BÀI 2 – Mục Đích Của Kinh Thánh

Tại sao ngay từ đầu lại có một thứ như Kinh Thánh? Tại sao nó lại ở đây? Mục đích của nó là gì?

BÀI 2 – MỤC ĐÍCH CỦA KINH THÁNH

Rôma 1:18-21; Phục truyền luật lệ ký 5:22; Giêrêmi 36:1-8; Hêbơrơ 1:1-2; Êphêsô 3:1-5

Tại sao ngay từ đầu lại có một thứ như Kinh Thánh? Tại sao nó lại ở đây? Mục đích của nó là gì?

Để trả lời những thắc mắc này chúng ta phải đối mặt với một vài hoặc thậm chí là các câu hỏi cơ bản hơn: tại sao lại có một thứ như là vũ trụ, bao gồm cả trái đất? Tại sao chính loài người lại tồn tại? Tại sao chúng ta ở đây? Mục đích của chúng ta là gì?

Để diễn đạt câu hỏi theo những thuật ngữ của Kinh Thánh, thì tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng con người? Câu trả lời là Ngài đã mong muốn tạo nên một vật thọ tạo theo ảnh tượng của chính Ngài, người có thể yêu mến và hầu việc Ngài, với người đó Ngài có thể có được mối giao hảo cá nhân mãi mãi. Chính trái đất phải là sân khấu cho mối quan hệ thân thiết này.

Sáng thế ký 3:8 cho chúng ta một manh mối về mục đích này. Theo dấu A-đam và Ê-va bắt đầu phạm lỗi, “Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đi ngang qua vườn.” Nhưng bởi vì bây giờ họ đã bị ảnh hưởng bởi sự có tội, nên họ đã “ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Ðức Chúa Trời.” Ngụ ý ở đây là Đức Chúa Trời đã ở cùng với họ theo cách này trước đây, vì họ nhận ra được những dấu hiệu của sự hiện diện của Ngài. Nó cũng chỉ ra rằng họ đã từng chào đón các chuyến viếng thăm của Ngài, sự ẩn trốn của họ giờ đây bị thúc đẩy bởi sự xấu hổ mà tội lỗi mang lại cho chính họ.

Khó cho chúng ta để hình dung được niềm vui sướng mà phải được chia sẻ bởi Đấng Tạo Hóa và vật thọ tạo giống như hình ảnh Ngài trong những thời khắc trò chuyện mặt đối mặt này. Đây không phải là hoạt động duy nhất của A-đam và Ê-va, vì họ đã được ban cho các nhiệm vụ rõ ràng để làm và những thứ khác để tập trung vào (Sáng thế ký 1:28; 2:15). Nhưng chắc chắn đây là sự kiện cao trào trong ngày, khi Đức Chúa Trời trực tiếp đến với họ, và họ chia sẽ đời sống của mình với Ngài trong sự thánh sạch hồn nhiên và vui vẻ.

Khó để tưởng tượng hơn hình thức trực tiếp nào của sự bày tỏ mà hơn cả cách Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài cho A-đam và Ê-va ở trong vườn. Chúng ta không nên nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang hiện ra với họ ở dạng bản chất thuộc linh thuần khiết[1] của Ngài (Xuất Ê-díp-tô ký 33:20). Tuy nhiên, nó là sự hiện thân rõ ràng nhất trong các sự hiện-thân (theophany) của Đức Chúa Trời hay các sự xuất hiện thiêng liêng. Chính Đức Chúa Trời hiện diện, có thể là trong hình hài con người, bước đi và nói chuyện với những người được tạo dựng theo ảnh tượng thuộc linh của chính Ngài. Lúc đó Kinh Thánh không cần thiết phải có.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của tội lỗi đã kết thúc sự mật thiết này. Một hệ thống hoàn toàn mới của các tình huống chiếm ưu thế. Tội lỗi phá vỡ mối thông giao giữa Đức Chúa Trời với con người, đưa sự có tội và sự bại hoại vào trong thế gian này, và đặt loài người vào con đường đi đến sự chết và sự chia cắt đời đời với Đức Chúa Trời. Buồn thay nhưng là cần thiết khi Đức Chúa Trời đã rút lại sự hiện diện trực tiếp của Ngài từ trong vòng các vật thọ tạo của Ngài. Hãy xem Ê-sai 59:1-2.

Nhưng Đức Chúa Trời đã nhìn thấy trước được tình huống này của các sự việc, và đã chuẩn bị đưa vào thực hiện một kế hoạch mà sẽ khôi phục lại mối quan hệ hoàn toàn. Được bao gồm trong kế hoạch này là sự viết ra Kinh Thánh.

Nhu Cầu Cho Sự Bày Tỏ

Nhu cầu trước tiên và cơ bản được tạo ra bởi tội lỗi là nhu cầu cho sự cứu chuộc. Loài người phải được cứu chuộc khỏi tình trạng và các hậu quả của tội lỗi của mình. Loài người phải được giải cứu và được phục hồi. Mặc dù kế hoạch của sự cứu chuộc đã hình thành trong tâm trí của Đức Chúa Trời trước khi sáng thế (Mathiơ 25:34; 1 Phierơ 1:18-20), nhưng nó chỉ có thể được làm trọn trong khuôn khổ của chính lịch sử mà thôi.

Kế hoạch của Đức Chúa Trời bao gồm một chuỗi dài của các sự kiện lịch sử, bắt đầu bằng lời kêu gọi Áp-ra-ham đến thành lập một dân tộc mà sẽ là bối cảnh của toàn bộ các sự kiện cứu chuộc trong tương lai. Những điều này bao gồm sự phát triển của dân Y-sơ-ra-ên trong lòng nước Ê-díp-tô, những sự lao động khổ cực của Sách Xuất Êdíptô ký và những việc lưu lạc trong đồng vắng, và sự ra đời của một dân tộc trong vùng đất Ca-na-an. Trong mười thế kỷ tiếp theo, làm việc qua các quan xét, các vua, và các đấng tiên tri, Đức Chúa Trời tiếp tục lập nên môi trường cho việc làm cuối cùng và quyết định trong chương trình cứu chuộc: sự sống, sự chết và sự sống lại của sự hiện-thân bằng xác thịt của Đấng Christ.

Thêm vào sự cần thiết này cho sự cứu chuộc là điều thứ yếu nhưng lại là sự cần thiết quan trọng cho sự bày tỏ. Mặc dù Đức Chúa Trời không còn hiện diện trực tiếp trên đất nữa, nhưng vẫn cần thiết cho Ngài để giao tiếp với dân sự của Ngài theo một vài cách khác nhau. Các hành động cứu chuộc vĩ đại của Đức Chúa Trời (ví dụ, những điều liên quan đến sự rời đi khỏi xứ Êdíptô, hay sự sống lại của Đức Chúa Jêsus) bày tỏ quyền năng và bổn tánh của Ngài với mức độ nào đó, nhưng mục đích của chúng là sự cứu chuộc, không phải sự bày tỏ. Chính các sự kiện này cần điều gì đó phải được thêm vào, tức là sự bày tỏ.

Tại sao lại có sự cần thiết cho sự bày tỏ? Theo một nghĩa chung chung thì chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời đơn giản muốn giữ những đường dây của sự giao tiếp được mở giữa chính Ngài và dân sự của Ngài. Ngài muốn để chúng ta biết rằng Ngài vẫn yêu thương chúng ta mặc cho tội lỗi của chúng ta, rằng Ngài đang làm việc để giải quyết vấn đề đó, và rằng sự cứu rỗi thực sự đang có sẵn cho chúng ta nếu chúng ta nhận lấy nó.

Cũng vậy, nói chung thì sự bày tỏ là cần thiết để Đức Chúa Trời có thể giữ trước chúng ta lẽ thật về; chính Ngài và chính chúng ta. Nó cũng cần thiết để bày tỏ cho chúng ta bản chất của một đời sống tin kính (2 Timôthê 3:16-17).

Dù vậy, nói một cách đặc biệt hơn, thì chúng ta nên nói là sự bày tỏ được cần đến để giải thích sự cứu chuộc mà Đức Chúa Trời đã thực thi trong lịch sử. Sự cứu chuộc thực ra có thể được làm trọn mà không cần có sự bày tỏ, nhưng vậy thì làm thế nào mà chúng ta hiểu được sự cứu chuộc là gì? Làm sao chúng ta biết được làm thế nào để nhận lấy sự cứu chuộc cho chính chúng ta và dự phần vào những ích lợi của nó? Ví dụ, liệu chúng ta có thể hình dung sự đến của Đức Chúa Jêsus như là sự hiện thân của Con của Đức Chúa Trời, chết cho tội lỗi của chúng ta, việc ra khỏi ngôi mộ, và sự trở về với Đức Cha mà không có một lời giải thích nào không?

Rõ ràng rằng không có sự giải thích được bày tỏ của các sự kiện cứu chuộc, thì toàn bộ công việc sẽ là vô ích. Nó sẽ vẫn là một chuyện mầu nhiệm mãi mãi bị che giấu trong Đức Chúa Trời (hãy xem Êphêsô 3:1-11). Tuy nhiên, với sự bày tỏ, chúng ta có thể biết được những gì mà Đức Chúa Trời đã làm để cứu chúng ta, và chúng ta có thể biết được làm thế nào để nhận lấy nó (1 Côrinhtô 15:1-4; 2 Timôthê 3:15).

Nhu Cầu Cho Sự Bày Tỏ Bằng Lời

Cũng cần thiết cho sự bày tỏ này được ban cho chúng ta dưới dạng lời nói. Dĩ nhiên, một vài sự bày tỏ có thể thực thi mà không cần lời nói, như là sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đến với chúng ta qua thiên nhiên (Thi Thiên 19:1-6; Rôma 1:18-21). Bởi vì tội lỗi của chúng ta, tuy nhiên, chúng ta vẫn có khuynh hướng phớt lờ nó hay bóp méo nó (Rôma 1:21-32). Bên cạnh đó, sự bày tỏ chung chung này (như thường được gọi) không nói với chúng ta về sự cứu chuộc. Thực tế, nó không thể làm như vậy, vì sự cứu chuộc chỉ có thể được hiểu qua sự giao tiếp thông tin, tức là, chỉ qua sự bày tỏ bằng lời nói.

Lời nói là dạng tự nhiên nhất của sự giao tiếp đối với những loài thông minh, đặc biệt là khi một người không nhìn thấy được người khác. Qua việc sử dụng lời nói, các ý tưởng và các khái niệm được chuyển đổi từ tâm trí người này qua người khác.

Đây chính xác là những gì được đòi hỏi khi điều gì đó phải được giải thích, đặc biệt là khi nó uyên thâm như kế hoạch của sự cứu rỗi. Các dấu hiệu, các cử chỉ, các hành động tượng trưng (thậm chí “các hành động vĩ đại của Đức Chúa Trời,” chính là các hành động cứu chuộc) không giải thích gì cả. Thực tế, chính chúng là những điều cần phải được giải thích, và sự giải thích là một chức năng được thực hiện qua lời nói.

Chuyện gì xảy ra khi có hành động mà không có sự giải thích? Một là chúng ta không biết về ý nghĩa của nó, hai là chúng ta lập nên các ý kiến chủ quan của chính chúng ta như thể áp đặt ý nghĩa cho nó là như vậy. Hành động càng mạnh mẽ và phức tạp, thì chúng ta càng phó mặc cho sự chủ quan của chính chúng ta.

Edith Schaeffer miêu tả điều này một cách hoàn hảo qua một dịp tình cờ liên quan đến bộ phim “Hàm Cá Mập – Jaws” đang chiếu trên máy bay. Cô ấy đã từ chối dùng tai nghe nghe phát âm thanh của phim, với hy vọng làm một vài công việc với giấy tờ. Tuy nhiên, đôi khi những tiếng kêu la từ những hành khách khác khiến cho cô liếc nhìn vào màn hình, nơi mà cô ấy nhìn – mà không có lời nói nào đi kèm – những cảnh như là mọi người đang chạy trên bãi biển, một người nào đó đang quẫy nước, và một người nào đó trong bệnh viện. Cô ấy bình luận rằng, “Thật là một câu chuyện vớ vẩn mà tôi sẽ nói về bộ phim nếu như tôi chỉ phụ thuộc vào những ấn tượng mà mắt của tôi cho tôi thấy, mà không có kèm lời nào!” Không có “sự giải thích bằng lời”, cô nói, chúng ta thường giải nghĩa sai những gì mà chúng ta nhìn thấy và đi đến một kết luận sai lầm.

Hai điều rõ ràng là: chúng ta cần một sự giao tiếp bằng lời nói từ Đức Chúa Trời, và chúng ta, sau tất cả, là những tạo vật khôn ngoan đã quen với việc sử dụng ngôn ngữ. Xét hai điều này, nói đúng hơn là không thể hiểu được nếu Đức Chúa Trời sẽ chọn không sử dụng lời nói hay cách nói chuyện trong việc bày tỏ chính Ngài, ý muốn của Ngài, và bản chất của sự cứu rỗi của Ngài.

Sự thật là Đức Chúa Trời đã phán (Hêbơrơ 1:1-3). Đây là chứng cứ phong phú của Kinh Thánh. Sự trình bày “Vậy Chúa phán” hay từ tương đương của nó diễn ra gần hai ngàn lần chỉ trong Cựu Ước. “Lời của Chúa” đến qua các đấng tiên tri (xem 1 Các Vua 16:1; Ô-suê 1:1). Đức Chúa Trời đã bảo Giêrêmi rằng, “Nầy, ta đã đặt những lời ta trong miệng ngươi” (Giêrêmi 1:9). Kinh Thánh được gọi là “lời phán của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:2). Đức Chúa Jêsus bày tỏ rằng chúng ta phải sống nhờ “mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.” (Mathiơ 4:4). Những dẫn chứng và ví dụ như vậy có thể được tăng lên rất nhiều.

Tại sao lại quan trọng để nhấn mạnh điểm này? Bởi vì một trong những quan điểm chung nổi bật về sự bày tỏ ngày nay là Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài qua “các việc làm vĩ đại” của Ngài, nhưng không bao giờ qua lời nói hay những lời tuyên bố. Nhiều Hội Thánh loài người tự do giữ quan điểm này. Ý tưởng của họ không đơn giản chỉ là Đức Chúa Trời không có phán, mà còn là Ngài không thể phán trong ngôn ngữ của chúng ta.

Quan điểm này không được căn cứ trên Kinh Thánh hay bằng chứng của bất cứ thứ nào, nhưng chỉ trên một sự phỏng định trước không thể chứng minh được về bản chất của Đức Chúa Trời và mối quan hệ của Ngài với lịch sử. Nó cho rằng sự khác nhau giữa Đức Chúa Trời và loài người quá lớn đến nỗi ngôn ngữ trong mối quan hệ, trói buộc với truyền thống của chúng ta không thể chứa đựng hay diễn đạt những khái niệm thiêng liêng. Ý tưởng rằng Đức Chúa Trời đối với con người cũng như là con người đối với lũ chuột hay côn trùng. Thậm chí Einstein không thể giải thích được thuyết tương đối cho loài kiến. Thì cũng vậy, Đức Chúa Trời không thể rút gọn suy nghĩ của Ngài xuống mức ngôn ngữ loài người, theo như những sự suy đoán của các Hội Thánh loài người này.

Sự chống đối này với sự bày tỏ bằng lời nói là sai lầm. Ít nhất, hai hướng lập luận khiến điều này rõ ràng.

Trước tiên, quả thật là Đức Chúa Trời khác với loài người. Nhưng chính sự khác biệt này cho phép Đức Chúa Trời nói với chúng ta mặc cho những khác biệt của chúng ta. Chúng ta không thể bàn luận các khái niệm triết học với côn trùng bởi vì chúng ta bị hạn chế, có giới hạn. Nhưng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời biết mọi sự, toàn năng, vô hạn. Hãy để Chúng ta không nên cố gắng gán những giới hạn của chúng ta lên Ngài.

Thứ hai, sự bày tỏ bằng lời nói là thích hợp và có hiệu quả bởi vì chúng ta được tạo từ ảnh tượng của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26, 27) và vì vậy thích nghi một cách tự nhiên để giao tiếp với Ngài. Ví như, máy thu của chúng ta đã được điều chỉnh sẵn trong tầm phủ sóng của Đức Chúa Trời rồi. Ngài tạo chúng ta cho chính mục đích của việc gần gũi và giao tiếp với Ngài.

Vậy Đức Chúa Trời có thể nói chuyện với chúng ta, bày tỏ những điều mà chúng ta cần biết về sự cứu chuộc của chúng ta; và chúng ta là những người mang ảnh tượng của Ngài có thể hiểu được những lời nói của Ngài.

Nhu Cầu Cho Sự Ghi Chép Sự Bày Tỏ

Kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời gồm có một đòi hỏi xa hơn nữa liên quan đến sự bày tỏ; nó phải là ở dạng ghi chép. Dĩ nhiên, không phải mọi lời của sự bày tỏ đều được ghi lại, nhưng hầu hết đều được chép lại. Chính Đức Chúa Trời lập gương mẫu bằng cách viết xuống mười điều răn trên các bảng bằng đá với chính “ngón tay” của Ngài (Xuất Êdíptô ký 31:18), thậm chí là sau khi Ngài đã nói chúng rõ ràng (Phục truyền luật lệ ký 5:22). Môi-se đã viết xuống phần còn lại của luật pháp theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 24:4; 34:27).

Khi Đức Chúa Trời sai các đấng tiên tri đi, Ngài sai họ không chỉ để rao giảng mà còn để viết nữa. Ngài nói với Giêrêmi rằng, “Hãy chép mọi lời ta đã phán cùng ngươi vào trong sách” (Giêrêmi 30:2; xem 36:2). Liên quan đến sách tin lành của ông, Luca đã được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh để nói rằng, “tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông” (Luca 1:3). Khi Chúa đang chuẩn bị để Giăng nhận lấy sự bày tỏ của Ngài, Ngài đã ra lệnh cho ông rằng, “Điều ngươi thấy, hãy chép vào một quyển sách” (Khải Huyền 1:11, 19).

Tại sao lại phù hợp và cần thiết cho sự bày tỏ được viết xuống? Có một vài cách lý giải. Thứ nhất, điều này đưa nó vào dạng lâu bền để nó sẵn có cho các thế hệ đời sau cũng như những người ngay lập tức nhận lấy nó. Các việc làm cứu chuộc là các sự kiện xảy ra một lần; chúng phải được ghi chép lại và được giải thích cho mọi thời đại. Chính bản thân sự bày tỏ, từ khi nó được ban cho những người cụ thể trong các trường hợp lịch sử cụ thể, phải được đưa vào dạng mà sẵn có để dùng được lâu dài. Cựu Ước đã được chép xuống vẫn còn tồn tại, bởi sự thiết kế của Đức Chúa Trời, có lợi cho các môn đồ Đấng Christ (Rôma 4:22-25; 1 Côrinhtô 10:11); và tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ, được bảo tồn dưới dạng văn bản, vẫn đem đến cho mọi người đức tin và sự sống đời đời (Giăng 20:30, 31).

Lý do thứ hai cho việc bảo tồn sự bày tỏ bằng văn bản là bởi vì cách đó mà nó trở thành một tiêu chuẩn khách quan, có thể sử dụng được cho tất cả theo cùng một hình thức và cùng một cách. Sự bày tỏ được viết xuống làm mất tác dụng của tất cả sự thỉnh cầu đến sự trải nghiệm chủ quan: những tiếng nói từ bên trong, “những sự bày tỏ” cá nhân, những quan điểm trực giác, các sự hiện thấy, và những sự cảm nhận. Tất cả các hiện tượng như vậy mang tính cá nhân cao và vốn rất mơ hồ. Nguồn lẽ thật chắc chắn duy nhất là lời khách quan của Kinh Thánh. Điều này được bảo đảm bởi cách mà Đấng Christ và các tác giả Tân Ước thường xuyên thỉnh cầu các lời của Cựu Ước rằng: “Có lời được chép rằng…có lời được chép rằng… có lời được chép rằng.” (Ví dụ, xem Mathiơ 4:10; Rôma 1:17).

Vẫn có lý do khác mà tại sao sự bày tỏ của Đức Chúa Trời lại được đưa vào dạng viết đó là điều này làm cho nó một sự kết thúc chắc chắn mà phù hợp với thẩm quyền tuyệt đối của nó. Khi một luật pháp hay một sự đoán xét hay một lời tiên tri được viết xuống, điều đó khiến cho nó là cuối cùng, và không thay đổi và vững chắc. Nó nên được làm như vậy, nó sẽ làm như vậy, nó phải được làm như vậy. Đức Chúa Trời đã viết mười điều răn vào bảng đá tượng trưng cho tính chất không thay đổi này. Cũng hãy xem Phục truyền luật lệ ký 27:2-3,8: Giô-suê 8:32. Ngài ra lệnh cho các sự phán xét của Ngài được viết xuống như là một chứng cứ đời đời và cảnh báo về sự công bình của Ngài (Xuất Êdíptô ký 17:14; Ê-sai 30:8). Khi đã được viết xuống, lời của Ngài phải không được thay đổi (Khải Huyền 22:18, 19). Nó là dứt khoát và tuyệt đối, cho đến tận một chấm và nét nhỏ nhất (Mathiơ 5:17, 18).

Chúng ta phải không được quên rằng mục đích ưu tiên của Đức Chúa Trời là sự cứu chuộc: Ngài đang làm việc để phục hồi chúng ta lại với mối thông công riêng tư với chính Ngài. Dù vậy, một phần cần thiết của kế hoạch cứu chuộc của Ngài là sự bày tỏ bằng lời nói được làm sẵn có ở dạng viết. Điều này đã được ban cho. Đó là Kinh Thánh. “Hãy tìm trong sách Ðức Giê-hô-va và đọc lấy” (Ê-sai 34:16).

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dàn Bài
Scroll to Top