được. Nhưng điều đó là đúng với bất cứ việc làm nào của sự thờ phượng. Và một cách chân thật, thì ai có thể nói với tôi rằng một lần một tuần là quá thường xuyên để nhớ về sự hy sinh của Chúa trên thập tự giá chứ? Bạn có thể thực sự nói với tôi rằng nếu tôi nghĩ về sự hy sinh mà cứu linh hồn đời đời của mình một lần một tuần thì nó sẽ mất đi tầm quan trọng của nó không? Bạn à, có mười ngàn tám mươi phút trong một tuần. Chỉ năm trong số chúng dành để nhớ về sự chết của Chúa không thể tầm thường hóa những gì đã được làm trên Calvary.
Được rồi, điểm thứ ba. Hãy thảo luận về một số lạm dụng và hiểu sai về Lễ Tiệc Thánh.
Trước tiên, có sự hiểu sai lầm rằng các yếu tố của Lễ Tiệc Thánh theo nghĩa đen trở thành xác thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus Christ. Hội Thánh Công Giáo Rô-ma tin vào tín lý này. Họ gọi nó là “sự hóa thể.” Và, họ tin rằng khi họ dự Lễ Tiệc Thánh, thì Đấng Christ theo nghĩa đen có hiện hữu và Ngài đang dâng chính Ngài cho Đức Chúa Trời. Họ xem Lễ Tiệc Thánh như một sự hy sinh lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng ý tưởng đó hoàn toàn xa lạ với Kinh Thánh. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh dạy một khái niệm như thế cả. Nếu bánh và nước trái nho thực sự trở thành thân và huyết của Đức Chúa Jêsus Christ thì từ dành cho điều đó sẽ là “tục ăn thịt người,” khôn phải là “sự biến thể hóa.” Sự thật của vấn đề là, Lễ Tiệc Thánh không phải là một sự hy sinh lại.
Hê-bơ-rơ 9:28 nói rằng Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần, và từ “một lần” theo nghĩa đen có nghĩa là “một lần đủ cả” một lần và chỉ một lần mà thôi. Một sự hiểu sai thứ hai về Lễ Tiệc Thánh đó là chúng ta dự nó để cho tội lỗi của chúng ta được tha thứ. Lại nữa, Hội Thánh Công Giáo Rô-ma tin rằng Lễ Tiệc Thánh, mà họ gọi là Lễ ban thánh thể, là một sự hy sinh. Hay tôi nên nói là một sự hy sinh lại, và họ tin rằng nó để làm cho nguôi đi. Nói cách khác, nó trả giá cho tội lỗi. Vì vậy, họ tin rằng khi bạn dự nó, thì Đức Chúa Trời tha thứ các việc làm sai và tội lỗi, và họ sẽ nói thậm chí cho người đã chết nữa. Vậy, toàn bộ sự việc sẽ trở nên huyền bí và gần như là một buổi lễ huyền diệu. Họ tin Đấng Christ thực sự hiện diện, Ngài hy sinh lại, và bạn được tha thứ tội lỗi của mình.
Nhưng, lại nữa, Kinh Thánh không dạy điều đó. Khi tôi trở thành một tín đồ và tôi chịu báp-têm cho sự tha thứ tội lỗi của mình, thì đó là nơi tôi chạm được huyết của Đấng Cứu Rỗi, Rô-ma 6:3 và 4. Và giờ tôi là một tín đồ, tôi tiếp tục được được tha thứ tội lỗi của mình bởi sự ăn năn, xưng nhận, cầu nguyện, và tiếp tục bước đi trong sự sáng theo 1 Giăng 1:7-9. Đó không phải là bởi việc dự Lễ Tiệc Thánh.
Một sự hiểu sai hay lạm dụng thứ ba, là dự Lễ Tiệc Thánh nhưng làm như vậy không phân biệt đến thân thể của Chúa. Để không phân biệt thân thể của Chúa có nghĩa là dự các biểu tượng, bánh và nước nho, mà không tập trung vào những gì mà chúng tượng trưng… không nhớ đến thân thể và huyết của Chúa. Và đây là vấn đề mà họ có trong thành Cô-rinh-tô vào thế kỷ thứ nhất. Họ đã làm Lễ Tiệc Thánh thành một bữa ăn bình thường Và bởi làm như vậy họ đã trượt mất ý nghĩa của nó. Họ đang dự nó vì cớ thức ăn. Và Phao-lô đã nghiêm khắc quở trách họ.
Trong 1 Cô-rinh-tô 11:20, ông nói rằng, “Vậy, khi anh em nhóm nhau lại một chỗ, ấy chẳng còn phải là Tiệc thánh của Chúa mà anh em ăn.” Nó nên được làm, nhưng không theo cách mà họ đang làm. Câu 21: “bởi vì lúc ngồi ăn, ai cũng nôn nả mà ăn bữa riêng mình; đến nỗi người nọ chịu đói, còn kẻ kia thì quá độ. Anh em há chẳng có nhà để ăn uống sao? Hay là anh em khinh bỉ Hội Thánh của Đức Chúa Trời muốn làm cho những kẻ không có gì phải hổ thẹn?” Và câu 27 nói với chúng ta là họ đang dự Lễ Tiệc Thánh cách không xứng đáng. Điều đó có nghĩa gì? Nó có nghĩa là họ đang xem nó như thiếu tôn trọng. Họ đang không phân biệt thân Chúa. Họ đang phớt lờ tầm quan trọng của nó. Họ đang không tưởng nhớ. Và Phao-lô nói họ đang dự theo cách này là đang “ăn uống sự xét đoán cho mình…” Bản KJV nói là “sự nguyền rủa cho mình,” câu 29 Đặc biệt, tôi muốn các bạn lưu ý các từ “không xứng đáng.” Nó không phải là “không đáng” có sự khác biệt lớn giữa chúng bởi vì không một ai trong chúng ta xứng đáng với huyết của Chúa. Nếu ông đang nói điều đó, thì không ai trong chúng ta có thể từng dự Lễ Tiệc Thánh được.
Có lần một tín đồ lạc lối sẽ không dự Lễ Tiệc Thánh vào một ngày chủ nhật nọ và nói rằng, “Tôi không xứng đáng tuần này.” Các bạn à, các bạn sẽ không bao giờ xứng đáng. Tôi sẽ không bao giờ xứng đáng. Nhưng từ ở đây là, “không thích đáng.” Những người ở Cô-rinh-tô đang dự Lễ Tiệc Thánh không thích đáng. Tức là, họ đã biến nó thành một bữa ăn thường, và đó là tại sao Phao-lô nói trong câu 20, “…khi anh em nhóm nhau lại một chỗ, ấy chẳng còn phải là Tiệc thánh của Chúa” Nó nên như vậy. Nhưng nó không theo cách mà họ đang làm. Tại sao không? Bởi vì họ đang không phân biệt thân Chúa. Đó không phải là một sự tưởng niệm về thân và huyết của Chúa. Nó chỉ là thức ăn thôi. Và đỉnh điểm của việc đó, họ đã xem thường những anh em ít may mắn hơn khi họ ăn bữa ăn. Họ đã không phân biệt thân của Chúa bằng cách tưởng nhớ ý nghĩa của các biểu tượng. Và, họ đã không phân biệt thân thể của Chúa, tức là Hội Thánh, bởi vì họ xem thường anh em của họ. Khi họ dự Lễ Tiệc Thánh, tâm trí của họ không ở nơi mà chúng nên ở.
Và điều tương tự cũng có thể được nói về tôi ngày nay. Có thể tâm trí của tôi đang thẫn thờ và thay vì tập trung vào những gì tôi đang làm, thì tôi lại đang nghĩ về việc khác. Có thể là tôi không đang suy ngẫm. Có lẽ là tôi không đang tưởng nhớ. Và vì vậy, ông đã bảo chúng ta trong 1 Cô-rinh-tô 11:28 rằng: “Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy.” Điều đó có nghĩa tôi cần kiểm tra bản thân mình. Tôi cần bảo đảm tôi đang làm điều này đúng cách và đảm bảo tôi đang không làm nó cách không xứng đáng. Tức là theo một cách không có suy nghĩ.
Lễ Tiệc Thánh là gì?
Nó là một sự tưởng nhớ. Nó là một lời tuyên bố. Và nó là một sự giao thông.
Khi nào chúng ta nên dự nó?
Mỗi và mọi ngày đầu tiên trong tuần.
Và chúng ta nên làm nó như thế nào?
Một cách có suy nghĩ. Suy xét đến thân thể và huyết của Đấng Christ, Và sự chết quý giá đó mà đã cứu tôi khỏi tội lỗi của mình.