Chuyện gì xảy ra nếu như người nói mong muốn truyền thông điệp của mình đi, bằng bên thứ ba? Làm thế nào mà người đó có thể chắc chắn người nói thay mình sẽ nhớ và trình bày thông điệp của mình theo đúng nguyên văn của nó? Vấn đề này được miêu tả rõ bằng trò chơi tham gia được gọi là “tam sao thất bổn”.
Bài 3 – Sự Hà Hơi Của Kinh Thánh
1 Phierơ 1:10-12; 2 Phierơ 1:19-21; 2 Timôthê 3:14-17; Giăng 14:26; 16:12-15
Kinh Thánh là sự giao tiếp của Đức Chúa Trời với loài người. Sự giao tiếp cơ bản liên quan đến các tư tưởng. Nó là sự truyền đạt của một ý tưởng hay khái niệm từ tâm trí của một người sang tâm trí của người khác. Vậy Kinh Thánh là cách của Đức Chúa Trời để truyền đạt các khái niệm nào đó từ tâm trí của Ngài đến tâm trí chúng ta.
Sự giao tiếp thường xuyên được hoàn tất bằng cách các dấu hiệu như là hình ảnh, cử chỉ hay lời nói. Vì lời nói có tính linh hoạt và độ chính xác tuyệt vời nhất, nên hầu hết các sự giao tiếp đều có dạng này. Điều này bao gồm cả Kinh Thánh.
Sự giao tiếp tốt là điều không dễ dàng. Nếu như một người có một ý tưởng mà người đó muốn nói với người nào đó, người đó phải thật cẩn thận để chọn lựa chỉ những ngôn từ thích hợp, những lời mà miêu tả rõ ràng nhất ý tưởng trong tâm trí của mình. Những lời này cũng phải là những lời mà mình muốn người nghe có thể hiểu được, những lời mà có ý nghĩa tương tự đối với người nghe cũng như là với người nói. Dĩ nhiên, điều này không có vấn đề gì với một Đức Chúa Trời đầy khôn ngoan.
Tuy nhiên, có một nhân tố khác nữa mà có thể làm phức tạp quá trình giao tiếp một cách đáng kể. Chuyện gì xảy ra nếu như người nói mong muốn truyền thông điệp của mình đi, bằng bên thứ ba? Làm thế nào mà người đó có thể chắc chắn người nói thay mình sẽ nhớ và trình bày thông điệp của mình theo đúng nguyên văn của nó? Vấn đề này được miêu tả rõ bằng trò chơi tham gia được gọi là “tam sao thất bổn”. Với những người chơi ngồi thành một vòng tròn, một người thì thầm một câu ngắn vào người kế bên mình, kế đến người đó sẽ thì thầm nói với người kế bên như mình đã được nghe, và tiếp tục như vậy. Người cuối cùng nghe câu nói, sẽ nói nó lớn tiếng, và nó hầu như khác biệt rất nhiều với phiên bản gốc. Nó trở nên lẫn lộn một cách vô vọng trong quá trình chuyển đổi.
Vì Đức Chúa Trời đã chọn để giao tiếp với chúng ta qua những người phát ngôn hay các đấng tiên tri. Ngài đã phải đối diện với vấn đề này. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ thông điệp của Ngài đến các đấng tiên tri, Ngài biết những từ thích hợp nào sẽ được sử dụng. Nhưng làm sao mà Ngài chắc chắn được các đấng tiên tri sẽ truyền thông điệp đó đi như là họ đã nhận được? Đây là lúc mà sự hà hơi xuất hiện. Sự hà hơi là thuật ngữ được sử dụng để chỉ đến sự giám sát siêu nhiên đặc biệt được thực hiện bởi Đức Chúa Trời trên những người truyền tin của Ngài để đảm bảo rằng họ nói lời nhắn của Ngài một cách chính xác. Vậy những người đã viết Kinh Thánh được hà hơi hay được giám sát; vì vậy chúng ta có thể yên tâm đảm bảo rằng nó là những gì mà Đức Chúa Trời định cho các tác giả để nói. Đây là lý do tại sao mà sự hà hơi lại rất quan trọng. Bởi vì có sự hà hơi, mà chúng ta biết rằng khi chúng ta đang đọc Kinh Thánh thì tức là chúng ta đang đọc chính Lời của Đức Chúa Trời.
Sự Thật Về Sự Hà Hơi
Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng nó được hà hơi. Dù cho là chính từ hà hơi lại hiếm khi xuất hiện, nhưng sự thật là chính Đức Chúa Trời đang nói qua các tác giả Kinh Thánh vẫn thường được khẳng định.
Mathiơ 1:22 lập nên kiểu mẫu quen thuộc này. Chỉ đến lời tiên tri trong Ê-sai 7:14, nó nói rằng các lời thực sự được phán ra bởi Chúa, nhưng được nói qua đấng tiên tri như là công cụ của Chúa. Cũng hãy xem Mathiơ 2:15; Hêbơrơ 4:7; Luca 1:70 nói rằng Đức Chúa Trời “phán bởi miệng của các đấng tiên tri thánh của Ngài từ xa xưa.” Cũng hãy xem Công vụ 3:18; 4:25.
Đức Thánh Linh xuất hiện đóng vai trò chính trong sự hình thành của Kinh Thánh qua các đấng tiên tri và các Sứ Đồ. Nêhêmi 9:30 sử dụng cùng công thức xuất hiện sau này trong Tân Ước rằng: “cậy Thần linh qua các tiên tri của Chúa.” Đavít quy cho công của Đức Thánh Linh cho thông điệp mà ông nói rằng: “Thần của Ðức Giê-hô-va đã cậy miệng ta mà phán, Và lời của Ngài ở nơi lưỡi miệng ta” (2 Samuên 23:2). Kinh Thánh Tân Ước khẳng định điều này: “lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri trong Kinh Thánh về tên Giu-đa” (Công vụ 1:16).
Phaolô nói rằng, “Đức Thánh Linh đã phán phải lắm, khi Ngài dùng đấng tiên tri Ê-sai mà phán cùng tổ phụ các ngươi” về sự cứng lòng của dân Giuđa (Công vụ 28:25). Cả Đavít và Giăng đều “được Đức Thánh Linh cảm hóa” khi họ viết (Mathiơ 22:43; Khải Huyền 1:10). Phierơ nói rằng đó là “Đức Thánh Linh của Đấng Christ” đang làm việc trong các đấng tiên tri, Đấng chịu trách nhiệm cho đa số các lời tiên tri về Đức Chúa Jêsus (1 Phierơ 1:10, 11).
Sự trưng dẫn ấn tượng nhất về vai trò của Đức Thánh Linh trong sự hà hơi là 2 Phierơ 1:20, 21, nói rằng, “Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” Nghĩa là, các đấng tiên tri không đưa ra các sự giải nghĩa của chính họ về các công việc của Đức Chúa Trời. “Lời tiên tri” (câu 19) không chỉ là kết quả của sự nghiên cứu của con người; nó không phải là sản phẩm tư duy của các tác giả. Thay vào đó, như họ đã nói, chúng được nói ra bởi Đức Thánh Linh. Đây chính là nghĩa đen của từ “cảm động” trong câu 21.
Chúng ta cũng phải nhớ rằng Đức Chúa Jêsus đã hứa với các Sứ Đồ rằng Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt họ trong việc bày tỏ lẽ thật (Giăng 14:26; 16:12-15). Vậy Phierơ nói rằng họ đã giảng tin lành “bởi Đức Thánh Linh từ trên trời sai xuống (1 Phierơ 1:12; xem Êphêsô 3:5). Phaolô biết rằng Đức Thánh Linh đang chỉ dẫn ông trong việc viết của mình (1 Côrinhtô 7:40; 1 Timôthê 4:1).
Lời khẳng định kinh điển của sự hà hơi của Kinh Thánh là 2 Timôthê 3:16, “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn.” Các từ “bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” được dịch ra từ một từ Hy Lạp duy nhất, theopneustos, có nghĩa đen là “được hà hơi bởi Đức Chúa Trời,” hay “Đức Chúa Trời đã hà hơi.” Nguồn gốc thiêng liêng của lời được chép không thể nào được chứng thực một cách rõ hơn nữa.
Phạm Vi Của Sự Hà Hơi
Giờ thì sự thật về sự hà hơi đã được giải thích, một vài câu hỏi khác phải được đưa ra. Một câu có liên quan tới phạm vi của sự hà hơi. Chính xác là điều gì được hà hơi? Chúng ta trả lời trước tiên rằng các người truyền tin của Đức Chúa Trời được hà hơi. Sức mạnh siêu nhiên được sử dụng trên chính họ. 2 Phierơ 1:21 nói rằng các đấng tiên tri được cảm động bởi Đức Thánh Linh. Theo nghĩa này, thì sự hà hơi là tác động siêu nhiên lên các người được chọn, khiến cho họ có thể truyền lời nhắn của Đức Chúa Trời chính xác như Ngài đã muốn nó được hoàn thành.
Nhưng chúng ta phải đi sâu hơn. Sự hà hơi không chỉ dành cho những người truyền tin. Chính thông điệp của họ cũng được hà hơi; theo Kinh Thánh thì nó được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời (2 Timôthê 3:16). Theo nghĩa này, thì sự hà hơi là một đặc tính được truyền vào sự ghi chép như là một kết quả của sự tác động trên tác giả. (Điều này là quan trọng để lưu ý đến, bởi vì một vài nhà phê bình Kinh Thánh muốn nói rằng các tác giả đã được hà hơi, nhưng điều này không có khiến cho sự ghi chép của họ trở nên đặc biệt. Dù vậy, để nói được điều này thì một người phải từ chối Kinh Thánh.)
Một sự giới hạn nên được lưu ý. Sự hà hơi chỉ áp dụng cho văn bản gốc của các sách của Kinh Thánh, như được viết trên các nguyên bản viết tay mà đến trực tiếp từ chính tay của các tác giả. Những cái này được gọi là “bản thảo viết tay.”
Một điểm quan trọng khác liên quan đến phạm vi của sự hà hơi đó là toàn bộ Kinh Thánh đều được hà hơi. Mọi phần của nó đều được viết ra dưới sự chỉ dẫn thánh của Đức Thánh Linh. Vậy sự hà hơi là “trọn vẹn” hay toàn bộ.
Điều này có nghĩa là Tân Ước cũng như Cựu Ước đều được hà hơi. Phaolô nói rằng cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn (2 Timôthê 3:16). Từ Kinh Thánh không chỉ được giới hạn dành cho Cựu Ước. Trong 1 Timôthê 5:18, Phaolô nêu ra hai trích dẫn. Một từ Phục truyền luật lệ ký 25:4; hai là từ Mathiơ 10:10 (và Luca 10:7). Ông nói rằng cả hai đều là Kinh Thánh. Phierơ viết về các lá thư của Phaolô và phần còn lại của Kinh Thánh (2 Phierơ 3:15, 16), vậy ông đang đặt sự ghi chép của Phaolô vào trong danh sách của Kinh Thánh. Các đấng tiên tri và các Sứ Đồ được coi như giống nhau như là những người phát ngôn của Đức Chúa Trời (1 Phierơ 1:10-12; 2 Phierơ 3:2).
Để nói rằng toàn bộ Kinh Thánh được hà hơi cũng có nghĩa là mọi loại ghi chép thuộc Kinh Thánh đều mang đặc tính của sự hà hơi. Điều này áp dụng cho các phần mang tính chất lịch sử cũng như tín lý và giảng dạy. Một vài người cố gắng tạo một sự phân biệt ở đây và giới hạn tác động thiêng liêng chỉ tới phần sau. Tuy nhiên không có căn cứ khách quan nào cho sự giới hạn này. Đức Chúa Jêsus đã quở trách những người không tin vào tất cả những gì mà các đấng tiên tri nói (Luca 24:25). Chính Ngài cũng trích dẫn với sự thoải mái và tự tin như vậy với cả phần lịch sử và nội dung thần học của Cựu Ước. (Xem bài 1). Phaolô làm chứng rằng ông tin mọi thứ được viết trong luật pháp và các đấng tiên tri (Công vụ 24:14).
Một điểm cuối liên quan đến phạm vi của sự hà hơi đó là các sự ảnh hưởng thiêng liêng không chỉ dành cho các ý tưởng được truyền đạt mà còn cho chính các từ ngữ được truyền nữa. Không có sự bao gồm này, thì toàn bộ mục đích của sự hà hơi đều thất bại, vì chìa khóa cho sự truyền đạt chính xác các tư tưởng là sự chọn lựa của các từ ngữ rõ ràng và thích hợp. Như Clark Pinnock đã nói rằng, “Nếu sự hà hơi không liên quan gì với từ ngữ, thì nó sẽ không còn quan trọng nữa.”
Phao-lô miêu tả tầm quan trọng của từng từ ngữ của Kinh Thánh khi ông nhấn mạnh dạng số ít của từ “dòng dõi” trong Sáng thế ký 22:18 (Galati 3:16). Chính Đức Chúa Jêsus nói rằng mọi từ đều quan trọng (Mathiơ 4:4), và thậm chí các chữ và các phần của chữ có thể được xem là có thẩm quyền (Mathiơ 5:18). Thậm chí nếu lời tuyên bố sau là quá cường điệu cho sự nhấn mạnh, thì nó dùng để nhấn mạnh sự thật là sự quan tâm của Đức Chúa Trời tới sự chính xác của Kinh Thánh là bao gồm mọi thứ.
Cách thức của sự hà hơi
Một câu hỏi mà thường xuyên nảy sinh trong khái niệm này là cách thức của sự hà hơi: chính xác là làm thế nào mà Đức Thánh Linh tác động lên các tác giả của Kinh Thánh? Kinh Thánh cho rất ít thông tin về điểm này. Chúng ta phải nhớ rằng mục đích của Đức Chúa Trời trong sự hà hơi là để làm cho chắc chắn rằng những người phát ngôn của Ngài truyền đạt chính xác lời nhắn mà Ngài mong muốn. Bởi vì sự truyền đạt liên quan đến nhiều dạng khác nhau của các lời nhắn, hết thảy từ các lời bày tỏ mới cho đến dữ liệu lịch sử được cá nhân chứng kiến, hành động thiêng liêng không nghi ngờ gì sẽ mạnh mẽ hơn tại thời điểm này so với lúc khác.
Liên quan đến tài liệu lịch sử có sẵn một cách thông dụng hay các cảm nhận và trải nghiệm cá nhân, Đức Thánh Linh cần thực hiện chỉ một loại của sự giám sát chung chung. Ví dụ, Luca nói rằng ông đã làm một cuộc nghiên cứu lịch sử lớn trước khi viết sách tin lành của ông (Luca 1:1-4). Đức Thánh Linh chỉ cần bảo đảm rằng Ngài đã tiết lộ tất cả các sự kiện được cần đến cho sách tin lành cụ thể này và đảm bảo rằng ông đã truyền đạt chúng một cách chính xác. Điều tương tự cũng áp dụng cho sách Công Vụ Các Sứ Đồ, ngoại trừ là Luca đã thật sự có mặt trong đa số các sự kiện mà ông miêu tả trong sách. Xem một đoạn dài bắt đầu từ Công vụ 20:5. Trong những trường hợp như vậy, Đức Thánh Linh chỉ đơn giản gợi lại ký ức của ông và đảm bảo độ chính xác của nó.
Dù vậy, trong các trường hợp khác, sự tham gia tích cực hơn bởi Đức Thánh Linh là cần thiết. Ví dụ, các đấng tiên tri thường được ban khả năng để nói ra những lời tiên tri mà họ đã không hiểu được (1 Phierơ 1:10, 11). Như Đức Chúa Trời đã nói với Môi-se rằng, “Ta… sẽ cùng miệng ngươi, và dạy người phải nói điều chi” (Xuất Êdíptô ký 4:12; xem Mathiơ 10:19-20).
Các nhà phê bình Kinh Thánh thường xuyên buộc tội các người tin Kinh Thánh về việc dạy rằng Kinh Thánh là sản phẩm của “sự sai khiến một cách máy móc,” và rằng các tác giả chỉ là những cổ máy mà Đức Thánh Linh sử dụng như các máy ghi âm. Các nhà phê bình chế giễu một quan điểm như vậy và bóp méo khái niệm về sự hà hơi.
Một sự giải thích như vậy không chỉ là sự sai lầm; mà nó còn rất không công bằng và vô trách nhiệm. Không có nhiều người tin Kinh Thánh có “một thuyết sai khiến” như vậy về sự hà hơi. Thậm chí trong những trường hợp mà các tác giả Kinh Thánh phụ thuộc nhất vào Đức Thánh Linh, thì họ không ở trạng thái bị động, vô ý thức. Các tà giáo, cổ xưa và hiện đại, có rất nhiều nhà tiên tri tôn giáo hay pháp sư người mà phát ngôn cho “thần” trong một trạng thái hôn mê hay tình trạng bị chiếm hữu. Tuy nhiên không có tí dấu vết nào của dạng này liên quan đến các tác giả Kinh Thánh. Họ có ý thức về việc làm của họ, nhân cách tự nhiên trọn vẹn của họ vẫn hiện hữu; họ nói và viết theo ngôn từ và phong cách văn chương của mình.
“Đó là gần với sự thật để so sánh toàn bộ công việc của Đức Thánh Linh với việc cưỡi một con ngựa đã được huấn luyện kỹ. Bạn kéo dây cương qua bên trái hay bên phải khi bạn thấy rằng con ngựa cần được chỉ dẫn; bạn kiểm tra nó khi nó chạy quá nhanh, hay thúc nó tiến lên khi nó chạy quá chậm; nhưng nó thường xuyên ở trên đường và giữ dáng đi được mong muốn và tốc độ theo ý thích của chính nó; tay bạn vẫn nắm dây cương, và sự thúc ép trên hàm thiếc ngựa được cảm nhận thường xuyên, để bạn có thể kiểm soát các bước di chuyển của con ngựa khi nó đang hầu như chạy theo ý muốn của nó. Thực ra, con ngựa đang chạy theo chính ý muốn của nó mọi lúc, dầu vậy nó chưa bao giờ không có sự kiểm soát của người cưỡi.”
J.W. McGarvey đưa ra điểm này.
Chúng ta không nên quan tâm đến nếu như chúng ta không thể miêu tả được một cách chi tiết cách thức của sự hà hơi. Sau tất cả, mặt quan trọng của nó không phải là bản chất của quá trình, nhưng mà là bản chất của sản phẩm. Dù Đức Thánh Linh sử dụng hình thức của sự giám sát nào, thì chúng ta được đảm bảo rằng nó đem đến lời nhắn mà Đức Chúa Trời mong muốn. Đó mới là điều quan trọng.
Kết quả của sự hà hơi
Kết quả của sự hà hơi là gì? Kinh Thánh được hà hơi là dạng sách gì? Nó là Lời của chính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nắm quyền kiểm soát hoàn toàn của quá trình hình thành nó; những gì được viết xuống là những gì mà Ngài muốn được viết xuống; vậy hoàn toàn thích hợp để gọi nó là Lời của Đức Chúa Trời.
Phaolô biết sự khác biệt giữa lời của con người và lời của Đức Chúa Trời. Ông đã nói với người Têsalônica rằng, “Bởi vậy, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự anh em tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi đã truyền cho, không coi như lời của loài người, bèn coi như lời của Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa Trời, cũng hành động trong anh em có lòng tin” (1 Têsalônica 2:13). Vậy Phaolô biết thông điệp của chính ông là lời của Đức Chúa Trời, cũng như ông biết Cựu Ước cũng là “lời sấm truyền” hay lời của Đức Chúa Trời (Rôma 3:2). Giêrêmi biết các sự ghi chép của ông là lời của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 36:2). Như chúng ta đã nhìn thấy, Đức Chúa Jêsus chỉ đến Cựu Ước là lời của Đức Chúa Trời (Mathiơ 15:6).
Một vài người phản đối việc gọi Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, nói rằng chỉ có mình Đức Chúa Jêsus mới xứng đáng cho danh hiệu này. Chắc chắn Đức Chúa Jêsus được gọi là Ngôi Lời của Đức Chúa Trời (Giăng 1:1; Khải Huyền 19:13). Nhưng chính trong Tân Ước, sự diễn đạt “lời của Đức Chúa Trời” được sử dụng thường xuyên hơn nhiều cho lời nhắn được nói hay viết ra hơn là cho Đức Chúa Jêsus. Một vài ví dụ để xem xét như Công vụ 4:31; 6:2, 7; 8:14; 11:1; 13:5, 7, 44, 46; 17:13; 18:11.
Để chỉ đến Kinh Thánh như là lời của Đức Chúa Trời không hề tước đi vinh hiển của Đức Chúa Jêsus như là Ngôi Lời hóa thân, hằng sống. Cũng giống vậy, để gọi Đức Chúa Jêsus là lời của Đức Chúa Trời không khiến cho Kinh Thánh chỉ là lời ở mức thứ hai, nhưng theo các nghĩa khác. Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời theo nghĩa là các lời của nó có nguồn gốc từ chính trong tâm trí của Đức Chúa Trời. Như J. I. Packer nói rằng, “khi chúng ta nghe hay đọc Kinh Thánh, thì chúng tác động đến tâm trí của chúng ta (dù chúng ta có nhận ra hay không) là lời nói của chính Đức Chúa Trời.”
Một điểm xa hơn phải được đưa ra. Vì Kinh Thánh là sự hà hơi của Đức Chúa Trời và vì vậy nó chính là lời của Đức Chúa Trời, làm sao mà chúng ta có thể chống lại kết luận rằng nó là hoàn toàn chính xác, là lẽ thật, và không có sai lầm? Làm sao mà chúng ta có thể từ chối tính không thể sai lầm của Kinh Thánh? Đây là chủ đề của chương tiếp theo.