Lý do thuyết phục nhất và mạnh mẽ nhất cho việc tin rằng Kinh Thánh là Lời không thể sai lầm của Đức Chúa Trời đó là, Đức Chúa Jêsus đã nói như vậy, như chúng ta đã nhìn thấy trong chương 1.
Bài 7 – Sự Sống Lại Của Đức Chúa Jêsus Và Những Ẩn Ý Của Nó
Giăng 2:13-22; Công vụ 13:30-39; Rôma 1:1-4
Lý do thuyết phục nhất và mạnh mẽ nhất cho việc tin rằng Kinh Thánh là Lời không thể sai lầm của Đức Chúa Trời đó là, Đức Chúa Jêsus đã nói như vậy, như chúng ta đã nhìn thấy trong chương 1. Nhưng bây giờ chúng ta phải hỏi chính mình, tại sao chúng ta lại chấp nhận thẩm quyền của lời nói của Đức Chúa Jêsus? Làm thế nào mà chúng ta có thể lập được thẩm quyền của Ngài mà tránh sự tranh luận vòng vo? Không thỏa đáng để nói rằng, “Chúng ta tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời bởi vì Đức Chúa Jêsus, chính là Con của Đức Chúa Trời, nói như vậy, và chúng ta tin Đức Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời bởi vì Kinh Thánh nói như vậy.”
Câu trả lời được tìm thấy trong sự kiện mà Đức Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết. Bằng việc sử dụng các phương pháp phổ biến khác của việc nghiên cứu lịch sử, chúng ta có thể chứng minh được sự kiện đó. Sự sống lại lần lượt chứng minh được thẩm quyền của Đức Chúa Jêsus và vì vậy cho cả tính chân thật về các lời tuyên bố của Ngài.
Đây không phải là sự lý giải vòng vo, bởi vì chúng ta không giả định trước bất cứ điều gì một cách cụ thể về bản chất của các bản ghi chép Kinh Thánh. Chúng ta tiếp cận với chúng như thể chúng chỉ là các tài liệu gốc đang trình bày những lời tuyên bố nào đó. Chúng ta kiểm chứng những bản ghi chép này như là chúng ta làm với bất cứ tài liệu nào khác để quyết định xem liệu rằng những lời tuyên bố của nó có thật hay không.
Khi chúng ta tiếp cận Kinh Thánh trên cơ sở này, điều đầu tiên làm cho chúng ta ấn tượng đó là sự đáng tin cậy trên toàn bộ các bản ghi chép. (Xem điểm cuối cùng trong chương 6). Chúng không chỉ có “chiếc nhẫn của sự thật,” như J.B. Philip nói, mà chúng còn thường xuyên được kiểm chứng bởi các sự khám phá của khảo cổ học mới. Điều này đặc biệt đúng về các bản ghi chép Tân Ước.
Dù cho sự quan tâm chính của chúng ta là ở trong lời khẳng định rằng Đức Chúa Jêsus đã sống dậy từ kẻ chết. Liên quan đến lời tuyên bố này, chúng ta hỏi hai câu hỏi: (1) Điều gì chứng minh cho sự sống lại? (2) Sự sống lại chứng minh điều gì?
Điều Gì Chứng Minh Sự Sống Lại?
Để chứng minh vấn đề về sự sống lại, chúng ta chỉ cần đánh giá các bản ghi chép Tin Lành theo cùng cách mà chúng ta chứng minh bất cứ tài liệu cổ xưa nào khác. Thực tế, điều duy nhất mà chúng ta cần để giả định trước là nguyên lý được chấp nhận toàn cầu của nguyên nhân hợp lý. Đây là quy tắc đơn giản và rõ ràng rằng mỗi kết quả có một nguyên nhân đủ để làm cho nó trở thành hiện thực. Liên quan đến sự sống lại của Đấng Christ, sự tranh luận đơn giản là điều này: nguyên nhân duy nhất đầy đủ để cho các kết quả cụ thể được thừa nhận là sự sống lại của Đức Chúa Jêsus.
Chúng ta có thể xem xét trước về sự việc không thể tranh cãi được của chứng cứ của các môn đồ về ngôi mộ trống. Kết quả đòi hỏi một sự giải thích đơn giản là lời chứng của họ rằng ngôi mộ trống không. Điều gì có thể khiến cho họ nói ra một báo cáo như vậy? Sau tất cả những lời giải thích khả thi đã được xem xét, thì nguyên lý của nguyên nhân hợp lý đưa chúng ta đến kết luận rằng những lời báo cáo về ngôi mộ trống chỉ có thể được giải thích bằng sự sống lại thật sự.
Dĩ nhiên, nhiều sự giải thích khác được cho là thỏa đáng đã được đưa ra, nhưng khi kiểm chứng thì chúng không thỏa đáng và mâu thuẫn với tất cả tài liệu hiện có. Ví dụ, nó đã được gợi ý rằng các môn đồ chỉ nói dối về việc ngôi mộ trống. Nhưng điều này là trái ngược với phẩm chất đạo đức tốt và các lời dạy dỗ của họ. Nó cũng trái ngược với sự sẵn lòng của họ để chịu đựng sự bắt bớ và cái chết trong việc bảo vệ cho lời kể của họ. Bên cạnh đó, cho dù sự gợi ý có thật hay không, thì cũng có thể dễ dàng được kiểm chứng bởi những phe trung lập hay thậm chí là phe thù địch. Vì vậy gợi ý này là không thỏa đáng.
Một vài người nói rằng các môn đồ đi nhầm mộ: ngôi mộ trống mà họ nhìn thấy không phải là ngôi mộ mà Đức Chúa Jêsus thật sự được chôn. Nhưng cách giải thích này cũng phớt lờ sự thật. Các bản ghi chép bày tỏ rằng các môn đồ biết ngôi mộ nằm ở đâu. Cũng vậy, nhiều người liên quan loại bỏ khả năng rằng tất cả đều là sai lầm – thậm chí là chủ của ngôi mộ! Bên cạnh đó, các nhà cầm quyền sẽ nhanh chóng chấn chỉnh lại một sai lầm như vậy.
Những người khác nói rằng ngôi mộ thật sự là trống không, nhưng chỉ bởi vì Đức Chúa Jêsus vẫn còn sống khi Ngài được đặt vào đó. Ngài đã tỉnh lại, đi ra khỏi ngôi mộ, và đã chết sau đó – họ đã nói như vậy.
Một giả thuyết như vậy là không thỏa đáng bởi vì nó mâu thuẫn với tất cả tài liệu có sẵn liên quan đến sự chết và sự chôn của Đức Chúa Jêsus. Các bản ghi chép cho thấy rằng Ngài đã rất yếu ớt vì không được ngủ, bị đánh đập, và bị đóng định. Hông của Ngài đã bị đâm, và nó chảy ra máu và nước; điều mà chỉ đến cái chết (Giăng 19:34). Một thầy đội người Rôma đầy kinh nghiệm đã chứng kiến và chứng thực cái chết (Mác 15:39, 44, 45). Sự chôn bao gồm việc bị buộc chặt lại trong hàng trăm cân mộc dược (Giăng 19:39, 40). Một hòn đá lớn đã che ngôi mộ, và một đội lính canh đứng trước lối ra (Mathiơ 27:66). Giờ thì câu hỏi là, một người trong tình trạng như vậy và dưới những điều kiện như vậy, thậm chí nếu như Ngài vẫn còn sống trong lúc chôn cất đi nữa, thì có thể thoát khỏi ngôi mộ không? Thậm chí nếu như Ngài đã thoát ra được rồi, thì liệu Ngài có thể tác động hay chi phối tâm lý nhất định đến các môn đồ của Ngài để làm cho họ có được sự sốt sắng mà về sau này họ sẽ có không?
Những người khác cố gắng giải thích các lời kể về ngôi mộ trống bởi việc nói rằng xác của Đức Chúa Jêsus đã bị trộm. Nhưng điều này có vẻ như không chắc chắn sẽ xảy ra. Các kẻ thù của Ngài không có khuynh hướng trộm nó. Cũng vậy, nếu như họ làm như vậy, thì nó sẽ là lợi thế cho họ để phơi bày xác Ngài ra sau này để bác bỏ các lời tuyên bố của các môn đồ. Mặc khác, những người bạn của Đức Chúa Jêsus thiếu cả ý muốn và cơ hội để trộm xác. Một đội lính canh gác đã chắn đường họ. Sự kiện mà khăn liệm được giữ nguyên vẹn một cách cẩn thận (Giăng 20:4-7) là mâu thuẫn với một tên trộm vội vàng.
Cuối cùng chỉ có một trường hợp mà thỏa đáng để giải thích cho các lời kể về ngôi mộ trống, ấy là, sự sống lại thực sự của Đức Chúa Jêsus.
Cùng với những lời kể về ngôi mộ trống là sự kiện khác mà đòi hỏi một lời giải thích, đó là, chứng cứ của các môn đồ về các sự xuất hiện của Đức Chúa Jêsus sau sự chết và sự chôn của Ngài. Điều gì có thể khiến cho họ nói là họ đã nhìn thấy Chúa đã sống lại nếu như thực sự họ đã không thấy? Lại nữa, một vài giả định được đưa ra, nhưng chỉ có một cái duy nhất phù hợp với nguyên lý của động cơ đầy đủ là sự thật của chính sự sống lại.
Ví dụ, một vài người tuyên bố rằng những lời kể về các sự xuất hiện của Chúa là kết quả của “việc làm trọn mong ước”: khao khát mãnh liệt của các môn đồ để gặp Chúa đã sống lại khiến cho họ có những sự ảo giác. Tuy nhiên, tình trạng tâm lý của họ thì ngược lại với những gì cần thiết cho một việc như vậy. Họ đã không mong đợi sự sống lại, và họ còn cách rất xa sự lạc quan. Thực tế, họ đã từ bỏ hy vọng. Họ chứa đầy sự hoài nghi, buồn chán, và mất hết can đảm. Họ đã khó để bị mắc lừa: họ đã không nhận ra Đấng Christ trong lần xuất hiện đầu tiên, và những lời kể ban đầu bị từ chối như là không có thật. Hãy xem Mác 16:9-14; Luca 24:11-31; Giăng 20:1-2, 11-31; 21:4-23.
Các tình huống, số lần, và sự khác nhau của các lần xuất hiện cũng loại bỏ ý tưởng về những sự ảo giác. Đức Chúa Jêsus thường xuất hiện trước nhiều người một lúc. Cũng vậy, các sự xuất hiện không phải là “những cái nhìn lướt thoáng qua, nhưng là những sự gặp gỡ kéo dài” (Orr). Một sự giải thích như vậy cũng làm cho ngôi mộ trống, không thể giải thích được.
Một vài người cho rằng Đấng Christ đã không thật sự sống lại từ thân thể đã chết, nhưng Ngài đã sống và xuất hiện với các môn đồ của Ngài trong một dạng thần bí. Tức là, đó không phải là thân thể thực sự của Ngài mà họ nhìn thấy, mà đúng hơn là một dạng của sự hiện hình. Lại nữa, điều này không phù hợp với các tài liệu sẵn có. Thân thể mà các môn đồ nhìn thấy có thể chạm được (Luca 24:36-43). Đấng Christ đã sống lại đã ăn thức ăn trước mặt họ để chứng minh rằng Ngài không phải chỉ là một sự hiện hình. Cũng phải được nhớ rằng, ngôi mộ vẫn còn trống.
Đôi khi nó được cho rằng các môn đồ nói dối về các sự xuất hiện. Điều này có phù hợp với nhân cách và lời dạy dỗ chung của họ hay không? Điều này có tương ứng với sự sốt sắng sau này của họ và lòng sẵn sàng đối mặt với việc tử vì đạo hay không? Liệu rằng họ có mạo hiểm mạng sống của mình cho một điều dối trá không? Bên cạnh đó, ngôi mộ vẫn còn trống.
Sau tất cả những điều đã được xem xét, những lời kể về sự xuất hiện sau sự sống lại của Đức Chúa Jêsus có thể được giải thích thỏa đáng bằng chính sự sống lại.
Hiện tượng phi thường của ngôi mộ trống và các sự xuất hiện sau khi sống lại của Đức Chúa Jêsus từ lâu được xem như là hai phương pháp chính để chứng minh cho sự sống lại. Nhưng có những cái khác nữa. Ví dụ, sự hình thành và sự phát triển nhanh chóng của Hội Thánh thách đố tất cả những lời giải thích tách biệt khỏi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus. Các môn đồ của Ngài không có tâm trí sau cái chết của Ngài để phát động một phong trào táo bạo như vậy với lòng sốt sắng và sự tự tin cần thiết để chinh phục một đế chế. Chỉ có sự sống lại của Ngài mới có thể cho họ một sức đẩy để xây dựng một vương quốc tầm cỡ và khả năng chịu đựng như vậy.
Sự kiện khác không thể giải thích được tách biệt khỏi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus, đó chính là đức tin của các Sứ Đồ, đặc biệt trái ngược với tâm trạng ban đầu của họ về sự sống lại. Đã cho họ sự không tin và nỗi tuyệt vọng, thì điều gì ngoài sự sống lại ra có thể đã thay đổi họ trong chốc lát trở thành những người của đức tin và sự can đảm? Điều này cũng tương tự đúng với sự cải đạo của Sau-lơ người Tạt Sơ trở thành Sứ Đồ Phaolô.
Vì vậy chúng ta không còn có chọn lựa nào khác cả. Chúng ta phải chấp nhận sự thật về sự sống lại, bởi vì nó là nguyên nhân duy nhất thỏa đáng cho vô số các sự kiện không thể tranh cãi được.
Sự Sống Lại Chứng Minh Điều Gì?
Cho là có sự kiện về sự sống lại, thì câu hỏi tiếp theo của chúng ta là đây: nó chứng minh điều gì? Câu trả lời đó là nó hình thành nên thẩm quyền thiêng liêng và sự đáng tin cậy của Đức Chúa Jêsus. Ngài đã xưng lời của Ngài nói chính là lời của Đức Chúa Trời (Giăng 7:16), và Ngài nói trước về sự kiện đã được hứa về chính sự sống lại của Ngài như là bằng chứng kết luận về các lời tuyên bố của Ngài (Giăng 2:18-22; Mathiơ 12:38-40; 16:4).
Sự sống lại bày tỏ rằng Đức Chúa Jêsus chính là người mà Ngài đã xưng nhận, ấy là, Con của Đức Chúa Trời (Rôma 1:1-4). Vì vậy nó lập nên lẽ thật về mọi điều mà Ngài đã từng nói. Bởi vì sự đáng tin cậy đã được chứng minh của Kinh Thánh trong việc ghi chép các dữ liệu lịch sử, chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ rằng Đức Chúa Jêsus thực sự đã nói những điều mà trong các sách tin lành chép Ngài nói. Vì vậy chúng ta chấp nhận chúng như là lẽ thật. Điều này bao gồm tất cả những lời dạy dỗ của Ngài về bản chất của Kinh Thánh: “Kinh Thánh không thể bỏ được” (Giăng 10:35), và phần còn lại.
Vậy không có gì lấy làm ngạc nhiên cho chúng ta khi Đức Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, các môn đồ của Ngài đã nhớ rằng Ngài đã hứa rằng, “môn đồ gẫm Ngài có nói lời đó, thì tin Kinh Thánh và lời Đức Chúa Jêsus đã phán” (Giăng 2:22). Đây chính xác là những gì chúng ta nên làm.
Trong hai chương cuối này, chúng ta chỉ giải thích ngắn gọn những lý do cơ bản cho việc tại sao chúng ta chấp nhận Kinh Thánh như là Lời không thể sai lầm được của Đức Chúa Trời. Cùng với nhau, chúng hình thành nên một nền tảng vững chắc cho sự tin cậy của chúng ta vào mọi lời dạy dỗ của nó và cho sự suy phục của chúng ta về thẩm quyền của nó.