Mục đích của chúng ta trong chương này là trình bày những nguyên tắc hướng dẫn cụ thể cho việc xử lý những sự chống đối với niềm tin vào Kinh Thánh như là Lời không thể sai lầm được của Đức Chúa Trời.
Bài 8 – Đối Mặt Với Những Nan Đề Trong Kinh Thánh
Thi Thiên 119:41-48, 89, 129, 130; Rôma 1:18-28
Chúng ta cho rằng Kinh Thánh tuyên bố và chứng minh rằng nó là Lời không thể sai lầm của Đức Chúa Trời. Nếu điều này là thật, và nếu như trường hợp của nó là quá rõ ràng, thì tại sao mọi người lại không nhận ra nó ngay lập tức và thừa nhận thẩm quyền của nó?
Một lý do là trong văn bản hiện nay của Kinh Thánh có những thứ gọi là “những nan đề” hay những đoạn khó hiểu” hay “những sự không thống nhất được đưa ra.” Đó là, có những hiện tượng cụ thể mà ban đầu dường như là trái ngược với lời tuyên bố rằng Kinh Thánh là không thể sai lầm được. Những người chối bỏ thẩm quyền Kinh Thánh thường xuyên nói đến những hiện tượng này, và những người tin đôi khi đánh mất sự phòng thủ và làm cho đức tin của họ bị lung lay một cách nguy kịch khi đối mặt với chúng.
Mục đích của chúng ta trong chương này là trình bày những nguyên tắc hướng dẫn cụ thể cho việc xử lý những sự chống đối với niềm tin vào Kinh Thánh như là Lời không thể sai lầm được của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể bàn luận mọi sự chống nghịch mà có thể được sinh ra, nhưng chúng ta có thể đưa ra những nguyên lý mà người tin có thể học và ứng dụng khi cần đến.
1. Trường hợp khẳng định mạnh mẽ thiên về phía niềm tin đưa bất cứ nan đề nào vào sự phòng thủ và tạo ra giả định là nó có một giải pháp.
Giả sử rằng một trong những người bạn rất thân thiết của bạn bị bắt. Bạn đã biết người đó nhiều năm như là một người có đức tin về đạo Đấng Christ sâu sắc và nhân cách đạo đức tốt. Nhưng anh ta bị kết tội trộm cắp. Bạn nói là “Khoan, đợi đã.” “Tôi biết bạn của tôi. Anh ta sẽ không làm điều này. Phải có điều gì nhầm lẫn rồi. Phải có lời giải thích nào khác thôi.”
Đây chính xác là câu trả lời của chúng ta bất cứ khi nào mà chúng ta nghe một lời chống nghịch với Kinh Thánh. “Khoan đã. Tôi biết cuốn sách này. Các dấu vết về nguồn gốc thiêng liêng của nó ở trên các trang giấy của nó rõ ràng. Nó có một sự ghi chép phi thường về tính chính xác. Những lời kết tội nhằm lật đổ nó trước đây, và chúng bị chứng minh là sai lầm. Điều này là trường hợp như vậy. Lời chống nghịch phải được căn cứ trên sự hiểu lầm nào đó. Chúng ta hãy xét xem chúng ta có thể giải quyết nó như thế nào.”
Nhiều người nhanh chóng buộc tội và lên án Kinh Thánh ở những giả thiết nhỏ nhất của lỗi sai. Tuy nhiên, điều này là không thích hợp với toàn bộ bản chất của nó. Chúng ta phải gạt bỏ sự nghi ngờ về Kinh Thánh, và cho rằng có thể giải quyết được.
2. Có nhiều điều được gọi là nan đề, thật ra chúng là một sự quan sát hời hợt. Một sự giải thích hợp lý thông thường luôn có sẵn dành cho bất cứ ai chịu khó nhọc tìm nó.
Chúng ta phải không chỉ thỏa lòng dựa trên giả định rằng các nan đề có thể được giải quyết; chúng ta phải kiểm chứng vấn đề để thấy liệu rằng một giải pháp có thể thực sự được tìm thấy hay không. Khi điều này được thực hiện, nan đề thường chứng tỏ là hời hợt và lời giải thích khá là đơn giản.
Trong một trường trung học địa phương một năm, lớp tôn kính người lớn tuổi đang học những triết lý khác nhau của cuộc sống. Đức tin môn đồ Đấng Christ thường xuyên bị nói đến một cách gièm pha bởi giáo viên và các học sinh khác. Một môn đồ Đấng Christ trong lớp học đã than phiền, và giáo viên đã nói rằng, “nếu như em muốn, em có thể mời ai đó vào để bênh vực cho Kinh Thánh.”
Học sinh đã đến gặp người hầu việc Chúa của mình, người đó là một người bạn tốt của tôi, và yêu cầu anh đến thăm lớp học. Người hầu việc Chúa trẻ tuổi khá e ngại về các nan đề mà mình có thể phải gặp, nhưng anh đã đồng ý. Anh đối diện lớp học với sự bối rối, và ngay khi một người hoài nghi trẻ tuổi thông minh bắt đầu tấn công. “Đây là một câu hỏi mà anh không thể trả lời được, anh giảng đạo,” cậu ta nói một cách rất tự tin. “Cain lấy được vợ của mình ở đâu?” Từ lúc đó, người bạn giảng đạo của tôi biết rằng mình không có gì để sợ hãi cả.
Đây là một ví dụ tốt về bản chất hời hợt của đa số các nan đề của Kinh Thánh luôn luôn tồn tại. Một người có thể biết rằng A-đam và Ê-va có hai người con trai tên là Cain và Abên (và người thứ ba sau này tên là Sết), và cho rằng hai người đó chỉ là những người con duy nhất và từ đó suy ra hai người con đó là những người duy nhất trên thế gian lúc bấy giờ. Vậy khi vợ của Cain được nhắc đến (Sáng thế ký 4:17), thì người đó nhanh chóng kết luận rằng đây phải là một câu chuyện giả mạo. Dù vậy, câu trả lời đơn giản và có sẵn rồi. Sáng thế ký 5:4 đặc biệt nói rằng A-đam và Ê-va có những người con khác, bao gồm cả những người con gái. Họ chỉ là không được nêu tên lên trong mạch văn thôi.
Một ví dụ khác là sự khác nhau giữa Mathiơ 3:17 và Luca 3:22. Mỗi câu đều đang kể về những gì mà Đức Chúa Trời đã nói từ trên trời vào lúc Đức Chúa Jêsus chịu phép báp têm. Mathiơ viết nó ở dạng ngôi thứ ba: “Đây là Con yêu dấu của Ta”; Luca thì đặt nó ở ngôi thứ hai: “Ngươi là Con yêu dấu của Ta.” Đây là một sự không thống nhất phải không? Không, không phải khi chúng ta hiểu rằng các tác giả thường ghi chép lại những lời nói hay các sự kiện trong cuộc nói chuyện, tổng hợp, hay chú giải gián tiếp. Trong trường hợp này, Mathiơ dường như đang kể về cách trò chuyện gián tiếp, trong khi Luca đưa ra lời trích dẫn trực tiếp.
Sự khác nhau giữa Mathiơ 20:30 và Mác 10:46, 47 thường xuyên được đem ra. Mathiơ nói rằng Đức Chúa Jêsus đã cứu chữa cho hai người mù ở thành Giêricô; Mác thì nói rằng Ngài đã cứu một người mù tên là Batimê. Vậy là có hai người hay một người? Không nghi ngờ gì là có hai người, nhưng Batimê mà người dẫn đầu và là người nói chính. Vậy ông là người mà Mác tập trung vào. (Chú ý rằng Mác không có nói là “một và chỉ một người mù duy nhất.”) Điều này cũng áp dụng cho Mác 16:5 và Luca 24:4.
Rất nhiều, rất nhiều nan đề có thể được giải quyết chỉ theo cách này. Những lời giải thích hợp lý sẵn có nếu như người đó muốn tìm kiếm chúng.
3. Hầu như nếu không phải tất cả những nan đề đều liên quan đến sự hiểu biết sai lầm hay không đầy đủ về cả chính Kinh Thánh và về thế giới xung quanh chúng ta.
Đôi khi trong việc chuẩn bị cho việc nhấn mạnh điểm này, tôi cho các độc giả của tôi biết về sự kiện sau: tôi đã cưới ba chị em gái, chưa ly hôn với bất cứ ai, và tất cả vẫn còn đang sống. Nhiều người từ chối tin vào nó, thà gọi tôi là một kẻ nói dối, là nhân từ hơn so với việc gọi tôi là một kẻ có nhiều vợ!
Câu nói là đúng, và không có việc lấy nhiều vợ nào xảy ra. Một người chị em là vợ của tôi; tôi đã tiến hành nghi lễ kết hôn cho hai người khác. Nó chỉ đơn thuần là sự hiểu biết sai lầm mà dẫn đến việc kết tội cho lỗi sai hay sự hiểu nhầm.
Đây là những gì thường xảy ra liên quan đến Kinh Thánh. Chúng ta phải nhớ điều này, dù là Kinh Thánh là không thể sai lầm, nhưng chúng ta thì không như vậy. Sự giải nghĩa của chúng ta thường bị sai sót.
Đôi khi, chính một sự hiểu biết sai lầm về Kinh Thánh dẫn đến các điều rắc rối. Ví dụ, đó là chuyện bình thường ngày nay cho các nhà phê bình nhạo báng các lời giải thích cho sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus. Họ nói rằng một câu chuyện như vậy chứng tỏ rằng các tác giả Kinh Thánh dựa vào ý tưởng sai lầm về một vũ trụ có ba lớp với “thiên đàng” là tầng cao nhất. Đức Chúa Jêsus được hình dung như là đang bay vút lên cao, lên cao cho đến khi Ngài đến được tầng đó.
Dĩ nhiên, đây là một sự hiểu sai về nguyên văn. Đức Chúa Jêsus đã thăng thiên, nhưng là vào trong một đám mây (Công vụ 1:9). Một sự hiểu biết về lịch sử Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta suy ra được rằng đây không phải là đám mây bình thường, nhưng hơn thế nó chính là sự hiện diện của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua hình dạng của một đám mây (xem Xuất Êdíptô ký 40:34-38; Mathiơ 17:5). Sau khi Đức Chúa Jêsus được đưa vào trong đám mây, cả Ngài và nó đều chắc chắn biến mất.
Một vài người nhìn thấy nan đề trong các lời tường thuật về lời rao giảng của Giăng Báptít. Theo như bản Kinh Thánh King James, trong Mathiơ, ông tuyên bố rằng ông không xứng được cầm giày của Đức Chúa Jêsus (3:11); trong Luca thì ông nói rằng ông không xứng để cởi chúng ra (3:16). Có phải một trong hai sách tin lành sai không? Không. Trong lời rao giảng của ông, Giăng hầu như chắc chắn chỉ đến rất nhiều lần về sự không xứng đáng của ông liên quan đến giày của Đức Chúa Jêsus, đôi khi nói điều này và có khi lại nói điều kia.
Cho ví dụ khác, một vài người gặp khó khăn bởi sự mâu thuẫn rõ ràng giữa 2 Samuên 24:1 và 1 Sử ký 21:1. Samuên nói rằng Chúa thúc đẩy vua Đavít làm một cuộc điều tra dân số trong dân Ysơraên; Sử ký thì nói rằng Satan đã xúi giục ông làm như vậy.
Đây không phải là một sự mâu thuẫn rành rành sao? Không, không phải khi mà chúng ta hiểu mối liên hệ giữa các việc làm của Satan và quyền tể trị không bắt buộc của Đức Chúa Trời. Trong Gióp 1:12-19 và 1 Các Vua 22:19-23, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời cho phép Satan cám dỗ hay thử thách các tôi tớ của Ngài, dù là phải luôn luôn ở trong các giới hạn (xem 1 Côrinhtô 10:13). Điều này không nghi ngờ gì là cách giải quyết cho sự không thống nhất rõ ràng.
Chúng ta cũng nên chú ý rằng thỉnh thoảng các điều trở ngại cũng sinh ra từ sự hiểu biết không đầy đủ hay sai lầm của chính thế gian. Một vài nhà khoa học vẫn tin rằng thuyết tiến hóa giải thích được nguồn gốc của loài người, vì vậy họ tuyên bố rằng sự giải thích về sự tạo dựng của Kinh Thánh là sai lầm. Tuy nhiên, đa số các nhà khoa học khác – cả những người tin và không tin – đều kết luận rằng khái niệm về sự tiến hóa không được chứng minh bằng chứng cứ.
Chúng ta phải chống lại sự cám dỗ quy cho tính không thể sai lầm cho các lời tuyên bố được đưa ra với danh nghĩa của khoa học. Một cảnh báo phổ biến là sự kiện vào năm 1861, viện khoa học hàn lâm Pháp ban bố một danh sách của năm mươi “lẽ thật” mang tính khoa học mà bác bỏ Kinh Thánh. Mỗi cái trong số năm mươi “lẽ thật” đã được chứng minh là sai từ đó!
Xem xét điều kiện hạn chế của chúng ta và khả năng có thể sai lầm của chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta đối diện với một lỗi sai được đưa ra trong Kinh Thánh, chúng ta nên trước tiên đặt nghi vấn về sự hiểu biết của chính chúng ta.
4. Sự bất lực của con người để giải quyết các vấn đề cụ thể không có nghĩa là họ không có cách giải quyết.
Có những thời điểm khi mà chúng ta có thể phải thừa nhận rằng chúng ta không thể tìm được một lời giải thích phù hợp cho một sự không thống nhất được đưa ra trong Kinh Thánh. Trong những tình huống như vậy, đó là hoàn toàn chính đáng để chuẩn bị quan điểm và sự tin cậy là có một hướng giải quyết, và nó có thể bước ra ánh sáng trong tương lai. Điều này áp dụng cho các vấn đề cụ thể liên quan đa số đến Cựu Ước.
Tại sao chúng ta không nên cảm thấy bị đe dọa bởi sự bất lực của chúng ta để giải quyết các điều khó khăn nào đó? Bởi vì trong quá khứ, hết lần này đến lần khác, các khám phá mới trong các lĩnh vực như là lịch sử hay ngôn ngữ học đã đưa ra được các hướng giải quyết cho các vấn đề như vậy. Các lỗi sai giả định đã được bày tỏ là những sự thật: cuối cùng thì Kinh Thánh là chính xác!
Ví dụ, các nhà phê bình cùng lúc đặt nghi vấn về lời tuyên bố trong 1 Các Vua 9:26, rằng Sôlômôn đã có một đoàn tàu (hải cảng) ở Ê-xi-ôn-Ghê-be. Không có cơ sở hợp lý nào cho một nơi như vậy là rõ ràng. Nhưng sau đó các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một công trình nấu đồng khổng lồ trong khu vực, vậy chứng minh nhu cầu cho một hải cảng và công nhận lời tuyên bố của Kinh Thánh.
Mô hình kiên định về các khám phá tương tự cho chúng ta sự tin chắc rằng các cách giải quyết cho các nan đề tiếp tục vẫn còn hiện hữu, thậm chí là chúng ta không thể tìm thấy chúng bây giờ.
5. Dù cho tín đồ Đấng Christ có những nan đề, người không tin có nhiều nan đề hơn và lớn hơn.
Không có quan điểm thế gian nào mà thoát khỏi hoàn toàn các sự khó khăn và các nan đề không giải quyết được. Ví dụ, người không tin có thể chối bỏ lời dạy dỗ của Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên vũ trụ. Nhưng sau đó người đó bị để lại với các vấn đề của việc giải thích cho nguồn gốc của mọi vật. Khi Đức Chúa Trời bị loại bỏ, sự chọn lựa duy nhất còn lại là sự tình cờ. Ý tưởng rằng sự tình cờ có thể là nguyên nhân cho vũ trụ hiện nay khó tin hơn nhiều so với sự tạo dựng.
Dù vậy, khó khăn lớn nhất của những người không tin là làm thế nào để giải thích được bằng chứng của Đức Chúa Jêsus cho sự không thể sai lầm được của Kinh Thánh nếu như thực sự Kinh Thánh không thể tin được. Các lời của Đức Chúa Jêsus – Kinh Thánh không thể bỏ được – tiếp tục làm kẻ phá hoại cho mọi sự chối bỏ, hòn đá vấp ngã cho mọi thuyết trái nghịch. Dù vậy, đối với những người tin, chúng giữ lại nền tảng vững chắc cho sự tin cậy của họ vào Lời không thể sai lầm được của Đức Chúa Trời.