Tôi cho rằng đây là một câu hỏi mà mọi người từng sống đều nghĩ đến, bởi vì Sự Chết là điều gì đó mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Khi chúng ta lớn lên và trưởng thành chúng ta nhìn thấy những người xung quanh chúng ta qua đời.
Học Viện Kinh Thánh Việt Nam – VBI
Phụ Đề bởi – Mrs. Quý Hoàng
Xem thêm các bài viết khác tại www.vbi.edu.vn
Đây là sản phẩm của World Video Bible School
Nguyện xin Đức Chúa Trời được vinh hiển
Tôi cho rằng đây là một câu hỏi mà mọi người từng sống đều nghĩ đến, bởi vì Sự Chết là điều gì đó mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Khi chúng ta lớn lên và trưởng thành chúng ta nhìn thấy những người xung quanh chúng ta qua đời. Chúng ta nhìn thấy ông bà chúng ta mất và có lẽ sau này chúng ta cũng nhìn thấy cha mẹ của chúng ta qua đời nữa. Có thể thậm chí là anh chị em và bạn bè của chúng ta. Và sự thật rõ ràng là chúng ta cũng sẽ chết và chúng ta tự hỏi sau đó là gì?
Bạn biết rất nhiều ý tưởng lạ kỳ được đưa ra để trả lời cho câu hỏi này. Một vài người đưa ra giả thuyết về sự đầu thai. Đó là ý tưởng mà nếu như bạn sống một đời sống tốt thì bạn sẽ trở lại trong hình hài của một sinh vật khác. Vài người có ý tưởng về ma quỷ và họ có ý nghĩ rằng bạn trở lại như một linh hồn và bạn sẽ sống trong căn nhà nơi mà bạn đã từng sống. Vài người có ý tưởng về nơi chuộc tội, tức là bạn đi đến một nơi của sự hình phạt cho đến khi bạn trả hết món nợ của mình và sau đó bạn có thể rời đi từ đó. Và dĩ nhiên nhiều người có ý tưởng là bạn chỉ chấm dứt tồn tại, tức là khi bạn trút hơi thở cuối cùng của mình thì sẽ không còn sự tồn tại có ý thức nữa.
Nhưng bạn biết đó như là một Christian, tôi không bị vướng vào một trò chơi suy đoán. Tôi không phải dính líu đến sự mê tín dị đoan hay các câu chuyện huyễn, bởi vì tôi có thể biết được các câu trả lời cho các câu hỏi, không chỉ tôi đến từ đâu, mà còn tôi đang đi về đâu nữa.
Trong bài học này, chúng ta sẽ đi theo hành trình của linh hồn con người và chúng ta sẽ để kinh thánh trả lời cho chúng ta nơi mà chúng ta đi đến khi chúng ta chết?
Giờ thì, hành trình linh hồn con người thực ra không bắt đầu trên đất này. Nó bắt đầu trên thiên đàng. Tôi muốn các bạn nghe Truyền Đạo 12:7. Đây là một câu mà chúng ta thường hay dùng để nói về sự chết nhưng tôi muốn các bạn nghe thật chi tiết cho đến cuối câu. “Và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó.”
Hêbơrơ 12:9 gọi Đức Chúa Trời là Cha về phần hồn. Và vì vậy linh hồn ban đầu đến từ thiên đàng. Nó đến từ Đức Chúa Trời. Và vì vậy vào thời điểm thai nghén khi trứng gặp tinh trùng và sự sống của con người được tạo ra Đức Chúa Trời đặt vào một linh hồn. Ngài đặt một linh hồn vào trong thân thể mới đó. Bạn biết cha và mẹ cho đứa bé đó các đặc điểm thân thể của nó nhưng họ không cho nó linh hồn. Đức Chúa Trời làm điều đó.
Sáng thế ký 1:26, Đức Chúa Trời đã nói ‘Chúng ta hãy,’ tức là Đức Chúa Trời, ‘Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta.’ Giờ thì, điều đó có nghĩa là gì khi được tạo nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời? Trước hết điều đó nói đến linh hồn của con người. Con người là một cá thể mà bây giờ sẽ sống đời đời. Và vì vậy khi một người được thai nghén, Đức Chúa Trời làm người đó theo ảnh tượng của Ngài bằng việc đặt một linh hồn vào trong người đó. Động vật không có điều đó. Chúng ta cấp cao hơn động vật nhiều vì điều đó. Giờ thì, từ lúc Đức Chúa Trời đặt một linh hồn vào trong cơ thể con người mới được thành hình, nó sẽ tiếp tục ở trong thể xác đó cho đến khi người đó chết.
2 Côrinhtô 5:1 nói rằng, “Vì chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất, lều tạm này.” Đó là chỉ đang nói về thể xác của chúng ta. Nó là một lều tạm. Nó là một nơi ở tạm thời cho linh hồn thôi. “Chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta trên đất, lều tạm này, bị đổ nát thì chúng ta có một căn nhà từ Đức Chúa Trời. Một căn nhà không phải bởi tay người làm ra, đời đời trên các tầng trời.”
1 Côrinhtô 15:54 nói về thể xác của chúng ta và nói đến thể xác như là hay hư nát. Và vì vậy linh hồn của chúng ta, trong 70 hay 80 năm chúng ta có thể xác này, nó ở trong cơ thể xác thịt hay hư nát này.
Giờ thì, trong suốt thời gian đó, chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời với tâm thần của chúng ta. Nó đến từ thể xác nhưng nó hoàn toàn bắt nguồn từ linh hồn của chúng ta từ tâm thần của chúng ta. Giăng 4:24 nói Đức Chúa Trời là Thần và họ phải thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật. Vậy chúng ta gắn kết với thể xác nhưng tâm thần của chúng ta là nơi thờ phượng. Tâm thần là tấm lòng của con người. Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần của chúng ta. Chúng ta yêu Đức Chúa trời bằng tâm thần, linh hồn của chúng ta.
Luca 10:27, “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.”
Giờ theo thời gian thể xác đang dần bị hao mòn đi. Sô-lô-môn miêu tả quá trình này trong Truyền Đạo 12 Ông nói rằng, “Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Ðấng Tạo hóa ngươi, trước khi những ngày gian nan chưa đến.” Đó là khi bạn bắt đầu già đi, thể xác trở nên già đi. Ông nói cuộc sống trở nên khó khăn hơn theo nhiều cách. Ông nói,”trước khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng” Nhiều người, khi họ gần đến cuối đời, họ sẵn lòng để ra đi và về với Chúa bởi vì về thân thể, cuộc sống trở rất rất khó khăn cho họ. Ông nói,”trước khi ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao chưa tối tăm.” Đó là khi thị lực của bạn bắt đầu giảm đi. Bạn phải đeo kính lão. Và ông nói, “và mây chưa lại tuôn đến sau cơn mưa trong ngày ấy kẻ giữ nhà run rẩy.” Ông đang nói về đôi tay khi chúng bắt đầu run rẩy và người khỏe mạnh cong khòm xuống. Đó là đôi chân của bạn yếu đi; bạn té ngã. Ông nói “kẻ xay cối ngừng lại bởi vì số ít” bạn không còn răng nữa. Và ông nói, “nhiều kẻ trông xem qua cửa sổ đã làng mắt, hai cánh cửa bên đường đóng lại, và tiếng xay mỏn lần, lúc ấy người ta nghe tiếng chim kêu bèn chờ dậy.” Bạn không ngủ say giấc như khi bạn còn trẻ nữa. “Và tiếng con gái hát đều hạ hơi.” Đó là bạn đang mất đi thính lực của mình. “lại người ta sợ sệt mà lên cao, và hãi hùng lúc đi đường; lúc ấy cây hạnh trổ bông” Tóc bạn bạc đi. Ông nói khi cào cào, con vật rất nhỏ bé này, trở nên nặng nề. “sự ước ao chẳng còn nữa.” Ước ao của bạn thay đổi khi bạn già đi. Ông nói, “vì bấy giờ người đi đến nơi ở đời đời của mình, còn những kẻ tang chế đều đi vòng quanh các đường phố” Ông nói “hãy tưởng nhớ Ðấng Tạo hóa trước khi dây bạc đất, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng.” Đó là bạn đang chết đi. Giờ thì hãy nghe, ông nói rằng bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ. Đó là thân thể hay hư nát chết đi, nó thối nát đi. nó thành đất và các nguyên tố. Giờ thì hãy nghe, “Và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó.”
Sau đó chuyện gì xảy ra? Chuyện gì xảy ra khi tôi chết? Trong 70 hay 80 năm, dù linh hồn của tôi ở trong thân xác này cho đến bao lâu. Chuyện gì xảy ra khi thân xác chết đi?
Thi thiên 90:10 nói rằng, “Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi, Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi. Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ và buồn thảm.” Giờ hãy nghe, “Rồi chúng tôi bay mất đi.” Đó không phải là cách nói đầy lôi cuốn sao?
Sáng thế ký 35:18 miêu tả về sự chết của Ra-chên và nó dùng cách nói này. “Bởi Ra-chên gần trút linh hồn, vì đương cơn hấp hối.”
Gia-cơ 2:26 nói xác chẳng có hồn thì chết. Thân xác mà không có hồn. Điều đó rất cuốn hút. Và vì vậy khi tôi chết linh hồn của tôi rời bỏ thân xác già cả hay hư nát này. Nhưng nó đi về đâu? Bạn biết vào ngày Sống Lại, chúng ta biết rằng chúng ta sẽ nhận được một cơ thể mới. Chúng ta sẽ có được một thân thể không hay hư nát. Nhưng trong lúc đang chờ đợi thì sao? Tôi muốn các bạn nghe các miêu tả này trong 2 Côrinhtô 5:1. “Vả, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất, lều tạm này, thể xác hay hư nát, bị đổ nát, thì chúng ta có một căn nhà từ Đức Chúa Trời, Một căn nhà không bởi tay người làm ra, đời đời trên thiên đàng.” Ngay bây giờ, chúng ta có một lều tạm, chúng ta có một thể xác tạm thời nhưng chúng ta sẽ nhận được một căn nhà, một cơ thể bền vững, một thân thể đời đời. Câu 4, “Bởi chưng chúng ta ở trong nhà tạm này than thở dưới gánh nặng, vì chúng ta không cầu cho bị lột trần song cầu cho được mặc lại, để sự gì hay chết trong chúng ta bị sự sống nuốt đi.” Giờ thì, có vài cách nói rất thú vị ở đây bởi vì ông nói về việc ở trong thân thể này như việc được mặc một cái lều tạm. Và sau đó ông nói về việc ở trong thân thể được sống lại như ở trong một căn nhà đời đời trên thiên đàng. Nhưng sau đó ông cũng nói về việc bị lột trần. Nó là cái gì? Ông đang nói về cái gì? Điều đó sẽ xảy ra khi nào? À, đó là khi chúng ta chết và linh hồn rời khỏi thân xác hay hư nát. Bạn thấy đó, sẽ có một thời kỳ khi mà tâm thần, hay linh hồn sẽ không có một thân thể. Nó sẽ bị lột trần, nếu bạn muốn. Vậy, khi tôi chết và tâm thần của tôi rời thân xác của tôi, thì nó đi về đâu?
Giờ thì, điều đó sẽ đưa chúng ta đến phần tiếp theo của hành trình này. Toàn bộ phần thứ hai của biểu đồ này bao gồm thứ được biết như là Âm Phủ.
Đây là Chốn Âm Phủ. Giờ thì, nhiều người đang rối bởi thuật ngữ Âm Phủ. bởi vì họ nghĩ về Âm Phủ như đang nói về Địa Ngục. Họ nghĩ về nó như đang nói đến nơi của sự hình phạt. và điều đó không đúng. Từ Âm Phủ thực ra chỉ đến nơi ở của người chết. Nó là một khu vực cầm giữ các linh hồn không có thân xác. Người tốt chết đi vào Âm Phủ. Người xấu chết đi vào Âm Phủ.
Tôi nghĩ một phần cho lý do tại sao chúng ta bị rối về điều này là bởi vì bản Kinh thánh King James dịch từ Hy Lạp cho Âm Phủ thành Địa Ngục và điều đó là rối chúng ta. Trong ngôn ngữ gốc, có hai từ khác nhau. Có một từ cho Âm Phủ và một từ cho Gehenna. Giờ thì, Âm Phủ là nơi ở của người chết. Gehenna là Địa Ngục. Nhưng King James dịch cả hai từ là Âm Phủ. Trong Mathiơ 16:18 khi Đức Chúa Jêsus hứa xây Hội Thánh của Ngài và Ngài đã nói là các cửa của Âm Phủ sẽ không thắng được nó. Đây không phải là Địa Ngục. Đây là từ dành cho Âm Phủ. Nó có nghĩa là sự chết sẽ không thắng được. Sự chết sẽ không ngăn được nước của Ngài. Nếu như bạn không hiểu sự khác biệt trong các từ này, thì bạn sẽ rất rối loạn.
Giờ thì, hiện lên ở bên ghi chú, từ Cựu Ước cho Âm Phủ, từ Hêbơrơ cho Âm Phủ là từ Sheol. Sheol và Âm Phủ chỉ đến cùng một nơi. Và vì vậy, một khi bạn hiểu rằng tất cả mọi người đều đi đến Âm Phủ khi họ chết, nó sẽ làm rõ một vài điều cho bạn.
Ví dụ, trong Công vụ 2:31, Kinh Thánh nói đến Đấng Christ sau sự chết của Ngài như việc ở trong Âm Phủ. Giờ thì bản King James nói là Địa Ngục. Nhưng từ có trước là Âm Phủ. Đức Chúa Jêsus không đi đến Địa Ngục khi Ngài chết, Ngài đi đến chốn Âm Phủ. Nhưng Luca 23:43, khi Đấng Christ sắp chết, Ngài đã nói là Ngài sẽ đi đến Paradise. Giờ thì, khi bạn hiểu rằng Paradise là trong Âm Phủ, thì nó hoàn toàn hiểu được bởi vì Paradise là một ngăn của Âm Phủ.
Trong Âm phủ, có một nơi mà người công bình đi đến đó, và có một nơi mà kẻ ác đi đến đó. Tất cả họ đều đang chờ đợi ngày Phán Xét.
Giờ thì, sự miêu tả tốt nhất mà chúng ta có trong Kinh Thánh về Âm phủ là trong Luca 16. Nó miêu tả cả hai ngăn. Giờ thì tôi muốn đọc nó cùng nhau. Hãy cùng nhìn nó và sau đó chúng ta sẽ thảo luận về nó.
Luca 16 bắt đầu từ câu 19. Kinh Thánh nói, “Có một người giàu mặc áo tía và áo bằng vải gai mịn, hằng ngày ăn ở rất là sung sướng. Lại có một người nghèo, tên là La-xa-rơ nằm ngoài cửa người giàu đó, mình đầy những ghẻ. Người ước ao được ăn những đồ ở trên bàn người giàu rớt xuống, cũng có chó đến liếm ghẻ người. Vả, người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham. Người giàu cũng chết, người ta đem chôn. Người giàu ở nơi Âm phủ đang bị đau đớn.” Giờ thì Kinh James sử dụng từ Địa Ngục. Nó nói ông ở nơi Địa Ngục, nhưng không phải. Bản King James mới nói chính xác là ông ở nơi Âm Phủ. “Khi đang ở Âm Phủ, ông ngước mắt lên, xa thấy Áp-ra-ham và La-xa-rơ trong lòng người. Bèn kêu lên rằng: Hỡi Áp-ra-ham tổ tôi, xin thương lấy tôi, sai La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước đặng làm cho mát lưỡi tôi vì tôi bị khổ trong lửa này quá đỗi. Nhưng Áp-ra-ham trả lời rằng: Con ơi, hãy nhớ lại lúc ngươi còn sống đã được hưởng những sự lành của mình rồi, còn La-xa-rơ phải những sự dữ. Bây giờ, nó ở đây được yên ủi, còn ngươi phải bị khổ hình. Vả lại, có một vực sâu ở giữa chúng ta với ngươi, đến nỗi ai muốn từ đây qua đó không được, mà ai muốn từ đó qua đây cũng không được.”
Giờ thì tôi muốn chúng ta trước nhất nhìn vào nơi này, nơi mà Laxarơ được cất lên. Chúng ta được kể rằng khi ông chết, khi La-xa-rơ chết, ông được các thiên sứ để vào lòng của Abraham. Giờ thì, đây là ngăn của Âm Phủ nơi mà những người công bình đi đến để đợi sự phán xét. Nó là nơi được biết đến như là chốn Ba-ra-đi. Đây là nơi tương tự mà Đấng Christ đã hứa với tên trộm trên thập tự giá là ông sẽ đến đó. Hãy nhớ Ngài đã nói trong Luca 23:43, “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi.”
Trong Luca 16:25 Kinh Thánh nói với chúng ta rằng trong nơi này, người công bình được yên ủi. Thực tế, nếu bạn nghiên cứu về bối cảnh, thì từ nguyên gốc của Ba-ra-đi nó mang khái niệm về một khu vườn được ưa thích.
Giờ thì, ngăn đối diện của Âm Phủ là nơi người giàu đi đến. Nơi này là nơi của sự đau đớn. Phần này trong Âm Phủ được gọi là Tartarus trong từ gốc Hy Lạp. Phierơ sử dụng từ này trong 2 Phierơ 2:4 khi ông nói rằng, “Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội nhưng quăng vào trong vực sâu (Tartarus) tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét.” Họ đang đợi chờ ngày phán xét. Nơi này được miêu tả cho chúng ta trong Luca 16:22-23 theo cách này.
Câu 22 nói, “người giàu cũng chết và được chôn.” Câu 23. Hãy nghe điều này. “Và trong Địa Ngục,” bản King James nói là Địa ngục. Từ ở đây là Âm Phủ. “Và trong Âm Phủ, ông đang bị đau đớn, ngước mắt lên.” Thông thường khi tôi dạy về chủ đề này, tôi sẽ dành một chút thời gian ở đây để nói về sự khổ cực và đau đớn của nơi này. Và tôi có thể dành nguyên một bài chỉ cho chủ đề này, nhưng bây giờ, hãy nhìn qua ngắn gọn rằng người giàu này, trong sự đau đớn, đang bị đốt cháy trong lửa. Ông đang kêu gào cầu xin sự thương xót.ông đang van nài lòng thương xót. Ông tin rằng chỉ một giọt nước sẽ ít nhất giúp cho ông khuây khỏa trong chốc lát. Tôi muốn bạn nhìn thấy rõ cùng với tôi rằng mỗi người từ lúc bắt đầu của thế gian này cho đến bây giờ, mọi người đã chết, đã hư mất trong mắt của Đức Chúa Trời, đều ở trong nơi này. Nhiều người đã ở đó hàng ngàn năm, nhiều người chỉ mới có vài phút, vài người thì được vài giây rồi, nhưng họ đang ở đó và đang đau đớn.
Giờ thì, một lưu ý mà tôi muốn chúng ta chú ý đến là sự thật rằng có ý thức trong chốn Âm Phủ. Bạn biết là có tín lý được dạy bởi một vài tôn giáo trên thế giới được gọi là giấc ngủ của linh hồn. Và giấc ngủ của linh hồn cho rằng khi một người chết đi thì người đó đi vào một trạng thái vô ý thức và người đó ngừng nhận biết. Nhưng trong câu này, cũng như những câu khác, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng sau khi chết, con người vẫn nhận thức được chuyện gì đang xảy ra. Người giàu kêu khóc trong đau đớn. La-xa-rơ thì được yên ủi.
Bạn biết Thi Thiên 116:15 nói rằng, “Sự chết của các người thánh. Là quý báu trước mặt Ðức Giê-hô-va.” Các bạn à, tôi không tin điều đó nói họ đang trôi vào một trạng thái vô ý thức. Điều đó không có ý nghĩa gì với tôi cả. Bạn biết là tôi đã có dịp dạy về chủ đề này và một người đàn ông đến trước mặt tôi và ông ta nói rằng, ‘Don, đó là một bài học tuyệt vời.’ Ông ấy nói, ‘nhưng anh cần đọc đoạn đặc biệt này bởi vì anh đã sai về việc có ý thức trong chốn Âm Phủ.’ Và ông ta đưa cho tôi một mẩu giấy. Tôi đã mở nó ra và nhìn vào đó. Đó là Truyền Đạo 9:5. Nơi mà Kinh Thánh nói rằng, “Kẻ chết chẳng biết chi hết.” Nhưng bạn biết là ông ấy đang hiểu sai câu đó bởi vì ông ấy đã lôi đó ra khỏi mạch văn. Thực ra, nếu bạn nhìn vào câu tiếp theo trong Truyền Đạo 9:6 sử dụng cụm từ đó lại, ‘dưới mặt trời’. Nó được sử dụng trong câu 3, 9 và 13. Và mạch văn của đoạn này là về những điều đang diễn ra trên thế gian, những việc ở dưới mặt trời, những việc ở trên đất này. Và mấu chốt của đoạn trích là, khi bạn chết, và bạn đi đến chốn Ba-ra-đi hay nơi đau khổ, bạn không bao giờ nhận biết được những điều đang diễn ra trên đất này nữa.
Giờ thì, để chứng minh điều đó. Trong 2 Sử ký 34, Vua Giôsia được Đức Chúa Trời phán rằng Đức Chúa Trời sẽ hành phạt Giêrusalem vì tội lỗi của họ, nhưng ông sẽ chết và ông sẽ không nhìn thấy nó xảy ra. Giờ thì tôi muốn bạn nghe cách nói trong câu 28. Ngài phán rằng, “Kìa, ta sẽ khiến ngươi về cùng tổ phụ ngươi, ngươi sẽ được chôn bình an, và mắt ngươi sẽ chẳng thấy các tai vạ ta toan giáng xuống trên chốn này cùng trên dân cư nó.”
Vậy, Mấu chốt là gì? Ông sẽ chết. Ông sẽ đi đến nơi Âm Phủ. Vậy ông sẽ không nhìn thấy những gì sẽ xảy ra trên đất này. Kẻ chết chẳng biết chi hết là nói về những gì đang xảy ra ở đây.
Giờ thì, một điều cuối cùng tôi muốn bạn chú ý về nơi Âm Phủ. Bạn lưu ý, trên biểu đồ, giữa chốn Ba-ra-đi và Chốn Đau Khổ, Có một đường màu xanh và nó có các từ ‘vực sâu thẳm’. Đó là bởi vì Luca 16:26 nói rằng có một vực sâu. Có một vực rất sâu được đặt vào để không có ai có thể vượt từ bên này sang bên kia. Một khi bạn ở trong chốn Ba-ra-đi, bạn phải ở đó cho đến ngày phán xét. Một khi bạn ở trong nơi Đau Đớn, thì bạn phải ở đó cho đến ngày phán xét. Và điều đó có nghĩa là mỗi người đã từng chết một cách không trung tín trong mắt của Đức Chúa Trời vẫn còn ở đó. Nhiều người đã ở đó hàng ngàn năm, vài người thì vài phút, vài người thì vài giây. Nhưng tôi nghĩ về việc họ đang kêu khóc, tôi đau đớn trong ngọn lửa này. Nhưng nó không kết thúc.
Giờ thì điều đó đưa chúng ta đến phần tiếp theo của biểu đồ này, đó là ngày sống lại.
Ngày sống lại là ngày mà chúng ta điển hình gọi là ngày phán xét. Kinh Thánh gọi ngày này là ngày của Chúa.
Phierơ nói, ‘Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm’ 2 Phierơ 3:10. Điều gì sẽ xảy ra vào ngày đó, ngày phán xét các linh hồn ở trong Âm Phủ, những người ở trong Ba-ra-đi hay nơi Đau Đớn, điều gì sẽ xảy ra với họ? Vào ngày đó, nơi Âm Phủ sẽ buông tha tất cả những linh hồn mà nó cầm giữ, và nó sẽ chấm dứt tồn tại. Cũng vậy vào ngày đó, trái đất sẽ buông thả các thân xác.
Giăng 5:28 và 29, Đức Chúa Jêsus đã nói, “vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi; ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán.” Và sau đó các linh hồn ra từ Âm Phủ sẽ hợp nhất lại với các thân xác đã được làm sống lại từ trái đất.
Nhưng với sự hợp nhất mới này, thân thể mới sẽ khác biệt. Thân thể đã sống lại sẽ không giống với thân xác mà chúng ta có bây giờ. Thân thể sống lại sẽ không được làm bằng các yếu tố tượng tự được đặt vào trong mồ. Thân thể sống lại sẽ là một vật chất khác nếu như bạn muốn dùng thuật ngữ đó.
Bạn biết đó, đôi khi mọi người bày tỏ sự quan tâm đến việc cơ thể của họ bị hỏa táng bởi vì họ nghĩ điều đó sẽ gây rắc rối vào lúc sống lại. Nhưng thân thể sống lại sẽ không được tạo ra từ các yếu tố tương tự mà chúng ta có trên đất này. Làm sao tôi biết được điều đó? 1 Cô-rinh-tô 15:50 nói, “thịt và máu chẳng hưởng nước Đức Chúa Trời được” Thân thể được sống lại sẽ không phải là một cơ thể bằng thịt và máu. Nghe điều này từ câu 44 của 1 Cô-rinh-tô 15, “Thân thể, tức là thân xác, đã gieo ra là hay hư nát, mà nó, thân thể sống lại, sống lại là không hay hư nát; Nó đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh. Nó đã gieo ra là yếu, mà sống lại là mạnh; Nó đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng. Có một thể huyết khí. Có một thể thiêng liêng.” Giờ thì, hãy phân tích điều này; những gì mà chúng ta vừa mới đọc.
+Nó nói thân thể sống lại sẽ không hư nát. Bạn thấy là thân thể hiện tại của chúng ta bị lệ thuộc vào sự chết. Chúng trở nên già đi, kiệt quệ. Nhưng thân thể mới sẽ không hao mòn.
+Thứ hai, thân thể sống lại sẽ là một thân thể vinh hiển. Thể xác hiện tại của chúng ta có rất nhiều thứ đồng hành với chúng mà không vinh hiển. Chúng thấp kém và hèn hạ. Thân thể mới sẽ là một thứ đẹp đẽ, vui vẻ và thuần khiết.
+Thứ ba, ông nói thân thể sống lại sẽ sống lại trong sức mạnh. Bạn biết, thân thể hiện tại của chúng ta trở nên mệt mỏi. Chúng vốn dĩ là yếu đuối. Thân thể sống lại sẽ có sức mạnh không bao giờ cạn. Nó sẽ có khả năng hoạt động không mệt mỏi. Thân thể sống lại là một thể thiêng liêng.
+Và ông nói thân thể hiện tại của chúng ta là huyết khí, thân thể sống lại sẽ được định cho một đời sống thiêng liêng trái ngược với đời sống vật chất, xác thịt.
Vậy, ngày phán xét sẽ là một ngày sống lại. Nó là ngày Âm Phủ sẽ bị hủy diệt. Nó là ngày mà chúng ta sẽ nhận được thân thể sống lại, mới, không hư nát và thiêng liêng của chúng ta,
Giờ thì, ghi nhớ điều đó, nghe 1 Côrinhtô 15:54 và 55, “Khi nào thể hay hư nát này mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết này mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. Hỡi sự chết, sự thắng của mày ở đâu? Hỡi Âm Phủ, cái nọc của mày ở đâu?” Sự chết và Âm Phủ sẽ thất bại vào ngày đó. Nói cách khác, ngôi mồ vật chất và nơi ở tạm thời của người chết, Âm Phủ, cả hai sẽ đi đến hồi kết, vào ngày phán xét.
Bạn nói rằng, ‘vậy còn về chúng ta, những người vẫn còn sống, khi ngày phán xét đến thì sao?”
1 Cô-rinh-tô 15:52 nói rằng, “Trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa.”
Và vì vậy, người sống cũng sẽ được biến hóa thành một thể không hay hư nát. Và sau đó chúng ta sẽ nhóm lại trước ngôi của Đức Chúa Trời. Sau khi cả người tốt và người xấu đã nhận được thân thể sống lại của mình Thì chúng ta sẽ đứng trước ngôi của Đấng Christ. Và chúng ta sẽ bị phán xét.
Mathiơ 25:32 nói, “Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người này với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra”
Và tất cả loài người, các bạn à, toàn bộ loài người sẽ ở đó vào ngày đó. Người giàu và Laxarơ sẽ đứng trước Đức Chúa Trời để nhận sự phán xét sau cùng của họ. Abraham, Y-sắc và Gia-cốp sẽ ở đó. A-háp, Giê-sa-bên và Giuđa sẽ ở đó.
Rôma 14:12 nói, “Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời.”
2 Côrinhtô 5:10 nói,”Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt.”
Bạn biết đó, đôi khi mọi người sẽ hỏi rằng, “vậy thì, mục đích của sự phán xét là gì nếu như mọi người đã ở trong chốn Ba-ra-đi hay nơi Đau Đớn rồi? Nó dường như giống với việc họ đã bị phán xét rồi.” Nhưng bạn thấy đó, ngày phán xét không phải là một ngày mà vào ngày đó Đức chúa Trời phải đưa ra một lệnh phán xét. Nó không giống với việc Đức Chúa Trời phải đánh giá các sự kiện và các con số và suy ra người nào được cứu và người nào hư mất. Ngài biết là vào chính thời điểm mà bạn chết, thực tế, ngài biết trước khi bạn chết, nơi mà bạn sẽ ở đời đời rồi. Ngày phán xét không phải là một buổi xét xử giống như chúng ta có thể nghĩ đến. Thực tế, bạn có thể gọi nó là buổi công bố của ngày phán xét. Nó là ngày tuyên án. Nó là ngày mà Đức Chúa trời đưa ra các lý do tại sao bạn bị hư mất hay được cứu. Và sau đó ngài tuyên bố án hay phần thưởng đời đời của bạn.
Vài người nói, ‘Nhưng bạn thấy đó, nó dường như không cần thiết. Vì người công bình và kẻ ác đã biết nơi họ sẽ trải qua cuộc đời vô tận của mình rồi. Nó dường như không cần thiết.’
Các bạn à, hãy để tôi gợi ý cho bạn là ngày phán xét là cần thiết vì một vài lý do.
+Thứ nhất, những người vẫn còn sống, họ vẫn chưa được định cho sự hình phạt hay sự hưởng phước, và vì vậy nó cần thiết cho họ.
+Thứ hai, sự công bình phải được bày tỏ. Giờ thì hãy nghe tôi, lần cuối cùng mà thế gian nhìn thấy Đấng Christ, Thì ngài đã chết như một tội nhân. Hãy nhớ, Ngài chỉ được nhìn thấy bởi những kẻ theo ngài sau khi Ngài sống lại. Nhưng vào ngày phán xét, mọi người sẽ nhìn thấy Ngài như Quan Xét công bình.
+Thứ ba, ngày phán xét là cần thiết bởi vì nó sẽ là một ngày của sự vạch trần. Các lý do vì sao một người bị hư mất sẽ được nêu ra. Các lý do vì sao một người được cứu sẽ được loan báo.
+Thứ tư, đó là ngày khi sự chết cuối cùng bị đánh bại. Bạn biết đó, trải qua nhiều năm, Tôi đã tự hỏi về ý nghĩa của 1 Cô-rinh-tô 15:26 nó nói là kẻ thù cuối cùng sẽ bị hủy diệt là sự chết. Và tôi đã tự nghĩ là, bạn biết đó, Đấng Christ không phải đã đánh bại sự chết rồi sao? Ngài đã không làm điều đó khi Ngài sống lại sao? Và vì vậy tôi đã bối rối về điều này.Nhưng hãy nghe mạch văn. Câu 24, “Kế đó, cuối cùng sẽ đến là lúc Ngài sẽ giao nước lại cho Đức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi đế quốc, mọi quyền cai trị, và mọi thế lực. vì Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù nghịch dưới chân mình.” Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng, tức là sự chết. Các bạn à, câu này đang nói về ngày mà các ngôi mộ sẽ trở nên trống không. và thế giới Âm Phủ sẽ đi đến hồi kết. Đó là ngày này. Ngày phán xét là rất cần thiết.
Phần tiếp theo của biểu đồ mà chúng ta đang nói đến là nơi đời đời.
Trong Mathiơ 25:46 Chúa đã nói, ‘Rồi những kẻ này sẽ vào hình phạt đời đời còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời.’
Bạn biết đó, con người được tạo nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Và vì vậy được ban cho một linh hồn đời đời và linh hồn đó sẽ không bao giờ chấm dứt tồn tại.
Từ Hy Lạp mà được dịch thành đời đời có nghĩa là đời đời, bất diệt, không có kết thúc, không bao giờ dừng lại, vô hạn với thời gian.
Giờ thì, bạn sẽ thấy trong biểu đồ có hai con đường như nơi chúng ta sẽ trải qua đời đời ở đó. Một là nơi của sự hưởng phước đời đời. Đó là nơi được định cho người trung tín. Nó là thiên đàng. Và với họ, Vua sẽ nói vào ngày phán xét rằng: ‘Hỡi các người được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất.’
Mathiơ 25:46. Ngài gọi nơi này là sự sống đời đời. Giờ thì, nơi được định sẵn còn lại là một nơi cho sự đau đớn đời đời. Đó là Địa Ngục. Nó được miêu tả trong Khải huyền 21:8 như hồ có lửa và diêm sinh cháy bừng bừng. tức là sự chết thứ hai. Đó là nơi Chúa có sẵn trong tâm trí trong sự phán xét được nhìn thấy trong Mathiơ 25 nơi Ngài nói với các tội nhân, và những kẻ này sẽ đi đến sự hình phạt đời đời.
Vậy hình phạt trong địa ngục sẽ kéo dài bao lâu? Hình phạt trong địa ngục sẽ là tạm thời thôi phải không? hay mọi người chỉ sẽ bị đốt cháy và ngừng tồn tại?
Ôi nhưng Kinh Thánh nói là nó sẽ kéo dài đời đời. Nó sẽ vĩnh viễn. Khải Huyền 14:11 nói, “Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ.”
Các bạn à, tôi không thể tưởng tượng được bất cứ điều gì khủng khiếp hơn điều đó. Bạn biết đó, một người chết và đi xuống địa ngục; thì người đó có ngày mai, ngày mốt, năm tới và 100 năm tiếp theo nữa, và một triệu năm từ bây giờ, thì người đó vẫn sẽ đau đớn và đang bốc cháy và vẫn tiếp tục tồn tại. Mỗi ngày trôi qua, người đó không hề gần hồi kết thêm chút nào. Giờ thì, bạn biết chúng ta đang trình bày hơn là giải quyết bởi vì không có thời gian trong sự đời đời. Người đó sẽ chỉ phải chịu đau đớn mãi mãi.
Linh hồn của con người đi vào trong thân xác vào thời điểm được thai nghén. và khi chết đi, nó đi vào nơi Âm Phủ, nó còn lại như một linh hồn cho đến ngày sống lại. Vào ngày đó, nó hợp nhất lại với thân, thân thể mới, không hay hư nát, và sau đó linh hồn đó và thân thể mới sẽ sống đời đời trong thiên đàng hay địa ngục.
Giờ thì, chúng ta đang thảo luận về tương lai của các linh hồn của chúng ta, nhưng hãy đem buổi thảo luận này về nơi mà chúng ta sống Nếu bạn trở lại nơi đầu tiên của biểu đồ, bạn sẽ thấy rằng trên trái đất có hai loại: người được cứu và người hư mất. Và mọi người trên đất đều thuộc về một trong hai loại này. Bạn cũng sẽ lưu ý rằng người được cứu và người hư mất đang đi trên các con đường khác nhau. Lưu ý rằng dành cho người được cứu, cho người công bình, thì con đường đại diện cho sự chết rất hẹp. Đó là bởi vì Mathiơ 7:14 nói rằng, ‘Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.’ Cũng lưu ý rằng, dành cho kẻ hư mất, thì con đường của họ cho sự chết thì rộng và đó là bởi Mathiơ 7:13 nói, ‘Cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều.’ Và có lẽ điều quan trọng nhất để chú ý đó là sau khi chết, người được cứu và người hư mất kết thúc trong các nơi khác nhau.
Và các bạn à, nơi bạn sẽ đi đến khi bạn chết phụ thuộc vào nơi bạn đang hướng đến khi bạn còn sống. Mỗi người đang sống ngày nay đang ở trên một trong hai con đường. Nó là con đường hẹp của họ mà dẫn đến thiên đàng hay nó là con đường khoảng khoắt dẫn đến địa ngục. Nếu bạn chết ngày nay, thì hy vọng đời đời dành cho bạn là gì? Nếu bạn chết trong vài tháng tiếp theo, thì bạn sẽ ở đâu khi bạn mở mắt ra? Bạn sẽ nhìn thấy gì, vài giây sau lúc này, bạn sẽ nhìn thấy gì? Sẽ là các thiên sứ đang đưa bạn đến chốn Ba-ra-đi hay bạn sẽ mở mắt ra trong nơi đau đớn?