light, salvation, gospel-5424399.jpg

ĐƯỢC CỨU BỞI ÂN ĐIỂN – CỐT YẾU CỦA ĐẠO ĐẤNG CHRIST

DR. JACK COTTRELL

Dàn Bài

Lời Mở Đầu

Ngay từ ban đầu của sự nghiệp dạy dỗ của tôi tại Trường Kinh Thánh Cincinnati (mùa thu 1967), tôi đã dạy một lớp thạc sĩ về tín lý của ân điển. Hai năm đầu tiên, nó được gọi là “Theology New Testament,” (Thần Học Tân Ước) vì Hiệu trưởng Lewis Foster muốn tôi dạy một lớp về chủ đề này. Tôi đã hỏi ông là ông muốn tôi triển khai chủ đề như thế nào, và ông đã nói rằng, “Theo bất cứ cách nào mà anh thích.” (Cảm ơn!) Vì vậy tôi quyết định dạy các khái niệm về ân điển mà đang được hình thành trong tâm trí của tôi hơn năm năm quý giá, và tôi đã trình bày tài liệu này theo cách triển khai ý tưởng của Phaolô trong Rôma 1 đến 8. Tôi sớm thay đổi tên của lớp học chỉ đơn giản thành “Tín lý về Ân Điển.”

Trải qua 49 năm dạy dỗ của tôi tại Trường Kinh Thánh Cincinnati (giờ là Trường Đại Học Christian Cincinnati), tôi đã dạy “Tín lý về Ân điển” ít nhất 80 lần, cho gần 2000 sinh viên, suốt thời gian đó để tinh lọc và mở rộng nội dung.

Sách đầu tiên của tôi về ân điển được xuất bản vào năm 1976. Vào thời điểm đó, Standard Publishing (SP) (Tiêu chuẩn xuất bản) đang sản xuất một cuốn sách nhỏ về các bài nghiên cứu kinh thánh mỗi quý như một sự thay thế luân phiên cho đến các tạp chí bài học thường xuyên xuất bản định kỳ ba tháng được sử dụng bởi rất nhiều Hội Thánh. Những cuốn sách nhỏ này đi theo các nội dung của Sunday School Lesson Scripture (bài học kinh thánh ngày chủ nhật) được sử dụng bởi các tạp chí theo quý định kỳ. (Các nội dung này đã và vẫn được chọn lọc bởi một ủy ban thường trực của Hội Đồng quốc gia của các Hội Thánh). Tôi rất vui được nhận lời mời từ SP để viết một trong những cuốn sách này cho một quý kế tiếp.

Điều không may về việc này đó là tôi không có sự chọn lựa nào về sự chọn lọc hay trật tự của các chủ đề được bao hàm. Dù vậy, điều tốt  đó là đề tài xoay quanh nó các chủ đề được chọn là sự cứu rỗi bởi ân điển! Vì vậy tôi vui vẻ chấp nhận lời mời để viết cuốn sách. Mỗi chương là một bài luận trên tầm quan trọng chung của chủ đề tuần đó, và không phải là cách giải thích từng câu một của chủ đề. Cách đó tôi có thể bào hàm hầu hết các đề tài ân điển chung, mặc dù không có trong một trật tự có hệ thống.

Cuốn sách nhỏ đó (96 trang, 1,95$) được cho tựa đề, Being Good Enough isn’t good Enough (Tốt đủ là chưa đủ tốt). Tôi đã không đi đến tựa đề đó, nhưng tôi nghĩ nó nghe có vẻ khá “lôi cuốn.” (Sau này tôi nhận ra rằng câu nói này thực sự là không có thật. Nếu một người có thể “đủ tốt,” thì sẽ là “đủ tốt” bởi định nghĩa. Vấn đề đó là không có ai CÓ THỂ đủ tốt để được cứu). Khi nguồn tiếp tế của SP cạn kiệt, College Press (CP) đã đồng ý để xuất bản cuốn sách như 13 Bài Học về Ân điển (1998, 103 trang). Nó vẫn còn có hiện nay dưới tựa đề đó qua Wipf và Stock Publishers (Eugene, OR, 2001).

Trải qua nhiều năm, các ý tưởng đang triển khai của tôi về ân điển xuất hiện trong các phần của các sách khác, đặc biệt là những sách này: What the Bible says about God the Redeemer (Kinh thánh nói gì về Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Chuộc, CP, 1987), Baptism: A Biblical Study ( Phép Báp têm: Một Nghiên Cứu về Kinh thánh,CP, 1989), Sách bình luận của College Press NIV, sách Rôma (cuốn 2, 1996, 1998), và The Faith Once for All (Đức tin một lần cho tất cả, CP, 2002). Sau đó tôt quyết định xuất bản một nghiên cứu thần học bao hàm toàn diện về ân điển, bám theo đề cương và nội dung mà tôi đang sử dụng cho lớp kinh thánh của mình. Kết qua là Set Free! What the Bible says about Grace (Được Tự do! Kinh thánh nói gì để Ân điển), được xuất bản bởi CP năm 2009 (401 trang). Đây là công việc cuối cùng của tôi về chủ đề này.

Suốt thời gian mà tôi đang dạy và viết về ân điển với một cấp độ lý thuyết không ít thì nhiều, tôi dạy dỗ khắp mọi nơi về nó trong các Hội Thánh địa phương và các lớp học kinh thánh theo vùng. Theo dạng gặp gỡ đó, tôi phát triển một loạt các bài học mà tôi đã sử dụng hàng chục lần (mà vẫn còn đang sử dụng), chỉ để giúp mọi người trong các Hội Thánh hiểu được bản chất của sự cứu rỗi của họ. Cuốn sách nhỏ này trong tay bạn bây giờ chứa đựng ý chính của các bài học này, cùng với một vài tài liệu khác. Tôi bây giờ sẽ giải thích những gì được bao gồm ở đây.

Phần một của sách này là một loạt mười bài học mà tôi gọi là “Grace Distinctions” (Những điểm khác biệt của ân điển). Cách miêu tả này có từ 60 năm nghiên cứu và dạy dỗ thần học của tôi, trong suốt thời gian đó tôi đã có suy nghĩ về thần học như là “nghệ thuật tạo nên các sự khác biệt.” Tôi đặc biệt tìm thấy một sự hiểu biết chính xác về ân điển đòi hỏi việc đưa ra một vài điểm khác biệt rất quan trọng. Khi tôi đang dạy về ân điển trong lớp kinh thánh, tôi đã đi đến điểm nơi mà các bài thuyết trình ban đầu của tôi cho lớp học là một sự trình bày về những điểm khác biệt này. Mười bài học trong phần đầu tiên của sách này được định để nêu ra tài liệu này. Thỉnh thoảng các ý tưởng tương tự sẽ xuất hiện lại trong phần hai.

Phần chính của cuốn sách này là phần hai (“Ân điển đã được làm trọn và được áp dụng rồi”), nó là một loạt gồm 14 bài mà trên đó nó có nghĩa là “được cứu bởi ân điển”. Các bài học này được trình bày theo một hình thức đơn giản và có trật tự mà tôi hy vọng có thể được hiểu bởi bất cứ ai: các tín đồ Đấng Christ tương lai, các tín đồ Đấng Christ mới, các tín đồ Đấng Christ dày dạn. Các bài học này có thể được sử dụng cho các mục đích truyền giáo, cho các nhóm nghiên cứu nhỏ, cho các lời cầu nguyện cá nhân, hay cho các ý tưởng về bài giảng. (Tôi có giới thiệu với các thầy giáo, những người rao giảng, và các người lãnh đạo nhóm sử dụng nó cho các mục đích như vậy cũng sử dụng và nghiên cứu tập lớn hơn được nhắc đến ở trên, Set Free!, sử dụng bảng mục lục và bảng liệt kê để tìm những sự trình bày bao quát hơn của các chủ đề được đưa ra theo hình thức vắn tắt hơn trong cuốn sách nhỏ này.)

Mục đích của lời cầu nguyện của tôi là đây: Nguyện Đức Chúa Trời sử dụng cuốn sách nhỏ này (qua bạn, đọc giả) để với tới dân chúng với lời nhắn về ân điển của Ngài, và để dẫn dắt họ đến với một sự hiểu biết dư dật và sâu sắc hơn về “sự chắc chắn được ban phước” của sự cứu rỗi.

JACK COTTRELL – SEPTEMBER 2017

Biên Dịch: Quý Hoàng & Hồng Ân

Một Sản Phẩm Của Học Viện Kinh Thánh Việt Nam – VBI Press.

Không được phép in ấn hay phân phối lại nội dung sách này mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của VBI.

PHẦN MỘT –

CÁC ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA ÂN ĐIỂN

1. ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ LÀ ĐẤNG TẠO DỰNG VÀ ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ LÀ ĐẤNG CỨU RỖI

Điểm khác biệt đầu tiên thích hợp với tín lý về ân điển là làm thế nào chúng ta liên hệ với Đức Chúa Trời. Thực tế, chỉ là về mọi thứ bắt đầu với việc bạn nghĩ về Đức Chúa Trời như thế nào. Xem trích dẫn này từ James Orr: “Tín lý về Đức Chúa Trời, nó chắc chắn là không cần được nói, dựa trên nền tảng của tư tưởng tốt trong tôn giáo. Về tính nghiêm khắc, thần học chỉ là tín lý của Đức Chúa Trời. Đó là ý nghĩa của từ. Đức Chúa Trời là Alpha và Omega của sự nghiên cứu thần học, vì như một người nghĩ về Đức Chúa Trời của mình thể nào thì tín lý thần học của người đó sẽ là như vậy từ đầu đến cuối. Đó là không quá chắc chắn để nói rằng, về nguyên tắc, mọi câu hỏi về tầm quan trọng mà nảy sinh ra trong thần học mà thực tiễn đã được giải quyết rồi trong tín lý về Đức Chúa Trời và các thuộc tính của Ngài. Đó là quá cần thiết để bắt đầu với các ý tưởng đúng đắn phù hợp với kinh thánh về Đức Chúa Trời.” (Sidelights on Christian Doctrine: London: Marshall Brothers, 1909; trang 8).

Mọi người thường giữ nhiều hơn một vai trò trong cuộc sống, như chúng ta đôi khi nói rằng, họ đội hai hay nhiều cái nón. Vì vậy bạn có thể liên kết với cùng một người theo hai cách khác nhau. Ví dụ, ai đó mà bạn biết có thể là một cảnh sát trong suốt tuần, và là thấy giáo lớp kinh thánh của bạn vào chủ nhật. Đúng vậy, Đức Chúa Trời đội ít nhất hai cái nón CHÍNH, đại diện cho hai loại công việc chính của Ngài và hai mối quan hệ của Ngài với chúng ta.

Trước nhất và đầu tiên, Đức Chúa Trời là ĐẤNG TẠO DỰNG của chúng ta, và chúng ta là các vật tạo dựng của Ngài. Trong vài trò này, Ngài có thể được nghĩ đến như mang một “cái nón rắn chắc” của người thợ xây. Nhưng sau đó, như Đấng Tạo Dựng, Ngài cũng có các vai trò khác hay “các cái nón” khác. Ê Sai 33:22 nêu tên một vài việc làm Đức Chúa Trời làm trong vai trò đang làm của Ngài như Đấng Tạo Dựng: “Ðức Giê-hô-va là quan xét chúng ta, Ðức Giê-hô-va là Ðấng lập luật cho chúng ta, Ðức Giê-hô-va là vua chúng ta.” Gia Cơ 4:12 nói như thế này: “Chỉ có một Đấng lập ra luật pháp và một Đấng xét đoán, tức là Đấng cứu được và diệt được.”

Bởi vì Ngài là Đấng Tạo Dựng của chúng ta, nên Đức Chúa Trời có quyền sở hữu tuyệt đối và thẩm quyền hoàn toàn trên chúng ta; Ngài là Đấng cai trị của chúng ta, Chúa của chúng ta, và Vua của chúng ta. Ngài có quyền để nói với chúng ta những gì phải làm và tuân theo các mệnh lệnh của Ngài. Theo cách này Ngài là Đấng lập luật của chúng ta, như chúng ta và Gia Cơ nói. Trong vai trò này, Ngài cho chúng ta các chỉ dẫn và các điều răn mà chúng ta hoàn toàn bị bắt buộc phải vâng theo. Các điều răn này bao gồm các phạm vi về đạo đức và sự thờ phượng. Cũng vậy, sự thật rằng Đức Chúa Trời là Quan xét của chúng ta thúc đẩy chúng ta vâng phục các mạng lệnh luật pháp mà Ngài ban cho chúng ta như Đấng Tạo Dựng.

Tất cả những điều này đều đúng, và tất cả nó hoàn toàn áp dụng tách biệt khỏi bất cứ ý tưởng nào về tội lỗi và sự cứu rỗi. Trước khi tội lỗi bước vào, mối liên kết của Đức Chúa Trời với Ađam và Êva là Đấng Tạo Dựng với vật tạo dựng. Và thậm chí sau khi tội lỗi tham gia vào, thì hầu như mối liên kết của chính chúng ta với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Dựng và vật tạo dựng. Điều này bao gồm bổn phận của chúng ta để vâng phục quyền cai trị của Ngài và vâng phục các mạng lệnh của Ngài.

Nhưng sự thật mà tội lỗi hiện nay đang hiện diện có nghĩa là Đức Chúa Trời đang nhận vai trò khác trong mối quan hệ của Ngài với loài người: bởi vì chúng ta là tội nhân, nên Ngài giờ đây là Đấng Cứu Thế của chúng ta. Vai trò này là cần thiết bởi vì tội lỗi đã bước vào trong và lan tràn khắp vật được tạo dựng. Ở đây, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời làm trọn hai vai trò riêng biệt để mang đến sự cứu rỗi của chúng ta, bởi vì tội lỗi gây ra cho tội nhận hai loại nan đề. Chúng ta gọi điều này là “sự nguyền rủa gấp đôi” của tội lỗi. Và vì các nan đề khác nhau đòi hỏi các cách giải quyết khác nhau, nên Đức Chúa Trời Đấng Cứu Thế đáp lại cả hai với “cách điều trị gấp đôi” của Ngài.

Trước tiên, bởi vì tội lỗi là sự vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời, nó khiến cho chúng ta phạm tội và làm cho chúng ta phải chịu hình phạt của luật pháp, tức là sự sửa phạt đời đời trong địa ngục. Đây là các nan đề theo luật pháp. Để cứu chúng ta khỏi số phận này, Đức Chúa Trời nhận lấy vai trò của Đấng Cứu Chuộc. Sự cứu chuộc là một dạng đặc biệt của sự cứu rỗi. “Để cứu chuộc” có nghĩa là đưa thứ gì đó hay ai đó thoát khỏi tình trạng bị giam cầm bằng việc trả một giá. Đức Chúa Trời làm điều này một cách đặc biệt trong sự hiện thân của Ngài như Đức Chúa Jesus Đấng Christ. Qua sự cứu chuộc thay thế của Ngài, Đức Chúa Jesus đã trả cho hình phạt của các tội lỗi của thế gian. Việc cứu chuộc được làm trọn này sau đó được áp dụng cho các tội nhân theo hình thức của sự xưng công bình (hay sự tha thứ). Sự xưng công bình là một việc làm của Sự Phán Xét, mà trong đó Ngài nói với tội nhân rằng, “Không có hình phạt gì cho ngươi,” và vì vậy xóa bỏ hình phạt đời đời của người đó. (Khi tôi nghĩ về Đức Chúa Trời trong vai trò của Ngài như là Đấng cứu chuộc, tôi nghĩ về Ngài như đang mang chiếc nón của lính cứu hỏa – bởi vì Ngài [Đức Con hiện thân như Đức Chúa Jesus] dập tắt lửa địa ngục cho chúng ta.)

Bổ sung vào điều này, Đức Chúa Trời Đấng Cứu Thế của chúng ta có một vai trò thứ hai, trong đó Ngài đáp ứng phần thứ hai của sự nguyền rủa gấp đôi mà đã ảnh hưởng đến chúng ta những người tội nhân. Nan đề tội lỗi thứ hai này là sự thật mà chính bản chất tự nhiên của chúng ta, đặc biệt là linh hồn của chúng ta, đã trở nên hư hỏng và bị nhiễm độc với bệnh tật của tội lỗi (xem Giêrêmi 17:9). Vì vậy Đức Chúa Trời giờ đây phải nhận lấy vai trò cứu rỗi khác này: vai trò của Đấng Chữa Bệnh. (Ở đây tôi nghĩ về Ngài như đang mặc bộ quần áo của người thầy thuốc hay bác sĩ phẫu thuật). Công việc cứu rỗi của sự chữa bệnh này được làm trọn chủ yếu bởi Đức Thánh Linh, Đấng đã đến trong thời kỳ giao ước mới này để ngự vào trong chúng ta cho chính mục đích này. Trong chính giây phút khi mà Đức Thánh Linh ngự vào trong chúng ta (trong phép báp têm (Công vụ 2:38), Ngài tái sinh chúng ta: tức là, Ngài làm chúng ta sống lại từ cái chết thuộc linh thành đời mới. Từ giây phút đó trở đi, Ngài ngự trong chúng ta để thánh hóa chúng ta, giúp đỡ chúng ta để vượt qua các tàn tích cứng cổ của bệnh tội lỗi.

Điểm mấu chốt là đây: trong một vài khía cạnh hay tình huống trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đang liên kết với Đức Chúa Trời chủ yếu như là vật tạo dựng và Đấng Tạo Dựng. Như Đấng Tạo Dựng của chúng ta, Đức Chúa Trời là Vua, Đấng lập luật và Quan xét của chúng ta. Nhưng trong các phần khác của chấp sự của chúng ta, thì chúng ta đang liên kết với chúng ta chủ yếu như là tội nhân và Đấng Cứu Thế. Như Đấng Cứu Thế của chúng ta, Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chuộc và Đấng Chữa Bệnh của chúng ta.

Như Đấng Tạo Dựng và như Đấng Cứu Thế, Đức Chúa Trời luôn luôn là CẢ HAI với chúng ta. Nó không phải là trường hợp mà đôi khi Ngài là Đấng Tạo Dựng của chúng ta, và đôi khi Ngài lại là Đấng Cứu Thế của chúng ta. Ngài luôn luôn là Đấng Tạo Dựng của chúng ta, và luôn luôn là Đấng Cứu Thế của chúng ta. Nhưng nó rất là quan trọng để thấy rõ được các khía cạnh nào trong đời sống của chúng ta liên kết với Đức Chúa Trời theo vai trò trước (ví dụ, việc vâng phục các điều răn luật pháp của Ngài), và cái nào liên kết với Ngài trong vài trò sau này (ví dụ, cầu nguyện của sự ăn năn).

2. CÁC BỘ LUẬT VÀ HỆ THỐNG LUẬT PHÁP

Trong điểm khác biệt thứ hai này, chúng ta đang nói về cách sử dụng từ Hy Lạp của Phaolô cho “luật pháp,” ấy là, NOMOS. Ông sử dụng thuật ngữ này rất nhiều lần, đặc biệt trong Rôma và Galati. Ví dụ, hãy xem Rôma 2:12-15; 3:19-20; 3:27-28; 6:14-15; 8:1-4; Galati 2:16. Ở đây tôi đang nhấn mạnh một điểm khác biệt cốt yếu, ấy là, sự khác biệt giữa CÁC BỘ LUẬT và HỆ THỐNG LUẬT PHÁP.

Hiểu được sự khác biệt này là thiết yếu cho một sự hiểu biết chính xác về ân điển. Đáng tiếc là bạn sẽ hầu như không bao giờ thấy bất cứ ai nói về điều này. Nó hầu như không được nhận ra. Nhưng tôi nhấn mạnh điều này với bạn: trong cách sử dụng từ “nomos” (luật pháp) của Phaolô, bạn PHẢI phân biệt giữa các bộ luật và hệ thống luật pháp.

Khi Phaolô chỉ đến “luật pháp,” hầu hết mọi lần ông đều có ý là các bộ luật (ví dụ như luật pháp của Môi Se). Một bộ luật đơn giản là danh sách đầy đủ hay một chuỗi các mạng lệnh được ban cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời trong vai trò của Ngài như là ĐẤNG TẠO DỰNG, bao gồm các quyền và vai trò của Ngài như Đấng lập luật. Chúng ta như những vật tạo dựng của Ngài hoàn toàn mang bổn phận vâng phục bất cứ bộ luật nào mà Ngài đặt để cho chúng ta.

Bộ luật nào mà một người ở dưới phụ thuộc vào các tình huống lịch sữ mà người đó đang sống dưới nó. Nói chung, tất cả những người trong độ tuổi có thể chịu trách nhiệm đều ở dưới bộ luật được viết vào lòng của tất cả bởi công dụng của việc con người chúng ta được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời (Rôma 2:14-15). Bổ sung vào điều đó, tất cả dân Ysơraên tồn tại giữa thời Môise và Đấng Christ đều ở dưới luật pháp của Môsê như bộ luật duy nhất của họ. Trong thời kỳ giao ước mới này, chúng ta có một bộ sưu tập khác của các mạng lệnh và những sự chỉ dẫn về việc sống đời sống thánh như thế nào, đây là bộ luật giao ước mới của chúng ta. Nó chứa đựng những lời chỉ dẫn về đời sống thánh như được tìm thấy chủ yếu trong Tân Ước.

Điều này có nghĩa là, vâng, chúng ta như là các tín đồ Đấng Christ ở dưới một bộ luật, chứa đựng các mạng lệnh mà chúng ta hoàn toàn bị bắt buộc phải vâng theo. Không có trường hợp ngoại lệ, vì chúng ta là các vật tạo dựng của Đấng Tạo Dựng và Đấng lập luật. chúng ta luôn luôn được liên kết với Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Dựng của chúng ta.

Dù vậy, thỉnh thoảng, khi Phaolô sử dụng từ “nomos” (luật pháp), ông không chỉ đến bất cứ bộ luật nào như vậy, nhưng  đến thứ mà tôi gọi là HỆ THỐNG LUẬT PHÁP. Hệ thống luật pháp (và chỉ có duy nhất một cái) là phương pháp hay chương trình mà bởi đó một người có thể là công bình với Đức Chúa Trời, tức là, phương pháp hay chương trình mà vì đó một người thực sự có thể bước vào thiên đàng – bởi việc người đó vâng phục bộ luật của mình tốt như thế nào. Nói cách khác, hoàn toàn tách biệt khỏi bất cứ cân nhắc nào về ân điển hay về Đức Chúa Jesus Christ, một người có thể là công bình với Đức Chúa Trời duy nhất trong các giới hạn của bộ luật của mình. Điều này xảy ra như thế nào là những gì mà tôi đang gọi là hệ thống luật pháp. (Xem chương tiếp theo bên dưới).

Một sự so sánh cho hai cách sử dụng này của từ “luật pháp” là cách mà chúng ta sử dụng từ “thuốc.” Đôi khi từ này có nghĩa là các thuốc viên và các viên nang và các thuốc bổ mà chúng ta uống trong các liều thuốc. Ở đây chúng ta nói về số nhiều, chúng là “các viên thuốc” khác nhau của chúng ta. Nhưng đôi khi từ “thuốc” (số ít) được sử dụng với ý nghĩa là CÁCH THỨC hay PHƯƠNG PHÁP để dùng với các bệnh tật (ví dụ, như tương phản với cầu nguyện, phép thuật hay tư tưởng tích cực). Cách sử dụng sau này sẽ chỉ đến “lĩnh vực y học.”

Giống như vậy, một bộ luật được bao gồm các luật pháp hay mệnh lệnh đặc biệt, nơi mà hệ thống luật pháp là một ĐƯỜNG LỐI để là công bình với Đức Chúa Trời, một đường đi lên thiên đàng. Đó là cốt yếu để biết cái nào trong các cách sử dụng này mà Phaolô có trong tâm trí khi ông sử dụng “nomos” (từ mà thường được dịch thành “luật pháp”).

3. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ HỆ THỐNG ÂN ĐIỂN

           Trong chương trước, chúng ta nói đã về “hệ thống luật pháp” như một lối đi lên thiên đàng, như điều gì đó khác biệt với một “bộ luật.” Nhưng đây không phải là “hệ thống” duy nhất như vậy (mà vì đó chúng ta sẽ biết ơn đời đời!). Cũng có “hệ thống ân điển,” mà là một lối đi khác, khác biệt hoàn toàn để là công bình với Đức Chúa Trời. Đó là quan trọng để hiểu được rằng “các hệ thống” này thực sự là hai cách để nhận được đời sống đời đời và đi lên thiên đàng. Từ viễn cảnh của chúng ta như những tội nhân, chúng ta có thể nghĩ về điều này một cách đơn giản như là sự cứu rỗi. Vì vậy mấu chốt ở đây là điều này: chúng ta phải phân biệt giữa hai đường lối hay hệ thống để “được cứu,” tức là, để đi lên thiên đàng. Hai đường lối này là HỆ THỐNG LUẬT PHÁP (như đã được nói đến trong chương hai ở trên) và HỆ THỐNG ÂN ĐIỂN.

Điều này có thể hợp lý là điểm khác biệt quan trọng nhất của mười điều mà tôi giải thích ở đây. Nó là chìa khoá cho điểm của Phaolô trong Rôma 6:14-15, nơi mà ông nói hai lần rằng chúng ta “chẳng thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển.” KHÔNG PHẢI DƯỚI LUẬT PHÁP! NHƯNG THUỘC DƯỚI ÂN ĐIỂN! Đây thực ra là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể biết về chính bản thân mình: bạn không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển! Điều này có nghĩa là gì?

Điều này có nghĩa rằng chúng ta như là các tín đồ Đấng Christ không phải thuộc dưới HỆ THỐNG LUẬT PHÁP của sự cứu rỗi; chúng ta thuộc dưới HỆ THỐNG ÂN ĐIỂN của sự cứu rỗi. Chúng ta đang không cố gắng để là công bình với Đức Chúa Trời bằng việc chúng ta giữ bộ luật của chúng ta tốt như thế nào (tức là bằng việc chúng ta “tốt như thế nào”), nhưng chúng ta là công bình với Đức Chúa Trời qua sự ban cho của sứ đồ được làm cho khả thi qua Đức Chúa Jesus Christ. Nếu như bạn không nắm được điểm khác biệt này giữa hệ thống luật pháp và hệ thống ân điển, bạn sẽ không bao giờ hiểu được về ân điển.

Nhiều người vẫn nghĩ sai lầm rằng trong câu nói này (“anh em chẳng thuộc dưới luật pháp”), Phaolô đang nói về một BỘ LUẬT. Một vài người nghĩ ông có ý nói chúng ta không ở dưới luật pháp của Môi Se. Đúng là chúng ta không ở dưới luật pháp của Môi se như là bộ luật của chúng ta, nhưng đó KHÔNG phải là những gì mà ông đang nói đến ở đây. Một vài người nghĩ Phaolô có ý rằng chúng ta như là các tín đồ Đấng Christ không bị ép buộc phải vâng phục BẤT CỨ bộ luật nào, vì giờ đây chúng ta đang ở dưới ân điển. Điều này hoàn toàn sai lầm. Đức Chúa Trời vẫn là Đấng Tạo Dựng của chúng ta; chúng ta vẫn có một bộ luật; chúng ta ở dưới bộ luật đó như một đường lối của đời sống.

Đây là những gì mà Phaolô đang nói đến: chúng ta không thuộc về HỆ THỐNG LUẬT PHÁP, nơi mà sự cứu rỗi của chúng ta sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta giữ bộ luật của chúng ta tốt như thế nào. Vấn đề với việc cố gắng để “được cứu” (cố gắng để là công bình với Đấng Tạo Dựng của chúng ta) qua hệ thống luật pháp đó là để cho điều này xảy ra, bạn sẽ phải vâng phục bộ luật của bạn một cách hoàn hảo! Bạn sẽ phải tốt 100%! Dĩ nhiên điều này sẽ không bao giờ xảy ra với chúng ta, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân rồi (Rôma 3:23). Sự thật đáng buồn đó là không có ai CÓ THỂ là công bình với Đức Chúa Trời dưới hệ thống luật pháp.

Hãy nhớ rằng: chúng ta liên kết với Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Dựng và Đấng lập luật theo nhiều cách, và chúng ta liên kết với luật pháp của Ngài theo nhiều cách tích cực. Nhưng cho các mục đích của sự cứu rỗi, chúng ta không đang liên kết với Đức Chúa Trời như là Đấng Tạo Dựng và Đấng lập luật, và chúng ta không ở dưới luật pháp theo nghĩa này. Chúng ta đang liên kết với Ngài như Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu Chuộc, phụ thuộc duy nhất vào ân điển của Ngài. “Chúng ta không thuộc dưới luật pháp nhưng thuộc dưới ân điển” có nghĩa là chúng ta không thuộc dưới hệ thống luật pháp; chúng ta thuộc dưới hệ thống ân điển! Đây là tóm tắt của điểm khác biệt này:

A.     Dưới hệ thống luật pháp, Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Dựng, làm việc qua bản tính thần thánh của Ngài, ban cho chúng ta bộ luật của chúng ta. Sự vâng phục hoàn hảo bộ luật của chúng ta dẫn đến thiên đàng; sự không vâng phục nó (thậm chí là một điều) dẫn đến địa ngục.

B.     Dưới hệ thống ân điển, Đức Chúa Trời như Đấng Cứu Thế, làm việc qua tình yêu thương của Ngài, ban cho chúng ta Đức Chúa Jesus. Đức tin trong Đức Chúa Jesus dẫn đến thiên đàng; không tin đến Đức Chúa Jesus dẫn đến địa ngục.

Biểu đồ sau trình bày sự trái nghịch tương tự này giữa hai hệ thống để là công bình với Đức Chúa Trời:

HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ HỆ THỐNG ÂN ĐIỂN
1.  HỆ THỐNG LUẬT PHÁP2.  HỆ THỐNG ÂN ĐIỂN
A. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, hành động qua sự Thánh Khiết Ngài, ban cho chúng ta BỘ LUẬT của chúng taA. Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Rỗi, hành động qua Tình Yêu Ngài, ban cho chúng ta Đức Chúa Jêsus
B. Vâng phục tuyệt đối sẽ có kết quả ở THIÊN ĐÀNG!B. Đức tin vào Ngài kết quả ở THIÊN ĐÀNG!
C.  Không vâng lời (thậm chí phạm chỉ một tội) kết quả ở HỒ LỬA!C. Không tin Ngài kết quả ở HỒ LỬA!

4. CÁC MẠNG LỆNH CỦA LUẬT PHÁP VÀ CÁC MẠNG LỆNH CỦA ÂN ĐIỂN

Điểm khác biệt thứ tư giữa hai loại mạng lệnh được ban ra bởi Đức Chúa Trời: các mạng lệnh của luật pháp, và các mạng lệnh của ân điển. (Cái ở sau có thể cũng được gọi là các mạng lịnh của TIN LÀNH). Một mạng lệnh là một hình thức ra lệnh về mặt ngữ pháp, được trình bày theo phong cách mệnh lệnh (hay lối, như là khác biệt với các lối trình bày, nghi vấn và cảm thán). Nó là một sự giao tiếp bằng lời nói mà trong đó ai đó đang ra lệnh hay chỉ dẫn người khác để LÀM điều gì đó.

Đa số các giao tiếp của Đức Chúa Trời với chúng ta là theo hình thức của các mạng lệnh, và đa số mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời bao gồm việc đáp lại các mạng lệnh này. Sự đáp trả này có thể là tích cực (vâng phục) hay tiêu cực (không vâng phục).

Điều quan trọng để nhớ là đây: các mạng lệnh hay mệnh lệnh của Đức Chúa Trời với chúng ta không phải tất cả đều cùng một loại. Ngài ban cho chúng ta HAI LOẠI mạng lệnh, phụ thuộc và cái nón nào mà Ngài đang đội: nón Đấng Tạo Dựng của Ngài, hay nón Đấng Cứu Thế của Ngài. Điểm khác biệt này là cốt yếu!

Đôi khi Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Dựng của chúng ta ban cho chúng ta các sự chỉ dẫn như vật tạo dựng của Ngài. Những chỉ dẫn này là các mạng lệnh của LUẬT PHÁP; chúng lập nên BỘ LUẬT của chúng ta. Như các vật tạo dựng của Đấng Tạo Dựng, chúng ta hoàn toàn có nghĩa vụ vâng phục các mạng lệnh này. Nghĩa vụ này không bao giờ mất đi.

Mặt khác, đôi khi Đức Chúa Trời trong vai trò của Ngài như Đấng Cứu Thế ban cho chúng ta các chỉ dẫn như những tội nhân. Những chỉ dẫn này là các mạng lệnh của ÂN ĐIỂN (hay các mạng lệnh của TIN LÀNH). Chúng là câu trả lời của Đức Chúa Trời cho câu hỏi của tội nhân (như trong Công vụ 2:37; và Công vụ 16:30), “Tôi phải làm gì để được cứu?” Khi Đức Chúa Trời trả lời một câu hỏi như vậy với lối mệnh lệnh, thì những  câu mệnh lệnh này không định để bày tỏ quyền cai trị của Ngài trên chúng ta, chúng được định để nói với chúng ta những gì mà chúng ta phải làm để nhận được sự ban cho của sứ đồ cứu rỗi của Ngài.

Các mạng lệnh tin lành như vậy tồn tại là điều ngụ ý cần thiết về các sự ám chỉ đến SỰ VÂNG PHỤC đến TIN LÀNH trong một vài đoạn trích kinh thánh. Trong Rôma 10:16, Phaolô nói nhiều người Giu Đa bị hư mất bởi vì “chẳng phải mọi người đều nghe tin lành đâu”. Trong 2 Têsalônica 1:8 Phaolô nói Đức Chúa Jesus sẽ trở lại để “báo thù” những người “không vâng phục tin lành của Đức Chúa Jesus chúng ta.” Trong 1 Phierơ 4:17 sứ đồ hỏi, “sự cuối cùng của những kẻ chẳng vâng theo Tin lành Đức Chúa Trời sẽ ra thế nào?”.

Một vài người thừa nhận một cách sai lầm rằng “tin lành của Đức Chúa Jesus chúng ta” chứa đựng chỉ các sự kiện về sự chết, sự chôn và sự sống lại (xem 1 Cô Rinh Tô 15:1-4). Tuy nhiên, điều này là một hạn chế không theo kinh thánh về từ “tin lành.” Tin lành (tin tức tốt lành) bao gồm các sự kiện tin lành này, nhưng nó cũng bao gồm các lời hứa tin lành (xem Côlôse 1:5, 23) và các mạng lệnh tin lành – như được nhìn thấy ở trên. Một người không vâng phục các sự kiện hay các lời hứa; một người vâng phục các mạng lệnh. Phần của tin lành là các mạng lệnh mà nói với chúng ta làm thế nào để được cứu.

Các mệnh lệnh luật pháp và các mạng lệnh ân điển rất là khác nhau. Một sự so sánh là sự khác nhau giữa các mệnh lệnh từ các người đại diện chính quyền (“Dừng lại nhân danh của luật pháp!”), và các mệnh lệnh từ bác sĩ của một người (“Uống thuốc này! Và giảm 30 pounds nữa!). Trong cả hai trường hợp, các chỉ dẫn này là các mạng lệnh, được đưa ra theo hình thức câu mệnh lệnh. Trong cả hai trường hợp, chúng “nói bạn những gì phải làm,” nhưng vì các lý do rất khác nhau.

Tóm lại, khi Đấng Tạo Dựng – Đức Chúa Trời đưa ra các sự chỉ dẫn cho chúng ta như vật tạo dựng của Ngài, Ngài đang ban cho chúng ta các mạng lệnh luật pháp; khi Đấng Cứu Thế – Đức Chúa Trời chỉ dẫn chúng ta như những tội nhân làm thế nào để được cứu, thì Ngài đang ban cho chúng ta các mạng lệnh ân điển (tức là tin lành).

5. SỰ VÂNG PHỤC LUẬT PHÁP VÀ SỰ VÂNG PHỤC ÂN ĐIỂN

Điểm khác biệt tiếp theo này sinh ra trực tiếp từ điểm trước đó. Nếu có hai loại mạng lệnh, vậy thì phải có hai loại vâng phục. Đa số sự vâng phục của chúng ta là cách chúng ta đáp lại các mạng lệnh luật pháp của Đấng Tạo Dựng. Chúng ta chỉ đơn giản vâng phục bộ luật hằng ngày của chúng ta. Ví dụ, mỗi lần chúng ta nói sự thật, chúng ta đang vâng phục một mạng lệnh luật pháp của Đức Chúa Trời (Ê Phê Sô 4:25). Việc nộp thuế một cách trung thực là sự vâng phục luật pháp của Đức Chúa Trời (Rôma 13:6-7). Việc sống hòa thuận với hàng xóm của chúng ta là sự vâng phục bộ luật của chúng ta (Rôma 12:18). Không làm những điều bị ngăn cấm bởi Đấng Tạo Dựng cũng là sự vâng phục các mạng lệnh luật pháp (ví dụ, không ăn cắp, không sử dụng từ ngữ thô tục – Ê Phê Sô 4:28-29). Bộ luật của chúng ta bao gồm hàng trăm các mệnh lệnh như vậy theo nghĩa đen, và chúng ta đang sống liên tục nhưng hầu như vâng phục chúng một cách vô thức.

Mặt khác, đặc biệt là khi chúng ta đang trong quá trình trở thành một tín đồ Đấng Christ, thì chúng ta đang vâng phục các mạng lệnh của TIN LÀNH. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta các mạng lệnh này không phải bởi vì Ngài là chủ và không chỉ bởi vì Ngài muốn cho chúng ta biết về việc một người tốt được đòi hỏi phải sống như thế nào. Và chúng ta vâng phục các mạng lệnh của tin lành không chỉ đơn giản để làm hài lòng Đấng Tạo Dựng của chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta muốn được cứu khỏi tội lỗi của chúng ta. Các mạng lệnh sứ đồ này bày tỏ cho chúng ta con đường để được cứu, chúng nói với chúng ta những gì CHÚNG TA phải làm để nhận được sự cứu rỗi.

Loại thứ hai của sự vâng phục này được gọi là “vâng phục tin lành.” Hai lần Phaolô nói rằng việc không vâng phục tin lành là một nguyên nhân chính cho việc tại sao con người không được cứu. Như đã được lưu ý lúc đầu, đặc biệt nói về những người Giuđa, những người bị hư mất, ông nói rằng, “chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu” (Rôma 10:16, được dịch theo nghĩa đen). Nói chung chung thì Phaolô nói rằng lúc Đấng Christ quay lại, Ngài sẽ “báo thù những kẻ không vâng phục tin lành” (2 Têsalônica 1:8). Xem lại 1 Phierơ 4:17.

Việc vâng phục tin lành bao gồm việc làm tất cả những điều mà Đấng Cứu Thế – Đức Chúa Trời nói tội nhân phải làm để nhận được sự cứu rỗi. Điều này bao gồm tin vào Đức Chúa Jesus (Giăng 3:16; Công vụ 16:31); ăn năn tội lỗi (Luca 13:3; Công vụ 2:38); xưng nhận Đức Chúa Jesus là Chúa (Rôma 10:9-10) và chịu nhận chìm vào trong Đấng Christ (Công vụ 2:38; Công vụ 22:16). Thậm chí như là các tín đồ Đấng Christ, chúng ta tiếp tục vâng phục các mạng lệnh của tin lành để tin và ăn năn, khi chúng ta nuôi dưỡng trong lòng chúng ta các thái độ tiếp diển về đức tin trong Đức Chúa Jesus và sự ăn năn tội lỗi.

Mọi hành động (và thái độ) của sự vâng phục, bao gồm sự vâng phục đến các mạng lệnh luật pháp VÀ sự vâng phục đến các mạng lệnh ân điển, là một việc làm của loài người theo ý nghĩa chung về “điều gì đó mà chúng ta phải làm.” Chính đức tin là một việc làm theo nghĩa này, như là phép báp têm. Nhưng “các việc làm” như vậy (những điều chúng ta làm) là phù hợp hoàn hảo với ân điển vì chúng không phải là sự vâng phục các mạng lệnh luật pháp, nhưng là sự vâng phục các mạng lệnh sứ đồ của Đức Chúa Trời như Đấng Cứu Thế. (Xem chương tiếp theo).

Sự vâng phục các mạng lệnh tin lành giống như một người giải cứu cứu một người đang đuối nước bằng cách quăng cho người đó một sợi dây và la lên “Nắm lấy sợi dây này!” Một cách nghiêm túc thì đó là một mạng lệnh, nhưng việc nắm lấy sợi dây và được kéo lên an toàn thì là ân điển thuần túy. Một so sánh khác là một nhóm những người lính cứu hỏa trên mặt đất đang cầm một tấm lưới dưới một cửa sổ của tầng thứ ba trong một tòa nhà đang cháy, và la lên “Nhảy!” với một phụ nữ đang mắc kẹt trong tòa nhà. Trong trường hợp này “Nhảy!” không phải là một mạng lệnh luật pháp nhưng là một mạng lệnh ân điển, và người đó vâng phục mạng lệnh để được cứu.

6. CÁC VIỆC LÀM BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC VIỆC LÀM CỦA LUẬT PHÁP 

Trong khao khát của chúng ta để hiểu được ân điển, đó là hoàn toàn thiết yếu để chúng ta có một sự hiểu biết chính xác về thuật ngữ “các việc làm.” Đây là bởi vì Ê Phê Sô 2:8-9 đặc biệt nói rằng bởi vì chúng ta được cứu bởi ân điển qua đức tin, nên chúng ta không thể được cứu bởi việc làm. Vì vậy chúng ta phải biết “các việc làm” có nghĩa gì trong câu này.

Vấn đề đó là hầu như mọi người không hiểu được những gì Phaolô muốn nói khi ông nói ra câu này. Đó là bởi vì họ cho rằng bất cứ khi nào kinh thánh sử dụng thuật ngữ “các việc làm,” thì nó đơn giản có nghĩa là “điều gì đó bạn làm,” tức là, điều gì đó mà bạn LÀM trái ngược với điều gì đó mà Đức Chúa Trời làm. Giả định này là một sai lầm nghiêm trọng.

Trong trường hợp này điểm khác biệt không phải là về các việc làm mà chúng ta làm như vậy, nhưng là về chính thuật ngữ “các việc làm,” và thuật ngữ được sử dụng như thế nào. Sự thật đó là khi Tân Ước sử dụng thuật ngữ liên quan đến “các việc làm,” nó sử dụng các thuật ngữ này theo hai nghĩa khác biệt. Điều này có nghĩa là một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất (nhưng có lẽ là ít được biết đến nhất) mà chúng ta phải đưa ra liên quan đến ân điển là đây: chúng ta phải phân biệt giữa các thời điểm khi mà Tân Ước sử dụng “các việc làm” theo một nghĩa BÌNH THƯỜNG hay chung chung, và các thời điểm khi nó sử dụng “các việc làm” theo một nghĩa đặc biệt hơn về CÁC VIỆC LÀM CỦA LUẬT PHÁP.

“Các việc làm” theo nghĩa bình thường hay chung chung có nghĩa đơn giản là “điều gì đó mà bạn làm.” Điều đó bao gồm BẤT CỨ ĐIỀU GÌ mà bạn làm, và ĐIỀU ĐÓ bao gồm bất cứ điều gì mà bạn làm để vâng phục bất cứ mạng lệnh nào của Đức Chúa Trời, cho dù điều đó là một mạng lệnh luật pháp của Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Dựng hay một mạng lệnh ân điển của Đức Chúa Trời như Đấng Cứu Thế. Tức là, chính đức tin là điều gì đó mà BẠN làm, và vì vậy nó là một việc làm theo nghĩa này. Điều này được chứng minh bởi Giăng 6:26-29, khi mà Đức Chúa Jesus sử dụng thuật ngữ “các việc làm” để miêu tả về chính đức tin. Đức tin, cùng với mọi hành động khác của sự vâng phục các mạng lệnh ân điển, là một việc làm theo nghĩa chung này.

Nhưng đây là cách giải quyết: Phaolô phân biệt đức tin với các việc làm (như trong Ê Phê Sô 2:8-9 và nhiều nơi khác ), và nói rằng các việc làm không có chỗ trong việc nhận được ân điển. Làm thế nào mà điều này có thể là như vậy, xét theo Giăng 6:26-29? Đơn giản như vậy: khi Phaolô sử dụng thuật ngữ “các việc làm,” ông không đang sử dụng nó theo nghĩa chung của “điều gì đó mà bạn làm.” Đối với ông, nó phải có ý nghĩa khác nào đó – một ý nghĩa đặc biệt hơn. Nếu không thì sự dạy dỗ của ông sẽ trái nghịch với sự dạy dỗ của Đức Chúa Jesus – điều mà không thể được. Vì vậy chúng ta phải phân biệt Phaolô đang sử dụng thuật ngữ “các việc làm ” như thế nào, với Đức Chúa Jesus sử dụng thuật ngữ như thế nào.

Điểm cốt yếu là đây: bất cứ khi nào mà Phaolô sử dụng thuật ngữ “các việc làm,” ông đặc biệt muốn nói đến “các việc làm của luật pháp.” Đôi khi ông nói là “các việc làm,” đôi khi ông nói là “các việc làm  của luật pháp.” (Một nghiên cứu kỹ lưỡng hơn Rôma 3:27-28 bày tỏ điều này. Trong Rôma 4:6, ông nói về việc “được cho là công bình” – tức là, được bào chữa – “chẳng bởi việc làm,” mà không thêm vào “của luật pháp;” nhưng rõ ràng rằng ông muốn nói điều tương tự bằng “các việc làm” trong 4:6 như ông muốn nói bởi “các việc làm của luật pháp” trong 3:28). Và đối với Phaolô, “các việc làm ” là một danh sách đặc biệt của “những việc mà chúng ta làm,” theo nghĩa là những điều gì đó mà chúng ta làm không phải là “các việc làm ” – tức là, các việc làm  của luật pháp.

Xem Rôma 3:20, 28; Galati 2:16; và 3:2, 5 cho cách sử dụng thuật ngữ “các việc làm  của luật pháp” của Phaolô. Ví dụ, trong Rôma 3:20, ông nói rằng “chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài.” Trong Rôma 3:28 ông nói chúng ta “được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp.” Trong Galati 2:16 Phaolô lập lại các ý tưởng của Rôma 2:20, 28 và sử dụng “các việc làm của luật pháp” ba lần. Trong Galati 3:2 ông hỏi liệu rằng chúng ta có nhận được Đức Thánh Linh “cậy các việc luật pháp hay là bởi nghe và tin” (cũng xem câu 5).

Chú ý: mặc cho các sự dịch nghĩa có sai sót, nhưng Phaolô CHƯA BAO GIỜ sử dụng một mạo từ trong nhóm từ này. Ông chưa bao giờ nói “THE works của The Law”; nó chỉ luôn luôn là “works của law.” Cũng vậy, ông CHƯA BAO GIỜ giới hạn “luật pháp” này thành luật pháp của Môise, trái ngược với một giải nghĩa bình thường nhưng là cách giải nghĩa sai lầm nghiêm trọng. Đây là điểm cốt yếu: “các việc làm của luật pháp” (tức là, “các việc làm” mà không thể cứu được) là BẤT CỨ và TẤT CẢ những điều mà chúng ta làm đáp lại bộ luật của chúng ta (các mạng lệnh luật pháp), bao gồm tất cả các mạng lệnh Tân Ước về đời sống thánh. Phaolô thậm chí bao gồm CÁC TỘI LỖI của chúng ta nghịch với bộ luật của chúng ta về khái niệm của “các việc làm của luật pháp,” như một sự so sánh của Rôma 3:28 và 4:6-8 bày tỏ. Tức là, chúng ta được xưng công bình bởi đức tin, TÁCH BIỆT KHỎI một sự xem xét hồ sơ của sự vâng phục của chúng ta và của các tội lỗi của chúng ta nghịch cùng các mạng lệnh của bộ luật của chúng ta. (Vui lòng đọc câu cuối cẩn thận).

Vậy thì cái gì là “những điều mà chúng ta làm” mà không được bao gồm trong thuật ngữ “các việc làm” như Phaolô sử dụng thuật ngữ đó? Đặt ra một cách đơn giản, ông không bao gồm sự vâng phục tin lành trong danh sách của các việc làm (tức là, các việc làm của luật pháp). Đây phải là như vậy vì chúng ta không được cứu bởi các việc làm (Ê Phê Sô 2:8-9), nhưng chúng ta không thể được cứu mà không có sự vâng phục tin lành (Rôma 10:16; 2 Têsalônica 1:8).

Đây là dòng cuối cùng: khi Phaolô nói chúng ta không được cứu bởi các việc làm, ông muốn nói là chúng ta không được cứu bởi việc chúng ta vâng phục các mạng lệnh LUẬT PHÁP của chúng ta tốt như thế nào. (Đây là lý do tại sao ông gọi chúng là các việc làm CỦA LUẬT PHÁP). Tuy nhiên, ông KHÔNG loại trừ các hành động của sự vâng phục các mạng lệnh ÂN ĐIỂN từ sự kiện cứu rỗi, bao gồm mạng lệnh chịu phép báp têm. Sự vâng phục các mạng lệnh tin lành không phải là các việc làm, theo ý của Phaolô về thuật ngữ.

Một bình luận cuối cùng: những gì mà chúng ta đang nói ở đây không có nghĩa là mọi “điều mà chúng ta làm” đều thuộc MỘT trong những danh sách này nhưng không phải là CÁI KHÁC. Nó có nghĩa là một trong những danh sách (và thuật ngữ áp dụng cho nó như Đức Chúa Jesus sử dụng nó – “các việc làm” chung) bao gồm TẤT CẢ mọi điều mà chúng ta làm, trong khi danh sách khác (và thuật ngữ miêu tả nó như Phaolô sử dụng nó – đặc biệt là “các việc làm của luật pháp”) bao gồm ĐA SỐ của các điều tương tự này, nhưng không phải là tất cả chúng. Phaolô để dành thuật ngữ “các việc làm” cho những điều mà chúng ta làm để vâng phục các mạng lệnh của luật pháp thôi.

7. CÁC MẠNG LỆNH CỦA LUẬT PHÁP VÀ CÁC HÌNH PHẠT CỦA LUẬT PHÁP

Điểm khác biệt khác liên quan đến luật pháp là sự khác biệt giữa CÁC MẠNG LỆNH của luật pháp, và CÁC HÌNH PHẠT được ra lệnh bởi luật pháp khi các mạng lệnh của nó không được vâng phục. Đó là cốt yếu để hiểu được sự khác biệt này, để hiểu được chính xác công việc của Đức Chúa Jesus Christ.

Bất cứ hệ thống của các luật pháp nào (bất cứ bộ luật nào) đều bao gồm cả các mạng lệnh và các hình phạt. Xem lại Ê Sai 33:22 và Gia Cơ 4:12: Đức Chúa Trời vừa là ĐẤNG LẬP LUẬT (ban các mạng lệnh) và vừa là QUAN XÉT (ép buộc sự vâng phục qua các hình phạt). Như lúc trước, trong vai trò là Đấng Tạo Dựng, Đức Chúa Trời đưa ra các mạng lệnh mà Ngài đòi hỏi các vật tạo dựng của Ngài phải vâng phục. Như sau này, cũng trong vai trò của Ngài như Đấng Tạo Dựng, Đức Chúa Trời ngồi trong nơi phán xét các vật tạo dựng của Ngài và áp dụng các hình phạt của địa ngục cho những người không vâng phục.

Cho đến tận khi chúng ta các vật tạo dựng được quan tâm đến, thì chúng ta được xem là CÔNG BÌNH khi chúng ta vâng phục các mạng lệnh của luật pháp. (Sự công bình theo định nghĩa có nghĩa sự tuân theo các quy tắc tiêu chuẩn thích hợp, và các tiêu chuẩn thích hợp cho loài người là luật pháp của Đấng Tạo Dựng). Nếu chúng ta giữ sự vâng phục bộ luật của chúng ta một cách hoàn hảo, thì chúng ta giữ được sự thông công với Đấng Tạo Dựng. Nhưng nếu như chúng ta phạm tội, chúng ta không bao giờ “công bình với Đức Chúa Trời” nữa theo các thuật ngữ của các MẠNG LỆNH của luật pháp.

Vậy thì luật pháp trở nên không hoạt động bình thường và bị loại bỏ khi chúng ta phạm tội nghịch với nó phải không? Nó rơi vào sự không tôn trọng và bất lực phải không? Không! Luật pháp, tức là, Đấng lập luật, được chuẩn bị để đối phó với những người phá luật. Việc áp dụng HÌNH PHẠT của luật pháp gìn giữ danh dự của Đấng lập luật và khả năng hoạt động của luật pháp. Và với việc áp dụng hình phạt của luật pháp, thậm chí người phá luật giữ “sự công bình với luật pháp” theo nghĩa mà người đó thỏa mãn hình phạt được đòi hỏi của nó. (Như một sự so sánh, chúng ta nói rằng một kẻ phạm tội, người mà đáp ứng thời hạn được định của mình ở trong tù đã “trả món nợ của mình cho xã hội.” Tuy nhiên theo trường hợp của luật pháp của Đức Chúa Trời,  thì việc trả món nợ – đời đời trong địa ngục – là không bao giờ kết thúc).

Điều này phải làm gì với Đức Chúa Trời? Tại sao luật pháp của Đức Chúa Trời lại bao gồm cả các mạng lệnh VÀ các hình phạt? Nó là một vấn đề về sự CÔNG BÌNH của chính Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là nguồn gốc của luật pháp, cách đáp lại của chúng ta với luật pháp đó phản chiếu lên chính Đức Chúa Trời. Vì vậy để Đức Chúa Trời gìn giữ được danh dự của chính Ngài, thì Ngài phải thấy được rằng luật pháp của Ngài được tôn trọng và gìn giữ. Tức là, để Đức Chúa Trời là đúng đắn với chính Ngài (tức là, công bình), thì Ngài phải bảo đảm rằng các MẠNG LỆNH của luật pháp được tôn trọng và được vâng phục, hay là HÌNH PHẠT của luật pháp được áp dụng và làm theo một cách nghiêm khắc. Khi các mạng lệnh của luật pháp của Ngài bị phạm bởi tội lỗi của loài người, bản chất thánh của Đức Chúa Trời đòi hỏi HÌNH PHẠT của luật pháp được đáp ứng. Dù sao đi nữa thì Đức Chúa Trời là công bình.

8. SỰ CÔNG BÌNH CÁ NHÂN VÀ SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Trong chương trước, chúng ta đã nói về sự công bình của loài người cũng như sự công bình của Đức Chúa Trời. Việc phân biệt giữa chúng là rất quan trọng khi chúng ta cố gắng hiểu được ân điển, vì chúng ta không thể được cứu mà không có sự công bình.

Trước tiên, “công bình” là gì? Cơ bản, để là công bình có nghĩa là trong sự tuân theo QUY TẮC TIÊU CHUẨN mà bởi đó một người được đánh giá một cách chính xác và công bằng. Quy tắc tiêu chuẩn chính xác mà loài người phải tuân theo nó là bộ luật của Đấng Tạo Dựng của chúng ta. Vì vậy chúng ta có thể định nghĩa sự công bình (đặc biệt trong mạch văn về ân điển) như “sự đáp ứng được các yêu cầu của luật pháp.” Chủ yếu điều này bao gồm việc đáp ứng được các mạng lệnh của luật pháp, nhưng có một ý nghĩa mà trong đó nó có thể bao gồm việc đáp ứng hình phạt của luật pháp. Có hai cách khác nhau mà một người có thể là công bình liên quan đến bộ luật của chúng ta.

Cách khác để nói về nó đó là để được công bình có nghĩa là phải “đúng đắn với Đức Chúa Trời,” và điều này có nghĩa đặc biệt là để đúng đắn với luật pháp của Đức Chúa Trời.

(Một định nghĩa thịnh hành chung về sự công bình là nó có nghĩa “trung tín với các lời hứa của giao ước.” Ý tưởng đó là dân Ysơraên không sống theo các cam kết giao ước của nó, vì vậy Đức Chúa Jesus đã đến như một “người thay thế” cho dân Ysơraên và làm trọn các lời hứa giao ước của dân Ysơraên trong vị trí của nó. Tuy nhiên, điều này không tương xứng một cách đáng tiếc. Đức Chúa Jesus đã không đến để “lắp” vào mối quan hệ thất bại của dân Ysơraên với giao ước của nó; Ngài đã đến để giải quyết mối quan hệ bị hư mất của loài người với luật pháp của Đức Chúa Trời!)

Chúng ta không thể gìn giữ sự thông công với Đức Chúa Trời mà không có sự công bình. Như Phaolô nói trong 1 Côrinhtô 6:9, “Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình [những kẻ phá luật pháp] chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao.” Quy tắc tiêu chuẩn mà chúng ta phải tuân theo để được công bình là bộ luật giao ước mới của chúng ta. Chúng ta phải đáp ứng các mạng lệnh của bộ luật của chúng ta để được Đức Chúa Trời chấp nhận. Dĩ nhiên, sự lựa chọn để là những kẻ phá luật (các tội nhân) và vị vậy bị kết tội để đáp ứng đòi hỏi của luật pháp cho hình phạt. Vì chúng ta thực tế là các tội nhân, số phận của chúng ta sẽ sinh ra là điều đến sau. (Điều đến sau này thực chất là một loại công bình – “là đúng đắn với luật pháp” – nhưng không theo một cách mà cứu được.)

Nhưng đây là nơi điểm khác biệt giữa sự công bình của cá nhân và công bình của Đức Chúa Trời đi đến hướng giải thoát. Sự công bình của CÁ NHÂN đơn giản là sự đáp ứng của CHÍNH chúng ta về các đòi hỏi của luật pháp của Đức Chúa Trời. Chúng ta mong ước chúng ta có thể làm điều này bằng phương tiện của tính chính trực của cá nhân chúng ta, sự trung tín của chúng ta với ý muốn của Đức Chúa Trời, sự vâng phục của chúng ta đến tất cả các mạng lệnh luật pháp mà không có bất cứ sự sai trái nào. Vấn đề ở đây được nhìn thấy trong lời nhắn của Rôma 1:18-3:20, “chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (3:10); “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (3:23). Như Ê Sai 64:6 tuyên bố, “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp.”

Vậy thì điều này có nghĩa là gì? Đơn giản đây là: bởi vì chúng ta là tội nhân, chúng ta không bao giờ có thể là công bình với Đức Chúa Trời theo cách nói của các mạng lệnh của luật pháp; vì vậy sự lựa chọn duy nhất để là công bình với luật pháp của Đức Chúa Trời là theo cách nói của hình phạt của nó. Về sự công bình của cá nhân chúng ta, chúng ta bị kết tội để được phù hợp với luật pháp bằng việc chịu đựng hình phạt của nó: đời đời trong địa ngục.

Có bất cứ hy vọng gì cho chúng ta không? Không được căn cứ trên sự công bình của chính chúng ta. Nhưng đây là điểm của tin lành về ân điển: Đức Chúa Trời bước vào trong vị trí của chúng ta và đáp ứng các đòi hỏi của luật pháp CHO chúng ta! Đức Chúa Trời bảo đảm rằng các đòi hỏi của luật pháp của chính Ngài được đáp ứng. Ngài không cho phép luật pháp của Ngài bị bôi nhọ hay không được tôn trọng. Ngài bảo đảm rằng sự hoàn hảo của luật pháp được gìn giữ trong sự công bình tuyệt đối. Và vinh hiển của ân điển của Ngài là đây: Ngài BAN sự công bình THÁNH đó – sự công bình của CHÍNH Ngài – cho chúng ta như cơ sở cho sự cứu rỗi của chúng ta!

Quay trở lại với Êsai, chúng ta sẽ nhớ rằng trong 64:6 ông nói rằng mọi việc công bình của chúng ta như áo nhớp. Nhưng trong 61:10, Đấng tiên tri tuyên bố rằng, “Ta sẽ rất vui vẻ trong Ðức Giê-hô-va, linh hồn ta mừng rỡ trong Ðức Chúa Trời ta; vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho ta; khoác áo choàng công bình (NGÀI!) cho ta.” Sự ban sự công bình của Đức Chúa Trời này là “sự công bình của Đức Chúa Trời” mà Phaolô nói được bày tỏ trong tin lành (Rôma 1:16-17).

9. SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI: PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC HOÀN HẢO CỦA NGÀI HAY SỰ BAN CHO CỦA NGÀI ĐẾN CÁC TỘI NHÂN?

Kinh thánh đặc biệt nói rằng chúng ta được cứu bởi sự công bình của Đức Chúa Trời. Ví dụ, Phaolô nói rằng nguyên nhân để quá nhiều người Giu Đa bị hư mất là do họ đang cố gắng để được cứu bởi sự công bình của chính họ, và vì vậy đã không giao phó chính bản thân họ cho sự công bình của Đức Chúa Trời (Rôma 10:1-3). Tin lành về sự cứu rỗi quá quyền năng bởi vì “trong Tin lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời” (Rôma 1:16-17).

Điều này sinh ra câu hỏi: khi Phaolô nói về “sự công bình của Đức Chúa Trời,” thì chính xác là ông đang nói về cái gì? Đây là nơi chúng ta phải đưa ra điểm khác biệt khác: chúng ta phải phân biệt giữa sự công bình của Đức Chúa Trời như PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC HOÀN HẢO của Ngài, và sự công bình của Ngài như SỰ BAN CHO CÁC TỘI NHÂN của Ngài.

Mấu chốt ở đây là để hiểu được chính xác cái gì có nghĩa bởi sự công bình của Đức Chúa Trời khi nó được kéo vào trong sự cứu rỗi của các tội nhân. Đa số, khi kinh thánh nói đến sự công bình của Đức Chúa Trời, nó đang nói về phẩm chất đạo đức hoàn hảo không thay đổi của Ngài, tức là, một thuộc tính của bản chất tự nhiên của Ngài. Nhưng trong phạm vi về ân điển (ví dụ, Rôma 1:16-17; 3:21-22; 5:18; 10:3-6) nó dường như là điều gì đó khác, hay ít nhất điều gì đó HƠN THẾ. Việc không nhìn thấy điểm khác biệt này có thể dẫn đến sự rối loạn nhiều về việc chúng ta được cứu như thế nào.

Liên quan đến điều trước, sự công bình của Đức Chúa Trời thực tế là một trong những thuộc tính chính của Ngài. (Xem sách của tôi, “Đức Chúa Trời – Đấng Cứu Chuộc,” chương 4, trang 175-243). Giờ thì, nếu như sự công bình có nghĩa là “sự tuân theo một quy tắc tiêu chuẩn, thì điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời có một quy tắc tiêu chuẩn mà Ngài phải đánh giá theo nó phải không? Theo một nghĩa nào đó, thì đúng như vậy. “Quy tắc tiêu chuẩn” đó là bản chất tự nhiên của chính Ngài, tổng hợp của các thuộc tính của Ngài. Chúng ta có thể nói nó giống như thế này: sự công bình của Đức Chúa Trời có nghĩa là các hành động của Ngài sẽ luôn luôn nằm trong sự tuân thủ hoàn hảo với tính tự nhiên hay bản chất của Ngài. Bởi vì Đức Chúa Trời công bình là thánh, nên các hành động của Ngài có thể không bao giờ xâm phạm bản chất thánh của Ngài. Bởi vì Đức Chúa Trời công bình là yêu thương, nên các hành động của Ngài có thể không bao giờ xâm phạm tình yêu thương của Ngài – và cứ thế tiếp tục. Ngài là kiên định với bản thân mình, Ngài mãi mãi trung tín với chính Ngài. Đây là sự công bình của Ngài.

Như chúng ta đã nhìn thấy, Phaolô nói rằng sự công bình của Đức Chúa Trời là phần của tin lành (Rôma 1:16-170, và “tin lành” có nghĩa là “tin tức tốt lành.” Nhưng làm thế nào mà sự công bình của Đức Chúa Trời là TIN TỨC TỐT LÀNH cho các tội nhân? Đức Chúa Trời phải luôn luôn đúng với chính bản thân Ngài. Điều đó nghe có vẻ tốt, cũng như chúng ta đối xử với chính bản thân chúng ta. Nhưng sự thật đó là chúng ta là những tội nhân, và Đức Chúa Trời cũng là một “đám lửa hay thiêu đốt” của sự thạnh nộ (Hêbơrơ 12:29). Vậy thì chúng ta những người tội nhân có thể mong đợi gì từ một Đức Chúa Trời công bình ngoại trừ địa ngục? Làm thế nào để sự công bình của Ngài là “tin tức tốt lành” cho các tội nhân?

Đây là nơi chúng ta phải học để suy ngẫm về sự công bình của Đức Chúa Trời như là hơn thuộc tính nội tâm đơn giản của phẩm chất đạo đức cá nhân của Ngài. Như kinh thánh trình bày nó trong mạch văn về ân điển, sự công bình của Đức Chúa Trời là điều gì đó tách biệt khỏi bản chất tự nhiên của chính Ngài, điều gì đó mà có thể được gói thành một gói quà và được cho đi (được chuyển đi, được dành cho) các tội nhân, giống như “áo của sự công bình” trong Ê Sai 61:10.

Để hiểu được điều này, chúng ta phải nghĩ đến sự công bình của Đức Chúa Trời không chỉ như ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ điều gì đó, nhưng như ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM điều gì đó. Đức Chúa Trời công bình LÀM điều gì đó mà gìn giữ tính liêm chính của luật pháp của Ngài, và các ảnh hưởng của hành động đó mà sau khi được chuyển đi (được dành cho) chúng ta – các tội nhân và trở thành cơ sở cho sự cứu rỗi của chúng ta. Vì vậy chúng ta được cứu không chỉ bởi sự công bình của CHÍNH chúng ta, nhưng bởi sự công bình của ĐỨC CHÚA TRỜI.

Điều này mà Đức Chúa Trời làm, mà tạo thành sự ban cho của sự công bình của Ngài đến các tội nhân là gì? Đây là nơi Đức Chúa Jesus Christ xuất hiện trong khung cảnh. Đức Chúa Jesus, như hiện thân của Đức Con, “làm ra” sự công bình của Đức Chúa Trời trong lịch sử của chúng ta trong nơi chốn của các tội nhân. Những gì mà Đức Chúa Jesus đã làm cho chúng ta tạo nên sự công bình của Đức Chúa Trời mà là cơ sở cho sự cứu rỗi của chúng ta. Sự công bình của Ngài là sự ban cho đầy ân điển của Đức Chúa Trời cho chúng ta.

10.                    CÁC MẠNG LỆNH CỦA LUẬT PHÁP ĐƯỢC ĐÁP ỨNG, HAY HÌNH PHẠT CỦA LUẬT PHÁP ĐƯỢC ĐÁP ỨNG?

Vấn đề ở đây là như thế này: về tất cả những gì mà Đức Chúa Jesus đã làm trong khi Ngài còn trên thế gian, chính xác là phần nào của những việc đó được chuyển (được dành) cho chúng ta như “sự công bình của Đức Chúa Trời”? Ở đây chúng ta phải phân biệt giữa sự làm cho thỏa mãn CÁC MẠNG LỆNH của luật pháp của Đức Chúa Jesus, và sự làm cho thỏa mãn HÌNH PHẠT của nó của Ngài. Chúng ta đã miêu tả sự công bình (như được sử dụng trong mạch văn về ân điển) như là sự làm thỏa mãn các yêu cầu của luật pháp. Chúng ta được nói rằng Đức Con như Đức Chúa Jesus của Naxarét “làm ra” sự công bình này cho chúng ta. Tức là, Ngài đã làm thỏa mãn các yêu cầu của luật pháp cho chúng ta, và điều này được ban cho chúng ta như một món quà và được xem như của chính chúng ta.

Câu hỏi là, theo các cách nào mà Đức Chúa Jesus đã “làm thỏa mãn các yêu cầu của luật pháp,” và làm thế nào mà điều này được chuyển đến cho chúng ta? Có sự rối loạn đáng kể và sự hiểu sai ở đây, vì vậy chúng ta phải giải thích nó thật cẩn thận.

Đức Chúa Jesus đã làm thỏa mãn các yêu cầu của luật pháp theo hai cách riêng biệt. Trước tiên, Ngài là vô tội, tức là, Ngài đã vâng phục một cách hoàn hảo tất cả CÁC MẠNG LỆNH của luật pháp mà Ngài đã sống dưới nó như một con người (chính là luật pháp Môise). Đây được gọi là sự vâng phục chủ động của Ngài hay sự công bình chủ động. Nhiều người tin rằng “sự công bình của Đức Chúa Trời” này được chuyển đến (được dành cho) các tội nhân đang tin như cơ sở cho sự xưng công bình của họ trước Đức Chúa Trời. Hồ sơ vâng phục hoàn hảo của Đức Chúa Jesus được chuyển đến tài khoản của chúng ta, và Đức Chúa Trời tính nó như là của chúng ta và xem chúng ta là công bình. Đây chính mà một niềm tin rất phổ biến.

Tuy nhiên, đây là SAI LẦM. Vì một điều, sự vâng phục hoàn hảo của Đức Chúa Jesus không gì hơn là Ngài, người đã mắc nợ Đức Chúa Trời rồi như một con người đang sống dưới bộ luật của luật pháp Môise. Ngài không có gì “để lại,” để nói, để chia sẻ cho bất cứ người nào. (Đây là một kết luận được căn cứ trên Luca 17:7-10). Thậm chí như một con người hoàn hảo thì Đức Chúa Jesus vẫn là một “đầy tớ vô ích.”

Lý do khác mà tại sao nó sai khi nghĩ rằng sự vâng phục hoàn hảo của Đức Chúa Jesus là “sự công bình của Đức Chúa Trời” được dành cho các tội nhân đó là kinh thánh nói (Rôma 5:18) rằng “bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy.” MỘT VIỆC của sự công bình! Đây sẽ không phải là đời sống hoàn hảo của Ngài, nhưng là SỰ ĐÓNG ĐINH của Ngài, một việc làm mà trong đó Đức Chúa Jesus đang làm thỏa mãn yêu cầu của luật pháp CHO HÌNH PHẠT cho toàn bộ thế hệ loài người! Đây được gọi là sự vâng phục bị động của Đức Chúa Jesus hay sự công bình bị động – và ĐÂY LÀ TẤT CẢ SỰ CÔNG BÌNH MÀ CHÚNG TA CẦN cho sự xưng công bình trước Đức Chúa Trời!

Chỉ mình sự công bình bị động này là sự công bình của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong tin lành, và sự công bình của Đức Chúa Trời mà được dành cho các tội nhân và trên cơ sở đó mà Đức Chúa Trời xưng chúng ta công bình. Bởi vì Đức Chúa Jesus trên thập tự giá giao phó chính Ngài cho cơn thạnh nộ vô tận của Đức Chúa Trời trong vị trí của chúng ta, khi “một việc làm” này được áp dụng cho chúng ta, thì chúng ta được xưng công bình. Ý nghĩa của sự xưng công bình là đây: Đức Chúa Trời như Quan xét nhìn vào chúng ta và tuyên bố rằng, “Không có hình phạt dành cho ngươi!” (xem Rôma 8:1). Đây là tất cả những gì mà chúng ta cần cho sự xưng công bình.

Thực ra Đức Chúa Jesus đã làm thỏa mãn các mạng lệnh của luật pháp một cách hoàn hảo, và cũng là hình phạt đời đời của luật pháp. Nhưng Ngài đã làm cái trước tiên cho chính Ngài, để duy trì sự công bình của chính Ngài. Sau đó một người hoàn hảo cũng như sự hiện thân của Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài đã làm thỏa mãn hình phạt đời đời của luật pháp trong vị trí của chúng ta, như người thay thế của chúng ta, vì vậy làm cho Đức Chúa Trời công bình có thể xưng chúng ta công bình trong khi đang duy trì sự công bình của chính Ngài (Rôma 3:26; 2 Côrinhtô 5:21).

TÓM TẮT: LÀM THẾ NÀO ĐÚNG VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI BỞI PHƯƠNG CÁCH
Hệ Thống LUẬT PHÁPHệ Thống ÂN ĐIỂN
A. Căn bản của “sự công bình:” sự công bình cá nhânB. Sự công bình này đạt được bằng cách nào bởi chúng ta? Thông qua sự vâng phục các mạng lịnh LUẬT PHÁP.a.  Các mạng lịnh Luật Pháp = nội dung của bộ luật của một người.b.  Một người hồi đáp các mạng lịnh Luật Pháp = các việc làm của Luật Pháp (theo Phaolô).A. Căn bản của sự cứu rỗi: sự công bình của Đức Chúa Trời (của Đấng Christ)B. Sự công bình này đạt được bằng cách nào bởi chúng ta? Thông qua việc vâng phục các mạng lịnh Tin Lành.a.  Các mạng lịnh Tin Lành = sự chỉ dạy của Đức Chúa Trời bằng cách nào để được cứu.b.  Sự vâng phục các mạng lịnh tin lành của một người = các việc làm chung chung = (những việc chúng ta làm).c.  Thậm chí đức tin là một việc làm theo nghĩa chung chung xem Giăng 6:26-29.

PHẦN HAI –
ÂN ĐIỂN ĐƯỢC LÀM TRỌN VÀ ĐƯỢC ÁP DỤNG

1. ÂN ĐIỂN LÀ KHÔNG CÔNG BẰNG – NHƯNG ĐÓ LÀ TỐT LÀNH!

Hầu hết mọi người đều phát triển một “trạng thái tâm lý về sự công bằng” đến mức độ nào đó. Chúng ta được định ngay từ nhỏ để tôn trọng và tìm kiếm sự công bằng, cách khác được biết như là công lý. Chúng ta biết nó có nghĩa gì để xứng đáng (hay không xứng đáng) với điều gì đó. Rất sớm trong cuộc đời, bọn trẻ học nói rằng, “Đó là không công bằng!”

Đa số thế giới, bao gồm nhiều nhóm và các cá nhân bên trong nước theo đạo Đấng Christ, cố gắng áp dụng tinh thần công bằng với chính sự cứu rỗi. Giả định cho rằng chỉ những người “đủ tốt” mới đi lên thiên đàng. Rất lâu về trước, tôi đã nhìn thấy các kết quả của một vài câu trả lời ngẫu nhiên cho câu hỏi, “Cơ hội đi lên thiên đàng của bạn là bao nhiêu?” Có một người nói rằng, “50-50. Tôi càng lớn tuổi thì tôi nghĩ cơ hội của tôi sẽ càng tăng lên.” Một người khác nói rằng, “Cơ hội của tôi khá mỏng manh, có lẽ là 50-50. Bạn phải hơn là một người tốt. Nhưng tôi vẫn đang chạy.” Một người lạc quan nói rằng, “85%! Tôi không nghĩ bài kiểm tra đầu vào sẽ khó như thế.”

Giống với những người khác, tất cả những người này rõ ràng đang cho rằng ngày Phán xét sẽ bao gồm điều gì đó giống như một cán cân, nơi mà tội lỗi ở bên phía này của cán cân và các việc làm lành ở phía còn lại. Các việc lành của một người phải năng hơn việc xấu, có lẽ là đáng kể. Chỉ khi đó thì chúng ta mới xứng đáng với thiên đàng.

Sự thật là đây: việc SỰ CÔNG BẰNG chạm đến sự cứu rỗi được là chuyện nhảm nhí! Gia Cơ 2:10 nói thậm một tội còn nặng hơn tất cả việc lành mà chúng ta có thể làm. Cách duy nhất để xứng đáng với thiên đàng là phải hoàn hảo: 100% Tốt. Thậm chí 85% cũng không đủ tốt, và 50% cũng không đến gần hơn gì.

Đây là cách giải quyết: khi nói đến sự cứu rỗi, hãy quên sự công bằng đi! Nếu như bạn muốn Đức Chúa Trời công bằng với bạn vào ngày Phán xét, thì bạn sẽ đi xuống địa ngục. Đó là những gì mà tất cả tội nhân xứng đáng. Nếu như bạn thật sự muốn lên thiên đàng, thay vì sự công bằng thì bạn phải nghĩ đến ÂN ĐIỂN. Và chúng ta phải nhận lấy điều này qua tâm trí của chúng ta: ân điển là TRÁI NGƯỢC với sự công bằng! Ân điển có nghĩa là vào ngày Phán xét, chúng ta sẽ nhận được điều trái ngược hoàn toàn với những vì mà chúng ta xứng đáng.

Trong các vấn đề quan trọng nhất của thế gian, thì sự công bằng rõ ràng là một tình tốt. Con trẻ nên được dạy để là công bằng, chơi công bằng, và chia sẻ một cách công bằng. Chúng ta mong đợi các tòa án luật pháp của chúng ta áp dụng công lý và sự công bằng. Chúng ta tin vào một việc làm của ngày chính đáng cho một sự trả công của ngày chính đáng.

Nhưng khi nói đến sự cứu rỗi đời đời, hy vọng duy nhất của chúng ta là ân điển – và ân điển chính là sự trái ngược hoàn toàn với công lý và sự công bằng. Rất thường xuyên, thậm chí các tín đồ Đấng Christ gặp khó khăn để chấp nhận điều này. Tôi đã nghe một người phát biểu một buổi lễ nhỏ của trường kinh thánh có lần nói rằng, “Đức Chúa Trời sẽ cho những người mà XỨNG ĐÁNG với nó, các ơn phước về sự sống đời đời.” Không! Khi nói đến sự cứu rỗi, chúng ta phải CHẤM DỨT nghĩ đến sự đo lường hay sự công bằng, và nghĩ về ÂN ĐIỂN.

Sự định nghĩa của trường kinh thánh chủ nhật thường xuyên của chúng ta về ân điển là “sự chiếu cố không đo lường được.” Điều này là không sao cho đến tận bây giờ, nhưng nó không đủ xa! Sự ban cho của sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho một tội nhân không chỉ là không đo lường được hay không xứng đáng; nó là sự trái ngược với những gì mà tội nhân xứng đáng! Như một trong các sinh viên lớp kinh thánh ban đầu của tôi nêu ra rằng, ân điển là “sự chiếu cố được ban cho khi cơn thạnh nộ bị mắc nợ.”

Thí dụ của Đức Chúa Jesus về người Pharisi và người thâu thuế dạy chúng ta sự khác biệt giữa tinh thần công bằng và tinh thần ân điển (xem Luca 18:9-14). Trước tiên người Pharisi kể lại danh sách các việc lành của mình và sự vắng bóng của tội lỗi được tin là như vậy của ông (câu 11-12), với giả định tiềm ẩn rằng ông rõ ràng là xứng đáng với sự chiếu cố của Đức Chúa Trời. Sau đó người thâu thuế cầu nguyện với tinh thần của ân điển. Ông đã không nói rằng, “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy công bằng với tôi, vì tôi là kẻ có tội.” Ông đã nói rằng, “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!” (câu 13). Chỉ người sau trở về nhà là được tha thứ (được xưng công bình), Đức Chúa Jesus đã nói như vậy (câu 14).

Khi bạn nghĩ đến ngày Phán Xét, bạn có sợ hãi, bởi vì bạn đang nghĩ rằng, “Tôi biết là tôi không đủ tốt để lên thiên đàng” không”? CHẤM DỨT NÓ ĐI! Dừng ngay suy nghĩ giống như vậy! Dĩ nhiên là bạn không đủ tốt! Không có ai cả! Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ÂN ĐIỂN, và đó là lý do tại sao chúng ta phải nghĩ đến ân điển!

Chúng ta phải giống như người thâu thuế, và quên đi ý tưởng về cán cân của ngày Phán Xét. Để lên thiên đàng bởi cán cân, thì bạn sẽ phải sống một đời sống hoàn hảo. Sự phán xét cân đo suy nhất mà thật sự đang hoạt động là đây: tất cả tội lỗi của chúng ta nằm bên phía này của cán cân, và sự chết cứu chuộc của Đấng Christ ở bên phía còn lại! Chỉ sự chết của Ngài mới có thể “nặng hơn” tội lỗi của chúng ta, hay “che đậy” tội lỗi của chúng ta. Và không, đó là không công bằng – NÓ LÀ ÂN ĐIỂN!

2.     KHÔNG PHẢI BỞI LUẬT PHÁP

Nghĩ về thiên đàng (chỉ cho mục đích của sự minh họa này) như một thành phố khổng lồ được bao quanh bởi một bức tường không thể xuyên qua và trèo qua được. Bạn có thể nhìn thấy thành phố này từ xa, và bạn rất muốn vào bên trong nó. Đời sống của bạn là một du hành đến nó.

Khi bạn bắt đầu đến gần hơn với thành phố thiên đàng này, bạn có thể nhìn thấy rằng có hai cánh cổng mở lối vào qua bức tường. Chẳng mấy chốc bạn có thể nhìn thấy được mỗi cánh cổng có một tấm bảng lớn ở trên nó. Trên một cổng, tấm bảng ghi là, “LUẬT PHÁP,” và trên cổng còn lại tấm bảng ghi là, “ÂN ĐIỂN.” Và sau đó bạn hiểu được. Ít nhất về mặt lý thuyết, thì có hai con đường để vào trong thiên đàng: con đường LUẬT PHÁP, và con đường ÂN ĐIỂN. Bạn có thể bước vào qua cánh cổng luật pháp, hay qua cánh cổng ân điển.

Bạn đến gần thành phố hơn chút nữa, và bạn nhìn thấy một đám đông xếp hàng trước mỗi cánh cổng – và bạn đang đứng ở một trong hai hàng này! Mỗi người, bao gồm chính bản thân bạn, đều đứng ở trong hàng luật pháp hay là trong hàng ân điển. Nó làm nên sự khác biệt gì? Sự thật đó là nó làm nên một sự khác biệt đời đời, như sẽ được giải thích bây giờ.

Khi bạn đến đủ gần thành phố thiên đàng và hai cánh cổng của nó, bạn có thể nhìn thấy rằng mỗi cánh cổng có một tấm bảng được treo trên nó, giải thích về các điều kiện để vượt qua cánh cổng đó vào trong thiên đàng. Tấm bảng trên cánh cổng luật pháp nói bằng chữ in hoa rằng, “GIỮ CÁC ĐIỀU RĂN; THÌ TRÁNH KHỎI HÌNH PHẠT. PHẠM CÁC ĐIỀU RĂN; THÌ CHỊU HÌNH PHẠT.” Điều này có nghĩa là gì?

Đây là lời giải thích. Nó có nghĩa là mỗi con người sống dưới một bộ luật được bày tỏ bởi Đấng Tạo Dựng Đức Chúa Trời. Bộ luật có thể áp dụng của một người bao gồm các điều răn mà anh ta hay cô ta bị ép buộc tuân theo, và nó cũng chứa đựng một hình phạt mà sẽ được áp dụng nếu như chúng ta phạm phải thậm chí là chỉ một trong những điều răn này (Giacơ 2:10; Galati 3:10). Hình phạt là ở trong địa ngục đời đời.

Có ba bộ luật chính; chúng được áp dụng như sau. Tất cả con người, bởi vì được tạo ra theo hình tượng của Đức Chúa Trời, đã được trang bị với một bộ luật trực giác “được viết vào lòng” (Rôma 2:15); mỗi người bị ép buộc để sống bởi bộ luật này. Cũng vậy, Đức Chúa Trời ban cho đất nước Ysơraên một bộ luật đặc biệt – luật pháp Môise – mà đã áp dụng cho họ từ núi Sinai (Xuất Êdíptô ký 19) cho đến lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2). Bởi sự tính toán của người Giuđa, bộ luật Cựu Ước này bao gồm 613 mạng lệnh. Sau lễ Ngũ Tuần, Đức Chúa Trời ban cho sự khải thị mới (Tân Ước) bao gồm một bộ luật khác mà bây giờ đang được áp dụng cho tất cả những người đang sống hiện nay, bao gồm các tín đồ Đấng Christ. Bộ luật Tân Ước này có hơn một ngàn mạng lệnh mà bây giờ tất cả chúng ta bị ép buộc tuân theo (để bổ sung vào luật pháp được viết vào trong lòng). Chúng là các điều răn mà tấm bảng trên cánh cổng luật pháp nói đến.

Vậy tấm bảng này có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa bạn có thể vào trong thiên đàng qua cánh cổng luật pháp NẾU bạn đã giữ được TẤT CẢ -100% – các điều răn của bộ luật mà bạn đang sống dưới nó. Nếu như bạn phạm tội thậm chí một lần, tức là, phạm phải thậm chí một trong các điều răn, bạn phải trả giá bằng hình phạt đời đời trong địa ngục. Nó đơn giản là: bạn có thể vào đây (qua cánh cổng luật pháp) bằng việc giữ tất cả các mạng lệnh dành cho bạn – một cách hoàn hảo, trọn cuộc đời của bạn. Bạn phải có một cuộc đời vô tội hay vâng phục hoàn hảo.

Tại điểm này, sự thật khủng khiếp đánh vào chúng ta: dù có một cánh cổng luật pháp để vào thiên đàng, nhưng không có ai sẽ thực sự vào trong thiên đàng được qua nó! Đó là đơn giản bời vì không có ai đáp ứng được các phẩm chất được niêm yết trên đó. Như Rôma 3:23 nói một cách buồn bã rằng, “mọi người đều đã phạm tội.” Vì vậy cánh cổng luật pháp vào trong thiên đàng bị đóng lại, bị khóa lại, và bị niêm phong đời đời bởi tính chất toàn cầu của tội lỗi. Điều làm cho điều này thậm chí buồn hơn là sự thật là có quá nhiều người đang thực sự xếp hàng tại cánh cổng này, hy vọng một cách vô ích để được vào thiên đàng bằng con đường đó, bởi vì họ không nhận biết rằng còn có một cánh cổng khác – cánh cổng mà trên đó được viết từ ÂN ĐIỂN.

Khi chúng ta chuyển sự chú ý của chúng ta đến cánh cổng ân điển, chúng ta nhìn thấy tấm bảng dán trên nó, mà giải thích về việc vào thiên đàng dưới hệ thống ân điển. Tấm bảng ân điển viết bằng chữ in hoa rằng, “GIỮ CÁC ĐIỀU RĂN, NHƯNG CHỊU HÌNH PHẠT. PHẠM CÁC ĐIỀU RĂN, NHƯNG TRÁNH KHỎI HÌNH PHẠT.” Điều này trước nhất làm chúng ta hoảng hốt, bởi vì nó có vẻ quá kỳ cục; thực tế, thì nó có vẻ là không công bằng. Nhưng sau khi chúng ta nhớ rằng ân điển về mặt bản chất là sự trái ngược của sự công bằng. Vầy thì chính xác nó có nghĩa gì?

Công thức ân điển có nghĩa là bạn không bước qua cánh cổng ân điển vào trong thiên đàng dựa trên hồ sơ của những gì mà Bạn đã làm, nhưng dựa trên những gì mà Đức Chúa Jesus Christ đã làm. Bạn thấy, dòng đầu tiên của công thức – “Giữ các điều răn, nhưng chịu hình phạt” – không áp dụng cho bạn hay cho bất cứ tội nhân nào; nó áp dụng chỉ với Đức Chúa Jesus Christ. Ân điển bắt đầu với Đức Chúa Jesus. Như một con người, Ngài đã giữ các mạng lệnh của bộ luật của Ngài một cách hoàn hảo (Ngài không có tội), NHƯNG Ngài cũng chịu một hình phạt tương đương với việc ở trong địa ngục đời đời trong vị trí của chúng ta! Đấng không biết tội lỗi gì đã bị làm thành có tội vì cớ chúng ta (2 Côrinhtô 5:21).

Nhưng đó không phải là tất cả. Phần thứ hai của công thức ân điển MỚI áp dụng cho chúng ta, những kẻ phạm luật mà ở trong Đức Chúa Jesus Christ: “Phạm các điều răn, nhưng tránh khỏi hình phạt.” Chúng ta đã phạm tội, nhưng Đức Chúa Trời không cầm tội lỗi chống lại chúng ta! Chúng ta bước vào thiên đàng qua cánh cổng ân điển không phải bởi vì sự công bình của chính chúng ta, nhưng bởi sự công bình của Đấng Christ (tức là, sự trả giá của Ngài cho hình phạt của luật pháp cho chúng ta).

Vì vậy đây là bản chất của ân điển. Chúng ta không ở dưới luật pháp, tức là, dưới hệ thống luật pháp của sự cứu rỗi (Rôma 6:14-15). Chúng ta không đứng trong hàng luật pháp, đang nghĩ rằng chúng ta sẽ vào trong thiên đàng qua cánh cổng luật pháp. Đó là vô vọng và vô ích theo bất cứ cách nào, vì cánh cổng luật pháp bị niêm phong bởi tội lỗi và KHÔNG AI sẽ đi vào qua nó được. Nhưng chúng ta không hết hy vọng. Thực tế, chúng ta vui mừng, bởi vì chúng ta như các tín đồ ở dưới ân điển, tức là dưới hệ thống ân điển của sự cứu rỗi. Chúng ta đang đứng trong hàng ân điển, biết rằng chúng ta sẽ vào trong thiên đàng qua cánh cổng ân điển bởi vì Đức Chúa Jesus Christ.

3. SỰ NGUYỀN RỦA BỘI PHẦN, SỰ GIẢI THOÁT BỘI PHẦN

Từ tiếng anh “ân điển” có thể được sử dụng theo ba cách. Trước tiên, nó có thể chỉ đến nguyên nhân của sự cứu rỗi: nó đại diện cho khía cạnh của bản chất tự nhiên của Đức Chúa Trời mà khiến cho Ngài yêu thương các tội nhân và tìm kiếm sự cứu rỗi của họ dù cho họ không xứng đáng với nó. Thứ hai, “ân điển” có thể chỉ đến cách thức của sự cứu rỗi: chúng ta được cứu bởi hệ thống ân điển (theo cánh cổng ân điển), như là trái ngược với hệ thống luật pháp bất lực (theo cánh cổng luật pháp).

Cách thứ ba mà chúng ta sử dụng từ “ân điển” là đây: nó chỉ đến nội dung của sự cứu rỗi, mà chúng ta nhận được như một sự ban cho trong thời điểm mà chúng ta làm nên sự chuyển đổi từ người bị hư mất sang được cứu rỗi. Theo nghĩa này, thì ân điển giống như một kiện hàng mà chúng ta nhận được lúc cải đạo. Cái gì ở trong kiện hàng này? Một bài thánh ca cũ (“Rock của ages” [Hòn đá của các đời]) bao gồm lời cầu nguyên này: “Là của tội lỗi, nhận được sự giải thoát bội phần: cứu tôi khỏi tội lỗi và sức mạnh của nó.” (Một bản khác nói rằng, “cứu khỏi cơn thạnh nộ và làm cho tôi tinh sạch.”) “Sự giải thoát bội phần” này là nội dung của ân điển.

Nếu như ân điển là sự giải thoát bội phần, vậy thì tội lỗi phải giáng lên chúng ta một “rắc rối bội phần” hay một “sự nguyền rủa bội phần.” Hai lời nguyền rủa tệ hại nhất trong cuộc sống là món nợ lớn khủng khiếp và sự bệnh tật trầm trọng, mà thường rơi vào ai đó cùng nhau như kết quả của một căn bệnh bi thảm. Điều này đã xảy ra với mọi người nam và nữ theo một nghĩa thuộc linh như kết quả của tội lỗi. Mỗi tội nhân đều ở dưới một lời nguyền bội phần. Chúng ta giải thích điều này như thế nào?

Trước tiên, tội lỗi khiến cho chúng ta có tội. khi chúng ta phạm luật pháp của Đức Chúa Trời, chúng ta trở thành các tội nhân. Tội lỗi này khiến chúng ta mang nợ Đức Chúa Trời: chúng ta NỢ Ngài món nợ của sự hình phạt đời đời trong địa ngục (Mathiơ 6:12: “Xin tha tội lỗi cho chúng ta”). Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất của tội nhân. Nó giống như một nô lệ mang nợ chủ của mình hàng triệu đôla – một số tiền không thể tưởng tượng nổi và không thể trả được (xem Mathiơ 18:23-35).

Thứ hai, tội cho tội nhân một bản chất tội lỗi. Nó giống như việc mắc một căn bệnh chết người, chỉ trong trường hợp này, căn bệnh của tội lỗi ảnh hưởng đến linh hồn (tức là, tâm hồn, tấm lòng, hay con người bên trong). Tội lỗi không chỉ là một việc làm; nó là một điều kiện, một trạng thái của sự phạm tội hay sự hủy hoại hay hư hỏng (một phần, không phải toàn bộ). như Giê Rê Mi 17:9 nói rằng, “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” Nó thậm chí còn được gọi là một trạng thái của sự chết thuộc linh (Êphêsô 2:1, 5; Côlôse 2:13).

Nếu tôi muốn viết về “lời nguyền rủa bội phần” này cho một tạp chí chuyện vặt quốc gia (giống như The National Enquirer), tôi sẽ cho nó tiêu đề hấp dẫn này cho trang bìa: “Người rao giảng tin lành xưng nhận rằng: tôi đang gặp rắc với luật pháp, và tôi mắc một căn bệnh tệ hại!”

Nhưng đây không phải là nơi câu chuyện kết thúc. Bây giờ là thời điểm cho “phần còn lại của câu chuyện,” như đài phát thanh Christian, Paul Harvey đã từng nói. Toàn bộ mục đích của ân điển của Đức Chúa Trời là để trung hòa lời nguyền rủa bội phần này với một CÁCH GIẢI THOÁT BỘI PHẦN! “Ân điển lạ lùng” giải quyết cả hai khía cạnh của sự nguyền rủa của tội lỗi.

Trước tiên, để giải quyết vấn đề của tội lỗi và hình phạt, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự tha thứ tội lỗi, hay những gì mà kinh thánh thường gọi là sự xưng công bình. Chúng ta “nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không” (Rôma 3:24). Đức Chúa Trời là “tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus” (Rôma 3:26). Điều này có nghĩa rằng “các việc làm không có luật pháp của chúng ta được tha thứ,” và “tội lỗi của chúng ta được che đậy” (Rôma 4:7). Nó có nghĩa Đức Chúa Trời không cầm tội lỗi của chúng ta để nghịch cùng chúng ta (Rôma 4:8); Ngài không đòi hỏi chúng ta phải trả cho Ngài món nợ mà chúng ta nợ Ngài, tức là, sự đời đời trong địa ngục.

Nguyên nhân mà Đức Chúa Trời công bình có thể làm điều này đó là chính bản thân Ngài – nhân vật thứ hai của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, Đức Con – đã trở thành một con người và đã trả món nợ cho chúng ta! Ngài gánh trên chính mình Ngài hình phạt của chúng ta của cơn thạnh nộ đời đời của Đức Chúa Trời khi Ngài đã chết cho chúng ta trên thập tự giá. Vì vậy chúng ta được “xưng công bình nhờ huyết của Ngài” (Rôma 5:9).

Vậy sự xưng công bình có nghĩa là trong thời khắc cải đạo của chúng ta (tức là, phép báp têm của chúng ta), thái độ của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta thay đổi ngay lập tức từ sự thạnh nộ sang ân điển (dĩ nhiên Ngài đã yêu thương chúng ta rồi). Ngài không bao giờ nhìn chúng ta như là có tội, những tội nhân sẽ bị xuống địa ngục, nhưng như những đứa con yêu dấu của Ngài. “Sự xưng công bình” theo nghĩa đen là một thuật ngữ theo luật pháp. Nó có nghĩa Đức Chúa Trời trong vai trò của Ngài như Quan Xét nhìn vào chúng ta như các bị cáo, và Ngài phán lời tuyên bố pháp luật này cho chúng ta: “Không có hình phạt dành cho ngươi!” (xem Rôma 8:1). Và Ngài tiếp tục thì thầm điều này trong đôi tai thuộc linh của chúng ta cho đến chừng nào chúng ta vẫn nắm giữ lấy Đức Chúa Jesus Christ như Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Món nợ hình phạt của chúng ta không còn nữa, bởi vì Đức Chúa Jesus đã trả nó cho chúng ta.

Nhưng đó chỉ là phần đầu của lời nguyền rủa bội phần. Trong phần thứ hai, ân điển của Đức Chúa Trời giải quyết vấn đề về sự ốm yếu thuộc linh của chúng ta và phục hồi chúng ta thành sự trọn lành thuộc linh. Ở đây, Đức Chúa Trời đang làm việc trên chúng ta trong vai trò của Ngài như Đấng Cứu Chữa hay Thầy thuốc; thực tế, Ngài đang thực thi “cuộc phẫu thuật mổ tim” trên linh hồn của chúng ta. Ngài đang ban cho chúng ta một cuộc cấy ghép tim thuộc linh: “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt” (Exêchiên 36:26).

Cuộc phẫu thuật tim trực tiếp này thường được gọi là sự tái sinh (xem Tít 3:5), nhưng nó là tương tự và việc “được sanh lại” (Giăng 3:3, 5), và được làm cho sống lại từ sự chết thuộc linh thành đời sống thuộc linh mới (Êphêsô 2:5-6; Côlôse 2:12-13). Nó cũng là một “vật tạo dựng mới” (2cor 5:17). Nó là sự tương đương thuộc linh của những gì mà các bác sĩ trong các bộ phim phương tây xưa đã sử dụng để hàm ý khi họ nói là, “Cơn sốt đã chấm dứt.”

Giây phút tái sinh này được tạo ra bởi quyền năng đổi mới của sự ban cho ngự vào lòng của Đức Thánh Linh (Exêchiên 36:27; Công vụ 2:38; Tít 3:5; Giăng 3:5). Sự kiện xảy ra ngay lập tức này chỉ là sự bắt đầu của quá trình cứu chữa kéo dài cả cuộc đời thường được gọi là sự thánh hóa, điều mà được làm cho khả thi nhờ việc tiếp tục ngự vào lòng của Đức Thánh Linh (Rôma 8:13; Êphêsô 3:16; 1 Têsalônica 5:23). Sự thành công của quá trình này phụ thuộc vào sự tiếp tục vâng phục của chúng ta và sự đồng hợp tác của chúng ta với Đức Thánh Linh (Phi Líp 2:12-13).

Vậy thì giờ chúng ta là ai, hay chúng ta đang đứng ở đâu bây giờ – hiện tại chúng ta đã nhận được sự cứu chữa bội phần của ân điển chưa? Đời sống tín đồ Đấng Christ của chúng ta rốt cuộc là gì? Hai điều: chúng ta đang KHÔNG nằm trong quá trình của việc cố gắng để trả món nợ cho Đức Chúa Trời, hay cố gắng để “đền bù nó” cho Đức Chúa Trời, hay cố gắng giải quyết hết các hậu quả của tội lỗi của chúng ta theo cách nào đó. Sự xưng công bình có nghĩa là “Đức Chúa Jesus đã trả nó hết rồi!” Chúng ta đang tiếp tục tin tưởng vào lời hứa này của Ngài. Cũng vậy, chúng ta đang trong quá trình bình phục khỏi một căn bệnh nghiêm trọng. Điều này bao gồm việc làm theo các chỉ dẫn của Bác Sĩ thánh về việc làm thế nào để sống để giúp việc cứu chữa này được dễ dàng.

Điều gì xảy ra khi chúng ta chết và gặp Đức Chúa Trời mặt đối mặt? Không nghi ngờ gì là chúng ta sẽ vẫn có một phần sót lại của tội lỗi trong đời sống của chúng ta, chúng ta vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng điều này không loại chúng ta ra khỏi thiên đàng! Đây là lúc Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta khỏe hoàn toàn trong tâm hồn của chúng ta; đây là lúc tâm hồn của chúng ta sẽ được “vẹn lành” (Hêbơrơ 12:23). Dù vậy, điểm mấu chốt là đây: khi chúng ta chết và gặp Đức Chúa Trời, theo cách quan trọng nhất, thì chúng ta vẫn sẽ giống với chúng ta hiện tại! Chúng ta sẽ gặp Đức Chúa Trời với 100% không bị mắc nợ! Sẽ không có gì để trả – không hình phạt dành cho chúng ta – MÃI MÃI!  Đây là “sự bảo đảm ơn phước” mà ân điển dành cho chúng ta.

4.    QUA ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST

Rôma 3:24-25 nói rằng, “họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy” (sự dịch nghĩa đa hợp).

Cách duy nhất để được cứu khỏi tội lỗi là bởi ân điển, và nguồn ân điển duy nhất là những gì mà Đức Chúa Jesus đã làm cho chúng ta trên thập tự giá. Ở đây chúng ta đang tìm cách để hiểu một cách chính xác những gì mà Đức Chúa Jesus đang làm trên thập tự giá để làm cho sự cứu rỗi bởi ân điển trở nên khả thi.

I.                  ÂN ĐIỂN ĐẾN BỞI ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST.

Ý nghĩa chung và phổ biến của từ Hy Lạp cho ân điển (charis) là “một món quà mà mang đến sự vui mừng,” vì vậy cả charis và từ “ân điển” của chúng ta có thể chỉ đến các món quà của nhiều loại khác nhau. Nhưng kinh thánh rất rõ ràng rằng ân điển cứu rỗi đến qua một mình Đức Chúa Jesus Christ mà thôi. “Ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến” (Giăng 1:17). “1 Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ” (2 Timôthê 2:1). “chúng ta tin rằng nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, chúng ta được cứu cũng như người ngoại vậy” (Công vụ 15:11). “Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi” (Tít 2:11). Xem Rôma 3:24; 5:15.

Chúng ta phải nhấn mạnh rằng Đức Chúa Jesus là nguồn DUY NHẤT của ân điển cứu rỗi. “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ 4:12). Đa số các tôn giáo có một khái niệm về “sự cứu rỗi,” nhưng không có cái nào trong chúng có thể thực sự cứu được. Đây là bởi vì các tội nhân chỉ có thể được cứu bởi ân điển, và ân điển đến chỉ qua Đức Chúa Jesus mà thôi. Các giáo phái như là Bhakti đạo Hindu và đạo Phật True Pure Land (vùng đất lành thực sự) TUYÊN BỐ là cấp cho một sự cứu rỗi từ bi, nhưng họ đang lừa gạt chính bản thân họ và những người khác. Ân điển không có ở bất cứ nơi nào khác ngoài đạo Đấng Christ, bởi vì chỉ mình đạo Đấng Christ mới có nguồn ân điển thực sự duy nhất: Đấng Cứu Chuộc thánh vô tội, Đức Chúa Jesus Christ.

II.                ÂN ĐIỂN ĐẾN BỞI THẬP TỰ GIÁ CỦA ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST.

Tại sao Đức Chúa Jesus lại khác biệt với những người được gọi là “Đấng cứu thế” khác, như là Phật Thích Ca, hay Krishna, hay Mohammed, hay thần Mặt Trời, Mặt trăng, hay Joseph Smith? Có gì về Đức Chúa Jesus mà khiến cho Ngài thành nguồn ân điển duy nhất? Hai điều:

Trước nhất, Đức Chúa Jesus đem đến ân điển bởi vì Ngài là Đấng như thế nào. Vì một điều, Ngài là con người duy nhất không có tội, và là một người vô tội duy nhất có thể dâng chính Ngài để chịu hình phạt tội lỗi dành cho ai đó. Vì một điều khác, chỉ mình Ngài là Con thánh của Đức Chúa Trời, Đức Con, Đức Chúa Trời trong xác thịt. Chỉ một Đấng thánh mới có thể dâng chính mình Ngài để chịu hình phạt của tội lỗi dành cho toàn thế gian.

Thứ hai, Đức Chúa Jesus đem đến ân điển bởi gì những gì mà Ngài đã làm. Hãy nhớ: ân điển là không công bằng; nó thậm chí là sự trái ngược của sự công bằng. Dưới ân điển, một người không nhận được những gì mà mình xứng đáng, nhưng hơn thế là sự trái ngược của nó. Điều đây đúng với Đức Chúa Jesus cũng như với chúng ta. Đấng Christ xứng đáng với điều gì? Sự ngợi khen và tôn kính lớn nhất; xem Khải Huyền 5:11-14. Nhưng Ngài đã nhận được gì? Ngài đã nhận được THẬP TỰ GIÁ! Ngài không xứng đáng với thập tự giá, nhưng là chúng ta! Ngài đang nhận lấy những gì mà CHÚNG TA xứng đáng để mà Ngài có thể cho chúng ta những gì mà NGÀI xứng đáng. Xem 2 Cô Rinh Tô 5:21.

Kinh thánh miêu tả về những gì mà Đức Chúa Jesus đã làm trên thập tự giá như thế nào? Ở đây tôi sẽ nhấn mạnh hai điều. Trước tiên, thập tự giá là SỰ CỨU CHUỘC của chúng ta (xem Rôma 3:24). “Để cứu chuộc” có nghĩa là để làm cho tự do bởi việc trả một cái giá, hay trong trường hợp này, bằng việc trả một MÓN NỢ mà chúng ta mắc. Tội lỗi khiến chúng ta mắc nợ Đức Chúa Trời (Mathiơ 6:12). Chúng ta ở dưới ách nô lệ hay nghĩa vụ phải trả Đức Chúa Trời món nợ của sự hình phạt đời đời trong địa ngục. Đức Chúa Jesus cứu chuộc chúng ta bằng việc trả món nợ này cho chúng ta. Trong sự đau đớn của Ngài, Đức Chúa Jesus đang trải nghiệm điều tương đương với sự đời đời trong địa ngục cho toàn thể loài người. Vì vậy Ngài giải thoát chúng ta khỏi nghĩa vụ trả món nợ này. Xem Galati 3:13; 1 Phierơ 1:18-19.

Thứ hai, thập tự giá là MÓN QUÀ LÀM LÀNH của chúng ta (Rôma 3:25). “Để làm lành” có nghĩa là làm nguôi đi cơn thạnh nộ bởi một lễ vật. Bởi vì tội lỗi của chúng ta, chúng ta đáng nhận được cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời và đáng bị kết án để chịu các hậu quả của cơn thạnh nộ này đời đời. Nhưng Đức Chúa Jesus can thiệp cho chúng ta, và cất cơn thạnh nộ khỏi Đức Chúa Trời (điều mà CHÚNG TA đáng) để trên CHÍNH MÌNH Ngài để thay thế. Ngài đặt chính Ngài vào vị trí của chúng ta và để cho Đức Cha trút cơn thạnh nộ thánh của Ngài lên mình. Đây là làm thể nào Ngài là món quà làm lành của chúng ta. Xem 1 Giăng 2:2; 4:10.

Chúng ta không thể bắt đầu hiểu được những gì mà Đức Chúa Jesus trải qua trên thập tự giá. Chính bản thân sự tra tấn thể xác của sự đóng đinh là vô cùng khắc nghiệt rồi. Nhưng sự đau đớn về thuộc linh (tinh thần, cảm xúc) mà đi kèm với sự đóng đinh của Đấng Christ còn vô cùng tệ hại hơn, dựa trên thực tế là Ngài là đứa Con vô tội của Đức Chúa Trời.

Thập tự giá của Đấng Christ, và CHỈ MÌNH thập tự giá của Ngài để cho Đức Chúa Trời vừa là công bình vừa là Đấng xưng công bình bất cứ ai tin vào Ngài. Xem Rôma 3:26.

III.              ÂN ĐIỂN ĐẾN BỞI ĐỨC TIN VÀO THẬP TỰ GIÁ CỦA ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST.

Thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ không ban sự cứu rỗi cho tất cả các tội lỗi một cách tự động cho tất cả loài người. Thực vậy, nó tự động xóa đi các hậu quả của tội lỗi của Ađam cho mọi người (Rôma 5:12-19), nhưng cá nhân chính chúng ta, nhận thức được tội lỗi sẽ được tha thứ chỉ khi chúng ta chấp nhận sự ban cho cứu chuộc của Đấng Christ một cách có ý thức. Rôma 3:25 (được dịch chính xác như trong bản NIV) tuyên bố rằng Đấng Christ là một món quà làm lành “bởi đức tin trong huyết của Ngài.” Đức tin cứu rỗi phải là đức tin đặc biệt này. Cũng xem Rôma 10:9-10.

Các lợi ích của món quà làm lành của Đấng Christ được áp dụng đầu tiên cho tội nhân trong phép báp têm của tín đồ Đấng Christ, nhưng chỉ qua đức tin. Xem Rôma 6:3-4; Côlôse 2:12. Chúng ta như các tín đồ Đấng Christ đã được Đức Chúa Trời chấp nhận BÂY GIỜ, vào chính thời điểm này, không phải bởi vì chúng ta tốt như thế nào, nhưng bởi vì chúng ta vẫn đang tin vào huyết của Đức Chúa Jesus.

Tại sao đây lại là cách duy nhất? Thực ra, sự kiêu ngạo của con người lại THÍCH nghĩ là có cách khác ngoài ân điển, một cách mà trong đó chúng ta có thể được nhìn thấy như là xứng đáng với sự cứu rỗi bằng thế này hay thế khác. Nhưng thập tự giá sẽ không cho phép nó! Bất cứ khi nào bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn phải xứng đáng để được cứu, chỉ nhìn đến thập tự giá: đó là những gì mà bạn xứng đáng! “Khi tôi nhìn vào thập tự giá kỳ diệu, mà trên đó Vị Vua Của Vinh Hiển đã chết, những gì tôi xem là tài sản dư dật của tôi thì lại mất, và trút sự khinh thường lên toàn bộ sự kiêu ngạo của tôi.” Xem Êphêsô 2:9; Gia Cơ 4:6.

5. ĐƯỢC XƯNG CÔNG BÌNH BỞI ĐỨC TIN: CHÌA KHÓA ĐỂ BẢO ĐẢM

Lợi ích thực tiễn ngay lập tức của sự hiểu biết rằng chúng ta được cứu bởi ân điển đó là chúng ta có sự bảo đảm về sự cứu rỗi. Sự bảo đảm không giống với như “Một lần được cứu, thì luôn luôn được cứu.” Nó là một sự tin chắc về sự an toàn hiện tại của chúng ta trong Đức Chúa Jesus Christ. Hãy hỏi chính bạn câu hỏi này, “nếu tôi chết ngay bây giờ, hay Đức Chúa Jesus phải quay lại ngay bây giờ, thì tôi sẽ được cứu chứ?” Sự bảo đảm làm cho có thể nói “CÓ!” cho câu hỏi này, và mỗi tín đồ Đấng Christ sẽ có thể làm được điều này, bởi vì ân điển.

Vấn đề đó là nhiều tín đồ Đấng Christ không có sự bảo đảm này, bởi vì họ không hiểu việc được cứu bởi ân điển có nghĩa gì. Thậm chí khi họ hát bài thánh ca cũ, “Sự tin chắc được ban phước, Đức Chúa Jesus là của tôi!,” trong lòng họ thì đang nghĩ rằng, “Có lẽ – tôi mong như vậy – tôi thực sự không chắc nữa!”

Trong bài học này chúng ta đang cố gắng giúp những người nghi ngờ này vượt qua được sự không chắc chắn của họ. Có một cách đặc biệt để làm điều này. Khi tôi dạy khóa học kinh thánh của tôi về ân điển, vào ngày đầu tiên của lớp học, tôi nói với các sinh viên rằng tôi có thể tổng hợp lại toàn bộ khóa học trong một câu: “Một sự hiểu biết chính xác về sự xưng công bình bởi đức tin là chìa khóa bảo đảm cho sự cứu rỗi.” Hãy xem điều này diễn ra như thế nào.

MỘT: Chỉ có một cách duy nhất để biết rằng bạn được cứu, và đó là phải biết rằng bạn ĐƯỢC XƯNG CÔNG BÌNH. Như Phaolô nói trong Rôma 5:1-2, “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn này là ơn chúng ta hiện đương đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời.”

Trong bài số 3 ở trên, chúng ta đã giải thích ý nghĩa của sự xưng công bình. Nó là tương tự như việc được tha thứ món nợ hình phạt của tội lỗi của bạn. Nó là một thuật ngữ về luật pháp. Nó nói đến việc đứng trước Đấng Phán Xét của toàn vũ trụ trong một căn phòng xử án thánh và được Ngài tuyên bố rằng, “KHÔNG CÓ HÌNH PHẠT DÀNH CHO NGƯƠI!” Điều này xảy ra không chỉ vào ngày Phán Xét trong tương lai. Nó đang xảy ra bây giờ, và sẽ tiếp tục xảy ra trong suốt cuộc đời của chúng ta như các tín đồ. Đây là tại sao chúng ta có sự bảo đảm của sự cứu rỗi. Chúng ta biết chúng ta được xưng công bình; chúng ta biết tội lỗi của chúng ta được tha thứ. Nó không phải là một câu hỏi về việc chúng ta tốt như thế nào, nhưng là chúng ta được tha thứ như thế nào. Nó đang nghe Đức Chúa Trời nói rằng, “Không có hình phạt dành cho ngươi! Không có sự kết án nào dành cho người (Rôma 8:1)! Không có địa ngục cho ngươi! Không có sự sợ hãi nào cho ngươi!”

Câu hỏi tiếp theo là đây: chính xác thì cơ sở cho sự tin chắc này là gì?

HAI. Chỉ có một cách duy nhất cho một tội nhân được xưng công bình, và đó là BỞI HUYẾT CỦA ĐẤNG CHRIST. Như Phaolô nói trong Rôma 5:9, chúng ta được “xưng công bình nhờ huyết của Ngài.”

Thực tế, về mặt lý thuyết, có một cách khác để một người có thể được xưng công bình, ấy là, bởi hệ thống luật pháp. Dưới luật pháp chúng ta có thể nghe Đấng Phán Xét nói rằng, “Không có hình phạt dành cho ngươi!” – nếu như chúng ta chưa bao giờ phạm tội. Một người hoàn toàn vô tội sẽ được xưng công bình bởi người đó là tốt 100%.

Nhưng thực tế điều này sẽ không xảy ra cho chúng ta, bởi vì hết thảy chúng ta đều phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rôma 3:23). Chúng ta là tội nhân. Vậy thì câu hỏi là: Đức Chúa Trời có thể xưng công bình thậm chí cho một tội nhân không? Câu trả lời là CÓ! Xem Rôma 4:5. Đức Chúa Trời thậm chí còn xưng công bình cả người không tin kính! Đây là điều lạ lùng về ân điển!

Nhưng dựa trên cơ sở nào mà Đức Chúa Trời có thể xưng công bình những người tội nhân – tha thứ cho hình phạt của họ – khi họ thực sự đáng bị chịu hình phạt đời đời trong địa ngục? Bởi vì dưới ân điển, Đức Chúa Trời không đối xử với chúng ta như chúng ta đáng. Dưới ân điển, chúng ta không được xưng công bình bởi các việc làm của chúng ta (bằng việc tốt 100%), nhưng bởi ân điển – bởi vì chúng ta được tha thứ 100% bởi huyết của Đức Chúa Jesus Christ (Rôma 3:24; 5:9).

Dưới ân điển, liên quan đến câu hỏi, “bạn đã được cứu chưa?” câu trả lời không phụ thuộc vào bạn tốt như thế nào nhưng vào quyền năng và tính hiệu nghiệm như thế nào của huyết của Đấng Christ. Trong bài 4 ở trên, chúng ta đã nhìn thấy câu trả lời cho câu hỏi này. Chúng ta đã nhìn thấy sự chết của Đức Chúa Jesus tại thập tự giá là một công việc của sự cứu chuộc, và một công việc của sự làm lành. Bởi sự vô tội và bản chất thánh của Ngài, Đức Chúa Jesus đã chịu đựng điều tương đương với sự đời đời trong địa ngục cho toàn thể loài người. Ngài đã trả hình phạt cho tội lỗi của chúng ta rồi.

Vì vậy nếu như chúng ta ở dưới huyết của Đức Chúa Jesus Christ, tội lỗi của chúng ta được che đậy; chúng theo một nghĩa được “che giấu” khỏi tầm nhìn của Đức Chúa Trời (Rôma 4:6-8). Khi Đức Chúa Trời nhìn vào chúng ta, tội lỗi của chúng ta bị giấu đi khỏi tầm nhìn của Ngài theo hướng mà Ngài không xem chúng nghịch cùng chúng ta được (2 Côrinhtô 5:19). Vì vậy Ngài có thể nói rằng, “KHÔNG CÓ HÌNH PHẠT NÀO DÀNH CHO NGƯỜI!” Ngài có thể đối xử với tôi “như thể tôi đã” [được xưng công bình rồi!] trải qua đời đời trong địa ngục rồi và đã trả hình phạt của tôi. [Ngài KHÔNG đối xử với tôi “như thể tôi” chưa từng phạm tội.”]

Điều này để lại thêm một bước nữa trong việc tìm kiếm sự bảo đảm của chúng ta:

THỨ BA. Chỉ có duy nhất một cách để ở dưới huyết của Đấng Christ, và đó là bởi ĐỨC TIN. Như Phaolô nói trong Rôma 3:28, “vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp.” Đó là tại sao ông nói trong Rôma 5:1 rằng, “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.”

Đức tin xưng công bình bao gồm hai yếu tố. Một yếu tố được gọi là sự ưng thuận, bởi vì nó là một hành động của TÂM TRÍ khi nó đưa ra sự tán thành về lẽ thật của các câu nói đặc biệt về Đức Chúa Jesus và sự cứu rỗi của Ngài. Nó là những gì mà kinh thánh miêu tả như “tin RẰNG” cách điều nào đó là sự thật. Ví dụ, Giăng 20:31 nói Đức Chúa Trời đã cho bạn bằng chứng của kinh thánh “để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.” Cũng vậy, Rôma 10:9 nói rằng nếu như  “lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.”

 Khía cạnh khác về đức tin được gọi là sự tin tưởng, bởi vì nó là một hành động của Ý MUỐN như được hướng về bản thân của Đức Chúa Jesus Christ. Theo cách nói của kinh thánh, sự tin cậy này được gọi là “tin VÀO” và “tin TRÊN” Đức Chúa Jesus (ví dụ, Giăng 3:16; Công vụ 16:31). Nó có nghĩa là giao phó chính sự tồn tại đời đời của bạn vào trong tay của Đức Chúa Jesus, cách mà một người giao sức khỏe của mình vào trong sự chăm sóc của một bác sĩ hay con trẻ của cô ta vào tay của một người giữ trẻ.

Để được xưng công bình bởi đức tin có nghĩa rằng đức tin này nằm trong các công việc cứu rỗi của Đức Chúa Jesus (hơn là đức tin nằm trong sự xứng đáng của các việc làm của chính chúng ta) là điểm kết nối trong đời sống của chúng ta vào trong dòng sức mạnh của sự xưng công bình được thắt nút lại. Điều này là đúng trong hai bước.

Đầu tiên, chúng ta BẮT ĐẦU được xưng công bình BỞI ĐỨC TIN, khi chúng ta lúc đầu đi vào huyết của Đấng Christ trong phép báp têm. Kinh thánh là rõ ràng rằng sự kết nối này với huyết của Đấng Christ bắt đầu trong giây phút của phép báp têm (Công vụ 2:38; 22:16; Rôma 6:3-4; Côlôse 2:12). Nhưng phép báp têm chỉ là THỜI ĐIỂM mà chúng ta được xưng công bình lần đầu tiên (được tha thứ), không phải là CÁCH THỨC mà bởi đó sự xưng công bình được nhận. Như Côlôse 2:12 nói, chúng ta được hiệp một với Đấng Christ “trong phép báp têm,” như là thời điểm; nhưng nó là “bởi đức tin” như là cách thức. (Chú ý: “bởi đức tin” không phải tương tự với “ngay khi mà bạn có đức tin.”) Thậm chí trong phép báp têm, những gì mà Đức Chúa Trời đang tìm kiếm là đức tin trong lòng của tội nhân.

Bước thứ hai đó là, sau phép báp têm, chúng ta TIẾP TỤC được xưng công bình BỞI đức tin. Chúng ta lúc đầu được xưng công bình bởi đức tin (trong phép báp têm), và chúng ta GIỮ sự được xưng công bình bởi đức tin. Chúng ta tiếp tục sống trong một tình trạng được tha thứ, không phải bởi vì chúng ta không phạm tội nữa, nhưng bởi vì chúng ta luôn luôn tin cậy vào huyết che đậy tội lỗi của Đức Chúa Jesus Christ. Không hiểu được điểm này là một nguyên nhân chính vì sao mà nhiều người thiếu mất sự bảo đảm. Tôi sẽ thảo luận điều này thêm nữa trong bài tiếp theo.

6. ÂN ĐIỂN VÀ TÍN LÝ GALATI

Trong bài năm, tôi đã nói rằng nhiều tín đồ Đấng Christ thiếu mất sự bảo đảm của sự cứu rỗi bởi vì họ không hiểu được làm thế nào mà “sự xưng công bình bởi đức tin” liên kết với việc GIỮ sự được cứu, khi một người đã trở thành một tín đồ Đấng Christ. Đó là quan trọng để phân biệt giữa hai câu hỏi này: (1) Làm thế nào mà một tội nhân TRỞ THÀNH một người được cứu? Và (2) Làm thế nào mà một tín đồ Đấng Christ GIỮ sự được cứu?

Nhiều tín đồ Đấng Christ, đặc biệt trong Phong Trào Phục Hưng, biết làm thế nào để trả lời câu hỏi đầu tiên; nhưng nhiều người rất bối rối về câu hỏi thứ hai. Một cách giải quyết phổ biến nhưng sai lầm cho vấn đề này thường được gọi là tín lý Galati. Nó được gọi thế này bởi vì nó là quan điểm sai lầm về sự cứu rỗi mà Phaolô đang bác bẻ lại trong thư tín của ông cho những người Galati. Quan điểm sai lầm này – tín lý Galati – được tóm tắt như thế này: một tội nhân trở thành người được cứu bởi ân điển, nhưng giữ sự được cứu bởi việc làm.

Một ví dụ của quan điểm này là một vài người mà đa số chúng ta ngưỡng mộ họ vì nhiều lý do, ấy là, Alexander Campbell. Trong một lá thư là “Paulinus” vào năm 1827, ông đặc biệt nói rằng, “Các tội nhân được xưng công bình bởi đức tin, và các tín đồ Đấng Christ là bởi việc làm.” Ông đã giải thích rằng trong sự phán xét cuối cùng, đức tin sẽ không được tính cho bất cứ ai vì sự công bình; “mọi tín đồ Đấng Christ sẽ được xưng công bình bởi các việc làm của mình. Không có thứ gì khác xuất hiện vào ngày phán xét nữa” (The Christian Baptist, IV:10).

Một quan điểm như vậy, giống với tất cả các phiên bản khác của tín lý Galati, phải được từ chối như một sự chối bỏ của sự dạy dỗ của kinh thánh về việc xưng công bình bởi đức tin và vì vậy như một sự chối bỏ về ân điển. Để nói chúng ta được xưng công bình bởi đức tin không chỉ là một sự kiện một lần diễn ra vào lúc bắt đầu cuộc đời tín đồ Đấng Christ của chúng ta, nhưng là một trạng thái tiếp diễn mà giữ chúng ta được cứu mặc kệ tội lỗi của chúng ta.

Không may thay, quan điểm theo tín lý Galati này được chấp nhận bởi rất nhiều người, đặc biệt là trong Phong Trào Phục Hưng. Tại sao chúng ta lại quá dễ bị tấn công bởi nó? Bởi vì một vài tín lý khác trong các tín lý ưa thích của chúng ta – cũng đáng nghi ngờ – ủng hộ cho nó. Tôi sẽ giải thích một cách ngắn gọn ba tín lý trong số chúng.

I.                  KẾ HOẠCH CỨU RỖI “NĂM NGÓN”

Phong trào Phục Hưng có rất nhiều phiên bản về “kế hoạch cứu rỗi” năm điểm, vài người thiên về tín lý Galati hơn những người khác. Một người bình thường đó là một người được cứu bởi việc tin, ăn năn, xưng nhận, chịu phép báp têm, và sống đời sống tín đồ Đấng Christ. Vấn đề với điều này đó là nó thường xuyên được nêu ra như thể tất cả năm hành động này là quan trọng như nhau trong “việc giành” được sự cứu rỗi. Ví dụ, chúng ta thường nhìn thấy chúng được minh họa như năm bước ngang nhau trong một cầu thang dẫn đến sự sống đời đời.

Nơi là chúng ta đi sai ở đây là trong ngụ ý rằng bước thứ năm, “sống đời sống tín đồ Đấng Christ,” có tầm quan trọng tương tự cho sự cứu rỗi như bốn bước khác. Đây đơn giản không phải là vấn đề; nó là ví dụ hoàn hảo cho tín lý Galati. Như thường được trình bày, trong bốn bước đầu tiên chúng ta miêu tả về cách để TRỞ NÊN người được cứu, và bước thứ năm (sống đời sống tín đồ Đấng Christ) được giải thích như cách để GIỮ sự được cứu. Vậy thì, chúng ta giữ sự được cứu bởi các việc làm của chúng ta. Vậy trong sự trình bày của chúng ta về kế hoạch thì chúng ta thay đổi từ ân điển sang luật pháp sau bước thứ tư; và bởi đó chúng ta in sâu khái niệm về sự cứu rỗi bởi việc làm trong lòng người cải đạo khỏi chính sự khởi đầu đời sống tín đồ Đấng Christ của anh ta hay cô ta.

Nếu chúng ta vẫn đang tiếp tục sử dụng kế hoạch năm bước này, thì bước thứ năm phải được giải thích như sự khác biệt về phẩm chất với những cái khác. Các bước từ một đến bốn là bản chất của việc vâng phục tin lành, nơi mà “việc sống đời sống tín đồ Đấng Christ” là bản chất cho việc vâng phục bộ luật của chúng ta (tức là, nó là “các việc làm của luật pháp.”) Chúng ta vẫn nên nhấn mạnh đức tin, sự ăn năn, xưng nhận, và phép báp têm như các mạng lệnh tin hay ân điển, và như các điều kiện theo kinh thánh cho việc trở thành người được cứu (được xưng công bình hay được sanh lại). Nhưng chúng ta nên nhấn mạnh rằng đức tin, ăn năn, xưng nhận tiếp tục là các điều kiện tiếp theo cho việc giữ sự được cứu. Chúng ta cũng nên làm cho nó rõ ràng rằng việc sống đời sống tín đồ Đấng Christ là kết quả được mong đợi và trước sau như một của những điều này (giống như Rôma 6).

II.                PHÉP BÁP TÊM CHO SỰ THA THỨ CỦA TỘI LỖI CỦA QUÁ KHỨ THÔI.

Một tín lý sai lầm khác mà mở ra cánh cửa cho tín lý Galati là một tín lý cũ, xuất hiện vào thế kỹ thứ hai SCN. Nó là niềm tin rằng phép báp têm đem đến sự tha thứ tội lỗi, nhưng CHỈ cho các tội lỗi mà một người đã phạm phải cho tới thời điểm đó. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, và nó dẫn đến tất cả các hình thức của các nỗ lực hướng về việc làm để giải quyết tội lỗi đã vấp phạm sau thời điểm làm phép báp têm.

Cách tiếp cận vấn đề sớm nhất (cuối thế kỷ thứ hai) chỉ đơn giản là KHÔNG có sự tha thứ cho các tội lỗi sau khi chịu phép báp têm. Đầu thế kỷ thứ ba, một vài người (ví dụ, những người Teutul) bắt đầu dạy rằng Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận thêm một giai đoạn của ăn năn nữa, nhưng nó phải là một sự bày tỏ khá xúc động. Không may là Hội Thánh Công Giáo La Mã, vẫn tin rằng chỉ có các tội lỗi quá khi mới được tha thứ trong phép báp têm, đã tạo nên lễ ăn năn (ngày nay, được gọi là lễ làm hòa) như cách giải quyết với các tội lỗi sau phép báp têm.

Khái niệm này chưa mất hẳn. Ý tưởng mà trong phép một người nhận được sự tha thứ chỉ cho các tội lỗi đã làm trước đó vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong Phong Trào Phục Hưng. Một bằng chứng gần đây thuộc một trong các tạp chí Christian của chúng ta, bởi một người theo Phong trào Phục Hưng, đã nói rằng, “Khi tôi đã chấp nhận và vâng phục Đấng Christ, tôi được cứu khỏi các tội lỗi quá khứ của tôi.” Bối cảnh làm nông của tôi đã khiến tôi gọi điều này là “phép báp têm tắm cho cừu.” Đối với những người không phải nông dân, chúng ta có thể gọi là “phép báp têm rửa xe.” Tất cả sự dơ bẩn từ quá khứ được rửa sạch đi. Giờ thì chúng ta làm gì nếu (hay hơn thế là khi mà) chúng ta lại phạm tội nữa? Để cố gắng trả lời câu hỏi này hầu như luôn luôn dẫn chúng ta đến một dạng của tín lý Galati. (Xem điểm tiếp theo).

Chúng ta có thể tránh được lỗi này bởi việc nhìn thấy rằng phép báp têm là cho sự tha thứ của tội lỗi, chấm hết. Trong phép báp têm, chúng ta bước vào một mối quan hệ cứu rỗi với Đức Chúa Jesus Christ. Mối quan hệ này giữ cho chúng ta trong trạng thái được tha thứ. Trong phép báp têm chúng ta được che đậy với tấm áo choàng công bình của Đấng Christ (Ê Sai 61:10), thứ mà che đậy quần áo rách rưới bẩn thỉu của chúng ta (Ê Sai 64:6). Mặc dù chúng ta vẫn là tội nhân, nhưng chúng ta là những tội nhân đã được tha thứ.

III.              MỘT SỰ HIỂU BIẾT SAI LẦM VỀ 1 GIĂNG 1:9.

Trong phong trào Phục Hưng, một trong những chướng ngại vật phổ biến nhất để bảo đảm, và một nguyên do phố biến của tín lý Galati, là một sự hiểu biết sai lầm về 1 Giăng 1:9, nói rằng, “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” Cho rằng phép báp têm là cho sự tha thứ chỉ cho các tội lỗi trong quá khứ, nhiều người lấy câu này làm chìa khóa để đạt được sự tha thứ cho các tội lỗi phạm phải sau phép báp têm.

Kết quả là một sự ăn năn phụ được nghi thức hóa. Nó xảy ra như thế này: sau khi bụi bẩn của chúng ta được rửa sạch đi, nó được cho rằng mỗi lần chúng ta phạm tội thì chúng ta theo nghĩa đen rời khỏi ân điển và trở nên hư mất lại. Cách duy nhất để được tha thứ cho tội lỗi đó và trở thành được cứu lại là phải ăn năn và xưng nhận cho tội lỗi đặc biệt đó, và cầu nguyện cho sự tha thứ của nó. Vì vậy một người bị nhốt vào trong một cánh cửa đang xoay tròn, một vòng tròn không có kết thúc của việc được cứu/phạm tội/xưng nhận/được cứu/ phạm tội/hư mất/xưng nhận/được cứu, v.v. Điều này khiến cho một người sống trong sự sợ hãi rằng anh ta hay cô ta sẽ chết trong khi đang ở trong thời kỳ “hư mất” của vòng tròn. Đây rõ ràng là một ví dụ của “việc giữ sự được cứu bởi việc làm.”

Sai lầm ở đây là một sự thất bại để hiểu việc được xưng công bình bởi đức tin có nghĩa gì, tách biệt khỏi các việc làm của luật pháp (Rôma 3:28). Nó có nghĩa là chúng ta ở dưới huyết tha thứ của Đấng Christ bằng việc tiếp tục tin cậy vào các việc làm cứu chuộc của Ngài, không phải bởi việc chúng ta giữ được bộ luật của chúng ta tốt như thế nào (phạm tội hay không). Chúng ta mặc sự công bình của Ngài để che đậy sự không công bình của chúng ta. Chúng ta sống trong một trạng thái được tha thứ (được xưng công bình), chừng nào chúng ta còn tin cậy vào Đức Chúa Jesus như là Cứu Chúa của chúng ta một cách chân thật.

Vậy 1 Giăng 1:9 có ý gì? Nó đang không nói về sự xưng nhận đặc biệt của các tội lỗi đặc biệt như điều kiện cho sự tha thứ của các tội lỗi này. Mạch văn (câu 8, 10) bày tỏ rằng Giăng đang nói là chúng ta phải có một sự nhận thức rõ kiên định và sự xưng nhận không ngừng RẰNG chúng ta là những tội nhân. Chúng ta phải không bao giờ đi đến điểm nơi mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta không bao giờ là tội nhân nữa, giống như người Pharisi trong ví dụ của Đức Chúa Jesus (Luca 18:9-14). Chúng ta phải giống như người thu thuế, người đã không xưng nhận bất cứ tội lỗi đặc biệt nào, nhưng đơn giản nhận biết RẰNG mình là một tội nhân cần đến sự thương xót của Đức Chúa Trời. Đây là người trở về nhà mà được tha thứ, Đức Chúa Jesus đã nói như vậy.

(Việc con người các tội lỗi đặc biệt là phần của quá trình thánh hóa, hơn là một điều kiện cho sự xưng công bình).

Kết luận, chúng ta phải thấy rằng để tiếp tục tin vào huyết của Đức Chúa Jesus là phải ĐẶT gánh nặng của tội lỗi và sự phạm tội lên Ngài, như nhiều bài thánh ca của chúng ta nói rằng, vì dụ, “Nghỉ ngơi hoàn toàn trong Cứu Chúa của tôi, Tôi đang đứng trên các lời hứa của Đức Chúa Trời.” Đây là một sự nghỉ ngơi khỏi sự lo lắng, không phải là một sự nghỉ ngơi khỏi việc làm (xem Rôma 6:1ff; Galati 5:6; Gia Cơ 2:18ff). Khi chúng ta ở dưới huyết của Đấng Christ, không chỉ tội lỗi của chúng ta được tha thứ, nhưng CHÍNH BẢN THÂN CHÚNG TA là NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THA THỨ.

Sự bảo đảm của sự cứu rỗi phụ thuộc vào việc được giải phóng khỏi SỰ CÓ TỘI của tội lỗi. Mặc dù chúng ta vẫn chưa được giải phóng khỏi chính tội lỗi. Chúng ta muốn và ngày nào đó sẽ được giải phóng khỏi cả hai; nhưng trong khi chúng ta đang giải quyết tội lỗi, Đức Chúa Trời đã cất đi sự có tội và hình phạt qua huyết của Đức Chúa Jesus. Chúng ta vẫn chưa tốt 100%, nhưng chúng ta được tha thứ 100%. Điều đi sau là nền tảng cho sự bảo đảm của chúng ta.

7. ĐƯỢC XƯNG CÔNG BÌNH BỞI ĐỨC TIN, NHƯNG BỊ PHÁN XÉT BỞI VIỆC LÀM PHẢI KHÔNG?

Chúng ta đã nhấn mạnh, cũng như Phaolô, rằng tội nhân được xưng công bình bởi đức tin, tách biệt khỏi các việc làm của luật pháp (Rôma 3:28; 5:1). Nhưng sự thật rằng có rất nhiều đoạn kinh thánh đặc biệt nói, hay ít nhất là ngụ ý rằng chúng ta sẽ được XƯNG CÔNG BÌNH BỞI VIỆC LÀM theo cách nào đó. Để ví dụ hãy xem 2 Sử ký 6:30; Gióp 34:11; Châm ngôn 24:12; Truyền đạo 12:13-14; Giêrêmi 32:19; Êxêchiên 33:20; Mathiơ 12:37; 25:31ff; Công vụ 10:34-35; Rôma 14:12; 1 Cô Rinh Tô 3:13; Êphêsô 6:8; Côlôse 3:25; Gia Cơ 2:18-26; Khải Huyền 2:23; 20:12-13.

Để bổ sung vào chúng, đây là một vài câu mà tôi sẽ trích dẫn: Thi Thiên 62:12, “Vả lại, hỡi Chúa, sự nhơn từ thuộc về Chúa; Vì Chúa trả cho mọi người tùy theo công việc của họ.” Ê Sai 59:18, “Ngài báo trả cho người ta tùy việc họ làm.” Giêrêmi 17:10, “Ta, Ðức Giê-hô-va, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng, báo cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm.” Mathiơ 16:27, khi Ngài trở lại lần thứ hai, Đức Chúa Jesus “sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm.” Rôma 2:6, Đức Chúa Trời là “Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.” 2 Côrinhtô 5:10, “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng-hầu trước tòa-án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận-lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác-thịt.” 1 Phierơ 1:17, Đức Chúa Trời là “Đấng không tây vị ai, xét đoán từng người theo việc họ làm.” Khải Huyền 22:12, “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.”

Làm thế nào mà chúng ta có thể làm cho hòa hợp sự dạy dỗ rằng chúng ta được xưng công bình bởi đức tin và không phải bởi việc làm, với chứng cứ dư dật này rằng chúng ta sẽ được xưng công bình bởi việc làm?

I.                  NHỮNG CÁCH TRẢ LỜI SAI CHO CÂU HỎI NÀY

 Một cách trả lời sai cho câu hỏi này đó là khi Phaolô nói về việc được xưng công bình bởi đức tin và không phải bởi việc làm, bởi “việc làm” là ông đang nói đến chỉ luật pháp Môise thôi. Dù vậy, đây không phải là vấn đề, vì cách sử dụng của Phaolô cho từ “luật pháp,” trong đoạn trích cốt yếu của Rôma 1-5, không được giới hạn cho luật pháp Môise. Ở đây, ông bàn luận về luật pháp như nó được áp dụng với dân ngoại (ví dụ, 1:18-32; 2:14-15), như nó được áp dụng cho Ápraham (ví dụ, 4:1-5). “Các việc làm của luật pháp” không xưng công bình (Rôma 3:20, 28) bao gồm các cách đáp lại của mỗi người cho bất cứ bộ luật nào mà anh ta hay cô ta có thể thuộc về.

Cách trả lời sai khác là ý tưởng rằng đức tin mà xưng công bình thực sự bao gồm các việc làm như là bộ phần của chính sự nhận dạng của nó. Các việc làm chỉ là một phần của đức tin; vì vậy để được xưng công bình bởi việc làm THÌ PHẢI được xưng công bình bởi đức tin. Tuy nhiên, lời tuyên bố này đơn giản không như vậy. Nó được dựa trên một giả định sai lầm liên quan đến các định nghĩa về từ vựng học, ấy là, như thể các việc làm cho đức tin (ví dụ, pistis) theo một vài (không phải tất cả) từ điển tiếng Hy Lạp đôi khi có nghĩa là “các việc làm,” vậy thì bất cứ khi nào các từ này được sử dụng thì chúng phải luôn luôn bao gồm hàm ý về các việc làm. Điều này đơn giản không phải là cách mà các từ điển hay các định nghĩa từ vựng làm.

Cách trả lời sai khác là tín lý Galati được thảo luận trong bài 6 ở trên, rằng chúng ta thực ra lúc ban đầu (lúc cải đạo) được xưng công bình bởi đức tin; nhưng khi chúng ta trở thành các tín đồ Đấng Christ thì chúng ta giữ việc được xưng công bình bởi việc làm và cuối cùng bị phán xét chỉ bởi các việc làm của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đã nhìn thấy rồi rằng quan điểm này là trái ngược với chính bản chất của việc xưng công bình với đức tin.

II.                VẬY THÌ LÀM THẾ NÀO MÀ CHÚNG TA CÓ THỂ GIẢI THÍCH ĐƯỢC CÁC ĐOẠN TRÍCH “ĐƯỢC XƯNG CÔNG BÌNH BỞI VIỆC LÀM”?

Chắc chắn có một vài ý vững chắc mà trong đó con người được xưng công bình bởi việc làm, mặc dù số phận cuối cùng của chúng ta được quyết định bởi mối quan hệ bằng đức tin của chúng ta với Đức Chúa Jesus Christ. Ở đây tôi sẽ tóm tắt lại một vài trong số chúng.

Trước nhất, trong Cựu Ước, đôi khi sự phán xét về những việc mà các tác giả nói đến không phải là sự phán xét đời đời nhưng là sự phán xét trên đất, ví dụ, việc ban thưởng cho dân Ysơraên cho sự trung tín với giao ước hay việc trút cơn thạnh nộ trên các kẻ thù của Ysơraên (ví dụ, 2 Sử ký 6:28-31; Ê Sai 59:18).

Thứ hai, trong sự phán xét cuối cùng một sự tra xét về các việc làm là cần thiết để quyết định MỨC ĐỘ của các phần thưởng cho từng tín đồ. Dường như có cả các mức độ của hình phạt cho người hư mất (Mathiơ 10:15; 11:22-24; Luca 10:12; 12:47-48; 20:47; Giăng 19:11). Cũng giống với số lượng và chất lượng của các việc làm của các tín đồ sẽ định đoạt mức độ ban thưởng của họ (ví dụ, Mathiơ 5:19; 18:4; Luca 19:12-19; Giacơ 3:1). Điều này đặc biệt rõ ràng trong 1 Côrinhtô 3:12-15, nói rằng lửa của sự phán xét “sẽ thử chất lượng của việc làm của mỗi người.” Một vài tín đồ sẽ được thưởng, và một vài người thì không được. Điều này cũng dường như là vấn đề của 2 Cô Rinh Tô 5:10, nói rằng mỗi tín đồ sẽ được thưởng phạt cho các việc được làm trong đời này, tốt hay xấu.

Một việc làm theo cách thứ ba sẽ xuất hiện trong sự phán xét cuối cùng đó là chúng sẽ được nêu ra như BẰNG CHỨNG của sự hiện diện của đức tin. Sự xưng công bình thực ra là bởi đức tin, nhưng đức tin xưng công bình là một đức tin mà LÀM VIỆC (Rôma 1:5; Gia Cơ 2:14-26). Vậy việc làm miêu tả tình trạng của tấm lòng, giống như một cái cây được nhận biết qua trái của nó (Mathiơ 12:33). Trái không quyết định được loại của cây, nhưng miêu tả nó. Giống với các việc làm của chúng ta là bằng chứng cho sự hiện diện của đức tin: Giăng 15:1-8; Galati 5:6; Êphêsô 2:10; 1 Têsalônica 1:3; Gia Cơ 2:17-18.

Một người có thể tự hỏi là tại sao nó lại cần thiết để xem xét các việc làm của bất cứ cá nhân nào trong quá trình phán xét vì Đức Chúa Trời thông biết mọi sự đã biết ai thực sự có đức tin và ai không có rồi. Thực tế thì điều này đúng như vậy; chính Đức Chúa Trời không cần nhìn lại các việc làm của chúng ta để biết liệu rằng đức tin có hiện hữu hay không. Nhưng mấu chốt của việc xem lại không phải là vì cớ của Đức Chúa Trời, nhưng là vì cớ của những người khác. Mấu chốt của sự phán xét bởi các việc làm là để bày tỏ trước tất cả rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời là không tây vị, rằng Ngài không phải là “người hay thiên vị” (Công vụ 10:34-35; Rôma 2:11; Êphêsô 6:8-9; Côlôse 3:25; 1 Phierơ 1:17). Vậy sự phán xét theo các việc làm bày tỏ cho tất cả những người đang theo dõi rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời là hoàn toàn theo lời của Ngài, rằng Ngài không đang bày tỏ sự ưu ái hay thiên vị.

Cuối cùng, sự phán xét theo việc làm chỉ là một phần của sự phán xét cuối cùng. Thực tế, nó là một quá trình mở đầu, và theo chính nó thì nó không đưa ra được một kết quả cuối cùng. Nó được lập tức theo sau bởi một phần thứ hai của sự phán xét, là yếu tố quyết định về nơi mà mỗi chúng ta sẽ trải qua đời đời. Chúng ta nhìn thấy điều này trong Khải Huyền 20:11-15, miêu tả về hai bước phán xét.

Trước tiên, CÁC SÁCH được mở ra, và mỗi người “bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy” (câu 12). “Các sách” này là các sách luật pháp của Đức Chúa Trời (các bộ luật mà bởi đó tất cả sẽ bị đoán xét), hay các sách mà ghi chép lại tất cả các việc làm của chúng ta. Ngụ ý đó là KHÔNG AI bị đoán xét là xứng đáng với thiên đàng dựa trên những gì được viết trong các sách, số nhiều. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.

Vậy giai đoạn thứ hai và cuối cùng của sự phán xét được ghi chép trong câu 15: “Kẻ nào không được biên vào SÁCH SỰ SỐNG đều bị ném xuống hồ lửa.” Điều này nói với chúng ta điều gì? Nó nói với chúng ta rằng số phận cuối cùng của chúng ta không được định đoạt bởi những gì được viết trong CÁC SÁCH, từ đó mà các việc làm của chúng ta bị phán xét. Hơn thế, số phận cuối cùng của chúng ta bị định đoạt bởi việc liệu rằng tên của chúng ta có được viết trong SÁCH, sách của sự sống, “sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế” (Khải Huyền 13:8). Chỉ có những người đang tin cậy vào huyết của Đức Chúa Jesus sẽ vượt qua được bài kiểm tra cuối cùng này, và chỉ bởi vì họ đang tin vào Đức Chúa Jesus.

Nếu chúng ta biết, khi đến với sự phán xét, mà chúng ta được cứu (và đây là mấu chốt của sự bảo đảm, và nếu Đức Chúa Trời biết, khi đến sự phán xét, người nào được cứu và người nào không, thì điều gì là mấu chốt mà tất cả chúng ta đều có, đặc biệt là các tín đồ, để đi qua được sự phán xét không thoải mái (để nói là ít nhất) này của việc làm, thậm chí là các việc làm tội lỗi của chúng ta, theo như các sách? Đây là một gợi ý. Như một kết quả của sự bộc lộ đầy đủ và sự hồi tưởng về các việc làm của chúng ta này tại chính ngưỡng cửa của thiên đàng, thì nó sẽ được làm cho rõ ràng hoàn toàn rằng nguyên nhân DUY NHẤT mà chúng ta được cứu đời đời là bởi ân điển và lòng thương xót vô tận của Đức Chúa Trời. Sự thương xót của Đức Chúa Trời bởi đó được vinh hiển, và chúng ta sẽ bước vào thiên đàng với tấm lòng mà đang ngập tràn với sự khiêm nhường, lòng biết ơn và ngợi khen đến Đấng Cứu Chuộc.

8. ĐƯỢC CỨU BỞI ÂN ĐIỂN, ĐƯỢC CỨU TRONG PHÉP BÁP TÊM

Chúng ta bây giờ đã sẵn sàng để giải thích phép báp têm và ân điển được liên kết như thế nào. Trước tiên, tôi sẽ trình bày vài nguyên tắc cơ bản để ghi nhớ khi học về phép báp têm. (A) Mỗi tín lý, bao gồm phép báp têm, được dựa trên kinh thánh trước nhất, không phải trên sự trải nghiệm. (B) Chúng ta không thể đưa ra kết luận của chúng ta về ý nghĩa của phép báp têm từ các nguồn không thuộc kinh thánh, như là từ tiếng La Tin sacramentum (thường có nghĩa là “lời thề, đính ước, giao ước”). (C) Phép báp têm của tín đồ Đấng Christ bắt đầu vào ngày lễ Ngũ Tuần. Vậy chúng ta không phải cố gắng dựa vào sự hiểu biết của chúng ta về nó trên các việc làm trước lễ Ngũ Tuần, như là sự cắt bì theo Cựu Ước hay phép báp têm của Giăng. (D) Chỉ có MỘT PHÉP BÁP TÊM, Êphêsô 4:5 nói như vậy. Phép báp têm bằng Đức Thánh Linh và phép báp têm bằng nước cả hai đều áp dụng cho các tín đồ Đấng Christ, nhưng chúng là hai sự kiện riêng biệt. Chúng là các khía cạnh thuộc linh và thể xác của một sự kiện báp têm duy nhất.

Cuối cùng, (E) Sự cứu rỗi như vậy là có điều kiện, tức là, chúng ta nhận được sự cứu rỗi bởi việc đáp ứng các điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, có các LOẠI điều kiện khác nhau. Điều kiện chính là đức tin, là CÁCH THỨC duy nhất (công cụ, phương tiện) mà bởi đó sự cứu chữa bội phần của sự cứu rỗi được nhận: “ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu” (Ê Phê Sô 2:8). Mặc khác, phép báp têm không phải chỉ là một điều kiện khác cho sự cứu rỗi, nhưng là LOẠI điều kiện khác. Đặc biệt, nó là THỜI ĐIỂM hay cơ hội khi Đức Chúa Trời nói Ngài sẽ ban ân điển cho tội nhân; nó không phải là phương tiện để nhận được sự cứu rỗi theo nghĩa giống với đức tin. Cả đức tin và phép báp têm là các điều kiện của sự cứu rỗi, nhưng đức tin là phương thức và phép báp têm là thời điểm. Xin hãy thận trọng: không xem điều kiện ngang bằng với phương thức, và đừng nhầm lẫn phương thức với thời điểm.

Giờ thì chúng ta sẽ nghiên cứu ngắn gọn năm đoạn trích Tân Ước cơ bản mà giải thích ý nghĩa của phép báp têm. Cho một cuộc thảo luận đầy đủ hơn về những câu này và bảy đoạn trích khác như vậy, xem sách của tôi, Baptism: A Biblical Study (College Press, xuất bản lần thứ 2, 2006).

THỨ NHẤT. MATHIƠ 28:19-20. Bốn việc làm được chỉ rõ trong Đại Mạng Lệnh này. Một mạng lệnh chính là “dạy dỗ muôn dân,” một việc làm mà được đi trước bởi động tính từ bất định (quá khứ), “đi”. Phương thức để dạy dỗ muôn dân được giải thích trong hai động tính từ hiện tại: “báp têm cho họ,” và “dạy họ.” Hoạt động này bắt đầu khoảng 10 ngày sau việc này, vào ngày lễ Ngũ Tuần (Công vụ 2:38-42).

Đó là rất quan trọng để Đức Chúa Jesus tách riêng phép báp têm khỏi sự dạy dỗ. Phép báp têm được biệt riêng bởi vì nó là một trong những điều kiện để trở thành một tín đồ Đấng Christ, cùng với các điều kiện của phép báp têm, sự ăn năn, và sự xưng nhận. Mình phép báp têm được nhắc đến ở đây, bởi vì nó là điều duy nhất trong bốn điều này mà những người thực hiện Đại Mạng Lệnh (các sứ đồ, các nhà truyền giáo) có thể làm; những điều khác được làm bởi những người cải đạo. Việc thực hiện những điều này cấu thành nên những gì mà kinh thánh gọi là sự vâng phục tin lành (Rôma 10:16; 2 Têsalônica 1:8; 1 Phierơ 4:17). Sau đó tiếp nối phần thứ hai của việc dạy dỗ muôn dân, tức là, dạy họ vâng phục hết tất cả mọi điều đã được truyền. Điều này chỉ đến những gì mà Phaolô gọi là “các việc làm của luật pháp” (Rôma 3:20, 28; Galati 2:16, hay “các việc lành” của sự vâng phục bộ luật của một người, hay sống đời sống tín đồ Đấng Christ. Nhiều người nghĩ phép báp têm thuộc về phần thứ hai này, nhưng Đức Chúa Jesus đã rõ ràng đặt nó tách biệt khỏi phần này.

Trong chỉ dẫn của Ngài về phép báp têm, Đức Chúa Jesus đặc biệt nói rằng các tội nhân phải chịu phép báp têm “nhân danh của [eis to onoma] Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.” Điều này nói với chúng ta nhiều về ý nghĩa của phép báp têm. Cụm từ “nhân danh của” theo văn hóa Hy Lạp là một thuật ngữ thương mại chuyên môn được sử dụng để chỉ đến sự tiếp nhận của một số tiền hay một tài sản vào trong tài khoản mang tên của người sở hữu nó. Khi Đức Chúa Jesus sử dụng nó ở đây, Ngài muốn nói rằng việc làm của phép báp têm này là thời điểm khi mà một người bước bào trong một sự liên kết sở hữu với các nhân vật của Đức Chúa Trời Ba Thân Vị. Ở đây chúng ta trở thành tài sản của Đức Chúa Trời, hay nô lệ (xem Rôma 6:15-13). Từ điểm này trở đi, chúng ta tìm cách để hoàn thành món nợ của chúng ta về sự vâng phục bộ đến bộ luật của chúng ta.

THỨ HAI. CÔNG VỤ 2:38. Đoạn trích tiếp theo này được đặt trong bối cảnh về sự bắt đầu của Hội Thánh, của thời đại Hội Thánh, của thời kỳ Tân Ước. Phierơ vừa rao giảng bài giảng tin lành đầu tiên (Công vụ 2:14-36), và các thính giả người Giu Đa của ông được thuyết phục tuyệt đối và đang hỏi làm thế nào để được giải thoát khỏi tội lỗi của họ (2:37), điều chỉ ra rằng họ đã bắt đầu tin vào tin lành. Phierơ chỉ dẫn họ làm hai điều: ăn năn và chịu phép báp têm. Các thính giả này sẽ biết được sự ăn năn là gì; đây là một phần chính của lời truyền của các Đấng tiên tri Cựu Ước. Họ cũng sẽ quen thuộc với một loại của phép báp têm, được ban cho qua sự hầu việc của Giăng Báp Tít. Tuy nhiên phép báp têm này mà Phierơ truyền, là điều gì đó mới. Điều gì đó mà các thính giả không nghi ngờ gì là đã được báp têm bởi Giăng, nhưng Phierơ đã nói rằng , “ai nấy” bây giờ phải nhận phép báp têm của tín đồ Đấng Christ. Phép báp têm của Giăng là không đủ (xem Công vụ 19:1-7).

Phierơ đã nói điều gì sẽ là kết quả của phép báp têm mới này? Hai điều, tương xứng với sự cứu chữa bội phần của ân điển. Một là sự tha thứ của tội lỗi, điều mà tương tự với sự xưng công bình, hay nghe Đức Chúa Trời Quan Xét phán rằng, “Không có hình phạt dành cho ngươi!” Thứ hai là sự ban cho của Đức Thánh Linh, là cách mới để Đức Thánh Linh hiện diện trong các tín đồ, cách mà Giăng và Đức Chúa Jesus đã gọi là chịu “phép báp têm bằng Đức Thánh Linh” (Công vụ 1:5). “Phép báp têm trong Đức Thánh Linh” KHÔNG chỉ đến sự ban cho của nói tiếng lạ (Công vụ 2:1ff); nó giống với những gì mà kinh thánh gọi là sự ngự vào trong lòng của Đức Thánh Linh (Rôma 8:9-11), là nguồn gốc của sự kiện được gọi là sự tái sanh hay của quá trình tiếp diễn được gọi là sự thánh hóa.

Trong đoạn trích này, sự ăn năn và phép báp têm không thể được tách rời; chúng là các điều kiện ngang hàng cho việc nhận được sự cứu chữa bội phần của ân điển. Cũng vậy, sự tha thứ và sự ngự vào trong của Đức Thánh Linh không thể bị tách rời. Chúng là bản chất gấp đôi của ân điển cứu rỗi được nhận trong phép báp têm.

THỨ BA. RÔMA 6:1-6. Bối cảnh của đoạn trích này cũng rất quan trọng. Trong Rôma 1-5 Phaolô chỉ giải thích điều TỐT NHẤT từng xảy ra cho chúng ta như các tín đồ Đấng Christ: chúng ta được xưng công bình bởi đức tin trong các công việc cứu chuộc của Đức Chúa Jesus, hơn là bởi việc chúng ta có thể đáp lại các mạng lệnh của bộ luật của chúng ta tốt như thế nào (Rôma 3:28). Đây là phần một của sự cứu chữa bội phần. Giờ thì, trong Rôma 6:1ff, sứ đồ đang giải thích điều THỨ HAI tốt nhất mà xảy ra cho chúng ta, ấy là, phần thứ hai của sự cứu chữa bội phần: chúng ta trải qua một sự thay đổi thuộc linh ở bên trong quá cơ bản đến nỗi nó có thể được miêu tả không gì hơn một sự chết và một sự sống lại một đời mới. Tại sao sự thay đổi sau cùng này lại quá tuyệt vời? Bởi vì nó khiến chúng ta có thể sống một đời sống thánh, tức là, để vâng phục được tất cả những gì mà Đức Chúa Jesus đã truyền lệnh cho chúng ta (Mathiơ 28:20)!

Vậy thì làm thế nào mà Phaolô mang phép báp têm vào trong cuộc thảo luận này? Ông nhẹ nhàng trừng phạt những người Rôma vì sự không biết của họ về các sự kiện quan trọng này: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao?” ông hỏi (câu 3). Trong lời giải thích của mình, ông tuyên bố rằng một người chịu phép báp têm vào trong Đấng Christ, tức là, vào trong một sự hợp nhất với Đấng Christ trong vai trò của Ngài như là Đấng Cứu Chuộc. Chính xác là, một người chịu phép báp têm vào trong sự chết của Ngài, tức là, chúng ta được chôn với Ngài qua phép báp têm vào trong sự chết; và chúng ta cũng giống vậy được hợp nhất với Ngài trong sự sống lại của Ngài. Sự trải nghiệm của sự cứu rỗi này rõ ràng là một kết quả của việc chịu phép báp têm.

Chúng ta không để nhường nhịn cho sự cám dỗ để làm lu mờ tầm quan trọng cứu rỗi của phép báp têm đã được trình bày quá rõ ràng ở đây. Lưu ý: Phaolô không nói rằng chúng ta đã ăn năn vào trong Đấng Christ. Ông không nói rằng chúng ta được chôn với Ngài bởi đức tin vào trong sự chết. Sự ám chỉ là đến phép báp têm. Và để chúng ta không sỉ nhục Đức Chúa Trời bởi việc phớt lờ đi Êphêsô 4:5 và nói (như một người trong các giáo sư theo thuyết Calvin của tôi tại lớp kinh thánh Westminster đã nói), “Không có một giọt nước nào trong Rôma 6!” Điều đó cũng dành cho đoạn trích tiếp theo.

THỨ TƯ. CÔ LÔ SE 2:11-13. Đoạn trích này tương tự với Rôma 6 trong điều mà nó nói về sự thay đổi thuộc linh trong lòng của chúng ta khi so sánh với một sự chết và một sự sống lại, một sự thay đổi có khả thi bởi sự đi đến của chúng ta vào trong sự hợp nhất với Đức Chúa Jesus Christ. Ở đây Phaolô nói rằng trong giây phút mà chúng ta “được chôn với Ngài” và “cũng sống lại cùng với Ngài.” “Ngài khiến anh em sống lại với Ngài, vì đã tha thứ hết mọi tội chúng ta”! Nhưng chính xác thì khi nào “sự tái sanh và đổi mới” tuyệt vời này (xem Tít 3:5) xảy ra? Ở đây Phaolô nói nó rõ ràng hơn ở bất cứ nơi nào khác trong Tân Ước. ông nói nó xảy ra “TRONG PHÉP BÁP TÊM,” cũng thêm vào nhóm đại từ quan hệ, “MÀ TRONG ĐÓ.”

Đó là quan trọng rằng trong cùng câu này (câu 12) Phaolô sử dụng cả nhóm từ “trong phép báp têm” và nhóm từ “bởi đức tin.” Chúng ta được chôn và được sống lại với Ngài trong phép báp têm, nhưng cùng lúc đó là bởi đức tin. Không có nghịch lý gì, không có sự mâu thuẫn ở đây. Phép báp têm như THỜI ĐIỂM của sự cứu rỗi là thích hợp hoàn hảo với đức tin như PHƯƠNG THỨC để nhận được sự cứu rỗi đó.

THỨ NĂM. PHIERƠ 3:20-21. Đó là thích hợp để kết thúc sự nghiên cứu ngắn gọn này với câu nói của Phierơ rằng, chỉ giống như nước lụt đã cứu gia đình của Nô-ê bởi sự trôi dạt trên tàu, thì cũng vậy “phép báp têm giờ đây cứu anh em.” Chúng ta hãy rõ ràng: nước lụt là sự loại suy tượng trưng; phép báp têm là THỰC TẾ. Phierơ không nói rằng phép báp têm đang “tượng trưng” cho bất cứ điều gì đó. Hơn thế, phép báp têm ĐANG LÀM điều gì đó: nó CỨU.

Phierơ làm cho nó rõ ràng rằng sự cứu rỗi này đang không được hoàn thành qua các nỗ lực vật chất của nước, nhưng qua sự nài xin hay cầu nguyện đến Đức Chúa Trời của tội nhân cho một lương tâm tốt. Đây là một dấu hiệu của đức tin và sự ăn năn của tội nhân, trong việc đáp lại những gì mà Đức Chúa Trời ban cho sự tha thứ và làm sạch sự dơ bẩn của tội nhân. Nhưng Phierơ thậm chí còn làm cho nó rõ ràng hơn rằng sự cứu rỗi được ban cho trong phép báp têm không được dựa trên bất cứ điều gì mà tội nhân làm. Nó xảy ra chỉ qua quyền phép của công việc cứu chuộc – sự sống lại, trong trường hợp này – là của Đức Chúa Jesus Christ.

Những đoạn trích này và những đoạn khác bày tỏ rằng kinh thánh dạy dỗ rõ ràng là chúng ta được cứu bởi ân điển, nhưng được cứu trong phép báp têm.

9. PHÉP BÁP TÊM CÓ PHẢI LÀ MỘT VIỆC LÀM KHÔNG?

Nhiều người trong giới tín đồ Đấng Christ sẽ kịch liệt chối bỏ về mọi điều mà tôi đã nói trong bài trước (“Được cứu bởi Ân điển, Được cứu trong phép Báp têm”). Đây là bởi vì họ xem phép báp têm như một việc làm, và tin rằng điều này tự động ngăn cản phép báp têm khỏi việc có bất cứ điều gì liên quan đến sự cứu rỗi, vì sự cứu rỗi là bởi ân điển. Trong bài học này, tôi sẽ bày tỏ tại sao đây là một tư tưởng sai lầm.

Về lịch sử, đối với những người theo đạo Đấng Christ 1500 năm đầu tiên của nó là gần nhất trí về niềm tin của nó rằng phép báp têm bằng nước là thời điểm khi Đức Chúa Trời lúc ban đầu ban cho ân điển cứu rỗi trên tội nhân. Điều này bao gồm Martin Luther, người đã dạy quan điểm này một cách mạnh mẽ. Ví dụ, ông đã nói rằng một người chịu phép báp têm để cho người đó “có thể nhận được sự cứu rỗi đã hứa ở trong nước” (“The Large Catechism,” IV.36). Luther không nhìn thấy sự xung đột nào giữa phép báp têm cho sự cứu rỗi và sự cứu rỗi bởi ân điển.

Cuộc cách mạng Copernican liên quan đến ý nghĩa của phép báp têm đến với nhà cải cách người Thụy Sĩ, Huldrych Zwingli. Trong những năm 1523-1524, Zwingli chỉnh sửa lại một cách đầy đủ tín lý của phép báp têm. Ông đã cự tuyệt bất cứ sự kết nối nào giữa phép báp têm với sự cứu rỗi, và sáng chế ra một cách tiếp cận nó hoàn toàn mới. Về bản chất, ông tuyên bố rằng phép báp têm chính xác là việc tương đương của Tân Ước với sự cắt bì của Cựu Ước, và vì vậy chỉ là một dấu hiệu của một tính chất thành viên đang có rồi trong dân sự giao ước của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên Zwingli đã biết điều này là một quan điểm mới. Ông đã tuyên bố rằng “mọi ngươi trước tôi đều sai về phép báp têm.” Đa số những người theo đạo tin lành đều theo quan điểm mới này, nhiều người làm như vậy mà không nhận biết về nguồn gốc gần đây có liên quan của nó.

Ngày nay những người theo đạo tin lành này chối bỏ phép báp têm như một sự kiện cứu rỗi theo sau Zwingli về điều này: họ tin rằng một quan điểm như vậy trái ngược với sự cứu rỗi bởi ân điển. Sự tranh luận là đây: Tiền đề 1: Chúng ta được cứu bởi ân điển qua đức tin, KHÔNG PHẢI bởi việc làm (Ê Phê Sô 2:8-9). Tiền đề 2: Phép báp têm là một việc làm. Kết luận: Vậy thì phép báp têm không thể có kết nối gì với sự cứu rỗi. Những người theo sự tranh luận này thực sự muốn đi đúng với khái niệm ân điển của sự cứu rỗi, nhưng họ đã trở thành những người theo Zwingly, tức là, bị lừa gạt vào trong suy nghĩ mà bám chặt lấy ân điển theo cách nào đó đòi hỏi việc từ bỏ phép báp têm như một sự kiện cứu rỗi.

Chúng ta có thể đáp trả với cách tiếp cận này như thế nào? Chúng ta có thể bày tỏ rằng phép báp têm như một sự kiện cứu rỗi là thích hợp với sự cứu rỗi bởi ân điển không? VÂNG! CHẮC CHẮN RỒI! Vậy thì câu hỏi là LÀM THẾ NÀO mà chúng có thể được làm cho hòa hợp? Tôi sẽ giải thích điều này theo hai bước, một người theo Luther và một người theo Phaolô!

I.                  LUTHER: PHÉP BÁP TÊM LÀ MỘT VIỆC LÀM, NHƯNG NÓ KHÔNG PHẢI LÀ VIỆC LÀM CỦA CHÚNG TA. NÓ LÀ VIỆC LÀM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Cách giải quyết này nói rằng yếu tố gây tranh cãi trong sự chỉnh sửa của Zwingli là tiền đề thứ hai của nó: “Phép báp têm là một việc làm.” Những người chống đối tín lý Zwingli của Luther đã thách thức lòng trung thành của ông với sự nhất trí kéo dài 1500 năm về phép báp têm trên các lý do này. Làm thế nào mà bạn có thể nói việc làm không có ích gì cho sự cứu rỗi, họ đã hỏi ông, và sau đó nói rằng phép báp têm là dành cho sự cứu rỗi sao? Chính phép báp têm không phải là một việc làm sao? Còn về đức tin thì sao? Ở đây là câu trả lời được phát biểu của Luther cho thách thức này (“Large Catechism,” IV.35): “Cho điều này bạn có thể trả lời rằng: Vâng, đúng là các việc làm của chúng ta là không có ích gì cho sự cứu rỗi. Tuy nhiên, phép báp têm không phải là việc làm của chúng ta nhưng là của Đức Chúa Trời … Các việc làm của Đức Chúa Trời … là cần thiết cho sự cứu rỗi, và chúng không loại trừ nhưng hơn thế là đòi hỏi về đức tin.”

Tôi thường dùng cách lý giải xuất sắc và thuộc về kinh thánh của Luther cho vấn đề này. Sự thật đó là mỗi sự nhắc đến ý nghĩa của phép báp têm của Tân Ước miêu tả nó như điều gì đó được hoàn thánh mà chỉ mình Đức Chúa Trời mới có thể thực hiện được (ví dụ, sự tha thứ, sự tái sanh, phép báp têm trong Đức Thánh Linh, sự sống lại từ cái chết thuộc linh). Người duy nhất thực sự làm việc trong phép báp têm là Đức Chúa Trời; chúng ta đến với nó đơn giản với “đức tin vào việc làm của Đức Chúa Trời” (Côlôse 2:12). Người chịu phép báp têm là bị động, cho phép điều gì đó được làm CHO chính bản thân anh ấy hay cô ấy.

Theo quan điểm mới của người theo tín lý Zwingly về phép báp têm, chính Đức Chúa Trời KHÔNG LÀM GÌ CẢ; việc làm quan trọng duy nhất được thực hiện tại đó là bởi người chịu phép báp têm,  phép báp têm là sự đáp lại, sự cam kết, bày tỏ, chứng nhận, đính ước, tuyên bố, khẳng định, hay sự thể hiện của anh ta hay cô ta cho bản thân mình – tất cả LOÀI NGƯỜI đều làm việc. Dù vậy theo kinh thánh, KHÔNG có điều nào trong những điều này có liên kết gì với phép báp têm. Những điều gì nhất mà người chịu phép báp têm đang làm trong phép báp têm là tin (Côlôse 2:12) và cầu nguyện (Công vụ 22:16 1 Phierơ 3:21) – tất cả những điều này không thể bàn cải gì được là đều thích hợp với ân điển. (Việc dịch thành “lời cam kết” trong 1 Phierơ 3:21 là sai).

Nhưng phép báp têm thực sự không phải là một “việc làm” theo nghĩa đơn giản về “điều gì đó là chúng ta làm” phải không? Điều này sẽ không khiến nó thành một việc làm theo nghĩa của Êphêsô 2:9, mà loại trừ các việc làm ra khỏi con đường của sự cứu rỗi chứ? Câu trả lời là KHÔNG, đây là một cách tiếp cận sai lầm cho vấn đề của việc làm. Để nhìn thấy được tại sao điều này lại như vậy, thì chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta đang ĐỊNH NGHĨA thuật ngữ “việc làm” theo nghĩa chính xác của Phaolô.

II.                PHAOLÔ: PHÉP BÁP TÊM LÀ SỰ VÂNG PHỤC ĐẾN TIN LÀNH, KHÔNG PHẢI LÀ MỘT VIỆC LÀM CỦA LUẬT PHÁP.

Tôi đã kết luận rằng lý do chính mà mọi người nghĩ phép báp têm cho sự cứu rỗi và sự cứu rỗi bởi ân điển là mâu thuẫn đó là họ đang sử dụng cách định nghĩa sai của từ “việc làm” như được sử dụng trong Ê Phê Sô 2:8-9 và ở nơi khác trong các lá thư của Phaolô. Nó được thừa nhận một cách thiếu tính phê bình rằng một “việc làm” đơn giản là “điều gì đó mà CHÚNG TA làm,” đặc biệt như là chống nghịch với điều gì đó mà ĐỨC CHÚA TRỜI làm.

Sự thật đó là “các việc làm” CÓ THỂ được định nghĩa và được sử dụng theo cách này, như chính Đức Chúa Jesus sử dụng cách nói “các việc làm” trong Giăng 6:26-29. Nhưng tôi đã kết luận trên bằng chứng tốt rằng điều này KHÔNG THỂ là ý nghĩa của từ “việc làm” như Phaolô sử dụng trái nghịch với Đức Chúa Jesus trong Giăng 6:26-29. Trong đoạn trích này, Đức Chúa Jesus sử dụng từ “việc làm” theo nghĩa thông thường về “việc gì đó mà chúng ta làm,” và Ngài áp dụng thuật ngữ này cho CHÍNH ĐỨC TIN. Vậy ĐỨC TIN là một việc làm theo nghĩa của “việc gì đó mà chúng ta làm.” Nhưng đây là người đá: Phaolô đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa đức tin và việc làm (Rôma 3:27-28; 4:4-5; Ê Phê Sô 2:8-9). Điều này ép chúng ta kết luận rằng Phaolô phải đang sử dụng thuật ngữ “việc làm theo một nghĩa khác. Nó không thể có ý đơn giản là “điều gì đó mà chúng ta làm được.” Đối với Phaolô, nó phải có ý gì đó đặc biệt hơn.

Vậy chính xác thì Phaolô có ý gì khi ông sử dụng thuật ngữ “việc làm”? Chính Phaolô trả lời câu hỏi này khi ông sử dụng cách diễn đạt đầy đủ hơn, “các việc làm của luật pháp” (như trong Rôma 3:20, 28; Galati 2:26; 3:2, 5, 10). Khi bạn kiểm chứng cách nói “các việc làm” của ông một cách chi tiết trong mạch văn, bạn sẽ thấy rằng ông luôn luôn có ý là “các việc làm của luật pháp,” thậm chí khi ông chỉ nói “các việc làm” và không thêm vào “của luật pháp.”

Vậy thì “các việc làm của luật pháp” là gì trong vốn từ của Phaolô? (Chú ý rằng không có mạo từ trong bất cứ cách sử dụng nhóm từ nào của Phaolô). Một điều mà ông không thể muốn nói chỉ là “luật pháp của Môise,” bởi vì trong bối cảnh của thư tín Rôma, ông đang bao gồm cả dân ngoại và Ápraham trong cuộc thảo luận. Dòng cuối cùng là đây: đối với Phaolô, một “việc làm” hay “việc làm của luật pháp” là BẤT CỨ hành động nào (bên ngoài hay bên trong, tội lỗi hay công bình) được làm để đáp lại bộ luật mà Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Dựng đã trói buộc trên chúng ta như những vật tạo dựng. (Rôma 3:28 cho đến 4:8 bày tỏ rằng thậm chí các tội lỗi cũng thuộc về định nghĩa này). Một cách tích cực (như các việc lành), các việc làm của luật pháp chỉ là các hoạt động của chúng ta của sự vâng phục hằng ngày đến sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời về việc sống một đời sống thánh như thế nào. Chúng là các hành động của sự vâng phục đến bộ luật của chúng ta. Chúng là đang “sống đời sống tín đồ Đấng Christ.”

Giờ thì đây là một điểm quyết định: trong vốn từ của Phaolô, không phải tất cả những sự vâng phục đến Đức Chúa Trời là sự vâng phục bộ luật của một người; không phải tất cả “những điều mà chúng ta làm” là sự đáp lại của vật tạo dựng với Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Dựng và các mạng lệnh LUẬT PHÁP của Ngài. Đối với Phaolô, “điều gì đó mà chúng ta làm” là sự đáp lại của tội nhân đến các mạng lệnh TIN LÀNH của Đức Chúa Trời Đấng Cứu Thế, tức là, các sự chỉ dẫn cho các tội nhân về việc làm thế nào để được cứu. Chúng KHÔNG phải là “các việc làm của luật pháp” nhưng là “sự vâng phục tin lành.” Điều sau cùng là cách diễn đạt mà Phaolô sử dụng trong Rôma 10:16 (được dịch một cách chính xác) và trong 2 Têsalônica 1:8. Khi Phaolô đang loại trừ “các việc làm” khỏi cách thức của sự cứu rỗi, thì ông đang loại trừ “các việc làm của luật pháp,” không phải là “sự vâng phục của tin lành.” Điều sau là hoàn toàn thích hợp với ân điển.

Các mạng lệnh tin lành được chỉ định cho các tội nhân bởi Đức Chúa Trời trong vai trò của Ngài như Đấng Cứu Thế, chỉ dẫn các tội nhân về việc làm thế nào để nhận được sự cứu rỗi là gì? (Cho dù chúng là gì, thì chúng KHÔNG PHẢI LÀ CÁC VIỆC LÀM theo ý của Phaolô về thuật ngữ!) Ở đây tôi sẽ liệt kê bốn ngón tay đầu tiên của “sự thực hành năm ngón” đáng tôn kính: đức tin, ăn năn, xưng nhận, và phép báp têm. Tôi sẽ KHÔNG bao gồm “việc sống đời sống tín đồ Đấng Christ,” điều mà đáng lẽ tính như là các việc làm của luật pháp.

Vậy phép báp têm KHÔNG phải là một việc làm, theo ý và cách sử dụng của Phaolô về thuật ngữ đó. Ông KHÔNG nghĩ đến phép báp têm khi ông viết Ê Phê Sô 2:8-9. Vâng, phép báp têm là “điều gì đó mà chúng ta làm” (cũng như đức tin vậy), nhưng nó không phải là điều gì đó mà chúng ta làm để đáp lại một mạng lệnh luật pháp. “Chịu phép báp têm” là một mạng lệnh ân điển, một mạng lệnh tin lành. Như một hành động của sự vâng phục đến tin lành, phép báp têm đúng là thích hợp với ân điển cũng như đức tin vậy.

Được dựa trên cách phân tích theo kinh thánh này, nó không bao giờ mang bất cứ ý nào để từ chối quan điểm của kinh thánh về phép báp têm như một yếu tố của sự cứu rỗi bởi vì mâu thuẫn nào đó với ân điển mà được viện ra nhưng không được tìm thấy.

“Hỡi các anh chị em, chúng ta nên làm gì?” Chúng ta nên bám chặt lấy hoàn toàn cả sự cứu rỗi bởi ân điển VÀ sự cứu rỗi trong phép báp têm, theo Luther và đặc biệt là theo Phaolô. Cũng vậy, chúng ta từ nay trở đi nên chân thật và dựa trên lý trí trong cách giải thích của chúng ta về sự dạy dỗ Tân Ước liên quan đến phép báp têm. Cuối cùng, chúng ta nên nói lẽ thật trong tình yêu thương liên quan đến chủ đề này của phép báp têm. Khi chúng ta rao giảng, dạy dỗ, và viết về phép báp têm, chúng ta phải lưu tâm nhiều hơn về những gì mà ĐỨC CHÚA TRỜI nghĩ về những sự trình bày của chúng ta hơn là về những gì mà con người nghĩ. “Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối” (Rôma 3:4). Hãy để LỜI của Đức Chúa Trời là thật, dù mọi người là giả dối. Hãy để SỰ RAO GIẢNG của chúng ta về Lời của Đức Chúa Trời là thật, dù những người khác là giả dối.

10.          CHO CÁC VIỆC LÀNH

Tôi thích tóm tắt lại sự cứu rỗi, sử dụng Ê Phê Sô 2:8-10 và Côlôse 2:12, như vầy: chúng ta được cứu BỞI ÂN ĐIỂN, QUA ĐỨC TIN, TRONG PHÉP BÁP TÊM, CHO CÁC VIỆC LÀNH. Ở đây tôi đang xem xét nhóm từ cuối, “cho các việc lành” (Ê Phê Sô 2:10). Các việc lành đơn giản là sự vâng phục hằng ngày của chúng ta đến luật pháp của Đức Chúa Trời, tức là, nên thánh như Đức Chúa Trời là thánh, vâng phục bộ luật của chúng ta, sống đời sống tín đồ Đấng Christ, là tốt lành.

Làm thế nào mà các việc làm (tốt) khớp với bức tranh của sự cứu rỗi? Ngoài đạo Đấng Christ, và thậm chí là nhiều người trong đạo, thì quan điểm phổ biến đó là chúng ta được cứu BỞI việc làm. (Phaolô đã viết Rôma 1-5 để đấu tranh lại quan điểm này). Mặc khác, nhiều người trong giới tín đồ Đấng Christ đi đến thái cực khác và kết luận rằng, vì chúng ta được xưng công bình bởi đức tin, nên chúng ta không cần phải làm việc lành. Vậy chúng ta được cứu KHỎI các việc làm. (Phaolô đã viết Rôma 6 để đấu tranh lại quan điểm này).

Quan điểm theo kinh thánh là khác với cả hai thái cực này. Như Ê Phê Sô 2:10 nói, chúng ta được cứu CHO các việc lành. Hiểu được sự khác nhau giữa BỞI VIỆC LÀM và CHO VIỆC LÀM có thể làm nên mọi sự khác biệt trong thế giới cho đời sống và hy vọng của tín đồ Đấng Christ. Việc được xưng công bình bởi đức tin không tách biệt với việc làm, nhưng nó khiến chúng ta nhìn chúng theo một cách hoàn toàn mới. Nó khiến chúng ta có thể nói được ba điều sau về việc làm.

THỨ NHẤT: cụm từ SỰ GIẢI PHÓNG: “TÔI CÓ THỂ làm các việc lành – bởi vì ân điển.”

Cho đến khi một người được cứu, anh ta hay cô ta không thể làm việc lành được. Phần thứ hai của “sự cứu chữa bội phần” đó là tội lỗi hủy hoại lòng của chúng ta với sự đau ốm thuộc linh, thậm chí là sự chết về thuộc linh (Giê Rê Mi 17:9; Êphêsô 2:1, 5). Điều này áp dụng không nhất thiết cho sự vâng phục ở bên ngoài, nhưng cho các tình trạng của tấm lòng: các cách cư xử, động cơ và các mục tiêu.

Nhưng ân điển thay đổi điều này. Như “sự cứu chữa bội phần” của chúng ta, nó không chỉ giải quyết vấn đề luật pháp của chúng ta về sự phạm tội và hình phạt, nhưng nó còn cho chúng ta một bản chất mới mà có trong quá trình được cứu khỏi cơn bệnh tật của tội lỗi. chúng ta được ban cho một tấm lòng mới và một tâm linh mới (Êxêchiên 36:26); chúng ta là các vật tạo dựng mới (2 Côrinhtô 5:17); “chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành “(Ê Phê Sô 2:10). “Việc Ngài làm ra” là công việc của sự tái sanh và sự thánh hóa, được thực hiện chủ yếu qua sự ngự vào trong của Đức Thánh Linh.

Đó là bởi công việc của Đức Thánh Linh bên trong chúng ta mà chúng ta mới CÓ THỂ vâng phục! Đó là “bởi Đức Thánh Linh” mà chúng ta đưa tội lỗi đến cái chết trong thân thể của chúng ta (Rôma 8:13). Đức Chúa Trời làm chúng ta mạnh mẽ với sức mạnh qua Đức Thánh Linh của Ngài làm việc bên trong linh hồn của chúng ta (Êphêsô 3:16). Chúng ta làm được phần thánh hóa của sự cứu rỗi của chúng ta qua Đức Thánh Linh, Đấng đang làm việc bên trong chúng ta, đang giúp chúng ta cả về việc muốn làm việc lành và thực sự làm được nó (Philip 2:12-13).

Tại sao có quá nhiều tín đồ Đấng Christ vẫn gặp rắc rối với tội lỗi? Bởi vì họ vẫn chưa học được cách làm thế nào để sử dụng sức mạnh của Đức Thánh Linh trong đời sống của họ! Đây là một bi kịch, giống Clark Kent sống trọn đời mình mà không biết được mình là một siêu anh hùng vậy! Đừng để như thế: nói rằng “TÔI CÓ THỂ LÀM VIỆC LÀNH, bởi vì ân điển của Đức Chúa Trời đang làm việc trong tôi!”

THỨ HAI: cụm từ NGHĨA VỤ: “TÔI PHẢI làm việc lành – bởi vì sự tạo dựng.”

Một vài người nghĩ rằng ân điển có nghĩa là các mạng lệnh của Đức Chúa Trời không bao giờ trói buộc chúng ta nữa, và rằng chúng ta thực sự KHÔNG PHẢI vâng phục luật pháp của Ngài! Sau tất cả, chúng ta không thuộc về luật pháp, nhưng thuộc về ân điển! Phaolô không nói điều đó trong Rôma 6:14-15? À, vâng, nhưng đó là một sự hiểu lầm nghiêm trọng của đoạn trích đó. Phaolô tiếp tục trình bày trong các câu tiếp theo rằng thậm chí như là các tín đồ Đấng Christ thì chúng ta đều là nô lệ của Đức Chúa Trời và vì vậy 100% có nghĩa vụ vâng phục mọi mạng lệnh của bộ luật mà áp dụng cho chúng ta trong thời kỳ Tân Ước này.

Phaolô không nhắc đến nó ở đây trong Rôma 6, nhưng căn cứ chủ yếu cho nghĩa vụ này là sự thật về sự tạo dựng. Mọi thứ – bao gồm chúng ta như con người – là tài sản của Đức Chúa Trời bởi vì Ngài là Đấng Tạo Dựng (Thi Thiên 24:1-2). Chúng ta nợ Đức Chúa Trời món nợ của sự vâng phục chỉ bởi vì Ngài là Đấng Tạo Dựng. Ân điển không thay đổi được điều này.

Vậy Rôma 6:14-15 có nghĩa gì? Nó có nghĩa là chúng ta không thuộc HỆ THỐNG LUẬT PHÁP như một CÁCH THỨC CỦA SỰ CỨU RỖI. Chúng ta tự do khỏi sự đòi hỏi của sự vâng phục hoàn hảo như một cách để đi lên thiên đàng. Tuy nhiên, chúng ta KHÔNG tự do khỏi bộ luật của chúng ta như một PHONG CÁCH SỐNG, như một bộ luật về đạo đức đang trói buộc. Chúng ta vẫn hoàn toàn có nghĩa vụ vâng phục tất cả các mạng lệnh của Đức Chúa Trời mà chỉnh đốn lại đời sống hằng ngày của chúng ta. Sự tự do khỏi luật pháp KHÔNG PHẢI là sự tự do khỏi sự vâng phục. Điều này là chủ nghĩa luật pháp phải không? KHÔNG! Như Edward Fudge đã nói, chủ nghĩa luật pháp là SỰ PHỤ THUỘC vào luật pháp (phụ thuộc vào sự vâng phục của bạn để cứu bạn). Nhưng chúng ta đang nói về VIỆC GIỮ luật pháp, đơn giản có nghĩa là sự tin kính. Đức Chúa Jesus không chỉ là Đấng Cứu Thế của chúng ta, Ngài cũng là Chúa của chúng ta nữa.

Vậy – “TÔI CÓ PHẢI tốt không?” VÂNG! “Nhưng tôi có phải tốt như một cách để lên thiên đàng không?” KHÔNG! “Vậy tại sao tôi nên quan tâm về việc trở nên tốt?” Trước nhất, bởi vì nó là điều đúng đắn để làm, hoàn toàn tách biệt khỏi bất cứ sự suy xét nào về thiên đàng hay địa ngục. Nhưng có nhiều hơn điều này, có một từ khác mà chúng ta phải nói về các việc lành:

THỨ BA: cụm từ ĐỘNG CƠ: “TÔI SẼ làm việc lành – bởi vì tình yêu thương.”

“ĐƯỢC RỒI, tôi có thể làm việc lành. Và được rồi, tôi phải làm việc lành. Nhưng tôi sẽ làm chứ?” Dĩ nhiên bạn sẽ làm! Làm thế nào mà bạn không thể? Bạn là một tín đồ Đấng Christ cơ mà! Bạn tin và Đức Chúa Jesus mà! Và ĐỨC TIN LÀM (Galati 5:6); đó chính là bản chất của nó. Thực tế, đức tin thực sự không chỉ làm việc thôi – mà nó còn làm việc RẤT CHĂM CHỈ! Nó “đổ mồ hôi và sôi nước mắt”.

Giống tiếng Anh, tiếng Hy Lạp có hai từ cho “việc làm.” Một là từ gốc việc làm  (ergon; động từ là ergazomai); còn lại là LAO ĐỘNG (kopos; kopiaõ). Cả hai từ đều được sử dụng cho đời sống tín đồ Đấng Christ; xem 1 Cô Rinh Tô 15:58; nói chúng ta bị trói buộc vào VIỆC LÀM của Chúa, vì sự LAO ĐỘNG của chúng ta sẽ không vô ích ở trong Ngài đâu. Vâng, chúng ta mong muốn làm việc và chịu khó cho Chúa của chúng ta. Như bài thánh ca xưa “To the Work (Cho người làm công)” nói rằng, “Làm việc thôi, làm việc thôi! Làm việc thôi, làm việc thôi! Chúng ta hãy hy vọng, chúng ta hãy thức canh và làm việc cho đến khi Chúa đến!”

Nhưng câu hỏi ở đây là, điều gì thúc đẩy tín đồ Đấng Christ làm việc quá chăm chỉ để đấu tranh với tội lỗi và trở nên tốt lành? Những người chỉ nghĩ về luật pháp sẽ nói rằng, chúng ta làm việc để thoát khỏi địa ngục và đi lên thiên đàng. Vâng, có lẽ chúng ta đã từng nghĩ theo cách đó, nhưng ân điển thay đổi động cơ này. Hãy nhớ: sự cứu rỗi bởi ân điển là một sự ban cho miễn phí (Rôma 6:23; Ê Phê Sô 2:8-9), và chúng ta không thể làm việc vì một sự ban cho (Rôma 4:4). Cũng vậy, không có địa ngục cho những người ở trong Đức Chúa Jesus (Rôma 8:1). Vậy tại sao chúng LẠI làm việc cho Chúa của chúng ta? BỞI VÌ TÌNH YÊU THƯƠNG – tình yêu thương biết ơn. Đức Chúa Jesus nói nếu như chúng ta yêu Ngài, thì chúng ta sẽ giữ các mạng lệnh của Ngài (Giăng 14:15). Phaolô khẳng định rằng đức tin làm việc qua tình yêu thương (Galati 5:6); đời sống tín đồ Đấng Christ của chúng ta là một “sự lao động của tình yêu thương” (1 Têsalônica 1:3). Xem 1 Giăng 4:18-19: chúng ta càng yêu thương, thì chúng ta càng làm việc mà không sợ hãi.

Ân điển không thay đổi nghĩa vụ của chúng ta (tại sao chúng ta PHẢI vâng phục), nhưng nó thay đổi động cơ của chúng ta (tại sao chúng ta LẠI vâng phục). Chúng ta vâng phục không phải ĐỂ được cứu, nhưng bởi vì chúng ta ĐÃ được cứu. Chúng ta được cứu không phải BỞI việc làm, nhưng CHO việc làm. Sự vâng phục không phải là một việc đã bắt đầu, nhưng nó là một việc đang bắt đầu. Các việc lành của chúng ta không phải là những của lễ chuộc tội, chúng là những của lễ tạ ơn. “Đức Chúa Jesus đã trả nó HOÀN TOÀN” – không chỉ là một sự trả giá xuống. “Tôi nợ Ngài tất cả” – như một món nợ của lòng biết ơn.

Nhiều người rao giảng nghĩ rằng nếu họ không trói buộc các việc làm vào sự cứu rỗi, thì các tín đồ Đấng Christ sẽ bỏ bê các trách nhiệm đạo đức và các bổn phận Hội Thánh của họ. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng có không động cơ nào mạnh mẽ hơn tình yêu thương. Một người cha người mẹ sẽ mạo hiểm tất cả để đi vào một tòa nhà đang cháy để cứu một đứa bé. Một cô dâu sẽ làm việc chăm chỉ để mình trông xinh đẹp nhất cho chú rể của mình. Khi bạn yêu thương ai đó, bạn không thể làm đủ cho người đó, đó chính là bản chất của agapẽ. Mặc khác của đồng xu đó là bản muốn làm điều gì đó trong thế gian hơn là làm đau người mà bạn yêu thương. Và chúng ta cần nhớ rằng:chúng ta là một vết thương trong lòng của Đức Chúa Trời. Tình yêu thương và tội lỗi không hòa trộn với nhau. Chúng ta cần dạy người dân của chúng ta biết cách yêu thương Đức Chúa Trời.

Chúng ta cũng cần nhớ rằng chúng ta được xưng công bình bởi huyết của Đấng Christ, điều này có nghĩa là tội lỗi và sự không hoàn hảo của chúng ta được che đậy bởi huyết của Ngài (Rôma 3:28; 4:6-8). Chúng ta tin vào sự chết cứu chuộc của Ngài để đưa chúng ta vào thiên đàng, không kể đến các việc làm của chúng ta. Chúng ta hãy ngừng tập trung và lo lắng về việc liệu rằng chúng ta có được tha thứ (chúng ta đã được) hay không, và tập trung vào sự thánh hóa của chúng ta. Chúng ta hãy tập trung vào việc làm hài lòng Đức Chúa Trời qua các việc lành, vào nỗ lực để trở nên thánh như Đức Chúa Trời là thánh – bởi vì chúng ta YÊU ĐỨC CHÚA TRỜI.

Nó tóm lại như thế này: các việc lành là kết quả, không phải nguyên nhân của sự cứu rỗi của chúng ta. Và: Đức Chúa Trời không cứu chúng ta bởi vì chúng ta tốt, nhưng chúng ta tốt bởi vì Đức Chúa Trời đang cứu chúng ta.

11.          HƠN VÀ VƯỢT XA HƠN

Đa số thế giới (bao gồm nhiều tín đồ Đấng Christ) cho rằng nếu như chúng ta làm điều gì đó “sai,” chúng ta có thể làm điều gì đó “đúng” để đền bù cho nó. Trong nhiều tôn giáo, khái niệm này là chìa khóa cho bất cứ việc gì mà họ xem là “sự cứu rỗi”. Một ví dụ cho điều này là khái niệm “cân thăng bằng” của sự phán xét. Theo quan điểm này, mọi việc lành có một giá trị công lao cụ thể dành cho nó; mỗi tội lỗi có một giá trị trị tội cụ thể. Vào ngày Phán Xét, tất cả các việc lành được đặt vào một bên của cân và tất cả các việc xấu ở phía còn lại. Nếu “các việc lành của chúng ta nặng hơn các việc làm xấu của chúng ta” (như tôi đã nghe một chấp sự của Hội Thánh có lần cầu nguyện), thì chúng ta sẽ được cứu.

Ý tưởng rằng các việc lành của chúng ta có thể bù đắp, đền bù, hay xóa đi các tội lỗi của chúng ta là một ý tưởng rất phổ biến. Nó là bản chất của quan điểm đạo Hinđu của karma. Nó thường thấy trong tư tưởng đạo Islam về sự cứu rỗi. Đây là một vài trích dẫn từ các bài viết của đạo Muslim: “Nhìn đi! Các việc lành hủy bỏ các việc xấu xa.” “Bất cứ ai bao phủ các việc làm yếu đuối của mình với các việc lành của mình, thì cân của người đó sẽ nặng ký. Các việc lành của người đó sẽ hủy bỏ các việc làm xấu của mình, và bất cứ ai bao phủ các việc lành của mình bằng các việc làm xấu thì chắc chắn là cân của anh ta sẽ nhẹ ký, và người đó là một người con của địa ngục.” “Nếu bạn đã làm một việc xấu, sau đó làm cùng với nó một việc tốt và việc này sẽ xóa bỏ nó.” (Các trích dẫn từ một cuốn sách nhỏ bởi một người Muslim đã cải đạo, Iskander Jadeed, người trích các nguồn. Xem Sin and Atonement in Islam and Christianity [Tội lỗi và sự chuộc tội trong đạo Hồi và đạo Đấng Christ] Basel, 27, 31, 33).

Khái niệm của Hội Thánh Công Giáo La Mã và việc thi hành các lễ xá tội (như phần của lễ ban phước mà có khi được gọi là lễ sám hối, giờ là lễ giải hòa) bao gồm khái niệm này về “công lao phụ thêm.” Tín lý của Công Giáo nói rằng các thánh đồ có nhiều việc lành hơn (nhiều công lao hơn) là họ cần cho chính bản thân họ; tất cả công lao phụ thêm này đi vào một “Ngân quỹ của các công lao” mà từ đó chúng ta có thể rút ra để xóa đi hình phạt cho các tội lỗi không nghiêm trọng (ít hơn) có thể tha thứ được của chúng ta. Chúng ta có thể làm được những sự rút ra như vậy bằng việc làm các việc lành của chính chúng ta, thậm chí chúng ta có một mức độ công lao ít hơn. Cùng với nhau, các việc làm đáng khen thưởng của chúng ta (có lẽ là 5% của công lao được đòi hỏi) cộng với công lao dư thừa của các thánh đồ (95% nhu cầu còn lại) che đậy đi tội lỗi của chúng ta.

Tất cả các ý tưởng như vậy cho rằng trong sự vâng phục Đức Chúa Trời của chúng ta chúng ta có thể làm “hơn và vượt xa hơn sự kêu gọi của bổn phận”; tức là, chúng ta có thể làm điều gì đó tốt mà bằng cách nào đó không cần đến vì cớ của chính nó, và sử dụng nó để trả món nợ tội lỗi của chúng ta cho Đức Chúa Trời. Đây là khái niệm về “công lao phụ thêm.”

Sự thật đáng buồn là đây: trong đời sống vâng phục của chúng ta đến các luật pháp của Đức Chúa Trời, THÌ KHÔNG CÓ VIỆC GIỐNG NHƯ LÀ CÔNG LAO PHỤ THÊM! Không có việc giống như là “làm hơn và vượt xa hơn sự kêu gọi của bồn phận.” Đây là một bài học quan trọng được dạy bởi Đức Chúa Jesus trong thí dụ của Ngài về “người đầy tớ vô ích” (Luca 17:7-10): “Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến ngay mà ngồi ăn, hay sao? Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn uống sao? Đầy tớ vâng lịnh mà làm, thì chủ có biết ơn gì nó chăng? Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm.”

Đức Chúa Jesus đang dạy điều gì ở đây? Ngài đang bày tỏ cho chúng ta rằng như các vật tạo dựng của Đức Chúa Trời thì chúng ta đã nợ Ngài mọi việc lành, mọi việc làm của sự vâng phục mà chúng ta có khả năng làm. Đây là món nợ loài người của chúng ta; chúng ta nợ Đấng Tạo Dựng món nợ của sự vâng phục hoàn hảo với bộ luật của chúng ta. Sự trọn vẹn là nhiệm vụ của chúng ta: “Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn” (Mathiơ 5:48). “Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình” (1 Phierơ 1:15).

Đây là những gì mà điều này có nghĩa: thậm chí nếu như chúng ta đang sống một đời sống hoàn hảo, chúng ta sẽ không có “lợi ích” gì, không có gì hơn và vượt xa hơn những gì mà nhiệm vụ của chúng ta phải làm. Điều này có ý thêm rằng chúng ta không thể làm điều gì đó thêm để che đậy cho tội lỗi của chúng ta! Tại sao không? Bởi vì mọi việc lành mà chúng ta có thể làm đã bị mắc nợ Đức Chúa Trời như một đòi hỏi rồi. Khi bạn không làm điều lành nào nó mà bạn được đòi hỏi để làm (tức là, khi bạn phạm tội), điều này giống như là bị trễ hạn trả món nợ của sự vâng phục của bạn. Giờ thì để thêm vào việc mắc nợ Đức Chúa Trời, món nợ tiếp tục của sự vâng phục trọn vẹn của bạn, bạn nợ Ngài món nợ hình phạt cho sự không vâng phục. Và khi bạn bị tụt lại phía sau như vậy, thì BẠN KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ BẮT KÍP! Tại sao không? Bởi vì bạn sẽ không có bất cứ việc lành phụ thêm nào (các việc làm không phải mắc nợ Đức Chúa Trời rồi) để dùng cho món nợ tội lỗi của bạn.

Đây là một minh họa. Hãy nói rằng khi tôi gặp người vợ tương lai của tôi, tôi quá khao khát để cưới cô ấy đến nỗi tôi đã sẵn lòng ký vào bản hợp đồng trước khi cưới đầy khôn ngoan của cô ấy. Trong bản hợp đồng này tôi đã đồng ý ngay lập tức chuyển giao cho cô ấy quyền sở hữu của MỌI THỨ VÀ MỌI ĐỒNG TIỀN mà tôi đã sở hữu lúc đó và sẽ sở hữu sau này mà không quan tâm nó có nghĩa gì. Hai năm sau khi chúng tôi kết hôn, cô ấy phát hiện ra tôi đã KHÔNG đưa cho cô ấy 2 đôla từ tiền lương của tôi mỗi tuần. Tôi đã lén lút giấu nó trong một hũ ớt khô Skyline được một thời gian. Cô ấy có quyền yêu cầu được biết tôi đã định làm gì với số tiền 104$ mà tôi đã nợ cô ấy. Trong nỗi tuyệt vọng, tôi đã điên cuồng hứa là tôi sẽ trả cho cô ấy sớm thôi. Cô ấy nhìn tôi với sự thương hại và nói rằng, “Bằng cái gì?”(May mắn thay đây chỉ là một sự minh họa).

Mấu chốt của thí dụ của Đức Chúa Jesus đơn giản là đây: mọi việc làm của sự vâng phục mà chúng ta có thể làm đã mắc nợ Đức Chúa Trời rồi như món nợ vật tạo dựng của chúng ta. Chúng ta không thể sử dụng những gì mà chúng ta đã mắc nợ rồi qua món nợ đó, để trả cho món nợ tội lỗi của chúng ta. Vậy chúng ta có hai chọn lựa: (1) sống một đời sống hoàn hảo và “giữ đều đặn,” và như thế tránh khỏi địa ngục qua con đường việc làm của chúng ta; hay (2) phạm tội chỉ một lần và bị trễ hạn trả món nợ tội lỗi của chúng ta mãi mãi. Tất cả chúng ta đều biết nơi mà chúng ta đứng.

Vậy làm thế nào mà các tội nhân có thể được cứu? CHỈ BỞI ÂN ĐIỂN – trong hình thức của sự chuộc tội hoàn hảo của Đức Chúa Jesus cho tội lỗi của chúng ta. Cái chết để làm nguôi giận của Ngài là điều duy nhất mà thực sự có thể “che đậy” cho tội lỗi của chúng ta. Sự hy sinh của Ngài cho chúng ta là “công lao phụ thêm” thực sự duy nhất: chỉ Đức Chúa Jesus mới làm được “hơn và vượt xa hơn lời kêu gọi của bổn phận.” “Các công lao phụ thêm” của Ngài, đã có được qua sự chết của Ngài trên thập tự giá, là những gì có trên phía còn lại của chiếc cân, mà xóa đi tội lỗi của chúng ta và ban cho chúng ta sự sống đời đời. “Không phải sự lao động của tay tôi có thể làm trọn các yêu cầu của luật pháp Ngài. Nước mắt của tôi có thể chảy mãi được không; lòng sốt sắng của tôi có thể không trì hoãn để biết được không! Tất cả vì tội lỗi đều không thể chuộc tội được – NGÀI phải cứu, và chỉ mình Ngài thôi.”

Cuối cùng, tôi muốn chỉ ra rằng cách miêu tả của Đức Chúa Trời trong thí dụ về “người đầy tớ vô ích” là rất nghiêm túc và nghiêm khắc và không nhượng bộ. Đây là những gì mà Đức Chúa Trời của chúng ta thực sự giống với sao? Vâng, nhưng hãy nhớ điều này: có HAI KHÍA CẠNH cho bản chất của Đức Chúa Trời: sự nghiêm khắc của Ngài (nghiêm nghị, thánh) và lòng nhân từ của Ngài (lòng tốt, tình yêu thương), như được nhìn thấy trong Rôma 11:22. Thí dụ này đại diện cho khía cạnh đầu. Nhưng xem Luca 12:35-37, bày tỏ Đức Chúa Trời đối xử với các tội nhân như thế nào theo khía cạnh ÂN ĐIỂN của bản chất của Ngài! Chúng ta đừng quên bài học về thí dụ trong Luca 17, nhưng chúng ta hãy đặt hy vọng của chúng ta vào Đức Chúa Trời như Ngài đã được bày tỏ trong Luca 12. Không phải CHÚNG TA là người làm hơn và vượt xa hơn lời kêu gọi của bổn phận, nhưng là ĐỨC CHÚA TRỜI.

12.          SỐNG BỞI ÂN ĐIỂN

Từ rất lâu tôi đã nhìn thấy câu truyện tranh này: (Bức tranh 1) – Ông chủ nói oang oang với người làm của mình. (2) Người làm công trở về nhà và la hét vợ của mình. (3) Người vợ la Junior. (4) Junior la con chó. (5) Con chó gầm gừ con cá vàng. Việc mắng mỏ chấm dứt với con cá vàng tội nghiệp.

Đây là hai khung cảnh riêng biệt về một cô gái nhỏ đang chơi với con búp bê của cô ấy. Cảnh thứ nhất: Cô bé nói với con búp bê của mình, “Búp bê tồi tệ! Mày lại làm đổ sữa của mình nữa! Mày không tốt cho bất cứ việc gì cả! Mày không thể làm bất cứ việc gì đúng đắn sao? Nhận lấy này!” – khi cô bé đập vào một bên đầu của búp bê. Cảnh thứ hai: Cô bé nói với búp bê của mình, “ÔI! Búp bê bé nhỏ! Em lại làm đổ sữa nữa rồi! Em phải cẩn thận hơn chứ. Thôi nào, đừng khóc; mẹ vẫn yêu em mà. Đây, để mẹ hôn một cái nào!” – khi cô nhấc búp bê lên và ôm nó.

Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Đơn giản thôi: mọi người có xu hướng đối xử với nhau cách mà người khác đối xử với họ. Tại sao các cô gái nhỏ đối xử với búp bê của mình quá khác biệt như vậy? Bởi vì chúng đang diễn lại với búp bê của mình cách mà mẹ của CHÚNG đối xử với chúng.

Ý tưởng này giúp giải thích sự “lớn lên trong ân điển” có nghĩa gì (2 Phierơ 3:18). Một người lớn lên trong ân điển như thế nào? Đây không đang nói về việc chúng ta NHẬN được hằng ngày một số lượng ân điển tuyệt vời hơn như thế nào. Thực tế, nó là một mạng lệnh. Việc lớn lên trong ân điển là điều gì đó mà CHÚNG TA phải LÀM. Vậy nó có nghĩa gì? Tôi đang gợi ý rằng để lớn lên trong ân điển có nghĩa là hằng ngày chúng ta như các tín đồ Đấng Christ phải phấn đấu vất vả hơn để đối xử với những người khác cách mà Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta!

Chúng ta đã nhìn thấy Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và đã ban ơn cho chúng ta với ân điển như thế nào. Ngài đã ban cho chúng ta các sự ban cho tuyệt vời của sự tha thứ và Đức Thánh Linh ngự vào trong. Chúng ta nhận được các ơn phước này của ân điển Ngài một cách biết ơn. Giờ thì Đức Chúa Trời mong đợi gì từ chúng ta? Rất đơn giản thôi, Ngài mong chúng ta SỐNG BỞI TÂM THẦN CỦA ÂN ĐIỂN hướng về những người khác – để tử tế với họ – để phát triển một phong cách sống của ân điển.

Chúng ta biết về “quy tắc vàng:” làm cho người khác như bạn muốn người ta làm cho mình (Mathiơ 7:12). Giờ thì đây là một quy tắc tương tự, “quy tắc nhân từ”: LÀM CHO NGƯỜI KHÁC NHƯ Đức Chúa Trời ĐÃ LÀM CHO BẠN! Phong cách sống nhân từ này được tóm lại trong hai từ: CHO và THA THỨ.

Trước nhất, ÂN ĐIỂN CÓ NGHĨA LÀ CHO ĐI. Ý nghĩa cơ bản nhất của từ Hy Lạp cho ân điển, charis, là “một MÓN QUÀ mang đến niềm vui.” Sự cho đi chính là bản chất của ân điển. Đức Chúa Trời là nhân lành có nghĩa là Ngài là Đấng Ban Cho (xem Gia Cơ 1:17). Nó là bản chất của Ngài để ban cho, và món quà tuyệt vời nhất của Ngài chính là ân điển (Ê Phê Sô 2:8-9; Rôma 6:23). Chúng ta đã vui mừng nhận món quà này. Giờ thì sao? Chúng ta đáp lại bao nhiêu? Như Đức Chúa Jesus đã nói trong Mathiơ 10:8, “Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.”

Cách nào để thành một người cho đi? Dễ dàng thôi: là một NGƯỜI NHẬN. Một người nhận là người nào đó là luôn luôn thích thú đến những gì mà người đó có thể lấy được từ những người khác, tức là, làm thế nào người đó có thể kiếm lợi từ họ hay lợi dụng họ. Điều này bao gồm những người chồng mà đối xử với vợ của họ như những người nô lệ và làm hại con cái. Nó bao gồm những người với một thái độ “Trong đó có cái gì cho tôi?” Đó là người nghĩ giống như một con chó mà chúng ta đã từng sở hữu. Chúng ta đã quyết định cho cuộc sống xác thịt của nó rằng “Mọi thứ tồn tại ở đây là cho TÔI – dù là để ăn hay để nhai.”

Nhưng nếu chúng ta được cứu bởi ân điển, chúng ta không thể sống giống như thế này! Đức Chúa Trời muốn chúng ta là NHỮNG NGƯỜI CHO ĐI. Một người hoài nghi đã từng nói rằng, “Tôi không thể giữ vững việc theo đạo Đấng Christ này. Tất cả những gì mà tôi nghe từ họ đều là ‘Cho, cho, cho!’” Người rao giảng cho người đang nói đó trả lời rằng, “Đó là cách miêu tả tốt nhất về đạo Đấng Christ mà tôi từng được nghe!” Nhưng đương nhiên nó không chỉ là về tiền bạc. Nó là về chính tấm lòng hay tính cách của một người. Chúng ta phải có một tấm lòng cho đi, một tâm linh cho đi. Bạn có thể cho đi rất nhiều tiền mà vẫn không phải là một người cho đi.

Chúng ta phải làm việc và cầu nguyện cho một tấm lòng cho đi. Điều này sẽ dẫn chúng ta đến việc chia sẻ các tài sản của chúng ta với những người khốn khó (Luca 6:32-35). Nó sẽ dẫn chúng ta đến sự phục vụ những người khác với các tài năng và năng lực của chúng ta (tất cả chúng đều được ban cho chúng ta bởi Đức Chúa Trời – 1 Cô Rinh Tô 4:7). Nó sẽ chuẩn bị cho chúng ta sẵn sàng để cho đi theo nhiều cách: cho những người khác lòng tin vì công việc được làm, cho những người khác lợi ích gấp bội, cho họ một cơ hội khác. Nó sẽ giúp chúng ta chấp nhận mọi người mà không đòi họ phải tìm kiếm nó.

Một bài thánh ca xưa nói rằng, “Tôi sẽ cho đi, và quên về quà tặng.” Đây là đang sống bởi ân điển.

Thứ hai, ÂN ĐIỂN CÓ NGHĨA LÀ SỰ THA THỨ. Bạn có phải là một người nhân từ không? Bạn có thực sự đang sống bởi ân điển không? Bài kiểm tra cuối cùng cho tấm lòng nhân từ là đây: bạn đáp lại những người làm hại bạn theo cách nào đó như thế nào? Câu trả lời của ân điển là sự tha thứ.

Thực tế, không có gì là đặc điểm của ân điển tốt hơn là sự tha thứ. Nó là sự ban cho tuyệt vời nhất mà bạn có thể cho đi. Sự tha thứ là gói hàng của tấm lòng về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta: sự tha thứ các tội lỗi, sự tha tội, sự xưng công bình. Đây là cách mà Đức Chúa Jesus đã đối xử với mọi người, thậm chí là với những người đã đóng đinh Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luca 23:34). Cách cư xử của Ngài được tóm lại trong Ê Sai 42:3 và Mathiơ 12:20, “Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập.” Các tội nhân là những cây sậy đã giập, họ đáng bị bẻ đi và vứt bỏ. CHÚNG TA là những cây sậy dập như vậy, nhưng Đức Chúa Jesus đang đối xử với chúng ta với một tấm lòng vị tha, nhẹ nhàng chăm sóc chúng ta hồi phục lại sức khỏe thuộc linh khỏe mạnh.

Giờ thì sao? Chúng ta phải đáp lại như thế nào? Như sứ đồ Phaolô đặc biệt nói rằng, “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê Phê Sô 4:32).

 Cách gì để là một người tha thứ? Câu trả lời đơn giản là: là một NGƯỜI BỊ GIẬP NÁT. Tức là, khi ai đó làm hại bạn, cách đáp lại thông thường là phải mong muốn làm GIẬP NÁT người đó giống như một cây sậy bị dập: để đánh trả lại, đòi công bình, làm cho người đó đau khổ hay khiến cho người đó đau đớn theo cách nào đó. Hãy chân thật. Khi người đó làm hại bạn hay gia đình của bạn, thì động thái đầu tiên của bạn là gì? Bạn không muốn làm tổn hại người phạm tội theo cách nào đó – để hình phạt “con chuột dơ dáy đó” sao? Có thể là không với sự thiệt hại về thể xác, nhưng qua các lời nói thô lỗ, những lời lăng mạ, nhạo báng, “cách cư xử im lặng,” hay sự thiệt hại về kinh tế.

Nhưng đây là nơi chúng ta phải học để SỐNG BỞI ÂN ĐIỂN. Chúng ta phải là những người tha thứ, không phải là những người làm hại. “Nhưng họ xứng đáng với cơn thạnh nộ của tôi!” Vâng, có lẽ là như vậy. Nhưng ân điển chính là điều ngược lại của việc đối xử với mọi người như họ xứng đáng. Đó không phải là cách mà Đức Chúa Trời đã đối xử với chúng ta theo ân điển của Ngài sao? Điều này có nghĩa là nếu như ai đó làm điều gì sai trái với bạn hay làm hại bạn hay chúng ta, chúng ta sẽ không tiếp tục cầm giữ nó nghịch cùng anh ta hay cô ta, càng không cố gắng khiến cho họ đau khổ công khai. Chúng ta sẽ không muốn làm tổn thương lại hay làm điều gì đó được định ra để “lấy lại công bình.”

Đây là một điểm rất quan trọng: việc để bản thân nhân từ và vị tha với những người phạm lỗi KHÔNG bác bỏ sự công bình HỢP PHÁP khi điều này được cho phép và khi nó được thực hiện một cách đúng đắn bởi hệ thống tư pháp của chúng ta. Hãy nhớ hai khía cạnh của bản chất tự nhiên của Đức Chúa Trời, tức là, cơn thạnh nộ thánh và ân điển yêu thương. Đó là khao khát và đặc quyền của Đức Chúa Trời để hình phạt những người làm điều ác, và Ngài đã lập ra chính quyền công dân cho chính mục đích đó (Rôma 13:1-4; 1 Phierơ 2:1-15). Đó là không sai trái để muốn nhìn thấy những kẻ phạm tội bị phạt. Nhưng Đức Chúa Trời đã lập ra chính quyền để làm điều đó, và đã cấm chúng ta trả thù cá nhân (Rôma 12:14-21). Trong vai trò của chúng ta như các tín đồ Đấng Christ, chúng ta đại diện cho Hội Thánh, và công việc của Hội Thánh là phải thể hiện ra khía cạnh yêu thương và tha thứ của bản chất của Đức Chúa Trời cho thế gian. Chính quyền sống bởi sự công bằng, chúng ta như các tín đồ Đấng Christ riêng biệt sống bởi ân điển.

Dòng cuối cùng đó là chúng ta như các tín đồ Đấng Christ không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc tha thứ. Người được gọi là tín đồ Đấng Christ, người không cố gắng để tha thứ, thì không thực sự hiểu được Đấng Christ và đạo Đấng Christ là gì cả, và không thể đòi hỏi gì từ ân điển của Đức Chúa Trời (xem Mathiơ 6:14-15). Vậy hãy xem 2 Phierơ 3:18 một cách nghiêm túc, và tìm cách để LỚN LÊN TRONG ÂN ĐIỂN. Chúng ta có thể làm điều này bằng việc từ bỏ đi tâm thần của việc nhận và làm vỡ nát, và phát triển tâm thần của sự cho đi và sự tha thứ.

13.          NGUYÊN TỘI VÀ NGUYÊN ÂN ĐIỂN

Về các đứa bé – khi chúng ta được thai nghén, trong khi còn trong bụng, và khi sinh ra thì sao? Chúng thuộc về luật pháp hay thuộc về ân điển? Câu hỏi này thực ra được sinh ra và được trả lời ở trong Rôma 5:12-19, nơi mà tội lỗi của Ađam tương phản với thập tự giá của Đấng Christ. Vấn đề được đặt ra ở đây đơn giản là như thế này: cái nào trong chúng mạnh hơn? Cái nào chiếm ưu thế hơn cái kia?

Ít nhất từ thời của Augustine (430 SCN), giới tín đồ Đấng Christ có khuynh hướng tập trung vào những gì mà đoạn trích này nói về Ađam hơn là những gì mà nó nói về Đấng Christ. Đa số nhìn nó như sự dạy dỗ về tín lý của NGUYÊN TỘI. Cụm từ này có nghĩa là gì? Nó không chỉ đến một việc làm, tức là, nó chỉ đến tội lỗi đầu tiên của Ađam và Êva. “Nguyên tội” có nghĩa là một trạng thái, một trạng thái thuộc linh mà các đứa trẻ được thai nghén và sinh ra trong đó. Trạng thái này được hiểu như thế nào và nó có liên quan gì đến Ađam? Thực tế, CÓ một thứ gì như là “nguyên tội” không?

Trước tiên, làm sao chúng ta biết rằng đoạn trích này thậm chí còn đang nói đến các đứa trẻ? Cơ bản là bởi vì câu 12-14. Ở đây Phaolô nói tội lỗi của Ađam khiến cho tất cả đều chết, “vì MỌI NGƯỜI đều đã phạm tội” (thì bất định/ thì quá khứ), THẬM CHÍ “những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam.” Cách hiểu tốt nhất ở đây đó là sự thật rằng đôi khi thậm chí các em bé chết không phải bởi vì cá nhân chúng đã phạm tội nhưng bởi vì chúng đã phạm tội mang tính đại diện trong Ađam trong khu vườn Ê Đen. (Xem Sách bình luận của tôi về sách Rôma về những câu này).

Vì vậy khi Ađam phạm tội, ông đang làm cho tất cả chúng ta, như đại diện của chúng ta. Vậy thì câu hỏi là, làm thế nào mà tội lỗi này ảnh hưởng đến toàn bộ thế hệ loài người? theo một mức độ thực tiễn, điều đang bị đe dọa ở đây là tình trạng của các đứa bé khi chúng được thai nghén và được sinh ra. Có phải con trẻ được sinh ra trong một trạng thái được gọi là “nguyên tội” không? Có phải “sự chết” bị đem đến cho tất cả loài người bởi tội lỗi của Ađam bao gồm cả sự chết thuộc linh và đời đời không?

I.                  TÍN LÝ CỦA NGUYÊN TỘI

Chúng ta sẽ nhớ rằng tội lỗi gây ra hai nan đề chính (“lời nguyền bội phần”): nan đề về luật pháp của sự phạm tội và sự kết án cho địa ngục, và tình trạng thuộc linh của sự phạm tội hay tình trạng suy đồi. Các quan điểm sớm nhất về vài hình thức của nguyên tội nảy sinh khoảng năm 200 SCN, khi một vài tín đồ Đấng Christ bắt đầu tin rằng các em bé sinh ra với một bản chất tội lỗi, suy đồi (một phần). Quan điểm này sau này được gọi là “semi-Pelagianism, (nữa giáo lý Pelagius)” và một vài người vẫn giữ nó. (Đây là niềm tin của Alexander Campbell. Xem Christian System của ông, chương 5-7). Nó là một quan điểm khá yếu ớt của nguyên tội.

Đó là Augustine, người phát triển tín lý đầy đủ lông và cánh của nguyên tội. Ông đã nói các em bé được sinh ra không chỉ bị bại hoại một phần nhưng là bị suy đồi HOÀN TOÀN, có nghĩa là chúng không có ý muốn tự do để chấp nhận bất cứ sự ban cho của sự cứu rỗi nào mà có thể đến với chúng sau đó. Nhưng đó không phải là tất cả. Ông cũng nói rằng các em bé được sinh ra mang sự phạm tội trọn vẹn và sự đoán phạt của tội lỗi của Ađam, và vì vậy bị trói buộc cho địa ngục (trừ khi chúng có thể chịu phép báp têm). Tín lý hoàn thiện này của nguyên tội được chấp thuận bởi những nhà cải cách quan trọng trong thế kỷ 16, và vẫn là một tư tưởng trọng tâm trong thuyết Luther và thuyết Calvin.

Tín lý này được trói buộc với Rôma 5:12-19 bởi vì đoạn trích này nói tất cả đều CHẾT bởi tội lỗi của Ađam, và “sự chết” này dường như bao gồm không chỉ sự chết thể xác mà còn sự chết thuộc linh nửa (sự hư hỏng hoàn toàn) và sự chết đời đời (sự kết án cho địa ngục). Câu 15 nói rằng tội lỗi của một người đã mang sự chết (của tất cả các loại) cho “nhiều người.” (“Nhiều” trong đoạn trích này không trái ngược với “tất cả,” nhưng với “một.” Nó chỉ đến toàn bộ thế hệ loài người). Câu 16 nói một tội lỗi đã đem đến sự phán xét và sự xử phạt, điều mà phải chỉ đến sự đời đời trong địa ngục. Câu 17 nói “sự chết cai trị” qua một người. Câu 18 nói một tội lỗi mang đến “sự đoán phạt cho tất cả loài người.” Câu 19 nói rằng “bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội.”

Sự thật đó là Phaolô nói rằng tất cả những điều này được đem đến cho toàn bộ thế hệ loài người bởi tội lỗi của Ađam! Giờ thì sao? Cách giải quyết cho tài sản thừa kế kinh khủng này của Ađam là gì? Những người bảo vệ cho nguyên tội đã gợi ý ra hai cách để những đứa bé sơ sinh có thể được giải thoát khỏi tình trạng này. Cách giải quyết trước tiên và sớm nhất là PHÉP BÁP TÊM CHO TRẺ SƠ SINH. Thực tế, đây là lý do tại sao phép báp têm cho trẻ sơ sinh được đưa vào lúc đầu, cùng lúc với các tư tưởng về nguyên tội nảy sinh ra (khoảng năm 200 SCN). Augustine đã củng cố quan điểm này, nó được thực thi bởi Giáo Hội Công Giáo LA MÃ và sau đó là bởi những người theo Luther. (Đa số các phép báp têm khác cho trẻ nhỏ vì những lý do khác, như được khởi đầu bởi Huldrych Zwingli trong những năm 1520, dù là họ tin vào nguyên tội).

Câu trả lời thứ hai để giải thoát các đứa bé khỏi nguyên tội được tìm thấy chủ yếu trong thuyết Calvin, ấy là, ĐỊNH MỆNH. Tức là, tất cả những người mà Đức Chúa Trời đã định trước cho là được cứu không điều kiện sẽ được giải thoát khỏi nguyên tội bất cứ khi nào mà Đức Chúa Trời chọn làm như vậy (không liên quan đến phép báp têm).

Không cách giải quyết nào trong chúng được chấp nhận. Vì một điều, cả hai cách đều đưa ra chỉ một các giải quyết cục bộ cho vấn đề về nguyên tội: chỉ MỘT VÀI trẻ sơ sinh mới chịu phép báp têm, và chỉ MỘT VÀI đứa được định trước là được cứu (theo các quan điểm này). Nhưng điều này đơn giản là không thực hiện sự công bình cho những gì mà Phaolô đang nói ở đây VỀ ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST và về ÂN ĐIỂN BAN ĐẦU của Ngài.

II.                TÍN LÝ VỀ NGUYÊN ÂN ĐIỂN

Tín lý về nguyên tội như được miêu tả ở trên bỏ lỡ toàn bộ vấn đề của Rôma 5:12-19. Đúng vậy, Phaolô có nói rằng sự chết, sự đoán phạt, và tội lỗi đến trên TẤT CẢ MỌI NGƯỜI bởi vì tội lỗi của Ađam. Nhưng đó chỉ là một phần của những gì mà ông nói, và nó thậm chí không phải là điểm chính của ông. Chúng ta cần tập trung vào “phần còn lại của câu chuyện” (như Paul Harvey đã từng nói), là đây: sự dạy dỗ rõ ràng của Rôma 5:12-19 đó là một việc làm cứu chuộc bởi một người Đức Chúa Jesus Christ không chỉ rửa sạch đi TẤT CẢ các sự ảnh hưởng của tội lỗi của Ađam, mà hơn thế là những gì mà chúng ta có thể gọi là TÍN LÝ VỀ NGUYÊN TỘI.

Mấu chốt của Phaolô đơn giản là đây: BẤT CỨ ĐIỀU GÌ đã đến (hay SẼ đến) trên toàn bộ thế hệ như những đứa trẻ sơ sinh như một kết quả của tội lỗi của Ađam, ĐÃ BỊ DỜI ĐI cho toàn bộ thế hệ như kết quả của công việc cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ và bởi sự ban cho toàn cầu của ân điển cứu rỗi. Vậy khi chúng ta nghĩ về tình trạng thuộc linh mà các đứa trẻ sơ sinh được thai nghén và được sinh ra trong đó, thì chúng ta nên nghĩ về chúng như được sinh ra KHÔNG ở trong nguyên tội, nhưng trong tình trạng của nguyên ân điển.

Các câu tương tự trong Rôma 5 (câu 15-19) mà nói tất cả loài người nhận các hậu quả của tội lỗi từ Ađam, thậm chí nói cứng rắn hơn rằng tất cả loài người đều nhận các kết quả cứu rỗi từ Đấng Christ. Điều sau hoàn toàn xóa bỏ điều đi trước. Câu 15 nói tất cả nhận sự chết từ Ađam, nhưng tất cả đều nhận ân điển và sự ban cho (của sự sống) từ Đấng Christ. (Đối với những đứa bé đã chết đi, thì đây là một sự bảo đảm cho sự sống lại được cứu chuộc trong tương lai khỏi sự chết của chúng). Câu 16 và 18 nói tất cả đều nhận sự đoán phạt từ Ađam, nhưng tất cả đều nhận sự xưng công bình từ Đấng Christ. Câu 17 nói tất cả nhận sự chết từ Ađam, nhưng tất cả đều nhận được ân điển, sự công bình, và sự sống từ Đấng Christ. Câu 19 nói tất cả đều là tội nhân bởi Ađam, nhưng được làm cho công bình bởi Đấng Christ.

Tất cả những ơn phước của nguyên ân điển này đã được áp dụng cho tất cả các thế hệ con cháu của Ađam, thậm chí từ ban đầu, thậm chí trước thập tự giá trở thành một sự kiện lịch sử thực sự. Đó không phải là cho “kế hoạch được định trước” của Đức Chúa Trời (Công vụ 2:23) để sai Đức Chúa Jesus đến thập tự giá, cảm ơn Ađam vì tất cả các trẻ nhỏ SẼ được sinh ra trong nguyên tội: sự tội lỗi, phạm tội và bị đoán phạt. Nhưng thay vào đó, bởi vì Đấng Christ, tất cả các trẻ nhỏ được sinh ra trong tình trạng của nguyên ân điển: tinh sạch, tự do và vô tội. Điều này chính xác cho tất cả các trẻ nhỏ, không chỉ một vài đứa được cho là “được chọn” và không chỉ những đứa “đã chịu phép báp têm.” Đó là toàn cầu và tự động. (Nó không phải do sự cứu rỗi toàn cầu, vì nguyên ân điển xóa bỏ chỉ các hậu quả của tội lỗi CỦA AĐAM thôi, không phải cho các hậu quả của tội lỗi cá nhân chúng ta. Tội lỗi bị cố ý phạm phải có thể bị dời đi chỉ bởi ân điển được cố ý chấp nhận khi một người nghe tin lành).

Đây là làm thế nào mà tôi nghĩ về các đứa bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi chúng được sinh ra, chúng bước vào trong một thế giới được cai trị bởi luật pháp, nhưng chính bản thân chúng được bao bọc trong một cái kén của ân điển. Như một kết quả, chúng thuộc về hệ thống ân điển, không phải hệ thống luật pháp, cho đến khi chúng đến tuổi phải chịu trách nhiệm. Vào điểm đó, cái kén của ân điển tan đi, và các đứa trẻ nhỏ bây giờ phải chịu trách nhiệm cho các tội lỗi của bản thân chúng và sống dưới hệ thống luật pháp. Giờ thì chúng cần nghe và đáp lại tin lành để được cứu khỏi các hậu quả của các tội lỗi của bản thân chúng. Nếu chúng chấp nhận tin lành thì chúng nhận được sự ban cho của ân điển cá nhân (“nhiều hơn nhiều” của câu 15, 17).

Để tóm tắt lại, cuộc phiêu lưu thuộc linh của một người bắt đầu với một nguyên tội theo lý thuyết, điều mà được xóa bỏ bởi nguyên ân điển của Đấng Christ, điều mà bị xóa bỏ bởi tội lỗi cá nhân (vào độ tuổi chịu trách nhiệm), mà sau đó có thể được che đậy bởi ân điển cá nhân.

14.          MỘT KHI ĐÃ Ở TRONG ÂN ĐIỂN, THÌ LUÔN LUÔN Ở TRONG ÂN ĐIỂN?

“Một khi đã ở trong ân điển, thì luôn luôn ở trong ân điển.” “Một khi được cứu, thì luôn luôn được cứu.” “Sự bảo đảm đời đời.”

Ba nhóm từ này tất cả đều chỉ đến tư tưởng tương tự, ấy là, một khi một người thực sự trở thành người được cứu, thì anh ta hay cô ta có thể không bao giờ trở thành người không được cứu nữa. Một khi bạn đã được cứu, bạn có thể không bao giờ mất sự cứu rỗi của bạn. Người đầu tiên dạy tín lý này là Augustine (khoảng 430 SCN). Ví dụ, ông đã nói rằng, “Nhưng giờ thì đối với các thánh đồ đã định cho nước Đức Chúa Trời bởi ân điển của Đức Chúa Trời, … chính tính kiên trì được ban cho; … để cho bởi phương thức của sự ban cho này họ không thể giúp sự kiên trì” (“Treatise on Rebuke and Grace, (Luận án về sự sửa phạt và ân điển)”, Works, 15:103). Tín lý này tiếp tục trong toàn bộ thuyết Calvin và trong hầu hết các nhóm Báp Tít.

Tôi tin điều này không chỉ là một tín lý sai lầm, mà con mà một tín lý sai lầm NGHIÊM TRỌNG, vì vài nguyên nhân. Thứ nhất, nó có thể cho các tín đồ Đấng Christ yếu đuối một ý nghĩ sai lầm về sự bảo đảm và khiến cho họ sao lãng trong đời sống tín đồ Đấng Christ của họ. Thứ hai, nó giữ cho các tín đồ Đấng Christ khỏi việc nhận ra các dấu hiệu rõ ràng của sự bội đạo. Thứ ba, nó gây ra sự bối rối về sự dạy dỗ chính xác của kinh thánh liên quan đến sự bảo đảm. Thứ tư, nó gây ra sự bối rối về vai trò của ý chí tự do trong đời sống tín đồ Đấng Christ.

Vậy trong bài học này tôi sẽ tóm tắt sự dạy dỗ của kinh thánh rằng CÓ KHẢ NĂNG cho một tín đồ Đấng Christ đánh mất sự cứu rỗi của mình. Tôi sẽ làm như vậy bởi khảo sát ba tình trạng trong đời sống của người con hoang đàng như được đưa ra bởi Đức Chúa Jesus theo hình thức truyện ngụ ngôn (Luca 15:11-32).

I.                  Tình Trạng Thứ Nhất: Người Con Hoang Đàng ĐANG SỐNG TRONG NHÀ CỦA CHA MÌNH.

Thí dụ này không phải là về sự truyền giáo. Người con hoang đàng không được phát họa lúc đầu như là một tội nhân bị hư mất, như như một người con ruột và người thừa kế của người cha. Trong tình trạng thứ ba của cuộc đời của ông, khi ông đã quay trở về nhà, ông đã trở thành “sống LẠI” (câu 24), ngụ ý rằng trong tình trạng thứ nhất này, ông đại diện cho các tín đồ Đấng Christ, những người đang sống về mặt thuộc linh trong Hội Thánh. Ở đây, giống người con trước khi hoang đàng, chúng ta có sự chọn lựa ý chí tự do để Ở trong nhà của người Cha, hay RỜI ĐI.

Nói đến những người đã được cứu rồi, kinh thánh làm cho nó rõ ràng rằng việc giữ sự được cứu là có điều kiện. Đây là một vài đoạn trích mà nhấn mạnh về tính có điều kiện này bởi cách sử dụng của từ “NẾU.” Trước tiên, xem Giăng 15:1-10, đặc biệt là câu 6. Ở đây Đức Chúa Jesus đang nói đặc biệt với các sứ đồ của Ngài (mười một người). Trong câu 4, Ngài khuyên họ “Hãy cứ ở trong ta.” Điều này thừa nhận họ đã “ở trong Ngài” rồi. Nhưng đây là một mạng lệnh, chỉ đến trách nhiệm của họ là Ở trong Ngài. Sau đó trong câu 6, Ngài nói, “Nếu [chú ý nếu] ai chẳng cứ ở [vẫn, giữ] trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy.” Theo nghĩa đen thì họ bị “ném ra ngoài.” Họ ĐÃ “ở trong,” nhưng bởi vì sự chọn lựa của họ không ở trong Ngài, nên họ bị “quăng ra ngoài” – và bị đốt. Đây không chỉ là một sự mất mát các phần thưởng (1 Cô Rinh Tô 3:15), nhưng là sự đốt cháy của CON NGƯỜI.

Đoạn trích khác bày tỏ tính có điều kiện là Rôma 11:17-23. Ở đây Phaolô nói rằng người Giuđa, những người từ chối tin vào Đức Chúa Jesus giống như những nhành của một cây olive mà bị “cắt đi,” trong khi những người dân ngoại, những người tin giống như những cành oliu hoang mà được tháp vào cây thuần hóa (Hội Thánh) và được cứu. Những người Giu Đa bị hư mất đã trải nghiệm tính nghiêm khắc của Đức Chúa Trời, và những người dân ngoại đã trải nghiệm được lòng nhân từ của Ngài. Nhưng sau đó Phaolô cảnh báo những người dân ngoại được cứu này rằng họ sẽ tiếp tục ở trong tình trạng được cứu của họ “Miễn [lưu ý chữ miễn] là ngươi cầm giữ mình trong sự nhân từ Ngài; bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt” (câu 22). Đây là một sự bày tỏ rõ ràng về khả năng rằng sự cứu rỗi có thể bị đánh mất.

Đoạn trích “NẾU” khác là 1 Cô Rinh Tô 15:1-2, khi Phaolô nói những người Cô Rinh Tô sẽ được cứu “miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô ích.” Đức tin hiện tại của họ sẽ trở nên vô ích và vô dụng cho sự cứu rỗi NẾU họ ngừng tin. Cũng xem Côlôse 1:21-23, nơi mà Phaolô nói các tín đồ Đấng Christ Côlôse là họ sẽ trải nghiệm sự cứu rỗi sắp đến “miễn [lưu ý chữ miễn] là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề rời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin lành mà anh em đã nghe.”

Chúng ta, giống như người con hoang đàng, hiện nay đang SỐNG trong nhà của Cha. Ở đây chúng ta sẽ ở NẾU chúng ta tiếp tục vâng phục trong đức tin. Đức Chúa Trời sẽ chỉ dẫn chúng ta và giữ chúng ta, nhưng chỉ khi chúng ta tiếp tục tin. Xem 1 Phierơ 1:5, chúng ta được “là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho.”

II.                Tình Trạng Thứ Hai: Người Con Hoang Đàng CHẾT TRONG MỘT THÀNH PHỐ XA XÔI.

Theo thuật ngữ cứu rỗi, khi người con hoang đàng vẫn ở trong nhà của Cha (Hội Thánh), thì người đó thực sự được cứu. Khi người đó đã chọn rời đi bởi ý muốn tự do của chính mình, thì người đó trở nên hư mất thực sự (câu 13-16). Điều này không tương đương với tình trạng trước khi được truyền giáo, nhưng là với tình trạng bị sa ngã. Sự thừa kế của ông đã mất đi (câu 13-14). Ông bị chia cắt khỏi cha của mình, trong một THÁNH PHỐ XA XÔI. Ông đã chết về mặt thuộc linh (câu 24, 32). Ông vẫn là con của cha mình phải không? Vâng, nhưng ông là một đứa con ĐÃ CHẾT.

Giống với người con hoang đàng trở nên chết mất đi trong một đất nước xa xôi, thì kinh thánh cũng nói về thực tế của sự sa ngã khỏi ân điển của một tín đồ Đấng Christ, sa ngã khỏi tình trạng được cứu vào một tình trạng của sự hư mất. Rôma 11:22 nói về những người Giuđa mà đã từng là một phần của cây của Đức Chúa Trời như “những người đã ngã xuống” khi họ đã từ chối chấp nhận Đức Chúa Jesus như Đấng Mêsi của họ. Trong 1 Cô Rinh Tô 9:27, Phaolô nói về khả năng của việc thậm chí chính ông còn trở nên “bị bỏ đi” trong đường đua lên thiên đàng. Từ Hy Lạp mà ông sử dụng là adokimos, có nghĩa là “chê bai” (xem Rôma 1:28; 2 Timôthê 3:8). Trong Galati 5:4 Phaolô nói như thế với những người Giuđa: “Anh em thảy đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình, thì đã lìa khỏi Đấng Christ, mất ân điển rồi.” Họ không thể bị CẮT ĐỨT khỏi Đấng Christ nếu họ không từng được kết nối cùng với Ngài; họ không thể bị SA NGÃ khỏi ân điển nếu họ chưa từng ở trong đó. 2 Phierơ chương 2 so sánh các giáo sư giả nào đó với “các thiên sứ đã phạm tội” (câu 4), và nói họ đã bỏ đường thẳng và đã đi sai lạc (câu 15). Xem đặc biệt câu 20-21.

Chủ đề của toàn bộ sách Hêbơrơ là về sự khả thi, sự nguy hiểm, và sự ngu ngốc của việc từ bỏ đức tin của một người trong Đấng Christ. Nếu sự từ bỏ như vậy là không có khả năng, thì toàn bộ sách là một sự giả mạo. Đặc biệt xem 6:4-8, nơi những người thực sự được cứu (câu 4-5) được cảnh báo về việc sa ngã và nhu cầu được đổi mới LẠI cho sự ăn năn (câu 6).

Không có nghi ngờ gì về nó: một tín đồ Đấng Christ, người đã từng SỐNG trong nhà của Cha có thể trở nên CHẾT trong đất nước xa xôi.

III.              Tình Trạng Thứ Ba: Người Con Hoang Đàng SỐNG LẠI TRONG VÒNG TAY CỦA NGƯỜI CHA.

Lại nữa như một sự chọn lựa ý chí tự do, người con hoang đàng được phát họa như là quyết định ăn năn và quay trở về nhà của cha của mình (câu 18ff). Ông đã chết trong một đất nước xa xôi, nhưng giờ ông đã SỐNG LẠI (câu 24, 32). Điều này trả lời câu hỏi về việc liệu rằng một người sa ngã có thể quay trở lại không. Nó bày tỏ rằng điều này thực ra là có khả năng, và điều này được khẳng định bởi Rôma 11:23, mà nói rằng những người đã sa ngã sẽ được tháp LẠI vào trong cây nếu họ không tiếp tục không tin nữa.

Hê Bơ Rơ 6:4-6 dạy điều tương tự khi nó được dịch một cách chính xác. Ở đây, một sự dịch nghĩa sai phổ biến không may để lại ấn tượng ngược lại. Sự dịch nghĩa sai này nói là nó không có khả năng để mang những người sa ngã quay trở về với sự ăn năn, BỞI VÌ hay VÌ họ đã đóng đinh lại và làm nhục Đấng Christ. Tuy nhiên, các từ sau cùng này động tính từ hiện tại, và nên được dịch thành TRONG KHI hay KHI MÀ họ còn đang đóng đinh lại và đang làm nhục Đấng Christ. Nếu họ dừng làm những điều này, thì họ thực tế có thể được đổi mới cho sự ăn năn.

Chúng ta kết luận rằng “một khi ở trong ân điển, thì luôn luôn ở trong ân điển” là một tín lý sai lầm. Thực ra là có khả năng cho một người đã được cứu mất đi sự cứu rỗi của anh ta hay cô ta. Nhưng điều này xảy ra như thế nào? Chìa khóa là sự thật rằng chúng ta được xưng công bình BỞI ĐỨC TIN. Chúng ta TRỞ NÊN được xưng công bình bởi đức tin, và chúng ta Ở trong sự xưng công bình bởi đức tin. Vậy chúng ta giữ sự tha thứ và sự được cứu khi mà đức tin của chúng ta còn trong Đức Chúa Jesus Christ và sự chết chuộc tội của Ngài giữ chúng ta còn sống. Nếu đức tin của chúng ta chết đi (xem Gia-cơ 2:17), chúng ta trở thành những người không được cứu.

Chúng ta có thể giữ đức tin của chúng ta sống bởi việc tránh ba trường hợp mà có thể khiến cho đức tin của chúng ta chết đi. Thứ nhất là SỰ TỰ TỬ ĐỘT NGỘT (về mặt thuộc linh), trong đó một người cố ý từ bỏ đức tin của mình trong Đức Chúa Jesus bởi vì các hoàn cảnh mới trong cuộc đời của anh ta hay cô ta. Điều này dường như là quyết định được báo trước bởi những người nhận sách Hêbơrơ. Thứ hai, đức tin có thể chết qua SỰ CHẾT ĐÓI CHẬM RÃI của linh hồn, trong đó sự bỏ bê của chúng ta về những sự rèn luyện thuộc linh và đời sống Hội Thánh cướp đi đức tin của chúng ta khỏi việc nuôi dưỡng được đòi hỏi để giữ nó còn sống (xem Công vụ 2:42). Cuối cùng chúng ta phải không cho phép báp têm của chúng ta trở nên XA LẠ BỞI TỘI LỖI, như được minh họa bởi Đức Chúa Jesus trong Mathiơ 13:7, 22. Sau khi cải đạo, “việc cố ý tiếp tục phạm tội” (Hê Bơ Rơ 10:26) sẽ mút sự sống ra khỏi đức tin của chúng ta (xem Rô Ma 8:13).

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top