Ích Lợi Cho Sự Dạy Dỗ – Bài 11

1 Timôthê 4:13-16; Tít 1:9-14; 2:1, 7; 2 Giăng 9-11; 3 Giăng 3-8

Kinh Thánh đã được gọi là “quy tắc tiêu chuẩn hoàn toàn đầy đủ của đức tin và việc làm.” Trong sự bày tỏ này, từ đức tin chỉ đến đạo lý hay lời dạy dỗ để tin đến, và từ việc làm chỉ đến các mạng lệnh hay các nguyên tắc đạo đức để vâng theo.

Quả thật, Kinh Thánh là thẩm quyền cuối cùng cho cả hai, và đây là cách mà chúng ta nên sử dụng nó. Đây là mục đích đã được dự định của nó. 2 Timôthê 3:16 nói rằng Kinh Thánh là “có ích cho sự dạy dỗ,” và cũng cho sự “bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình.” Trong chương này, chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề đầu tiên, sự dạy dỗ. (Chúng ta nên nhớ rằng các từ tín lý và sự dạy dỗ có nghĩa chính xác giống như nhau.)

Tầm Quan Trọng Của Sự Dạy Dỗ

Tại sao sự dạy dỗ lại rất quan trọng? Bởi vì những gì mà chúng ta tin hay chấp nhận như lẽ thật định đoạt mọi việc khác mà chúng ta làm. Các sự tin tưởng quyết định các hành động, và các sự tin tưởng sai lầm dẫn đến các việc làm gây ra tai họa. Nhiều người đã giết những người bạn của mình bằng súng vì họ thực sự đã tin là không có ai cả. Một người với các triệu chứng ung thư từ chối đi khám bác sĩ và biết sự thật có thể không chịu nổi về căn bệnh. Người từ chối tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại, sẽ hành động theo như vậy và chịu các hậu quả.

Tầm quan trọng của sự nhận biết sự dạy dỗ của Kinh Thánh được nâng cao thậm chí còn nhiều hơn khi chúng ta nhận ra rằng Kinh Thánh dạy lẽ thật không chỉ về tội lỗi và sự cứu rỗi mà còn về Đức Chúa Trời, loài người, và toàn bộ vũ trụ. Kinh Thánh bày tỏ một cách nhìn về toàn bộ thế giới và cuộc sống, một sự giải nghĩa bao hàm toàn diện về mọi thứ đang tồn tại. Tất cả các quyết định và tất cả các việc làm, trực tiếp hay gián tiếp, đều liên quan đến những gì Kinh Thánh dây, và sẽ được định đoạt bởi nó.

Mặc cho sự quan trọng này, dường như có rất nhiều sự thờ ơ đến sự dạy dỗ. Nó bị chối bỏ thậm chí là ở trong Hội Thánh của chúng ta. Sự nhấn mạnh mạnh mẽ lên sự phát triển của Hội Thánh trong nhiều trường hợp đã cho ra ngoài lệ sự dạy dỗ và tập trung sự chú ý và thực thi các phương pháp hay những sự giúp sức “làm thế nào để.” Những người thường đi đến Hội Thánh nghe rất nhiều bài giảng mà hoan nghênh hay cho lời khuyên về đạo đức, nhưng không ám chỉ gì đến sự nuôi dưỡng về thuộc linh cả. Edith Schaeffer so sánh chúng với “những miếng sandwich bằng mùn cưa.”

Thậm chí một vài người lãnh đạo của Hội Thánh của chúng ta phát biểu về sự dạy dỗ như thể là nó không phù hợp. Trái ngược với hàm ý gốc của Kinh Thánh như là “quy tắc chuẩn của đức tin,” nhiều người đang nói rằng đức tin hoàn toàn không liên quan gì với sự dạy dỗ! Chúng tôi được nói là “đức tin không phải là sự nhận biết chính xác về sự dạy dỗ chân chính, thậm chí là những sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời.” Một tác giả khác nói rằng, “Đức tin của chúng ta là ở trong một người – Đức Chúa Jêsus Christ – không ở trong các danh sách của những lời tuyên bố;” “đức tin không có hướng về Kinh Thánh mà về Đấng Christ.” Sự chọn lựa hay là/hoặc này cũng được khẳng định trong câu này: “Chúng ta được gắn kết với Đấng Christ, không phải với sự dạy dỗ.” Cùng tác giả đó nói rằng, “Lẽ thật là về con người, không phải về sự dạy dỗ.” Thêm nữa là, “Các vấn đề của sự dạy dỗ không phải là thành phần của nền tảng nhưng thuộc về kiến trúc bề mặt của sự gây dựng tín đồ Đấng Christ.”

Những câu nói như vậy đang làm cho lạc lối nghiêm trọng, không phải về những gì mà chúng đã khẳng định, nhưng về những gì mà chúng đã chối bỏ. Chúng khẳng định rằng đức tin của chúng ta là ở trong Đức Chúa Jêsus, và đây là sự thật. Nhưng chúng chối bỏ đức tin của chúng ta ở trong những lời tuyên bố hay những lời dạy dỗ, và sự chối bỏ này là không chính xác. Đức tin theo Kinh Thánh hướng về cả Đức Chúa Jêsus và cả những lời tuyên bố hay những lời dạy dỗ. Chúng ta tin vào Đức Chúa Jêsus (Giăng 3:16) hay trên Đức Chúa Jêsus (Công vụ 16:31). Đây là khía cạnh đáng tín nhiệm của đức tin. Nhưng có khía cạnh tất yếu ngang bằng khác của đức tin, ấy là, sự ưng thuận với lẽ thật của các lời tuyên bố cụ thể. Kinh Thánh nhắc đến một vài lời dạy dỗ này một cách cụ thể. Hêbơrơ 11:6 nói rằng chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại và Ngài sẽ ban thưởng cho những ai tìm kiếm Ngài. Đức Chúa Jêsus đã nói với những người không tin rằng Ngài chính là Đấng mà Ngài đã xưng nhận thì sẽ chết trong tội lỗi của họ (Giăng 8:24). Giăng đã viết sách tin lành của ông để chúng ta có thể tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời (Giăng 20:31). Những ai tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết sẽ được cứu (Rôma 10:9).

Bên cạnh những câu đặc biệt này, thì chúng ta được hướng dẫn tin vào những lẽ thật được bày tỏ nói chung. Đức Chúa Jêsus thúc đẩy chúng ta tin vào tin lành (Mác 1:15). Ngài lên án những người Giuđa vì không tin lời của Ngài (Giăng 5:47). Phaolô bày tỏ đức tin của ông trong mọi điều đã được viết trong luật pháp và các đấng tiên tri (Công vụ 24:14). Việc từ chối tin vào lẽ thật sẽ bị đoán phạt (2 Têsalônica 2:12, 13).

Những sự ám chỉ này chứng tỏ sai lầm nghiêm trọng khi nói rằng đức tin không có liên quan gì đến sự dạy dỗ. Ý tưởng rằng cá nhân Đấng Christ có thể được tách riêng khỏi những lời tuyên bố hay lẽ thật nào đó về Đấng Christ là vô lý. Chính lý do mà chúng ta tin vào Đấng Christ chính là việc chúng ta tin vào những điều cụ thể về Ngài. Nếu không thì làm sao chúng ta có thể giải thích đức tin của chúng ta trong Đấng Christ, hơn là trong Phật hay thậm chí là vào Hít-le?

Chúng ta cũng nên chú ý rằng sự dạy dỗ là thành phần của nền tảng của Hội Thánh, vì sự gây dựng tín đồ Đấng Christ được “dựng lên trên nền của các Sứ Đồ cùng các đấng tiên tri” (Êphêsô 2:20). Theo cách nào mà các Sứ Đồ có thể là nền của Hội Thánh ngoại trừ qua sự dạy dỗ của họ?

Chính Kinh Thánh đặt sự nhấn mạnh sâu sắc lên sự dạy dỗ. Phaolô nói rằng Kinh Thánh ngay từ đầu là có ích cho sự giảng dạy (2 Timôthê 3:16). Các môn đồ Đấng Christ ban đầu tiếp tục giao phó chính mình họ trước tiên cho sự dạy dỗ của các Sứ Đồ (Công vụ 2:42). Những người lãnh đạo Hội Thánh được thúc đẩy tập trung vào sự dạy dỗ. Phaolô nói với Timôthê tập trung vào việc “khuyên bảo và dạy dỗ.” Ông nói rằng, “Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu” (1 Timôthê 4:13, 16). Lời khen ngợi đặc biệt dành cho các trưởng lão giữ chức việc rao giảng và dạy dỗ (1 Timôthê 5:17).

Nếu như sự dạy dỗ là một trong những sự nhấn mạnh chính của Kinh Thánh, thì nó cũng không nên được nhấn mạnh trong sự dạy dỗ của chúng ta sao – trong các bài giảng của chúng ta, trong các chương trình thanh niên, trong chương trình giảng dạy cắm trại của chúng ta, trong các học viện của chúng ta, và trong nhà chúng ta?

Tầm Quan Trọng Của Đạo Lành

Một điều tệ hại hơn cả việc không có sự dạy dỗ gì là sự dạy dỗ sai trái. Kinh Thánh dạy chúng ta không chỉ quan tâm đến đạo lý, mà còn với đạo lành nữa. Có những điều như là lẽ thật, và có những điều là sự sai lầm. Chúng ta có thể và phải biết được sự khác nhau giữa chúng.

“Đạo lành” là một khái niệm thuộc Kinh Thánh rõ ràng. Phaolô nói với Tít rằng “phải dạy những điều hiệp với đạo lành” và làm tấm gương về cả các việc lành và về “sự dạy dỗ thánh sạch” (Tít 2:1, 7). Ông nói Timôthê là “giữ lấy mẫu mực của các sự dạy dỗ có ích” và chính ông được nuôi bởi đạo lý lành (2 Timôthê 1:13; 1 Timôthê 4:6). Ông nói rằng, sẽ có một thời mà khi đó người ta không chịu nghe đạo lý lành nữa, nhưng điều đó chỉ khiến cho cần thiết hơn để “giảng đạo” (2 Timôthê 4:2, 3).

Một sự nhấn mạnh tương tự là sự nhấn mạnh của Kinh Thánh vào lẽ thật. Đức Chúa Trời “muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật” (1 Timôthê 2:4). “Đức tin trong lẽ thật” là một điều kiện cần thiết cho sự cứu rỗi (2 Têsalônica 2:12; 13). Giăng đã viết rằng ông lấy làm vui mừng khi các môn đồ Đấng Christ bước đi trong lẽ thật: “Tôi nghe con cái tôi làm theo lẽ thật, thì không còn có sự gì vui mừng hơn nữa” (3 Giăng 3, 4).

Trái ngược với lẽ thật hay đạo lành là đạo giả dối hay đạo sai, những thứ mà bị lên án nặng nề trong Kinh Thánh. Một cách căn bản thì các đạo giả dối là đến từ Satan. Phaolô đã cảnh báo về “đạo lý của quỷ dữ” (1 Timôthê 4:1). Những người chống nghịch lẽ thật là đang ở trong “lưới của ma quỷ” (2 Timôthê 2:23-26), đặc điểm chính của chúng là sự giả dối (Giăng 8:44). Cuộc tấn công cuối cùng của Satan sẽ là một hàng rào to lớn của những sự lừa gạt và dối trá (2 Têsalônica 2:9-12; Khải Huyền 20:8).

Việc dạy dỗ đạo lý giả dối bị lên án (Galati 1:6-9; 1 Timôthê 6:3-5; 2 Phierơ 2:1-3). Việc tin vào đạo lý giả dối cũng bị lên án (2 Phierơ 3:16, 17; 2 Têsalônica 2:10, 12), và cũng như vậy đối với việc ủng hộ hay khích lệ đạo lý giả dối (2 Giăng 9-11). Chúng ta được hạ lệnh là phải tra xét các thầy giáo để thấy liệu rằng họ có phải là tiên tri giả hay không (1 Giăng 4:1-3).

Các trưởng lão đặc biệt có trách nhiệm gấp đôi về việc dạy dỗ đạo lành và bác bẻ các thầy giáo giả (Tít 1:9-14).

Chúng ta học được gì từ sự dạy dỗ của Kinh Thánh về đạo lành? Một vài bài học có thể được gợi ý ra.

1. Chúng ta phải đánh giá giữa đạo lành và đạo giả dối. Bất cứ điều gì mà được dạy nhấn mạnh trong Kinh Thánh là lẽ thật, và bất cứ điều gì trái ngược lại là giả dối. Nếu Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta hiểu Lời của Ngài (và Ngài thật như vậy), thì Ngài cũng mong chúng ta biết sự khác biệt này. Để chối bỏ điều này là chối bỏ chính sự khác nhau giữa lẽ thật và sự giả dối. Nó khiến cho sự lên án của Kinh Thánh về đạo giả dối thành vô ích. Một phần nhiệm vụ của các trưởng lão là bác bẻ lại những người chống nghịch lại đạo lành, và “quở nặng họ, hầu cho họ có đức tin vẹn lành” (Tít 1:9, 13). Việc phán xét một đạo lý là giả dối bày tỏ lòng yêu mến lẽ thật (2 Têsalônica 2:10), tình yêu dành cho Hội Thánh (Công vụ 20:28-30), và tình yêu thương dành cho người đang trong sự sai trái.

2. Đức tin vào các đạo lý cụ thể là một điều kiện cho sự cứu rỗi và sự thông công. Sự khác biệt giữa các yếu tố cần thiết và các yếu tố không cần thiết đã được nhận ra từ lâu rồi. Việc chấp nhận các vấn đề cụ thể về đức tin là điều tất yếu cho sự cứu rỗi. Những yếu tố cần thiết này là gì? Tối thiểu nhất, thì thông thường nó được ưng thuận rằng một người phải xưng nhận Đức Chúa Jêsus là Chúa, hay Ngài là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống. Điều này còn liên quan nhiều hơn nữa phải không? Vâng, như trong phần tiếp theo sẽ bày tỏ.

3. Đạo lành bao gồm không chỉ “bày tỏ các câu Kinh Thánh” mà còn về ý nghĩa được định và chính xác của các câu đó. Một từ hay câu phải không được tách biệt với ý nghĩa của nó như đã được dự định ban đầu bởi tác giả của nó. Nếu một lời khẳng định đặc biệt là cần thiết cho sự cứu rỗi, thì cũng vậy với sự hiểu biết chính xác về nó. Nếu như “việc bày tỏ các câu Kinh Thánh” là những lý do cho đức tin, thì những ý nghĩa được dự định của các câu đó cũng như vậy.

Chắc chắn rằng có những sự khác nhau về ý kiến và sự giải nghĩa giữa những tín đồ trung tín, đa số chúng không cần làm xáo động sự thông công của họ chút nào. Điều này đặc biệt đúng ở những nơi mà ý nghĩa của một đoạn trích rất khó để nhận biết, hay nơi mà vấn đề không có gì quan trọng.

Vấn đề đó là một vài người cố gắng đặt tất cả các sự giải nghĩa vào trong danh sách của “ý kiến cá nhân” và đối xử với chúng như là các yếu tố không cần thiết. Một tác giả nói rằng, “sự xưng nhận duy nhất của đức tin mà bất cứ ai có một quyền để đòi hỏi cho một sự tham dự buổi thông công” đó là sự xưng nhận về Đức Chúa Jêsus Christ: rằng Ngài là Chúa, hay là Đấng Christ, hay là Con của Đức Chúa Trời. “Người đó không cần phải bày tỏ các quan điểm của mình về bản chất của Kinh Thánh, sự cứu chuộc, sự đến thứ hai của Đấng Christ hay nhiều đạo lý quan trọng khác.” Một người khác đã nói rằng những vấn đề như vậy như là tính không thể sai lầm được của Kinh Thánh, sự giáng sanh đồng trinh của Đấng Christ, sự cứu chuộc thay thế của Ngài, sự sống lại trong thân thể của Ngài, và sự đến thứ hai của Ngài “không có trong lời xưng nhận tốt lành” rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống.

Tuy nhiên, tư tưởng như vậy là không chấp nhận được, bởi vì nó cho rằng lời nói có thể được tách rời khỏi các ý nghĩa của chúng. Khi một tác giả sử dụng một từ hay sử diễn đạt, ông dùng nó với một ý nghĩa đặc biệt, mà nó thường đủ rõ ràng. Điều này là chính xác với các tác giả được hà hơi của Kinh Thánh.

Vậy thì, việc tách rời những lời khẳng định đơn thuần về Đức Chúa Jêsus khỏi sự hiểu biết hay sự giải nghĩa về chúng có khả thi hay không? Những lời giải nghĩa cụ thể có thể không sai sót, thậm chí sai đến mức mà chúng là những sự chối bỏ thực sự của sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Đấng Christ sao?

Đây là một vài ví dụ. Các nhà khoa học cơ đốc nhân xưng nhận Đức Chúa Jêsus như là Đấng Christ, nghĩa là nguyên lý về lẽ thật làm sống lại con người Jêsus, khiến cho Ngài có thể đuổi ra những sai lầm hay bệnh tật. Một người theo chủ nghĩa tự do đương đại xưng nhận rằng Đức Chúa Jêsus là Chúa, có nghĩa rằng Ngài là “mục tiêu hay giới hạn mà cuộc sống của loài người hướng về.” Các nhân chứng của Đức Giêhôva xưng nhận Đức Chúa Jêsus như là Con của Đức Chúa Trời, có nghĩa rằng Ngài được tạo ra bởi Đức Chúa Trời như là vật tạo dựng đầu tiên. Trong mỗi trường hợp, dù các từ đều là thuộc về Kinh Thánh, nhưng những ý nghĩa gắn liền với chúng thực sự lại là một sự chối bỏ sự dạy dỗ của Kinh Thánh.

Khi một người xưng nhận Đức Chúa Jêsus như là Đấng Christ, người đó phải muốn nói về những gì mà Kinh Thánh muốn nói qua nó – rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế được hứa và được xức dầu, Đấng mà sự chết thay thế của Ngài cứu dân sự của Ngài khỏi tội lỗi của họ. Để xưng nhận Đức Chúa Jêsus như là Con của Đức Chúa Trời, người đó phải muốn nói, như là Kinh Thánh nói, rằng Ngài là Đức Chúa Trời đời đời trong xác thịt (xem Giăng 5:17-47; 10:25-39). Để xưng nhận Ngài như là Chúa thì phải nhận biết được chiến thắng của Ngài trên sự chết qua sự sống lại thể xác của Ngài (Rôma 10:9, 10), và sự đến thứ hai của Ngài khi quyền cai trị của Ngài sẽ được bày tỏ cho tất cả loài người (Philíp 2:11; Khải Huyền 19:16).

Một người có thể không hiểu được tất cả đều dính líu với nhau trong sự xưng nhận khi mà người đó mới nói nó lần đầu tiên, nhưng người đó chắc chắn không thể cố ý chối bỏ bất cứ khía cạnh nào về ý nghĩa của nó. Để chối bỏ ý nghĩa đã được định là chối bỏ sự thật.

4. Đạo lành là quan trọng, thậm chí khi nó không cần thiết cho sự cứu rỗi. Chắc chắn một người có thể được cứu mà không biết hết mọi lẽ thật. Có lẽ người đó có thể được cứu thậm chí nếu như người đó chối bỏ điều gì đó là lẽ thật. Nhưng nếu như một đạo lý là lẽ thật, thì nó là một vấn đề của đức tin, không phải là một vấn đề về quan điểm. nó nên được tin, thậm chí nếu như niềm tin như vậy không phải là một điều kiện của sự cứu rỗi. Nó là một “lẽ thật quan trọng,” thậm chí nếu như nó không phải là một thử thách của sự thông công. Nó quan trọng cho dù đạo lý của ai đó là tốt lành hay không.

5. Các đạo lý không phải là những thử thách về tình thông công thì vẫn có thể là những thử thách về tính lãnh đạo. Để chối bỏ điều này tức là chối bỏ khái niệm về sự phát triển của môn đồ Đấng Christ, và sự khác nhau giữa con trẻ và thành nhân về mặt thuộc linh. Các trưởng lão phải “hằng giữ đạo thật y như đã nghe dạy, hầu cho có thể theo đạo lành” (Tít 1:9). Làm sao họ có thể thực hiện nghĩa vụ bác bỏ đạo lý giả của họ nếu như chính họ đang trong sự sai lầm? Điều này đặc biệt đúng với những lỗi sai nghiêm trọng như là chối bỏ tính không thể sai lầm được của Kinh Thánh, chấp nhận thuyết tiến hóa, xác nhận về sự hiện hữu của các ơn kỳ lạ, và việc chối bỏ bản chất thay thế, làm lành của sự chết của Đức Chúa Jêsus. Dĩ nhiên, điều này có thể được áp dụng như thế nào phụ thuộc vào Hội Thánh địa phương riêng lẻ; những mỗi người lãnh đạo nên nhận biết và yêu mến lẽ thật.

Một điều rõ ràng là; nếu như chúng ta nghiêm túc về việc vâng phục của chúng ta với thẩm quyền của Kinh Thánh, thì chúng ta phải hành động có trách nhiệm với lòng yêu mến dành cho đạo lành.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top