Không đủ để nói rằng, “Tôi tin Kinh Thánh bởi vì nó là lời của Đức Chúa Trời, và tôi tin nó là lời của Đức Chúa Trời bởi vì nó nói như vậy.” Chúng ta phải có khả năng trình bày những lý do đặc biệt cho việc tin rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời. Đó là mục đích của chương này.
Bài 6 – Các lý do để tin vào Kinh Thánh
Ê-sai 41:21-26; 44:24-45:7; Luca 3:1,2
Cho đến bây giờ thì chúng ta đang cố gắng trình bày cách nhìn của chính Kinh Thánh về chính nó. Chúng ta phác thảo được các đạo lý Kinh Thánh về sự bày tỏ, sự hà hơi, và tính không thể sai lầm. Chúng ta không hỏi là liệu rằng nó có đúng hay không, nhưng ít hay nhiều chúng ta thừa nhận rằng nếu như Kinh Thánh dạy nó, thì nó phải là lẽ thật.
Đến lúc để tạm dừng và đặt vấn đề với giả định này. Tại sao chúng ta tin vào điều gì đó chỉ bởi vì nó được dạy bởi Kinh Thánh? Chúng ta có thể nói rằng chúng ta tin nó bởi vì Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, và vì vậy, nó là lẽ thật và không thể sai lầm được. Nhưng tại sao chúng ta tin nó là lời của Đức Chúa Trời? Nó tuyên bố nó là lời của Đức Chúa Trời, và vì vậy nó là lẽ thật và không thể sai lầm được; nhưng bất cứ tác phẩm hay bất cứ người nào cũng có thể tuyên bố như vậy. Chỉ tuyên bố thôi thì không khiến nó thành lẽ thật được. Phải có những lý do để chấp nhận lời tuyên bố này.
Chúng ta phải cẩn thận để không tranh luận trong một vòng tròn. Không đủ để nói rằng, “Tôi tin Kinh Thánh bởi vì nó là lời của Đức Chúa Trời, và tôi tin nó là lời của Đức Chúa Trời bởi vì nó nói như vậy.” Chúng ta phải có khả năng trình bày những lý do đặc biệt cho việc tin rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời. Đó là mục đích của chương này.
Sự hiệp nhất của Kinh Thánh
Chúng ta đã quá quen thuộc với việc nhìn thấy và sử dụng Kinh Thánh như là một quyển sách duy nhất mà chúng ta cứ cho là nó vốn là hiệp nhất. Chúng ta hỏi rằng, “tại sao nó không nên được thừa nhận như là một tập sách?” “Nó chỉ là một cuốn sách thôi, phải không?” Vâng, đúng vậy; nhưng câu trả lời đó là không rõ ràng và không quan trọng như là nó có thể được xem lúc đầu.
Điều mà khiến cho sự hiệp nhất của Kinh Thánh lại quá đặc biệt đó là tính rất đa dạng của nó. Sau tất cả, có 66 sách riêng rẻ, được viết trong một khoảng thời gian khoảng 500 năm. Gần 40 tác giả, và được viết bằng ba ngôn ngữ. Một sự khác biệt lớn của bài viết được lôi vào, như là lịch sử, luật pháp, thơ ca, tiên tri, tiểu sử, và các lá thư.
Mặc cho tính đa dạng của 66 phần này, chúng thực sự phù hợp với nhau thành chỉ một quyển sách được hiệp nhất duy nhất. Mặc dù có rất nhiều khía cạnh của sự hiệp nhất này có thể được nhắc đến, nhưng chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề chính: chủ đề về sự hiệp nhất của Kinh Thánh.
Trong các trang sách của Kinh Thánh, một chủ đề chính duy nhất được trình bày: câu chuyện về sự cứu chuộc, về một chiến dịch cứu chuộc vĩ đại đã được lên kế hoạch. Mặc cho tính đa dạng của các phần riêng rẻ của nó, Kinh Thánh chỉ kể về một câu chuyện này. Chỉ có một cốt truyện duy nhất đang diễn ra; mỗi phân đoạn có nhiệm vụ của nó trong việc bày tỏ về cốt truyện này. Có một phần mở đầu, một phần thân, và một phần kết.
Đôi khi sự hiệp nhất này được gọi là cơ quan, bởi vì câu chuyện phát triển giống như một cơ thể sống, giống như một cái cây đang trưởng thành. Các rễ được nhìn thấy trong Sáng thế ký; phần còn lại của Cựu Ước là thân. Các sách tin lành, phần chỉ đến đời sống và công việc của Đấng Christ, là hoa. Sách Công vụ và các thư tín miêu tả về trái, tức là Hội Thánh. Mùa gặt được miêu tả trong sách Khải Huyền.
Câu hỏi phải được đưa ra đó là: qua việc xem xét tính rất đa dạng của Kinh Thánh, làm sao mà chúng ta có thể giải thích được sự hiệp nhất đáng chú ý này? Điều gì có thể tạo ra nó? Nó là một chân lý được chấp nhận về tư tưởng có lý mà mọi tác động phải có đủ động cơ. Không chỉ bất cứ động cơ nào sẽ làm được; mà động cơ phải đủ để sinh ra sự ảnh hưởng được nhìn thấy.
Điều gì là đủ để giải thích cho sự hiệp nhất của Kinh Thánh? Chúng ta phải loại bỏ sự tình cờ; rõ ràng rằng là một mục đích hay kế hoạch khôn ngoan có liên quan đến. Một trí tuệ loài người có thể đứng sau kế hoạch này không? Khoảng cách dài của thời gian bác bỏ điều này. Sự hiệp nhất đòi hỏi một trí tuệ duy nhất đằng sau toàn bộ Kinh Thánh, và không có con người nào có thể giám sát một quá trình dài 1500 năm như cái này.
Cũng phải được chỉ ra rằng câu chuyện thú vị này không chỉ đơn giản là một phần của tác phẩm văn học. Nó không chỉ ở trên giấy; nó thực sự xảy ra trong lịch sử. Câu chuyện bày tỏ không chỉ ở trên các trang giấy của một quyển sách, nhưng còn trong cuộc sống và các sự kiện thực sự trong lịch sử. Điều này cho một chiều sâu thậm chí nhiều hơn cho sự hiệp nhất của Kinh Thánh. Nó không chỉ đòi hỏi một tác giả người có thể viết ra được một cuốn sách như vậy, mà còn là một nhà chỉ đạo, người thực sự có thể đem những điều này xảy ra trong lịch sử, người có thể thực hiện một kế hoạch duy nhất kéo dài hàng ngàn năm.
Điều gì có khả năng giải thích được nó hoàn toàn? Câu trả lời thỏa đáng duy nhất là cả kế hoạch và quyển sách đều có nguồn gốc thánh. Chỉ có Đức Chúa Trời toàn năng và biết hết mọi sự, Đấng vượt qua cả lịch sử, và đối với Ngài thì một ngàn năm chỉ như một ngày, mới có thể viết câu chuyện này trên các trang giấy của lịch sử và sau đó làm cho một sự thu góp các tác phẩm khác nhau như vậy để kể nó như là một câu chuyện. Đây là một lý do mà tại sao chúng ta tin vào chứng cứ của chính Kinh Thánh về nguồn gốc của nó, rằng nó thực sự là Lời của Đức Chúa Trời.
Các lời tiên tri được làm trọn
Một lý do khác cho việc tại sao chúng ta tin Kinh Thánh là đến từ Đức Chúa Trời đó là mô hình của các lời tiên tri được làm trọn đã dệt nên trong tấm vải của nó. Các tác giả của nó ghi chép rất nhiều các lời tiên tri về các sự kiện mà sau đó đã thực sự xảy ra. Những lời tiên tri có kết quả như vậy là bằng chứng cho sự hiểu biết siêu nhiên và sức mạnh siêu nhiên đang hoạt động, vì chỉ có Đức Chúa Trời mới có sự hiểu biết về tương lai không thể sai lầm được.
Chính Đức Chúa Trời muốn những lời tuyên bố của Ngài đứng hay ngã bởi sự thử thách của lời tiên tri đã được làm trọn, và Ngài thách thử bất cứ ai được xem là “các vị thần” có thể làm được điều giống như vậy.
Ðức Giê-hô-va phán: Hãy trình đơn các ngươi; Vua của Gia-cốp phán: Hãy bày tỏ lẽ mạnh các ngươi. 22 Phải, hãy thuật lại đi! Hãy rao cho chúng ta điều sẽ xảy đến! Hãy tỏ ra những điều đã có lúc trước, cho chúng ta để ý nghiệm sự cuối cùng nó là thế nào, hay là bảo cho chúng ta biết những sự hầu đến. 23 Hãy rao những việc sẽ xảy đến sau nầy, cho chúng ta biết các ngươi là thần, cũng hãy xuống phước hoặc xuống họa đi, hầu cho chúng ta cùng nhau xem thấy và lấy làm lạ (Ê-sai 41:21-23; xem câu 26).
Đây là một lý do mà tại sao Kinh Thánh chứa đựng rất nhiều lời tiên tri. Chúng đã được phán ra để sự làm trọn của chúng có thể hình thành nên nguồn gốc thiêng liêng của thông điệp Kinh Thánh. Như Đức Chúa Jêsus nói rằng, “Hiện bây giờ, ta nói điều nầy cùng các ngươi trước việc chưa xảy đến; để khi việc xảy đến rồi, các ngươi sẽ tin ta là Đấng đó” (Giăng 13:19).
Trong số lượng lớn các lời tiên tri được làm trọn của Kinh Thánh, sẽ chỉ có một vài lời được nói đến ở đây. Một trong những lời nói tiên tri ấn tượng nhất là lời tiên tri của Êxêchiên về sự sụp đổ của thành Tirơ (Êxêchiên 26). Lời tiên tri, được viết vào thế kỷ thứ 6 TCN, và được làm trọn hoàn toàn dưới bàn tay của quân đội Hy Lạp của Alexander vào cuối thế kỷ thứ 4 TCN.
Một lời tiên tri khác là lời tiên tri của Ê-sai rằng Đức Chúa Trời sẽ sử dụng một nhà cầm quyền tên là Cyrus (Siru) để xây dựng lại thành Giêrusalem đã bị sụp đổ (Ê-sai 44:28-45:7). Hai thế kỷ sau, Cyrus, vua của Persia (Pherơsơ), đã gửi những người Giuđa về quê hương khỏi việc bị bắt đi đày ở Babylon của họ, và chỉ thị đặc biệt cho họ xây dựng lại đền thờ ở Giêrusalem (Êxơra 1:1-3).
Về Đức Chúa Jêsus, nó đã tiên đoán chính xác rằng Ngài sẽ sanh ra ở thành Bết-lê-hem (Mica 5:2). Trong Thi Thiên 22:11-21, Đavít cho biết một sự miêu tả rất ấn tượng về việc bị đóng đinh của Đức Chúa Jêsus đến nỗi nó giống như là một sự tường trình của người chứng kiến tận mắt. Nhưng ông, cũng như Mica, đã viết điều đó hàng thế kỷ trước Đấng Christ!
Có hàng trăm những lời tiên tri theo nghĩa đen khác như vậy được tiên tri ở trong Kinh Thánh. Chúng không phải là những sự suy đoán mơ hồ, chung chung, thời hạn ngắn. Chúng rõ ràng về mục đích, tỉ mỉ về chi tiết, và trong khoảng thời gian dài.
Lại thực hiện từ nguyên tắc của động cơ thỏa đáng, chúng ta kết luận rằng động cơ hay nguồn gốc khả thi duy nhất của dữ liệu tiên tri được thêu dệt với nhau là chính Đức Chúa Trời. Điều này khẳng định niềm tin của chúng ta rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời.
Sự chính xác đầy ấn tượng của Kinh Thánh
Nếu như Kinh Thánh là Lời không thể sai lầm của Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ mong là nó đúng trong mọi nơi mà chúng ta có thể kiểm chứng được. Không có gì ít phù hợp hơn là những lời tuyên bố mà nó đưa ra dành cho chính mình.
Thực tế, khi chúng ta đưa Kinh Thánh vào để kiểm chứng, thì kết quả là gì? Chúng ta thấy rằng nó là một sự chính xác đầy ấn tượng và chặt chẽ trong mọi cách.
Tính kiên định nội bộ
Một cách mà trong đó Kinh Thánh chứng minh được tính chính xác của nó đó là nó không hề mâu thuẫn với chính nó. Nó rất kiên định về mặt nội bộ. Điều này khá ngạc nhiên, khi xem xét về tính rất đa dạng đã được bàn luận ở trên.
Sử thử thách lớn nhất về dạng này của tính chính xác nằm trong rất nhiều những sự miêu tả tượng tự về các sự kiện giống nhau, như là trong các sách tin lành. Bởi vì những tài liệu này không được đưa ra từ viễn cảnh như nhau, lúc đầu nó dường như là có tồn tại các sự mâu thuẫn. Tuy nhiên việc nghiên cứu cẩn thận cho thấy rằng đây không phải là vấn đề. Từ chính những thế kỷ cơ đốc nhân ban đầu, các học giả đã soạn thảo “các sự hòa hợp” của các sách tin lành, bày tỏ việc các nhà truyền giáo ưng thuận với nhau như thế nào.
Tính chính xác về mặt lịch sử
Kinh Thánh hoàn toàn thuộc lịch sử. Nó đưa ra vô số những lời ám chỉ đến các sự kiện và các nhân vật lịch sử. Những điều này được miêu tả như những việc đã thực sự xảy ra và những người đã thực sự sống. Qua dữ liệu phong phú được khám phá bởi việc nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ học, chúng ta có thể đánh giá được tính chính xác về mặt lịch sử của Kinh Thánh. Trong mọi trường hợp nơi mà nó tuyên bố, đều có thể được kiểm chứng như thế, nên Kinh Thánh chứng minh là có tính chính xác và đáng tin cậy.
Trong thế kỷ thứ 19, khi các nhà phê bình tiêu cực của Kinh Thánh đang trong cao trào của nó, thì việc làm phổ biến là phải gạt bỏ đi số lượng lớn các dữ liệu mang tính lịch sử của Kinh Thánh như là huyền thoại hay truyện cổ tích hay điều hư cấu. Ví dụ, các nhà phê bình chối bỏ những người như là Abraham hay là đất nước Hittite chưa bao giờ tồn tại. Họ khẳng định mạnh mẽ rằng Môi-se đã không thể viết năm quyển đầu của kinh Cựu Ước bởi vì lúc đó không có ai biết viết cả! Họ tuyên bố rằng sách Công vụ các Sứ Đồ là một chuyện tường thuật hư cấu được viết bởi một tác giả vô danh trong giữa thế kỷ thứ hai.
Tuy nhiên, gây bối rối nhiều cho các nhà phê bình, một dòng suối nhỏ đều đặn của các khám phá khảo cổ học đã cuốn trôi những công kích không có căn cứ như vậy, và để lại cho các tài liệu Kinh Thánh đứng vững một cách đáng tin cậy và có thật và vững chắc. Các phong tục và tập quán của thời đại Abraham, như đã được miêu tả trong Kinh Thánh, đã được khẳng định bởi những sự khám phá như vậy. Đế chế Hittite vĩ đại, rõ ràng là không được biết đến ngoại trừ trong Kinh Thánh, lại đột ngột được khám phá bởi nhà khảo cổ Winckler vào năm 1906. Những sự ngẫu nhiên như vậy có thể tăng lên nhiều lần.
Tính chính xác của Kinh Thánh được chứng minh bởi sự điều tra nghiên cứu như vậy không phải là từ chính Kinh Thánh chứng minh rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nó chắc chắn là một trong những trụ cột cần thiết nâng đỡ cho lời tuyên bố này, vì tính chính xác hoàn toàn duy nhất là kiên định với nguồn gốc thiêng liêng. Nếu nó là Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ mong muốn là nó không có lỗi sai trong những lĩnh vực mở ra cho sự nghiên cứu của chúng ta. Nếu chúng ta không thể tin cậy nó trong những lĩnh vực này, thì làm sao mà chúng ta có thể tin cậy những vấn đề khác mà chúng ta không thể kiểm chứng được?
Trong chương này, chúng ta đã khảo sát một cách ngắn gọn ba nguyên nhân mà tại sao chúng ta chấp nhận những lời tuyên bố của Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và vì vậy chúng là thật và không thể sai lầm được. Vẫn có những nguyên do khác, một nguyên lý của chúng sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.