Bài 9 – Sự Đầy Đủ Của Kinh Thánh

Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cũng hoàn toàn đầy đủ như vậy để đáp ứng các nhu cầu thuộc linh của chúng ta. Nó là quan trọng để chúng ta hiểu điều này.

Bài 9 – Sự Đầy Đủ Của Kinh Thánh

Phục truyền luật lệ ký 4:1-2; Mác 7:1-13; Thi Thiên 119:103-105, 127, 128

Đa số chúng ta đều nhìn thấy các sự sao chép lại của một vài bản mục lục Sears Roebuck lúc đầu. Một trong những điều ấn tượng nhất về chúng chính là sự hoàn thiện của chúng. Một vài nhà xuất bản hầu như tính cả mọi thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày, bao gồm thuốc, xe hơi, và thậm chí là nhà cửa! Liên quan đến các nhu cầu vật chất, thì chúng đầy đủ.

Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cũng hoàn toàn đầy đủ như vậy để đáp ứng các nhu cầu thuộc linh của chúng ta. Nó là quan trọng để chúng ta hiểu điều này. Nó sẽ khiến cho chúng ta muốn nghiên cứu về Kinh Thánh nhiều hơn. Nó cũng sẽ giữ cho chúng ta tránh việc tìm kiếm những câu trả lời ở một nơi nào khác cho các vấn đề thuộc linh của chúng ta. Vậy trong chương này, chủ đề của chúng ta là sự đầy đủ của Kinh Thánh.

Chỉ Mình Kinh Thánh thôi

Một trong những khẩu hiệu quan trọng nhất của phong trào tin lành cải chánh là Sola Scriptura, hay “chỉ mình Kinh Thánh thôi!” Trong các vấn đề thuộc linh, Kinh Thánh là hoàn toàn đầy đủ để trả lời mọi câu hỏi và đáp ứng mọi nhu cầu. Như Martin Luther đã nói rằng, “Tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã làm, đặc biệt là tất cả những gì liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta, được viết xuống và chú giải một cách rõ ràng trong Kinh Thánh”; “tất cả những gì mà chúng ta phải tin, luôn luôn, rất dư dật, là trong Kinh Thánh.”

Những người khác đã tuyên bố rằng Kinh Thánh là “quy luật hoàn toàn đầy đủ của đức tin và thực hành.” Điều này có nghĩa đầu tiên là nó đầy đủ như là một nguồn của lẽ thật (“quy luật về đức tin”). Phaolô nói rằng tất cả Kinh Thánh là “có ích cho sự dạy dỗ” (2 Timôthê 3:16). Đức Chúa Jêsus đã hứa rằng Đức Thánh Linh sẽ chỉ dẫn các Sứ Đồ vào trong “mọi lẽ thật” (Giăng 16:13), hay tất cả các lẽ thật cần thiết cho đời sống và sự cứu rỗi của chúng ta. Những điều khác cũng có thể được bao gồm, nhưng đức tin có thể dựa chắc chắn trên những gì ở đó (Giăng 20:31).

Như là một “quy luật đầy đủ của việc làm”, Kinh Thánh là “có ích cho…. việc bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (2 Timôthê 3:16,17). Nó soi sáng vào mọi vấn đề; nó chỉ dẫn chúng ta trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các nguyên lý của nó áp dụng cho mọi quyết định; nó đưa ra kiểu mẫu hoàn hảo cho Hội Thánh. Kinh Thánh thật sự là “ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi Thiên 119:105).

Sola Scriptura có nghĩa là chỉ mình Kinh Thánh là nguồn thích hợp của lẽ thật và sự hiểu biết đạo đức, nhưng nó còn có nghĩa hơn nữa. Nó có nghĩa là chỉ mình Kinh Thánh là nguồn có thẩm quyền của lẽ thật và sự hiểu biết. Bởi vì bản chất độc nhất của nó như là Lời của Đức Chúa Trời đã được hà hơi và không thể sai lầm được, Kinh Thánh là quy tắc tiêu chuẩn duy nhất, thẩm quyền lớn nhất và cuối cùng cho đức tin và đời sống.

Các Tiêu Chuẩn Sai Về Thẩm Quyền

Một mối đe dọa không dứt cho Hội Thánh là khuynh hướng bổ sung hay thậm chí là thay thế Kinh Thánh bằng các quy tắc tiêu chuẩn sai lầm. Chúng ta có thể chống lại khuynh hướng này bằng cách cảnh giác về các đối thủ lâu dài của Kinh Thánh và bằng việc phòng thủ sự ngờ vực tất cả những nỗ lực để nâng cao chúng lên một vị trí của thẩm quyền.

Truyền thống

Một trong những thách thức dai dẳng nhất của thẩm quyền Kinh Thánh là truyền thống con người. Một truyền thống thường xuyên bắt đầu một cách vô thức đủ như là một sự giải thích cụ thể hay cách áp dụng của Kinh Thánh. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, sự giải nghĩa này của con người được nâng lên dần dần thành quan trọng cho đến khi nó được xem như là có thẩm quyền không phụ thuộc và Kinh Thánh và sát cạnh nó.

Vào thời điểm mà Đức Chúa Jêsus đến thế gian, người Giuđa đã tích lũy một khối lượng lớn các truyền thống mà họ mù quáng làm theo và dạy dỗ như thể nó chính là Lời của Đức Chúa Trời. Thực tế (như thường xuyên xảy ra), nó thậm chí còn trở nên quan trọng và ràng buộc hơn cả Kinh Thánh.

Một ngày nọ, những người Pha-ri-si phê phán Đức Chúa Jêsus bởi vì Ngài và các môn đồ của Ngài không thường rửa tay trước khi ăn, như là “lời truyền khẩu của người xưa” đã đòi hỏi. Giành lại thế thượng phong, Đức Chúa Jêsus đã chỉ ra rằng những người Pha-ri-si đã thực sự quan tâm đến những truyền thống của họ hơn là Kinh Thánh như thế nào. Ngài nói rằng, “Các ngươi bỏ điều răn của Đức Chúa Trời, mà giữ lời truyền khẩu của loài người!” (Mác 7:1-13).

Vào thế kỷ thứ 16, Hội Thánh Công Giáo La Mã đã tích lũy một khối lượng lớn tương tự của các truyền thống, bao gồm tín lý chính thức rằng những điều như vậy như là những lời tuyên bố của các hội đồng và các giáo hoàng có thẩm quyền ngang bằng với Kinh Thánh. Phong trào Cải Chánh của Sola Scripture đã trực tiếp chống nghịch lại cách sử dụng sai lầm này của truyền thống.

Vấn đề vẫn tồn tại với chúng ta ngày nay. Hội Thánh Công Giáo theo thường lệ vẫn đặt các truyền thống của họ sát cạnh Kinh Thánh. Nhiều giáo phái tin lành mà chê bai việc làm này đã cho phép các tín điều do con người tạo nên của chính họ để chiếm lấy thẩm quyền của Kinh Thánh. Và thậm chí giữa những người của chúng ta, những người mà không có tín điều, thì các hình thức thờ phượng và buổi lễ có cách để trở thành không thể chạm được, như thể chúng được lập ra bởi chính Đức Chúa Trời.

Ví dụ, tại sao buổi lễ giữa tuần phải luôn luôn là vào thứ tư? Mọi buổi giảng phải kết thúc bằng một bài thánh ca mời gọi phải không? Chỉ có một cách để làm “lời xưng nhận tốt” phải không? Buổi lễ thờ phượng vào ngày chủ nhật phải là trước buổi trưa phải không? Tiệc thánh phải luôn luôn làm trước bài giảng sao?

Các việc làm truyền thống dĩ nhiên không nhất thiết là sai. Những gì sai và những gì phải được tránh là đề cao các cách áp dụng loài người có thể sai lầm về các nguyên tắc thuộc Kinh Thánh lên mức độ như chính Kinh Thánh. Chỉ mình Kinh Thánh có thẩm quyền ràng buộc.

Sự trải nghiệm hay ý kiến cá nhân

Một trong những phương sách thành công nhất của Satan là thuyết phục một người rằng các kinh nghiệm chủ quan của chính mình hay các sự đoán xét và các ý kiến của chính mình là quan trọng  và có thẩm quyền hơn Lời của chính Đức Chúa Trời. Satan có thể thuyết phục Ê-va rằng bà biết nhiều về lẽ thật và đạo lý như Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3:1-6). Hắn vẫn tiếp tục thuyết phục người cả tin rằng tiếng nói của Đức Chúa Trời là không đầy đủ, rằng họ cũng phải nghe và lưu ý đến tiếng nói của sự lý giải hay lương tâm, hay các tiếng nói kỳ bí của loài nào đó ở trong lòng.

Vào thế kỷ thứ 16, những nhà cải cách phải đấu tranh không chỉ chống lại Hội Thánh Công Giáo, nhưng còn với toàn bộ sự phân loại của các người theo phép lạ, những người theo thuyết duy linh, và người theo chủ nghĩa duy lý. Đây là những người đã đánh giá Kinh Thánh theo những trải nghiệm thần bí của chính họ, “những bày tỏ” mới, hay các ý kiến mang tính duy lý. Từ khi họ áp dụng rằng Kinh Thánh là một sự chỉ dẫn chưa đầy đủ, thì đề tài Sola Scripture cũng trực tiếp chống nghịch lại chúng.

Việc quy thẩm quyền hoàn toàn cho sự trải nghiệm cá nhân làm nảy sinh nhiều nhóm tôn giáo mà vẫn còn phát triển ngày nay. Một niềm tin theo phái Quaker cơ bản đó là Đức Chúa Trời tiếp tục ban cho các sự bày tỏ mới qua một “sự sáng trong lòng” thần bí mà nó hiện hữu trong mỗi người. Giáo phái Mặc Môn được căn cứ trên một cuộc viếng thăm của thiên sứ được bày tỏ cho Joseph Smith. Ellen G. White, người sáng lập ra Seventh- Day Adventism (Giáo phái giáng lâm ngày thứ bảy), có rất nhiều giấc mơ khẳng định các tín lý của bà. Một bày tỏ “của thiên sứ” cho vợ của Herbert W. Armstrong đã thuyết phục ông rằng hệ thống tôn giáo của ông là đúng đắn, kết quả là Hội Thánh Toàn Cầu của Đức Chúa Trời. Phái Ngũ Tuần và các giáo phái có sức thu hút quần chúng hiện đại giải nghĩa các sự trải nghiệm cụ thể như là “các bày tỏ mới” từ Đức Chúa Trời.

Một thách thức ít thần bí hơn nhưng lại phổ biến hơn cho thẩm quyền độc nhất của Kinh Thánh là điều gì đó mà có thể được gọi là “Tôi nghĩ.” Điều này xảy ra khi một người vừa phớt lờ hay thách thức các lời dạy dỗ của Lời của Đức Chúa Trời về một đề tài cụ thể và vừa nói rằng, “Giờ thì tôi nghĩ là…” Ví dụ, các lời đoán xét thường xuyên được tuyên bố về các vấn đề xã hội và đạo đức mà không có sự nhận thức thích hợp về những gì mà Kinh Thánh nói về chúng. Như một người đã nói rằng, “Tôi nghĩ rằng đồng tính là không sao cả, vì đó là cách mà Đức Chúa Trời đã tạo nên những người này.” (Xem Sáng thế ký 1:27, 31; Rôma 1:21-32.) Một người vợ của người rao giảng đã từng nói, “Tôi nghĩ hình phạt tử hình là sai bởi vì nó không có thực thi được sự công bằng.” Bà ta đưa ra lời đoán xét của mình về những sự việc của Kinh Thánh (xem Sáng thế ký 9:5, 6; Xuất Êdíptô ký 21:12; Rôma 13:1-4). Một lớp trường chủ nhật đang bàn luận liệu rằng người nữ có nên dạy người nam hay không. 1 Timôthê 2:12-15 được đọc lên, và một người đã nói rằng, “Tôi biết đó là những gì Kinh Thánh nói, nhưng tôi nghĩ là dù thế nào thì nó cũng không sao.”

Yếu tố phổ biến trong tất cả các ví dụ này là ý tưởng rằng Kinh Thánh không phải là một sự chỉ dẫn đầy đủ, và rằng nó phải được bổ sung bởi điều gì đó từ chính chúng ta. Vậy các sự trải nghiệm chủ quan và việc thi hành của lý trí chiếm lấy quyền cao hơn thẩm quyền của Kinh Thánh.

Tuy nhiên, đạo Đấng Christ kiên định yêu cầu chúng ta loại bỏ mọi quy tắc tiêu chuẩn sai trái và các chuẩn mực sai trái về thẩm quyền, và giao phó chính chúng ta cho một mình Kinh Thánh thôi. Chỉ có Kinh Thánh là được Đức Chúa Trời soi dẫn và là Lời không thể sai lầm được, và nó thực sự là một quy luật đầy đủ của đức tin và việc làm.

Các sự giúp đỡ để hiểu được

Nhận biết được sự đầy đủ của Kinh Thánh như là quy tắc tiêu chuẩn duy nhất cho đức tin và đời sống không có nghĩa là chúng ta loại bỏ và phớt lờ hoàn toàn việc sử dụng lý trí của con người, các truyền thống, và các sự giải nghĩa. Ngược lại, chúng ta nên tiếp tục sử dụng chúng thậm chí còn nhiều hơn nữa, nhưng chỉ như là những sự giúp đỡ để hiểu được Kinh Thánh và áp dụng nó cho đời sống của chúng ta, không phải như là các quy tắc tiêu chuẩn mang tính thẩm quyền.

Trong thời thơ ấu ban đầu của tôi, gia đình của tôi đã tham gia một Hội Thánh mà các lớp học ngày chủ nhật không sử dụng bất cứ thứ gì khác ngoài Kinh Thánh như là một tài liệu nghiên cứu. Dĩ nhiên, không có gì sai với điều này, không có sách nào tốt hơn để nghiên cứu. Tuy nhiên, Hội Thánh này kết luận rằng việc nghiên cứu từ những nguồn khác ngoài Kinh Thánh là sai. Chỉ có Lời của Đức Chúa Trời, không phải lời của con người, mới là sự chỉ dẫn của chúng ta. (Thực tế là việc các thầy giảng cho lớp ngày chủ nhật đã giải thích Kinh Thánh bằng những lời nói loài người của chính họ đã dường như không làm cho họ thấy khó chịu.)

Vấn đề của Hội Thánh này đó là nó không nhìn thấy được sự khác nhau giữa một quy tắc tiêu chuẩn và một sự giúp đỡ để hiểu biết. Các sách, các bài bình luận, các bài giảng, bài học, và các ý kiến được nêu ra và các lời giải nghĩa về tất cả các loại có thể giúp chúng ta hiểu ý nghĩa về Kinh Thánh, thậm chí chỉ một mình Kinh Thánh là thẩm quyền cuối cùng. Chúng ta không sử dụng những thứ như vậy để đoán xét Kinh Thánh; Kinh Thánh phải luôn luôn đoán xét chúng.

Thực ra, Kinh Thánh là một khu mỏ chất đầy những kho báu tuyệt đẹp mà chúng ta lấy ra, sử dụng như là những công cụ cho lý trí của chính chúng ta và bông trái của việc nghiên cứu và thành quả lao động của người khác. Khi mà chúng ta lấy những báu vật này thành của chúng ta, thì chúng ta sẽ thấy là chúng thỏa mãn cho mọi nhu cầu của chúng ta.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Dàn Bài