Ngoài các sự kiện của Tin Lành và các mạng lịnh Tin Lành ra, cũng có các phước lành của Tin Lành nữa. Dĩ nhiên là các sự kiện của Tin Lành phải được tin, các mạng lịnh phải được vâng phục, và các ơn phước phải được nhận bởi những ai tin và vâng theo Tin Lành. Sứ Đồ Phao-lô nói, “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời,” (Ê-phê-sô 1:3). Ông cũng viết cho các anh em ở Rôma của ông, “Tôi biết khi tôi sang với anh em, thì sẽ đem ơn phước dồi dào của Đấng Christ cùng đến.” Rôma 15:29.
Các ơn phước này là gì? Chúng có nhiều, nhưng chúng ta sẽ điểm một vài cái nổi bật:
- Trong việc vâng theo Tin Lành của Đấng Christ một người nhận lấy sự tha tội mình. “Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh.” (Công vụ các Sứ Đồ 2:38). Đây là một cách khác để nói về một người được cứu (Mác 16:16), và được tái sanh (Giăng 3:5). Tuyệt vời làm sao là khi biết rằng hết thảy tội lỗi mình được tẩy sạch và giờ là người mới và sẵn sàng để bắt đầu cuộc sống mới từ đầu.
- Qua Tin Lành con người được bước vào trong Đấng Christ. “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao?” (Rôma 6:3). “Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời. Vả, anh em thảy đều chịu phép báp-têm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.” (Ga-la-ti 3:26-27). “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (2 Cô-rinh-tô 5:17). Bởi vì chúng ta ở trong Đấng Christ nên được nhận lấy tất cả các ơn phước thuộc linh mà Chúa đã để dành cho những ai thuộc về Ngài.
- Trong việc vâng theo Tin Lành chúng ta bước vào thân thể của Đấng Christ, tức là Hội Thánh. Trong 1 Cô-rinh-tô 12 Sứ Đồ Phao-lô luận sâu sắc về thân thể của Đấng Christ, và dĩ nhiên chúng ta biết rằng thân thể là Hội Thánh (Cô-lô-se 1:18; Ê-phê-sô 1:22-23). Kế đến ông giải thích rằng qua hành động của báp-têm mà chúng ta bước vào thân thể hay Hội Thánh “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng tôi đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa.” (1 Cô-rinh-tô 12:13). Hội Thánh là cơ quan lớn nhất trên thế giới. Nó không bao giờ bị hủy diệt nhưng vững bền đời đời. Thật tuyệt vời làm sao là được làm một phần của một thân thể như thế, là thành viên của Hội Thánh của Chúa.
- Chúng ta bây giờ là Con của Đức Chúa Trời, và do đó, là môn đồ Đấng Christ. “Nhưng nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn; thà hãy vì danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn.” (1 Phi-e-rơ 4:16). Tại sao? Bởi vì có sự cứu rỗi trong danh của Đấng Christ. “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” (Công vụ các Sứ Đồ 4:12). Hãy nghĩ về danh đó! Trong việc tin vào Đấng Christ và vâng theo sự dạy dỗ của Ngài, Ngài vinh danh chúng ta bởi sự cho phép chúng ta mang danh của Ngài. Nội điều này thôi đã là một ơn phước lớn.
- Là các tín đồ Đấng Christ chúng ta ở trong địa vị thờ phượng Chúa. “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.” (Giăng 4:23-24). Chúng ta thậm chí còn được cảnh báo không bỏ sự nhóm nhau lại: “chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” (Hê-bơ-rơ 10:25). Sẽ là một đặc ân và vinh dự làm sao để được gặp dân của Chúa mỗi ngày đầu tuần lễ để thờ phượng Ngài. Chúng ta không nên coi điều này như thể là trách nhiệm hay nhiệm vụ, nhưng đúng hơn là một đặc ân. Chính Chúa đã hứa là vị khách vinh dự của chúng ta, và chắc chắn chúng ta sẽ không muốn làm Ngài thất vọng. Chính Ngài phán, “Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ.” (Ma-thi-ơ 18:20).
- Có ơn phước của sự thông công. “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện.” (Công vụ các Sứ Đồ 2:42). Chúng ta là các tín đồ Đấng Christ cần sự giúp đỡ và sự khích lệ mà các người đồng tín đồ Đấng Christ có thể mang đến cho chúng ta. Đây là một trong các mục đích của sự nhóm họp hằng tuần. Sự thông công đó có thể đến qua sự liên kết, thờ phượng và công việc như thế có thể chính nó là một ơn phước lớn.
- Chúng ta có được đặt ân của sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời không lắng nghe mọi người. Kinh Thánh nói, “Chúng ta vẫn biết Đức Chúa Trời chẳng nhậm lời kẻ có tội, mà nếu ai kính sợ Đức Chúa Trời, làm theo ý muốn Ngài, thì Ngài nhậm lời.” (Giăng 9:31). Nói cách khác, sự cầu nguyện là dành cho Con của Đức Chúa Trời, người mà có thể tiếp cận Đức Chúa Trời như là Cha của mình. Tuy nhiên, thậm chí là việc cầu nguyện của người ấy cũng phải ở trong sự hòa hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời để cho vấn đề được lắng nghe và sự cầu xin được ban cho. “Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta.” (1 Giăng 5:14). Tiếp theo tác giả Hê-bơ-rơ nói, “Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng.” (Hê-bơ-rơ 4:16). Ở đây ông đang nói về ơn phước lớn của sự cầu nguyện. Chúng ta nên biết ơn làm sao bất chấp nhu cầu, nan đề hay bất cứ thứ gì mà chúng ta cầu nguyện với Chúa về nó, chúng ta có thể trình nó tới Ngài vì biết rằng là con cái của Ngài chúng ta có thể nói với Ngài và Ngài sẽ cảm thông và hiểu và do đó sẽ lo cho sự cầu xin của chúng ta.
- Chúng ta có niềm vinh dự của việc nhớ đến Ngài mỗi ngày đầu tuần như khi chúng ta dự tiệc của Chúa. Phao-lô nói về điều đó theo cách này: “Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước, há chẳng phải là thông với huyết của Đấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Đấng Christ sao?” (1 Cô-rinh-tô 10:16). Thật vậy đó là ơn phước thuộc linh lớn lao có thể tỏ lòng tôn kính tới Ngài Đấng đã chết vì chúng ta bởi việc nhớ đến thân thể và huyết của Ngài và chúng ta được trở nên mạnh mẽ hơn vì cớ nó.
- Việc vâng theo Tin Lành của Đấng Christ, chúng ta đã nhận được sự ban cho Đức Thánh Linh. Xem lại Công vụ các Sứ Đồ 2:38, Phi-e-rơ nói rằng qua sự ăn năn và phép báp-têm chúng ta nhận được sự tha tội mình và sự ban cho Đức Thánh Linh. Có Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus Christ và Đức Thánh Linh sống trong chúng ta là một phước lành mà không gì sánh bằng. Thật là vinh hạnh làm sao dành cho chúng ta liệu còn có bất kỳ ơn phước nào lớn nữa chăng?
- Có ơn phước của việc có thể được sống vì Chúa, đại diện cho Ngài trên đất này. “Mặc dầu anh em nói hãy làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Cô-lô-se 3:17). Chính Đấng Christ đã phán, “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” (Ma-thi-ơ 6:33).
- Chúng ta được niềm vui thích của việc dạy dỗ người khác về đường lối của Chúa và biết rằng Chúa sẽ luôn ở cùng với chúng ta. Còn ơn phước nào lớn hơn nữa khi chúng ta làm cho những người khác và thậm chí là cho toàn thế gian, qua việc dạy dỗ họ lẽ thật và biến đổi họ tới Đấng Christ? Không chỉ có vậy, mà còn thật chắc chắn làm sao khi biết rằng như chúng ta phấn đấu làm việc cho ý Chúa và Ngài đã hứa với chúng ta là Ngài sẽ ở cùng chúng ta lúc này và luôn luôn. Hãy nghe Ngài, “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:19-20).
- Cuối cùng, Chúa đã hứa sẽ ban mão triều thiên của sự sống hay sự sống đời đời cho chúng ta, nếu chúng ta giữ các mạng lịnh của Ngài và giữ trung tín với Ngài. “Phước thay cho những kẻ giặt áo mình đặng có phép đến nơi cây sự sống và bởi các cửa mà vào trong thành!” (Khải Huyền 22:14). “Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.” (Khải Huyền 2:10).
Giờ thì ai đã nói là Chúa không quan tâm đến người của Ngài? Ai đã nói là đời sống tín đồ Đấng Christ là cuộc sống không hạnh phúc? Ai đã nói rằng cuộc sống của tín đồ Đấng Christ là không có gì dành cho? Ai đã nói là đời sống tín đồ Đấng Christ không có gì để trông đợi? Đời sống tín đồ Đấng Christ là cuộc sống tốt nhất, cuộc sống đáng thưởng nhất, mà con người có thể sống. Như thế, một người được tự do khỏi tội lỗi mình, dẫn đến điều tốt lành và cuộc sống đầy bình an, và có mọi thứ để sống và trông đợi. Được ban phước thuộc linh và thuộc thể. Tất cả bắt đầu cho con người khi vâng theo Tin Lành. Vậy thì điều này thật sự là điểm khởi đầu của cuộc sống con người. Đây là khởi đầu của các ơn phước không giới hạn.
TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST
13 BÀI HỌC ĐƯỢC DẠY TỪ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
J.C. CHOATE
Mục Lục
- TIN LÀNH CỦA ĐẤNG CHRIST BÀI 1
- NHỮNG SỰ KIỆN CỦA TIN LÀNH BÀI 2
- SỰ KÊU GỌI CỦA TIN LÀNH BÀI 3
- SỰ VÂNG PHỤC TIN LÀNH BÀI 4
- VIỆC NGHE TIN LÀNH BÀI 5
- ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI BÀI 6
- SỰ ĂN NĂN TỘI LỖI BÀI 7
- SỰ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST BÀI 8
- PHÉP BÁP-TÊM ĐỂ ĐƯỢC THA TỘI BÀI 9
- CÁC ƠN PHƯỚC CỦA TIN LÀNH BÀI 10
- VIỆC RAO GIẢNG TIN LÀNH BÀI 11
- VIỆC GIẢNG NHỮNG TIN LÀNH KHÁC BÀI 12
- SỰ NGĂN TRỞ TIN LÀNH BÀI 13