Bài 5 – Các sự phản đối về tính không thể sai lầm được

Trong chương này, chúng ta sẽ cố gắng trả lời một vài sự phản đối phổ biến nhất. Mục đích của chúng ta là phải trình bày được sự tin chắc của chúng ta vào Kinh Thánh là không sai lầm.

Bài 5 – Các sự phản đối về tính không thể sai lầm được

Thi Thiên 19:7-11; Mathiơ 5:17,18; 22:23-33; Công vụ 24:14

Kinh Thánh là không thể sai lầm được, theo như chính lời dạy dỗ của nó. Đây là niềm tin của những người tin theo Kinh Thánh, suy nghĩ rất sâu sắc. Nhiều người sẽ muốn chấp nhận nó, nhưng lại thấy chính mình họ bị bối rối bởi những sự phản đối mà thường xuyên nảy sinh để chống lại nó.

Trong chương này, chúng ta sẽ cố gắng trả lời một vài sự phản đối phổ biến nhất. Mục đích của chúng ta là phải trình bày được sự tin chắc của chúng ta vào Kinh Thánh là không sai lầm.

Tính không thể sai lầm là một khái niệm mới

Một sự phản đối mà thường xuyên xuất hiện mặc cho sự phong phú của dữ liệu sẵn có trái nghịch với sự phản đối này, đó là tính không thể sai lầm là một khái niệm mới. Đôi khi nó được liên kết thuyết căn bản (tin tuyệt đối vào Kinh Thánh) đầu thế kỷ 20, ngụ ý rằng chỉ có một vài người với một “tâm trí căn bản” sẽ tin nó. Thông thường nó truy nguồn gốc vài khía cạnh của tính chất Tin Lành truyền thống thế kỷ 17. Câu sau đây là một điển hình: “Khái niệm về tính không thể sai lầm của Kinh Thánh là một khái niệm cũ của chủ nghĩa Tin Lành, tìm thấy được sự bày tỏ đầu tiên của nó trong Kinh Điển (canon) của Hội Nghị tôn giáo của Dort (1618-19).”

Tính không thể sai lầm không phải là một quan điểm mới, và nó cũng không mới vào năm 1618. Thực tế, nó là một quan điểm chủ đạo được duy trì của Hội Thánh từ thế kỷ đầu tiên, qua thời kỳ Cải Chánh, cho đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa duy lý và lời phê bình tiêu cực trong thế kỷ thứ 18. Cuốn sách này có thể tràn đầy với những sự trích dẫn của ảnh hưởng này, nhưng không gian giới hạn chúng ta chỉ với một vài ví dụ thôi. (1)

Clement of Roma, có lẽ viết vào đầu năm 95 SCN, đã nói rằng, “Bạn đã đọc Kinh Thánh, là lẽ thật và được hà hơi bởi Đức Thánh Linh. Bạn không biết bất cứ điều gì trái ngược với sự công bình hay lẽ thật mà được viết trong chúng.” Irenaeus vào cuối thế kỷ thứ hai đã nói rằng, “Thực ra Kinh Thánh là hoàn hảo, vì nó được phán ra bởi Lời của Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh của Ngài.” Augustine vào đầu thế kỷ thứ 5 đã viết rằng, “Vì tôi thú nhận … rằng tôi đã học chịu phục sự tôn trọng và tôn kính này chỉ dành cho các sách Kinh Điển của Kinh Thánh: chỉ với những sách này thì tôi mới chắc chắn tin rằng các tác giả hoàn toàn không mắc lỗi nào.”

Martin Luther đã ca ngợi câu này, nói rằng, “Thánh Augustine, trong một lá thư đến Thánh Jerome, đã viết xuống một chân lý cao quý – rằng chỉ có Kinh Thánh mới được xem là không thể sai lầm được.” Luther bày tỏ ý kiến này rất nhiều lần. “Vì Lời của Đức Chúa Trời là hoàn hảo;… chính nó là lẽ thật. Trong nó không hề có sự giả dối.” “Kinh Thánh … chưa bao giờ sai.” “Lời của Đức Chúa Trời không thể sai.” Luther đã nói như vậy.

Cũng vậy John Calvin đã chỉ đến Kinh Thánh như là “bản ghi chép chắc chắn và không thể sai lầm,” “chuẩn mực không hề sai lệch,” “quy luật chắc chắn và không sai trái,” “sự sáng không lu mờ,” và “lời không thể sai được của Đức Chúa Trời.” Ông nói rằng nó “miễn nhiễm với vết bẩn hay khuyết điểm.”

Những sự trưng dẫn từ Luther và Calvin là đặc biệt quan trọng bởi vì bây giờ có rất nhiều người có nhận thức sai rằng không có ai trong số những nhà lãnh đạo này tin rằng Kinh Thánh là không thể sai lầm được. Ví dụ, J. D. Smart đã nói rằng, “Đồng thời nó là quan trọng vì lời cảm nghĩ của Luther và Calvin đều không dính dán đến tính không thể sai lầm được.” Đây rõ ràng là một cách đọc sai của những người cải chánh.

Một sự biến đổi của mong muốn tuyệt vọng này để có một trong những người hùng đồng ý với mình là được nhìn thấy trong một vài người mà liên quan đến phong trào hiện tại để phục hưng lại đạo Đấng Christ theo Tân Ước. Vì Alexander Campbell là một nhà lãnh đạo của phong trào đó, nên vài người cố gắng bày tỏ rằng ông đã không tin vào tính không thể sai lầm được. Tuy nhiên, sự nỗ lực là vô ích.

Campbell chấp nhận sự khác biệt giữa lẽ thật được bày tỏ và những sự kiện không được bày tỏ của Kinh Thánh, như ông đã giải thích trong cuộc thảo luận của ông với Robert Owen. Ông nói rằng, sự bày tỏ là “Sự truyền đạt thiêng liêng liên quan đến những điều tâm linh và đời đời.” Nhưng thêm vào đó, “có hàng ngàn sự kiện lịch sử được kể đến trong Kinh Thánh.” Những điều này bao gồm “những sự kiện đo vẽ địa chất và lịch sử và các sự kiện ngẫu nhiên; … những chuyện tường thuật, những chú ý về địa lý và tiểu sử, v.v.” Campbell đã phân biệt “thông tin bình thường” như vậy với “những sự truyền đạt thiêng liêng.” Tuy nhiên, ông đã tuyên bố rằng cả hai đều được hà hơi là vì vậy không thể sai lầm được:

Tuy nhiên, những người mà được thuê để thực hiện những lời truyền đạt này được chỉ dẫn một cách siêu nhiên để khiến họ thành những nhân chứng không thể sai lầm được trong tất cả các sự kiện mà họ chứng thực, cũng như là tất cả những sự truyền đạt về các việc siêu nhiên.

Trong câu này, “tất cả các sự kiện mà họ chứng thực” chỉ đến các dữ liệu mang tính lịch sử, không được bày tỏ của Kinh Thánh.

Cũng chính điểm như vậy được đưa ra trong một bài báo vào năm 1846 Millennial Harbinger. Ở đây, Campbell đã viết về sự hà hơi của các lẽ thật được bày tỏ và về “sự giúp đỡ siêu nhiên cho các thánh đồ, những người đã viết các phần lịch sử của Kinh Thánh.” Ông đã nói rằng, họ đã được ban cho “một sự giám sát của Đức Thánh Linh của sự khôn ngoan và sự hiểu biết như là được loại trừ khỏi khả năng mắc sai lầm trong các chủ đề của sự việc mà họ đã ghi chép.” Vậy ông đã nhận ra “sự hà hơi trong nội dung ban đầu và được chuyển hóa,” điều mà “đã loại bỏ sự chọn lựa của sự sai lầm hay những từ hay câu không thích hợp.”

Vậy, rõ ràng rằng ý tưởng về một Kinh Thánh không thể sai lầm được không phải là một “quan điểm mới” trong thời kỳ của chúng ta. Nó cũng không phải là một “quan điểm mới” khi Hội Nghị Tôn Giáo của Dort nhận ra nó vào năm 1618 hay 1619. Nó là quan điểm được giữ bởi các môn đồ Đấng Christ qua các thế kỷ từ khi đạo Đấng Christ bắt đầu.

Tính không thể sai lầm bác bỏ phần con người của Kinh Thánh

Sự phản biện phổ biến khác đó là nó bác bỏ sự kiện rằng Kinh Thánh là một sản phẩm của các tác giả loài người. Vì sự bày tỏ thánh được đưa ra qua “các bình bằng đất,” như một nhà phê bình khẳng định rằng, nó “thường xuyên có dấu vết của những sự thiếu sót của con người.” Để chối bỏ sự hiện hữu của các lỗi sai thì giống với thuyết Docetism, là thuyết mà chối bỏ tính chất con người của Đấng Christ. Như một tác giả nói rằng, “Sự thật rằng Kinh Thánh, dù được hà hơi bởi Đức Chúa Trời, đã đến với chúng ta dưới hình thức ngôn ngữ loài người dễ bị sai sót từ một nhân chứng loài người dễ bị sai lầm.”

Chắc chắn rằng Kinh Thánh có một khía cạnh của con người. Các tác giả loài người của nó là yếu đuối, nhu nhược và bị giới hạn; một cách tự nhiên, họ dễ dàng mắc phải sự nhầm lẫn, sự dối trá, tội lỗi, sự không hoàn hảo. Tuy nhiên, sự ngụy biện hoàn toàn vô lý của sự chống trả này với tính không thể sai lầm là sự rối trí giữa sự khả thi và sự cần thiết. Nó cho rằng dù thế nào đi nữa thì một cách tự nhiên con người phải nhất thiết phạm sai lầm, rằng tính con người đòi hỏi sự không hoàn hảo, cả về đạo đức (tội lỗi) hay về trí tuệ (sai lầm).

Đây là một giả định sai rõ ràng. Tính con người chính nó không có bao hàm sự không hoàn hảo. A-đam và Ê-va khi được tạo dựng ban đầu, có hạn chế nhưng không có thiếu sót nào; và tội lỗi của họ là không phải không tránh được. Chính Đức Chúa Jêsus đã có một bản chất con người thực sự, nhưng điều này không làm cho Ngài dính líu với tội lỗi hay sai lầm nào.

Chúng ta có thể thừa nhận khả năng phạm sai lầm về phía của con người có thể sai mà không chấp nhận tính tất yếu của nó. Thực tế, khả năng mắc sai lầm chính là lý do cho sự hà hơi. Nếu như các sai phạm không có thể xảy ra, thì sự hà hơi sẽ không được cần đến. Nhưng nếu các sai lầm là không thể tránh khỏi được, thì sự hà hơi sẽ là vô ích. Chính mục đích của sự giám sát của Đức Thánh Linh đã giữ cho con người có thể mắc sai lầm tránh khỏi việc như vậy.

Một điểm khác cần phải được chú ý đến. Cũng chính những người “có thể mắc sai lầm”, mà đã ghi chép về lịch sử, cũng đã viết lời truyền được bày tỏ về sự cứu rỗi. Vậy, đó là mâu thuẫn khi vừa đề xuất tính con người liên quan đến tính có thể mắc sai lầm và vừa giữ một thuyết về tính không thể sai lầm bị giới hạn cùng một lúc. Nếu như tính con người phải làm hư hỏng lịch sử, thì mặc cho sự hà hơi, thì nó vẫn phải làm bại hoại đạo lý luôn. Nhưng giống như vậy, nếu như Đức Thánh Linh có thể bảo vệ đạo lý khỏi sự sai lạc mặc cho tính con người của các tác giả, thì Ngài cũng có thể bảo vệ lịch sử nữa.

“Tính không thể sai lầm là không thích hợp, vì các văn bản viết tay đã không được bảo tồn”

Sự phản biện phổ biến khác về tính không thể sai lầm được căn cứ trên sự kiện rằng chỉ có các tài liệu mới thực sự thích hợp – các văn bản gốc hay các văn bản viết tay – đã không còn tồn tại nữa. Trong quá trình làm ra vô số những bản copy của các sách trong Kinh Thánh, các người chép lại đã gây ra rất nhiều lỗi. Vì vậy, như một nhà phê bình nói là, chỉ các văn bản mà chúng ta có ngày nay có sai sót. Để chắc chắn, không có lỗi sai nào là nghiêm trọng liên quan đến cả về lịch sử hay đạo lý. Tất cả chúng đều là những lỗi nhỏ. Tuy nhiên, chúng có mặt trong toàn bộ Kinh Thánh mà chúng ta sử dụng, và nhà phê bình nói điều này “khơi dậy một câu hỏi về sự thích đáng cho cuộc tranh luận từng có được một văn bản gốc không thể sai được.”

Đúng là các văn bản viết tay đã biến mất. (Điều này chắc chắn là do ý định của Đức Chúa Trời, vì chúng chắc chắn sẽ bị thần tượng hóa nếu như chúng vẫn còn tồn tại.) Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải giữ sự không chắc chắn về những gì mà chúng nói. Có rất nhiều bản copy được làm ra mà qua việc so sánh chúng, chúng ta có thể xác định rõ được nội dung của văn bản gốc. Không tính những sự khác nhau bình thường như là những sự khác nhau trong cách viết chính tả và trật tự từ, nó đánh giá được rằng chúng ta có thể chắc chắn được 99,9% của văn bản Tân Ước gốc, và 0,1% còn lại không có gì cốt yếu cả.

Vậy văn bản được dựng lại là gần như hoàn hảo. Khi chúng ta đọc nó, cho tất cả các mục đích thực tiễn thì chúng ta đang đọc những gì có trong các nguyên bản.

Nếu chúng ta tiếp tục hoài nghi về những bản copy không hoàn mỹ của chúng ta, vậy thì tại sao lại quá quan tâm đến việc là các văn bản gốc có tính không thể sai lầm hay không làm gì? Nếu như có những lỗi sai trong Kinh Thánh mà chúng ta sử dụng, thì nó có làm nên khác biệt gì khi trong các bản gốc có hay không có lỗi sai?

Chúng ta hãy xem xét các chọn lựa. Trong Quyển Sách mà bạn phụ thuộc vào để chỉ dẫn bạn đến với sự sống đời đời, thì bạn muốn có một bản copy gần như hoàn hảo của một bản gốc với không có lỗi nào trong nó, hay một bản copy gần như hoàn hảo của một bản gốc với những lỗi sai? Có bất cứ ai cũng thật sự có thể nói sự khác nhau là không phù hợp không? Đặc điểm không sai lầm của bản gốc làm cho các bản copy có giá trị, thậm chí nếu các bản copy là không hoàn hảo.

Giả sử như bạn phải đi một quãng đường dài băng qua một hoang mạc nguy hiểm. Nó là một chuyến đi nguy hiểm, nhưng bằng cách đi theo bản đồ và các sự chỉ dẫn một cách cẩn thận, bạn có thể làm được. Tấm bản đồ và các chỉ dẫn được chuẩn bị bởi một người đã băng qua hoang mạc nhiều lần và thuộc nó nằm lòng. Sự khó khăn duy nhất đó là bản gốc của những hướng dẫn của ông đã bị mất. Dù vậy, nó đã được sao chép lại rất nhiều lần đến nỗi một sự phục dựng lại đáng tin cậy được thực hiện.

Trong khi bạn đang cân nhắc là có nên tin vào những văn bản “chỉ là sao chép” này hay không, thì người khác đứng bên cạnh với với bạn rằng, “Nhìn này, tôi biết hoang mạc này. Tôi đã băng qua nó một lần cách đây 20 năm về trước. Hãy để chính tôi vẽ cho anh một tấm bản đồ và viết ra những hướng dẫn cho anh.”

Nếu như đây là sự chọn lựa của bạn, thì bạn sẽ không do dự gì mà chọn cái đầu tiên.

Điều tương tự cũng giống như vậy về Kinh Thánh: các bản sao chép gần như hoàn hảo của các văn bản gốc không thể sai lầm được ưa thích hơn nhiều thậm chí là so với những bản copy hoàn hảo của các nguyên bản có thể mắc sai lầm. Bản chất và đặc điểm của các nguyên bản quyết định giá trị của các bản sao chép.

Ở đây có một điểm quan trọng khác. Thậm chí vậy, thì vẫn có những sự khác nhau trong các bản sao chép đang tồn tại của chúng ta mà để lại cho chúng ta sự không chắc chắn về một vài nơi trong văn bản, chúng ta biết những nơi này là ở đâu. Bởi một thủ thuật khách quan (sự phê bình văn chương), những nơi không chắc chắn được nhận ra. Vậy chúng ta biết được những nơi nào không có sự nghi ngờ về văn bản gốc, và chúng ta biết chúng ta có thể tin tưởng những gì mà nó nói bởi vì nó là những lời không thể sai lầm được của Đức Chúa Trời. Nhưng thậm chí nếu như chúng ta có những bản sao chép hoàn hảo của một văn bản có thể sai lầm, thì chúng ta vẫn sẽ không biết chúng ta có thể tin tưởng vào phần nào và chúng ta không thể tin phần nào.

“Tính không thể sai lầm được làm trệch hướng đức tin khỏi Đấng Christ”

Cuối cùng, nó đã bị chống đối rằng “đạo lý về tính không thể sai lầm hướng sự chú ý của chúng ta khỏi sự tập trung tối đa của đức tin – Đức Chúa Jêsus Christ.” Tuy nhiên, khi xem xét những gì mà chúng ta đã nhìn thấy về quan điểm đối với Kinh Thánh của chính Đức Chúa Jêsus rồi, thì dường như là chính điều ngược lại mới đúng. Việc chối bỏ tính không thể sai lầm là đang nghi ngờ thẩm quyền của Đấng Christ và khiến cho đức tin của chúng ta không có sự tập trung nào cả.

Lý do căn bản cho việc chấp nhận tính không thể sai lầm được của Kinh Thánh đó là Đức Chúa Jêsus đã dạy nó. Đức tin của chúng ta trong Đấng Christ và sự suy phục của chúng ta cho quyền lực của Ngài đòi hỏi rằng chúng ta tin lời của Ngài về mọi khía cạnh, bao gồm cả chính Kinh Thánh nữa. Đức Chúa Jêsus, Đấng mà chúng ta giao phó tấm lòng và tâm trí của chúng ta cho, là cùng một Đức Chúa Jêsus, Đấng mà nói rằng, “Kinh Thánh không thể bỏ được.” Đây cũng phải là sự xưng nhận của chúng ta.

Các ghi chú cuối1. Để thêm chi tiết về đề tài này, bao gồm các trích dẫn nữa và dữ liệu thư mục cho tất cả những gì được chỉ đến, xem Jack Cottrell, “Historical and Contemporary Perspectives on Inerrancy,” trong Restoration Forum VI (Joplin: College Press, 1988), trang 71-91.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Dàn Bài