“Tại sao là Ma-la-chi? Chúng ta ngày nay không sống dưới Cựu Ước nữa. Chúng ta sống dưới Tân Ước mà.” Và điều đó đúng hoàn toàn, nhưng những gì chúng ta đang làm là chúng ta sẽ lưu ý một số nguyên tắc từ Cựu Ước mà vẫn còn đúng ngày nay. Rô-ma 15:4 nói rằng, “mọi sự đã chép từ xưa…” (tức là đang nói về Cựu Ước) “…đều để dạy dỗ chúng ta.”
Tác giả: Don Blackwell
Dịch giả: Quý Hoàng
Đây là sản phẩm của World Video Bible School.
Học Viện Kinh Thánh Việt Nam – www.vbi.edu.vn
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển.
Trong 1 Ti-mô-thê 6:10, Kinh Thánh nói rằng, “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.”
Đức Chúa Jêsus đã nói rằng, “Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; Vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu,” Luca 12:15.
Các bạn à, tôi muốn các bạn hiểu rõ cùng tôi rằng Kinh Thánh nói rất nhiều về tiền bạc. Kinh Thánh nói về sự tham lam. Nó nói về trách nhiệm của một người để dâng lại cho Đức Chúa Trời. Và nó nói về sự thật rằng một số con cái trung tín khác của Đức Chúa Trời sẽ mất linh hồn của họ bởi vì họ yêu tiền bạc. Với những điều này, chúng ta sẽ bắt đầu một buổi học ngày hôm nay từ sách Ma-la-chi về tiền bạc. Có người sẽ lên tiếng rằng, “Tại sao là Ma-la-chi? Chúng ta ngày nay không sống dưới Cựu Ước nữa. Chúng ta sống dưới Tân Ước mà.” Và điều đó đúng hoàn toàn, nhưng những gì chúng ta đang làm là chúng ta sẽ lưu ý một số nguyên tắc từ Cựu Ước mà vẫn còn đúng ngày nay. Rô-ma 15:4 nói rằng, “mọi sự đã chép từ xưa…” (tức là đang nói về Cựu Ước) “…đều để dạy dỗ chúng ta.” Và vì vậy chúng ta đang học một số điều về tấm lòng của con người trong Cựu Ước. Nhưng chúng ta sẽ lấy các chỉ dẫn của chúng ta cho việc dâng hiến từ Tân Ước.
Đây là điểm thứ nhất mà tôi muốn các bạn hiểu rõ cùng tôi trong bài học này. Thứ nhất đó là khả thi để một người ăn trộm Đức Chúa Trời. Hãy để điều đó lắng xuống một chút. Có khả năng cho một người ăn trộm từ Đức Chúa Trời. Ma-la-chi 3:8, Chúa đã hỏi một câu hỏi rất mạnh và sắc nhọn ở đó: “Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời sao?” Bạn có thể nghĩ là, “Chắc chắn không. Chắc chắn là không và mong muốn tránh khỏi nó.” Một người có thể ăn trộm người khác. Một người có thể trộm ngân hàng. Một người có thể ăn trộm từ người không được giúp đỡ và bảo vệ. Nhưng ai tỉnh táo mà lại ăn trộm Đức Chúa Trời chứ? Hãy lắng nghe câu 8 của đoạn trích. Ngài nói rằng, “Mà các ngươi ăn trộm ta.” Các bạn à, nó nói ai vậy? Điều này không được nói cho những người thế gian – dù họ ăn trộm Ngài mỗi ngày. Điều này được nói cho con cái của Đức Chúa Trời, theo câu 4. Dân sự của Đức Chúa Trời đang ăn trộm Ngài và bạn biết họ đã nói gì khi nó được chỉ ra không? Câu 8, họ nói rằng, “Chúng tôi ăn trộm Chúa ở đâu? Ngài đang nói gì vậy? Chúa ôi, chúng ta không ăn trộm Ngài đâu.” Dễ dàng để chúng ta bỏ qua tội lỗi của chính mình, phải không? Chúng ta nhìn thấy tội lỗi của mọi người nhưng chúng ta không nhìn thấy tội lỗi của chính mình. Khi tôi bắt đầu rao giảng nhiều năm về trước, tôi nhớ tôi đã giảng một bài trong một tuần về một tội mà thực sự không dành cho bất cứ thành viên nào và tôi nhận được rất nhiều “A-men.” Tuần tiếp theo, tôi giảng về một tội mà có thể áp đặt cho nhiều thành viên và tôi không nhận được “A-men” nào cả. Rồi tuần thứ ba, tôi giảng một bài với tựa đề “A-men. Đó không phải tội của tôi.” Dễ dàng để bỏ qua tội lỗi của chính mình, phải không?
Có một câu chuyện về một khu định cư ở Old West, nơi mọi người đang tham gia kinh doanh gỗ. Họ đã quyết định có một Hội Thánh và vì vậy họ xây một tòa nhà và họ đã thuê một nhà rao giảng. Nhà rao giảng mới đến Và lúc đầu ông được tiếp đón rất niềm nở. Cho đến một ngày, ông ra ngoài và nhìn thấy một số thành viên thu gom các khúc gỗ trôi dạt xuống con sông. Mỗi khúc gỗ được đánh đấu con tem của chủ ở đuôi. Khi ông xem, thì ông nhìn thấy các thành viên kéo các khúc gỗ lên. Họ sẽ cưa cái đuôi đi, nơi có con tem của chủ nhân. Vậy Chủ nhật tiếp theo, ông giảng một bài giảng về chủ đề “Ngươi chớ trộm cắp.” Các thành viên khen ngợi ông về thông điệp tuyệt vời của ông. Ông đi ra ngoài tuần tiếp theo và nhìn thấy họ lại tiếp tục trộm gỗ nữa. Vì vậy, Chủ nhật tiếp theo ông đã giảng chủ đề, “Ngươi chớ nên cắt đuôi các khúc gỗ của hàng xóm mình.” Khi ông kết thúc bài này, thì cả nhóm hội đã đuổi ông ra khỏi thị trấn. Mấu chốt là gì? Mấu chốt đó là người khó nhất để đặt dưới sự chỉnh sửa của Lời Đức Chúa Trời là chính bản thân mình.
Xuyên suốt sách Ma-la-chi, Dân sự đang làm như thế. Họ sẽ không nhận lỗi. Họ đỗ lỗi. Trong chương 1:6, “hỡi các thầy tế lễ khinh dễ danh Ta.” Đây là cách đáp lại của họ: “Chúng tôi có khinh dễ Ngài ở đâu?” Chương 1:7, Chúa đã nói rằng, “Các ngươi dâng bánh ô uế trên bàn thờ Ta.” Họ đã nói rằng, “Chúng tôi có làm ô uế Ngài ở đâu?” Chương 2:17 Ngài nói rằng, “Các ngươi đã làm phiền Đức Giê-hô-va bởi những lời nói mình.” Họ đáp rằng, “Chúng tôi có làm phiền Ngài ở đâu?” Chương 3:7, “Các ngươi đã xây bỏ luật lệ ta và không vâng giữ.” “Bởi đâu chúng ta sẽ trở lại? Hãy cho chúng tôi thí dụ đi.” Đây là những gì họ đang nói. “Không có việc như thế xảy ra. Chúng ta không biết Ngài đang nói gì.” Thật đáng ngạc nhiên phải không? Thật đáng ngạc nhiên là chúng ta giỏi như thế nào với việc không biết gì về tình hình của chính mình. “A, anh chỉ ra các khuyết điểm của tôi và anh hãy coi chừng đó!”
Việc ăn trộm Đức Chúa Trời có nghĩa gì? Nó không có nghĩa là lấy từ Ngài. Đức Chúa Trời quá mạnh đến nỗi chúng ta không có khả năng làm điều đó nếu chúng ta muốn. Ý của nó là giữ lại từ Đức Chúa Trời những gì mà chúng ta nên dâng cho Ngài. Việc đó thường xảy ra. Chúng ta rất hào phóng với bạn bè, Chúng ta rất hào phóng với gia đình mình, nhưng chúng ta lại rất bủn xỉn với Chúa. Và khi chúng ta làm điều đó, thì chúng ta đang ăn trộm từ Đức Chúa Trời. Và đây là lý do tại sao điều này rất quan trọng: Không ai có thể làm điều đó và lên thiên đàng cả.
Vậy điểm đầu tiên của chúng ta trong bài này là có khả năng để một người ăn trộm Đức Chúa Trời. Đây là điểm thứ hai: Có khả năng để một người ăn trộm Đức Chúa Trời về tài chính. Hãy nghe Ma-la-chi 8:3. Nó nhắc đến sự thật là họ đã ăn trộm Ngài “trong các phần mười và trong các của dâng.” Tức là nói rằng, “Ngươi đã ăn trộm Ta về tài chính.” Phần mười là một mạng lệnh Cựu Ước. Phục Truyền 14:22 nói rằng, “Mỗi năm ngươi chớ quên đóng thuế một phần mười về huê lợi của giống mình gieo.” Một phần mười là dâng 10%.
Ngày nay trong thời Tân Ước, Chúa không bắt việc dâng một phần mười. Đây là những gì Kinh Thánh nói, 1 Cô-rinh-tô 16:1 nói rằng, “Về việc góp tiền cho thánh đồ, thì anh em cũng hãy theo như tôi đã định liệu cho các Hội Thánh xứ Ga-la-ti. Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.” Chúng ta biết được điều đó trong Tân Ước, một tín đồ phải dâng hiến vào ngày đầu tuần lễ (1 Cô-rinh-tô 16:1-2), tín đồ phải dâng cách vui lòng (2 Cô-rinh-tô 9:7), và người đó phải dâng như Đức Chúa Trời đã ban phước cho mình.
Nhưng nhiều người không làm điều này. Nhiều người ăn trộm từ Đức Chúa Trời khi dâng hiến. Một số người còn không dâng hiến gì cả. Thực tế, bạn có thể ngạc nhiên với số người đến thờ phượng, họ hát, cầu nguyện và họ lắng nghe bài giảng, họ dự Tiệc Thánh và sau đó họ không dâng hiến gì cả. Một tín đồ cũng có thể bỏ bất cứ việc làm nào khác như việc bỏ quên sự dâng hiến. Có những người khác chỉ dâng một phần nhỏ của những gì mà họ phải dâng. Đó là vấn đề của Y-sơ-ra-ên. Trong đoạn trích – câu 9 và 10 – Chúa đã nói rằng, “Các ngươi bị rủa sả.” Đây là lý do: “Vì các ngươi, thảy cả nước, đều ăn trộm ta. Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho…” Vấn đề không phải là họ hoàn toàn không dâng gì cả. Họ có dâng hiến.
Vấn đề là họ không dâng nhiều như họ nên dâng. Và Chúa nói rằng, “Họ đang ăn trộm ta.” Ngài nói họ đang giữ lại một phần của nó cho bản thân họ. Tôi không biết số lượng bao nhiêu. Có lẽ họ nên dâng 10% nhưng họ chỉ dâng 5% thôi. Điều tương tự cũng xảy ra ngày nay. Bạn có nghe câu chuyện về gia đình mà đang trên đường về từ buổi thờ phượng và người nữ nói rằng, “Con trai à! Bài hát dẫn dắt ngày nay thực khủng khiếp.” Và người chồng nói rằng, “Đúng vậy và bài giảng là một trong số tệ nhất mà anh từng nghe.” Và đứa con nhỏ nói to lên từ ghế sau rằng, “Con nghĩ nó là một buổi nhóm khá tốt cho một đôla!” Điều đó có vẻ khá hài hước nếu không có quá nhiều sự thật trong đó. Một số người có thói quen dâng một đôla khi họ còn nhỏ – có lẽ khi họ còn là trẻ con – và giờ chúng đáng giá gấp mười lần, hai mười lần so với lúc đó, nhưng họ vẫn dâng 1 đôla hay một số rất nhỏ.
Nhưng Đạo của Đức Chúa Trời không phải là một tôn giáo rẻ tiền. Đạo của Chúa đáng giá bằng tất cả những gì mà bạn có. Và nếu bạn thấy đạo Đấng Christ là một phần nhỏ trong cuộc đời bạn và nó đáng giá rất ít, thì không nghi ngờ gì bạn đang ăn trộm từ Đức Chúa Trời và nó là một điều rất hệ trọng bởi vì một người sẽ xuống địa ngục nếu người đó tiếp tục trong tình trạng đó.
Vậy, chúng ta có một dạng thứ ba. Chúng ta có những người dâng cho Đức Chúa Trời phần còn lại. Tức là, họ dâng Đức Chúa Trời thứ họ không cần. Họ dâng Đức Chúa Trời thứ họ không muốn. Họ dâng Đức Chúa Trời thứ họ còn thừa lại sau khi họ chi trả cho mọi thứ tốt đẹp mà họ muốn trong cuộc sống. Các bạn à, Đức Chúa Trời không muốn phần thừa của chúng ta. Và nếu đó là những gì bạn dâng cho Ngài, thì bạn đang ăn trộm từ Ngài. Một người đã nói, “Tôi có thể nói một người là dạng tín đồ nào qua việc nhìn vào tập chi phiếu của họ.” Và điều đó rất đúng. Có người nói rằng, “Anh sẽ không giảm bớt sự dâng hiến trung tín hay đời sống trung tín cho việc dâng hiến của tôi chứ?” Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó. Nhưng tôi biết một người sẽ ăn trộm Đức Chúa Trời về tài chính là một người không có các ưu tiên của mình cho đúng.
Chúng ta phải dâng như thế nào? Chúng ta phải dâng như được ban phước, 1 Cô-rinh-tô 16:1-2. Nhưng có người nói rằng, “Nhưng con số là bao nhiêu?” Trong Tân Ước, Đức Chúa Trời đã không định rõ tỷ lệ, nhưng tôi có thể tìm thấy các nguyên lý. Tôi có thể biết được điều gì đó từ Cựu Ước. Tôi biết rằng trong Tân Ước, Ngài định rõ là 10%. Dạng đó giúp tôi có một số ý tưởng về nơi bắt đầu. Tôi cũng biết rằng trong thế kỷ đầu tiên, các tín đồ đều bán đất của họ, và họ bán tài sản của họ và dâng hiến nó. Tôi biết trong 2 Cô-rinh-tô 8:3, Phao-lô nêu các tín đồ Mê-xê-đoan như một tấm gương và ông khen ngợi họ nhiều bởi vì ông nói rằng họ đã dâng hiến như họ có thể và thậm chí còn hơn khả năng của họ nữa. Và sau đó trong câu 2, ông nhắc rằng họ là rất nghèo khó. Tôi muốn các bạn nghĩ về điều đó. Họ nghèo, nhưng họ dâng hơn khả năng của mình.
Nhưng, ngày nay – đặc biệt ở nước Mỹ – chúng ta rất giàu. Bạn có thể nghĩ rằng, “Tôi không giàu. Điều đó không đúng cho tôi.” Tôi muốn bạn lắng nghe điều này. Có một trang web rất thú vị tại GlobalRichlist.Com Nếu bạn vào trang web đó và bạn điền vào thu nhập hàng năm của bạn, Nó sẽ nói cho bạn là bạn đang giàu hay nghèo so với phần còn lại của thế giới. Vì vậy tôi đã vào trang web đó và tôi điền vào một số mục khác nhau. Ví dụ, tôi bạn kiếm được 15,000$ một năm, nó nói là bạn đang nằm trong top 8% Người giàu nhất trên thế giới. Nếu bạn kiếm được 30,000$ một năm, thì bạn ở trong top 1,23% giàu nhất thế giới. Nếu bạn kiếm được 50,000$ một năm, thì bạn ở trong top 1% Những người giàu nhất thế giới. Và hãy nghe điều này nếu bạn kiếm được 10,000$ một năm, ở nước Mỹ – trong đất nước này – thì bạn được xem là dưới mức nghèo.
Nhưng nếu bạn nhìn khắp thế gian này- theo trang web này – thì bạn đang trong top 16% người giàu nhất thế giới. Luận điểm tôi muốn nêu ra là gì? Luận điểm tôi muốn nêu ra là ở nước Mỹ, chúng ta được xem là những người rất giàu có. Nhưng vấn đề là rất nhiều tín đồ không dâng như họ là những người giàu. Có các tín đồ có một căn nhà và một chiếc xe … có thể là hai chiếc. Họ kiếm được 50,000$ một năm, nhưng họ dâng 10$ một tuần cho Chúa. Điều đó sẽ có nghĩa là họ đang dâng 1% thu nhập của họ cho Đức Chúa Trời. Đây chính xác việc mà dân Y-sơ-ra-ên đã làm.
Bạn có biết rằng sự khác nhau chủ yếu cơ bản giữa một người hầu việc trung tín và một người hầu việc không trung tín là gì không? Nó có thể được tóm gọn trong câu nói này: Một người dâng trung tín sẽ luôn luôn điều chỉnh cuộc sống theo sự dâng hiến của mình. Trái lại người dâng không trung tín sẽ luôn luôn điều chỉnh sự dâng hiến theo cuộc sống của họ. Vậy, hãy giả sử thu nhập của một người là… Bạn có thể đưa ra con số. Dù nó là 1000$ một tuần hay 10,000$ một tuần hay 10$ một tuần… Con số không quan trọng. Nhưng bất cứ khi nào con số đó trở thành tài sản của mình, thì người đó sẽ phân chia nó như thế nào? Người đó sẽ nói rằng, “Quá nhiều để trả tiền nhà và quá nhiều cho hóa đơn thiết thực và quá nhiều cho bảo hiểm và… Đúng rồi, mình cần để riêng một phần cho dâng hiến vào ngày của Chúa.” Nếu người đó làm như thế…Nếu việc dâng hiến của Chúa – dâng hiến cho Đức Chúa Trời – là một suy nghĩ sau cùng, thì người đó đang làm không đúng.
Tôi muốn bạn làm một bài kiểm tra nhỏ cùng tôi. Tôi muốn bạn hỏi chính mình rằng, “Thu nhập của tôi là bao nhiêu?” Giờ tôi muốn bạn hỏi chính mình, “Tôi dâng hàng tuần vì Chúa là bao nhiêu?” Và sau đó hỏi, “Phần trăm thực sự mà tôi trả về cho Chúa là bao nhiêu?” Khi bạn hình dung ra điều này, tôi muốn bạn quay lại và nhìn vào mạng lệnh và hỏi chính mình rằng, “Tôi có đang ăn trộm Đức Chúa Trời không?”
Vậy điểm thứ nhất đó là một người có thể ăn trộm từ Đức Chúa Trời. Điểm thứ hai: một người có thể ăn trộm Đức Chúa Trời về tài chính. Điểm thứ ba đó là việc dâng hiến là một việc làm của sự thờ phượng. Ma-la-chi 1:8 Chúa đã bàn về các của lễ mà dân sự của Ngài đang dâng cho Ngài trong sự thờ phượng. Hãy nghe đoạn trích: “ ‘Khi các ngươi dâng một con vật mù làm của lễ, điều đó há chẳng phải là dữ sao? Khi các ngươi dâng một con què hoặc đau, điều đó há chẳng phải là dữ sao? Thử dâng nó cho quan trấn thủ ngươi, thì người há đẹp lòng, và vui nhận cho ngươi sao?’ Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vậy.”
Điều gì đang xảy ra ở đây? Bạn thấy đó, khi đến giờ thờ phượng, những gì dân sự đang làm là họ sẽ ra ngoài, tìm một số con chiên mà bị hành hạ đêm trước bởi một con thú đói và họ sẽ đẩy nó đến thầy tế lễ và nói rằng, “Hãy dâng nó cho Đức Chúa Trời!” Và những gì Đức Chúa Trời đang nói với họ là, “Hãy thử dâng nó cho quan của ngươi. Hắn sẽ không nhận nó đâu.” Mấu chốt là họ đang không dâng cho Đức Chúa Trời thứ tốt nhất mà họ có. Những gì mà họ đang nói với Đức Chúa Trời cơ bản là, “Đây là những gì mà chúng ta nghĩ Ngài xứng đáng.” Ngài bị chọc giận bởi việc đó.
Nếu bạn tham khảo phần mềm Kinh Thánh của bạn, bạn sẽ tìm thấy cụm từ “hương thơm” xuất hiện 43 lần trong Bản NKJV. 41 lần trong số đó ở trong Cựu Ước và chúng đều chỉ đến việc dâng con sinh tế đến Đức Chúa Trời khi thờ phượng. Nó xuất hiện 2 lần trong Tân Ước. Một lần nó chỉ đến sự hy sinh của Đấng Christ trên thập tự giá – Ê-phê-sô 5:2. Và lần còn lại duy nhất là nói đến việc dâng hiến của chúng ta trong Phi-líp 4:18.
Hãy cùng theo tôi với điều này. Sự dâng hiến được truyền lệnh – 1 Cô-rinh-tô 16:1-2. Dâng hiến được thực hiện cùng lúc với các việc làm thờ phượng khác. Dâng hiến đòi hỏi sự chuẩn bị tấm lòng của chúng ta – 2 Cô-rinh-tô 9:6-7. Và dâng hiến là một của lễ và một hương thơm với Đức Chúa Trời. Đây là những gì mà tôi đang hiểu được: Dâng hiến có mọi dấu hiệu của sự thờ phượng. Khi tôi không dâng như tôi được ban cho… Khi tôi làm giảm tài chính của Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng của tôi dành cho Ngài. Tôi đang nói rằng, “Chúa ôi, đây là tất cả những gì mà tôi đang muốn dâng cho Ngài. Đây là tất cả những gì Ngài sẽ nhận được từ tôi. Đây là những gì tôi nghĩ Ngài xứng đáng.”
Được rồi. Điểm thứ nhất: một người có thể ăn trộm Đức Chúa Trời. Điểm thứ hai: một người có thể ăn trộm Đức Chúa Trời về tài chính. Điểm thứ ba: dâng hiến là một việc làm của sự thờ phượng. Đây là điểm thứ tư: cách chúng ta dâng hiến là một sự bày tỏ về sự thuộc linh của chúng ta. Ma-la-chi 1:13, “Các ngươi lại nói rằng: Ôi! Việc khó nhọc là dường nào! Rồi các ngươi khinh dể nó, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. ‘Các ngươi đem đến vật bị cướp, vật què và đau. Đó là của các ngươi đem dâng cho ta. Ta há có thể nhận vật này nơi tay các ngươi sao?’ Đức Giê-hô-va phán vậy.” Hãy kết hợp tất cả chúng lại với nhau. “Ôi, việc khó nhọc là dường nào.” Đó là những gì họ đang nói. Dân sự đang có thái độ rằng việc này là một việc phiền phức cho họ. Chúng ta được giao là phải làm điều này. Chúng ta không muốn làm, nó tiêu tốn quá nhiều. Họ đang nói gì?
Tôi muốn các bạn lưu ý câu nói tiếp theo. Ngài phán rằng, “Các ngươi đem đến vật bị cướp, vật què và đau.” Sự dâng tế thảm hại của họ là sự phản ánh về thái độ của họ: Nó thật là khó nhọc. Đây là luận điểm chúng ta đưa ra: Cách chúng ta dâng hiến là một sự phản ánh về sự thuộc linh của mình. Đôi khi người ta chống đối khi bạn nói như thế và họ nói rằng, “Khoan đã. Anh không đang nói rằng đạo Đấng Christ được xác định bằng cách tôi dâng hiến phải không?” Nhưng thực sự chúng tôi đang nói như thế, bởi vì nó là như vậy. Sự dâng hiến của tôi bày tỏ các cảm nhận và đức tin của tôi với Đức Chúa Trời.
Thường thì chúng ta nói về 2 Cô-rinh-tô 9:7 rằng một người phải dâng hiến “tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; Vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng.” Và chúng ta nói về sự thật rằng chúng ta cần phải dâng hiến bởi vì chúng ta muốn dâng. Nếu tôi dâng bởi vì tôi phải dâng, việc đó nói lên điều gì đó trong sự thuộc linh của tôi. 2 Cô-rinh-tô 8:2, Phao-lô nói về một số tín đồ ban đầu ở Ma-xê-đoan. Và ông nói rằng trong “cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng sự dư dật của lòng rộng rãi mình.” Điều đó có nghĩa là họ rất nghèo nhưng họ đang dâng rất rộng rãi. Tôi muốn các bạn nghe câu 3. Ông nói rằng, “Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ đã tự ý quyên tiền theo sức mình, hoặc cũng quá sức nữa.” Phao-lô dùng việc này như một lời khen ngợi lớn cho sự thuộc linh của họ. Sự dâng hiến của họ là một sự đáng khen và một sự phản ánh về sự thuộc linh của họ. Nhưng hãy nghe điều này. Khi bạn xuống câu 8, Phao-lô bảo những người Cô-rinh-tô… Ông nói rằng, “tôi cũng muốn thử xem sự thành thực của lòng yêu thương anh em là thể nào.” Ông đang nói rằng cách họ dâng là một sự đo lường về sự thuộc linh của họ. Sự dâng tế mà họ làm sẽ là bằng chứng về lòng thành thật của họ như những người đi theo Đức Chúa Jêsus Christ.
Và, điều tương tự cũng đúng với chúng ta ngày nay. Đó là một câu nói chính xác rằng bạn có thể nói rất nhiều về đức tin của một người qua việc nhìn vào sổ chi phiếu của họ. Bạn có thể nhìn vào sổ chi phiếu của một người và nói liệu rằng người đó có yêu mến các linh hồn hay không. Bạn có thể nói rằng người đó có biết ơn vì những gì Đức Chúa Trời đã làm cho mình hay không. Bạn có thể nói một người có tin là mình bị phán xét vì việc dâng hiến của mình hay họ không tin. Bạn có thể nói người đó có đang chứa của cải trên thiên đàng hay không . Khi Đức Chúa Trời mang con cái Y-sơ-ra-ên của Ngài ra khỏi đất Ê-díp-tô, và họ bắt đầu xây dựng đền tạm, Kinh Thánh nói trong Xuất Ê-díp-tô 36 rằng dân sự mang đến các của lễ tùy ý mình mỗi buổi sáng. Và nó đi đến mức là họ đã có nhiều hơn rất nhiều mà họ thực sự cần. Và Môi-se thực sự phải ban một mạng lệnh để họ dừng lại. Và Xuất Ê-díp-tô 36:7 nói điều này: “Vì đã đủ vật liệu đặng làm hết thảy công việc, cho đến đỗi còn dư lại nữa.” Điều đó không tuyệt vời nếu nó được nói ngày nay sao? Dân sự đã phải dừng lại bởi vì họ đã có đủ rồi sao? Thực tế, thì họ có quá nhiều.
Điểm thứ năm đó là tôi có thể mất linh hồn của tôi bởi sự dâng hiến của tôi. Ma-la-chi 3:8 nói rằng dân sự Đức Chúa Trời đã ăn trộm Ngài về việc dâng tài chính của họ. Hãy nghe câu 9. Ngài phán rằng, “Các ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy cả nước, đều ăn trộm ta.” Kết hợp điều đó với Ma-la-chi 1:14, “Đáng rủa thay là kẻ hay lừa dối, trong bầy nó có con đực mà nó hứa nguyện, và dâng con tàn tật làm của lễ cho Chúa – Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Vì ta là Vua lớn, danh ta là đáng sợ giữa các dân ngoại.” Câu này có nghĩa gì? Sự nguyền rủa này được nói cho ai? Sự nguyền rủa cho người có thể làm tốt hơn. Người có một con đực trong bầy của mình nhưng lại chọn không dâng nó. Thay vào đó người đó dâng một con tàn tật. Chúng ta có thể làm điều tương tự ngày nay. Khi chúng ta ở trong tình huống mà chúng ta có thể dâng nhiều hơn và làm tốt hơn, nhưng chúng ta đơn giản chọn không làm bởi vì ‘tôi thích giữ số tiền đó cho mình để ăn ở ngoài hay lái một chiếc xe đẹp hay có một căn nhà sang trọng hơn.
Có lẽ bạn đang nghe bài học này, và bạn xác định cho bản thân mình, “Tôi thực sự không đang dâng cho Chúa như tôi nên.” Phao-lô đã dùng Đấng Christ như một tấm gương cho chúng ta. Ông nói rằng “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu.” 2 Cô-rinh-tô 8:9. Bạn có lẻ nói rằng, “Tôi đang không dâng như tôi phải dâng.” Nếu bạn nhận ra điều đó, thì bạn cần phải làm một số thay đổi. Bạn thấy đó, nó không thể tự sửa được. Bạn cần phải ngồi xuống và làm lại ngân sách của bạn. Bạn có lẽ cần ngồi xuống và điều chỉnh lại sự giải trí của mình. Bạn có lẽ phải thừa nhận rằng ‘tôi sẽ làm tốt hơn.’ Nhưng bạn phải làm gì đó bởi vì nó không tự sửa được.
1 Ti-mô-thê 6:10 nói rằng, “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo.”
Ông có ý gì qua câu đó? Ông đang nói về những người là tín đồ. Họ đã bỏ sự hầu việc trung tín dành cho Đức Chúa Trời bởi vì lòng tham tiền bạc của họ. Tiếp tục. “…có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Các bạn à, mong là điều đó không bao giờ được nói về chúng ta.