Có Đức Chúa Trời Không?

Câu hỏi này không những được hỏi trong vòng người vô thần, nhưng chính những người tin Đức Chúa Trời tồn tại cũng có lúc hồ nghi về điều này! Liệu chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời tồn tại chăng? Nếu Ngài thật sự hiện hữu thì loài người và Ngài có liên quan gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu những điều này hầu cho trang bị sự hiểu biết cho tín đồ Đấng Christ và thay đổi thái độ tấm lòng của chúng ta đối cùng Ngài.

Nguồn gốc của vũ trụ

Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể biết chắc có Đức Chúa Trời tồn tại chăng? Không phải là suy đoán mà là BIẾT chắc chắn? Chỉ có một là Đức Chúa Trời có hiện hữu hai là Ngài không tồn tại! Không có chuyện trung lập ở đây.

Kinh Thánh Bày Tỏ Rằng Chúng Ta Có Thể Biết Chắc Điều Đó 

19 Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, 20 bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được, (Rô-ma 1:19-20)

Sứ Đồ Phao-lô cho chúng ta biết rằng:

  • Chính Đức Chúa Trời bày tỏ rằng Ngài tồn tại cho tạo vật của Ngài.
    • Qua vũ trụ này chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời.
      • Sự trọn lành của Ngài mà mắt thường không thấy được.
        • Nó là quyền phép của Ngài.
        • Và bổn tánh của Ngài.
  • Bằng cách nào?
    • Khi chúng ta xem xét công việc của Ngài.
    • Chúng ta có thể biết có Đức Chúa Trời, quyền phép và bổn tánh của Ngài.

Thi Thiên nói thêm rằng:

Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời, Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. 2 Ngày nầy giảng cho ngày kia, Ðêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ. 3 Chẳng có tiếng, chẳng có lời nói; Cũng không ai nghe tiếng của chúng nó. 4 Dây do chúng nó bủa khắp trái đất, Và lời nói chúng nó truyền đến cực địa. Nơi chúng nó Ngài đã đóng trại cho mặt trời; 5 Mặt trời khác nào người tân lang ra khỏi phòng huê chúc, Vui mừng chạy đua như người dõng sĩ. 6 Mặt trời ra từ phương trời nầy, Chạy vòng giáp đến phương trời kia; Chẳng chi tránh khỏi hơi nóng mặt trời được. (Thi Thiên 19:1-6)

Chính vũ trụ này đang rao truyền và giảng dạy chúng ta về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Quy Luật Nguyên Nhân Và Hậu Quả

Quy luật này chi phối toàn bộ vũ trụ của chúng ta, chúng ta sử dụng quy luật này hằng ngày trong việc tìm hiểu bất kỳ vấn đề gì. Người đời thường dùng câu này để áp dụng quy luật. “không có lửa làm sao có khói?”.

Hậu quả không thể lớn hơn nguyên nhân. Và nguyên nhân phải có một tác động thích hợp để sinh ra hậu quả. Ví dụ:

  • Con ruồi đậu trên lý nước không thể làm đổ ly nước. Nếu ly nước đổ thì phải có một nguyên nhân lớn hơn như vậy.
  • Con muỗi không thể va chạm làm sập tòa nhà. Nếu tòa nhà sập thì phải có nguyên nhân thích đáng hơn.

Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi nguyên nhân của vũ trụ này là gì? Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ về điều này chỉ có 3 khả năng để giải thích sự tồn tại hay nguồn gốc của vũ trụ.

  1. Vũ trụ (vật chất) là đời đời. Nó luôn luôn tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại.
  2. Vũ trụ không phải là đời đời, nhưng chính bản thân nó tự tạo ra nó từ không có gì.
  3. Vũ trụ phải được tạo dựng bởi một thế lực lớn hơn nó và bên ngoài nó.

Cả ba điều này cần một sự suy xét nghiêm túc. Hai điều trên chỉ ra rằng không có Đức Chúa Trời vì một là vật chất là đời đời suy ra không tạo nên nó, hai là nó tự có từ cõi không không (không có gì). Vì nó tự tạo nên nó suy ra không có Đấng Tạo Hóa. Giải pháp thứ ba đòi hỏi một Đấng Tạo Hóa quyền năng hơn chính vũ trụ (hãy nhớ ví dụ con ruồi, con muỗi…).

  • Vũ trụ là đời đời hay tự có?

Sự giải thích này sẽ tránh được hay loại Đấng Tạo Hóa ra khỏi sự tranh luận và cũng tránh được phải giải thích nguyên nhân tiên quyết (đầu tiên) dẫn đến nguồn gốc của vũ trụ. Tuy nhiên, giới khoa học ngày nay nhận ra rằng không thể nào vũ trụ là đời đời, vì chúng có khởi đầu và kết thúc.

Hai định luật vật lý chi phối mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta và vũ trụ, nổi tiếng là định luật nhiệt động học.

  • Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyền từ vật này sang vật khác.

Định luật bảo toàn năng lượng, cũng là một định luật nhiệt động lực học (một trong bốn định luật của nhiệt động lực học), phát biểu rằng năng lượng không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi.

Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể “tạo ra” năng lượng, người ta chỉ “chuyển dạng” năng lượng mà thôi.

Định luật bảo toàn năng lượng là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lý (cơ học, điện từ học, vật lý hạt nhân,…). Chưa từng thấy ngoại lệ của định luật này…

  • Định luật 2, hay nguyên lý thứ hai, còn gọi là nguyên lý về entropy, liên quan đến tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học và đề ra khái niệm entropy. Nguyên lý này phát biểu rằng entropy của một hệ kín chỉ có hai khả năng, hoặc là tăng lên, hoặc giữ nguyên. Từ đó dẫn đến định luật là không thể chuyển từ trạng thái mất trật tự sang trạng thái trật tự nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. Vì entropy là mức độ hỗn loạn của hệ, định luật này nói rằng vũ trụ sẽ ngày càng “hỗn loạn” hơn.
    • Từ thế kỉ 18, các nhà khoa học đã biết đến hai quá trình đặc biệt mà nó chi phối toàn bộ vũ trụ đó là quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch. 
    • Quá trình thuận nghịch là quá trình mà vật chất tiến tới Hậu Quả (kết quả) sau đó lại có thể quay về Nguyên Nhân, rồi lại tiến tới mãi mãi, lặp đi lặp lại vô hạn khiến cho sinh vật không bao giờ già đi, vật chất không bao giờ bị hủy hoại hay bị lão hóa và trở thành vĩnh cửu, không thể phá hủy. Theo Lý thuyết thì điều này có vẻ hơi hoang đường, phi thực tế như sự xuất hiện của lý thuyết về Động cơ vĩnh cửu vậy. 
    • Quá trình bất thuận nghịch là một quá trình nghịch đảo của quá trình thuận nghịch, đây là quá trình mà sự vật sự việc luôn đi từ quá khứ đến hiện tại mà không đi ngược lại, quá trình này đồng nghĩa với sự tự phá hủy, hủy hoại của vật chất: con người thì ngày càng già đi, máy móc thì hoạt động ngày càng yếu đi, kim loại bị ăn mòn bị rỉ sét,… v/v.
    • Cả hai quá trình này đều có liên quan đến một thứ đó là nhiệt. Trong bốn nguyên tố cơ bản của thế giới cổ đại thì có lẽ lửa là nguyên tố có tính chất kỳ lạ nhất, vừa phát sáng lại vừa tỏa nhiệt, ngọn lửa lại có thể chuyển động linh hoạt, nói chung bản chất của Lửa là nhiệt, nhiệt có thể tạo thành bằng cách thực hiện công hay truyền nhiệt. Bản chất của vũ trụ là nhiệt, không một vật thể nào trong vũ trụ không chịu sự chi phối của nhiệt nói cách khác mọi vật đều có ma sát không nhiều thì ít mà ma sát lại sinh ra nhiệt. Ngày 2/1/1882 Rudolf Clausius ra đời đánh dấu một thời kỳ mới của nhiệt, nguyên lý này phát biểu rằng entropy của một hệ kín chỉ có hai khả năng, hoặc là tăng lên, hoặc giữ nguyên. Từ đó dẫn đến định luật là không thể chuyển từ trạng thái mất trật tự sang trạng thái trật tự nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài.
    • Mọi dẫn truyền hoặc biến đổi năng lượng đều làm tăng entropy của vũ trụ.
    • Để cho một quá trình xảy ra một cách tự phát thì nó phải làm tăng entropy của vũ trụ.

Từ hai định luật trên suy ra:

  1. Vũ trụ không thể là đời đời vì cớ nó có khởi đầu (tổng năng lượng không đổi) và kết thúc (không thể chuyển từ trạng thái mất trật tự sang trạng thái trật tự). Định luật hai chỉ ra năng lượng của vũ trụ khi chuyển từ dạng này (trật tự) sang dạng khác (mất trật tự) và dần đi đến hồi kết. Khoa học ngày nay cho thấy vũ trụ không phải là đời đời vì cớ định luật thứ hai.
  2. Vì cớ vũ trụ không phải là đời đời, vậy tự nó tạo ra nó được chăng. Điều này vi phạm định luật thứ nhất là năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyền từ vật này sang vật khác. Năng lượng và vật chất có thể hoán chuyển cho nhau những tổng số luôn luôn không đổi.
  • Vũ Trụ Là Sự Sáng Tạo Của Đấng Tạo Hóa

Vậy vũ trụ được tạo dựng chăng? Hoặc vũ trụ có một khởi đầu hai là không có. Nếu nó có khởi đầu và tự nó không thể tạo ra chính nó, suy ra rằng nó phải được tạo dựng hay có nguyên nhân. Hậu quả là vũ trụ được tạo dựng vậy nguyên cho sự xuất hiện của nó phải lớn hơn chính nó. Điều này cho thấy có Đấng Tạo Hóa hay Đức Chúa Trời. Vì nguồn gốc của vũ trụ không thể thỏa mãn với hai định luật vật lý nếu nó không được tạo dựng. Bản thân vũ trụ không thể tự giải thích sự hiện hữu của mình mà không chỉ đến Đấng Tạo Hóa.

Sự sống lại của Đấng Christ

Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, 2 rồi đến những ngày sau rốt này, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; 3 Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao, (Hê-bơ-rơ 1:1-3)

Sự sống lại của Đấng Christ minh chứng cho Đức Chúa Trời hiện hữu và gốc tích của vũ trụ.

24 Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. 25 Ngài cũng chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì, vì Ngài là Đấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài. 26 Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở, 27 hầu cho tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. 28 Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có, y như xưa một vài thi nhân của các ngươi có nói rằng: Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài. 29 Vậy, bởi chúng ta là dòng dõi Đức Chúa Trời, thì chớ nên ngờ rằng Chúa giống như vàng, bạc, hay là đá, bởi công nghệ và tài xảo của người ta chạm trổ nên. 30 Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn, 31 vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ… (Công-vụ Các Sứ Đồ 17:24-31)

Hệ lụy của sự nhận biết Đức Chúa Trời hiện hữu

Loài Người Đứng Trước Sự Lựa Chọn

18 Vả, CƠN GIẬN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. (Rô-ma 1:18)

  • Ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết, 
    • thì báo cho sự sống đời đời; 
  • 8 còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, 
    • thì báo cho họ sự giận và cơn thịnh nộ. 
  • 9 Sự hoạn nạn khốn khó giáng cho mọi người làm ác, 
    • trước cho người Giu-đa, 
    • sau cho người Gờ-réc; 
  • 10 nhưng vinh hiển, tôn trọng, cùng sự bình an cho mọi người làm lành, 
    • trước cho người Giu-đa, 
    • sau cho người Gờ-réc. (Rô-ma 2:7-10)

Đấng Christ Sẽ Tái Lâm Để Trả Cho Quyết Định Của Bạn

5 Đó đủ chứng cứ về sự đoán xét công bình của Đức Chúa Trời, Ngài muốn khiến anh em nên xứng đáng cho nước Ngài, là vì nước đó mà anh em chịu khổ. 6 Vả, theo sự công bình Đức Chúa Trời, thì ắt là Ngài lấy điều khổ báo những kẻ làm khổ anh em, 7 và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ ngơi với chúng tôi, trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, 8 báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng phục Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. 9 Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài,(c) 10 tức là khi Ngài sẽ đến trong ngày đó, để được sáng danh trong các thánh đồ, được khen ngợi trong mọi kẻ tin; vì anh em đã tin lời chúng tôi làm chứng trước mặt anh em. (2 Têsalônica 1:5-10)

Kết luận

Đức Chúa Trời thật sự hiện hữu và Ngài là Đấng đoán xét bạn và tôi. Hãy vâng phục lẽ thật của Đức Chúa Trời để được sống đời đời vinh hiển. Bằng không hãy sẵn sàng cho sự hình phạt của Ngài. Quyết định là của bạn và một trong hai hướng sẽ làm gia tăng sự công bình hoặc sự bất nghĩa.

Liệu anh em có thể và sẵn lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết? Nếu thật vậy thì phần thưởng của Đức Chúa Trời dành cho anh em là gì?

Tương lai nào cho những kẻ có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình?

Anh em hãy quyết định!!!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dàn Bài
Scroll to Top