VBI giới thiệu bài viết của Tiến Sĩ – Jack Cottrell về danh xưng của Đức Chúa Trời.
Tác Giả: Tiến Sĩ – Jack Cottrell
Nguồn: http://jackcottrell.com/uncategorized/yahweh-is-his-name-exodus-153/
Dịch Giả: Trần Hồng Ân
GIỚI THIỆU
- Trong hầu hết các bản dịch Cựu Ước, khi chúng ta thấy “Đức Chúa Trời” được dịch “CHÚA” (với từ CHÚA đều viết in hoa), trong ngôn ngữ gốc Hơ-bơ-rơ thật sự là danh xưng thiên liêng YAHWEH (thường được phát âm “GIÊ-HÔ-VA”). Từ “Yahweh” nghĩa là gì? (nó KHÔNG mang nghĩa là “Chúa.”)
- Chúng ta sẽ tìm ý nghĩa của Yahweh ở đâu? Chúng ta có tìm thấy trong Xuất Ê-díp-tô Ký 3:1-18.
- Nhưng lời tuyên bố trở thành rối trí xuất hiện – Ðức Chúa Trời lại phán cùng Môi-se rằng: Ta là Ðức Giê-hô-va.3 Ta đã hiện ra cùng Áp-ra-ham, cùng Y-sác, và cùng Gia-cốp, tỏ mình là Ðức Chúa Trời toàn năng; song về danh ta là Giê-hô-va, thì ta chưa hề tỏ cho họ biết. (Xuất Ê-díp-tô Ký 6:2-3)
- Tại sao lại rối trí? Bởi vì trong nhiều chổ trong Sáng Thế Ký, Đức Chúa Trời được biết rõ ràng là Yahweh – bao gồm cả Áp-ra-ham cũng biết (12:8; 15:2, 7), Y-sác (26.25), và Gia-cốp (28:21)!
- Chúng ta sẽ giải thích làm sao? Như trường hợp này: tại thời điểm trong lịch sử (Xuất Ê-díp-tô Ký 3), ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG LÀM HAI VIỆC MỚI ĐI CÙNG VỚI NHAU, và điều này giải thích sự rối trí của Sáng Thế Ký 6:3.
I. ĐIỀU MỚI THỨ NHẤT: SỰ BÀY TỎ Ý NGHĨA MỚI VỀ DANH XƯNG CỦA “YAHWEH.”
- Đức Chúa Trời từng dùng danh này trước Môi-se, nhưng lần đầu tiên ở đây Ngài giải thích ý nghĩa của nó.
- Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14-15 Đức Chúa Trời đánh đồng YAHWEH với TA LÀ
- Ý nghĩa của Yahweh là không rõ ràng. Các học giả đã rối trí với nó; Đức Chúa Trời bày tỏ nó ở đây.
- “TA LÀ” mang nghĩa “TA TỒN TẠI” như vậy “Yahweh” đơn giản mang nghĩa là “Ta là Đức Chúa Trời Đấng thật sự tồn tại!”
- Đức Chúa Trời đang bày tỏ ý nghĩa này ở đây, nói với chúng ta rằng một mình Ngài là Đức Chúa Trời thật duy nhất.
- Thuộc tính căn bản của Ngài là sự tồn tại của Ngài – sự tự hữu hằng hữu của Ngài. Một mình Ngài sở hữu thuộc tính này.
- Tại sao Ngài chọn thời điểm này để bày tỏ điều này về danh xưng của Ngài? Bởi vì nó liên quan đến MỘT ĐIỀU MỚI KHÁC mà Đức Chúa Trời đang làm đồng thời.
II. ĐIỀU MỚI THỨ HAI: CÔNG VIỆC VĨ ĐẠI ĐẦU TIÊN VỀ SỰ CỨU CHUỘC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI: SỰ RA KHỎI XỨ Ê-DÍP-TÔ!
- Dịp cho sự bày tỏ ý nghĩa về Yahweh của Đức Chúa Trời cho Môi-se là đây: Ngài kêu gọi Môi-se để dẫn dắt Y-sơ-ra-ên ra khỏi vòng xiềng xích tại Ê-díp-tô, đây là công việc cứu chuộc đầu tiên của Đức Chúa Trời. Xem Xuất Ê-díp-tô Ký 6:2-8, Đức Chúa Trời nhấn mạnh rằng “Ta là ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, và Ta sẽ giải cứu ngươi”
- Tại sao lại có quá nhiều sự nhấn mạnh ở đây trên từ GIÊ-HÔ-VA (“TA LÀ, TA TỒN TẠI”)? Bởi vì trong công việc cứu chuộc mới này Yahweh sắp thực hiện, Ngài sẽ thể hiện bằng những cách mà chưa bao giờ được thể hiện rằng Ngài duy nhất là Đấng chân thật và Đức Chúa Trời hằng sống, và tất cả những kẻ được gọi là “các thần” của người Ê-díp-tô (và của bất cứ ai) là không tồn tại, đồ giả dối!
- Ngài sẽ làm như thế nào? Thông qua MƯỜI TAI VẠ giáng trên Ê-díp-tô!
- Đại ý của các tai vạ này là gì? Để cho người Ê-díp-tô và người Y-sơ-ra-ên thấy các thần tượng của Ê-díp-tô là không tồn tại và bất tài, và do đó cho thấy một mình ĐỨC GIÊ-HÔ-VA tồn tại.
- Khi Môi-se lần đầu công bố, “ĐƯC GIÊ-HÔ-VA phán như vầy: hãy để dân Ta đi!” – Pharaôn đã trả lời ra sao? “Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết;”
- ĐỨC GIÊ-HÔ-VA trả lời ông thông qua Môi-se, “Ta sẽ cho ngươi thấy ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là ai! Ta sẽ giáng các tai nạn “hầu cho ngươi biết rằng khắp thế gian chẳng có ai bằng Ta.” 9:14.
- Đây là lý do vì sao Đức Chúa Trời vẫn làm cho lòng Pharaôn cứng cõi, thậm chí tới sự diệt vong trong Biển Đỏ – “và người Ê-díp-tô sẽ biết ta là ÐỨC GIÊ-HÔ-VA.” (14:4).
- Thông qua những sự thể hiện quyền năng của Ngài Đức Chúa Trời đang gây ấn tượng với dân Y-sơ-ra-ên sự TỰ HỮU HẰNG HỮU của Ngài. 31 Dân Y-sơ-ra-ên thấy việc lớn lao mà Ðức Giê-hô-va đã làm cho người Ê-díp-tô, nên kính sợ Ngài, tin Ngài và Môi-se, là tôi tớ Ngài. (Xuất Ê-díp-tô Ký 14:31). Xem bài ca của Môi-se trong Xuất Ê-díp-tô Ký 15.
III. NẾU DANH GIÊ-HÔ-VA LÀ TỐI QUAN TRỌNG, TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG DÙNG NGÀY NAY?
- Bởi vì “lịch sử tự nó tái diễn”!
- Hãy nhớ tại lúc khởi đầu thời kỳ Môi-se: HAI ĐIỀU MỚI?
- Do vậy tại lúc khởi đầu thời kỳ Đấng Christ: THÊM HAI ĐIỀU MỚI (CÙNG MỘT LOẠI) NỮA!
- Những điều mới khởi đầu với Đức Chúa Jêsus là gì?
- Một công việc cứu chuộc mới: sự cứu rỗi qua các việc làm của Đấng Christ và Đức Thánh Linh.
- Và – một sự sự bày tỏ mới về Đức Chúa Trời là ai, được bày tỏ trong sự liên quan đến những công việc này!
- Sự bày tỏ mới về Đức Chúa Trời bắt đầu với Đức Chúa Jêsus là gì? Đức Chúa Trời có Ba Ngôi Vị (nd: hay Thân Vị)! Có nghĩa là Yahweh không phải là một Đấng, nhưng là BA Đấng! Ngài là MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI – Yahweh; nhưng Ngài có ba trung tâm của nhân cách, ba trung tâm của ý thức, ba trung tâm của hoạt động. Ngài là ba Đấng thiêng liêng mà đang làm những việc khác nhau, thi hành các nhiệm vụ cứu chuộc khác nhau!
- Tại sao Đức Chúa Trời Ba Ngôi Vị không được bày tỏ trước đây? Bởi vì chúng ta không cần biết điều này về Đức Chúa Trời cho đến khi đúng thời điểm cho công việc cứu chuộc kiên quyết và mới này diễn ra.
- Nhưng bây giờ chúng ta thấy rằng sự cứu rỗi của chúng ta đòi hỏi các việc làm khác nhau, được chia sẽ trong vòng ba Đấng của Ba Ngôi Vị. Đặc biệt là:
- Một Đấng (Ngôi Lời, Đưc Chúa Con) phải trở thành một con người để chết và sống lại cho chúng ta.
- Một Đấng Khác (Thánh Linh) phải đóng vai trò của một sự hiện diện thuộc linh trong chúng ta.
- Đức Chúa Trời đã luôn hiện hữu là ba Đấng trong sự hiệp một, được biết một cách tập thể là ĐỨC GIÊ-HÔ-VA. Trong thời Cựu Ước dân sự của Đức Chúa Trời biết đến Ngài trong sự nhất thể của Ngài là ĐỨC GIÊ-HÔ-VA.
- Trong thời Tân Ước này chúng ta dân sự của Đức Chúa Trời nhận biết Ngài trong sự tam thể của Ngài, và chúng ta nói đến mỗi một Đấng bởi danh xưng cá nhân của Ngài: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con (hoặc Đức Chúa Jêsus), và Đức Thánh Linh. Xem Mathiơ 28:18-20!
- Mỗi một Đấng của Ba Thân Vị là ĐỨC GIÊ-HÔ-VA như nhau, nhưng chúng ta có liên quan đến Họ những cách khác nhau. Có nghĩa là,
- Chúng ta CẦU NGUYỆN tới ĐỨC GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Cha.
- Chúng ta dự Tiệc Thánh để tôn kính ĐỨC GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Con vì ban cho chúng ta sự tha thứ tội lỗi.
- Chúng ta lệ thuộc vào quyền năng cư ngụ của ĐỨC GIÊ-HÔ-VA Đức Thánh Linh để làm cho chúng ta nên thánh.

Dịch Thuật Bởi Trần Hồng Ân
Ghi chú của người chuyển ngữ:
Từ ngôi vị trong bài viết chỉ về ngôn ngữ không phải là ngôi cầm quyền hay ngôi vua.
Bản dịch Tự Hữu Hằng Hữu là ý nghĩa của từ TA LÀ, nhầm giúp người đọc dễ hiểu. Chứ theo ngôn từ thì cụm từ TA LÀ là chính xác.