Tuy nhiên, câu hỏi thực sự ở đây là: Nó có quan trọng với Đức Chúa Jêsus không? Đức Chúa Jêsus có thờ ơ với bản chất của Kinh Thánh không? Hay phải chăng điều này là điểm trọng tâm và cốt yếu trong lời dạy của Ngài? Và nếu nó là như vậy, thì Ngài đã dạy gì về Kinh Thánh – nguồn gốc, bản chất, và thẩm quyền của nó? Những câu hỏi quan trọng này phải là điểm khởi đầu trong bài nghiên cứu này về Kinh Thánh.
NỀN TẢNG VỮNG CHẮC – THẨM QUYỀN CỦA LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
Tiến Sĩ. Jack Cottrell
Lời Giới Thiệu
Câu hỏi về thẩm quyền Kinh Thánh chắc chắn không hề mới. Từ những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh thì đã có những sự công kích thường xuyên vào tính trung thực của Kinh Thánh, khiến cho việc đề xuất một tín lý căn bản về lời Kinh Thánh là điều cần thiết từ rất lâu. Do đó nội dung trong sách này chẳng hề mới chút nào, hay là có bất cứ sự khám phá mới lạ nào về cách tiếp cận.
Chúng ta dường như đang sống ở một trong những thời kỳ đó, dầu vậy, sự công kích luôn được đổi mới. Thậm chí những vấn đề giống nhau trước đây đã được đối mặt và giải quyết rất nhiều lần, nhưng chúng vẫn được sống lại, đôi khi theo những cách rất tinh vi. Chính vì lý do đó, việc đối mặt với chúng lần nữa là cần thiết và để tuyên bố lại bản chất thẩm quyền của Kinh Thánh cho thời nay.
Cuốn sách này cố gắng nói rõ trường hợp về tính không sai lầm của Kinh Thánh, là điều duy nhất thích hợp để tiếp cận với thẩm quyền của Kinh Thánh. Tuy nhiên nó còn hơn là một cuộc luận chiến. Cũng được bàn luận đến những gợi ý thực tiễn về thẩm quyền của Kinh Thánh cho đức tin và đời sống của môn đồ Đấng Christ.
Phong cách và hình thức phổ thông không nghi ngờ gì sẽ tẻ nhạt đối với các Học Giả khi họ bắt đầu đọc cuốn sách này. Tuy nhiên phong cách và hình thức như vậy là cần thiết đề khiến cho nó gần gũi với nhiều đọc giả nhất có thể.
Bài 1 – ĐỨC CHÚA JÊSUS VÀ KINH THÁNH
Mác 7:9-13; Mathiơ 12:38-42; Luca 24:44-46; Mathiơ 4:1-10
“Miễn sao tôi còn tin vào Đức Chúa Jêsus, thì liệu có còn quan trọng về việc tôi tin gì về Kinh Thánh không?”
Nhiều tín đồ thật thà của Đấng Christ đang hỏi câu hỏi này ngày nay. Một vài người trở nên hoài nghi về tính chất đáng tin cậy hoàn toàn của Kinh Thánh. Một vài người cố gắng né tránh sự tranh luận về Kinh Thánh. Những người khác đơn giản là thờ ơ với những vấn đề tín lý “khô khan” như vậy về bản chất của Kinh Thánh.
Dù lý do là gì, có rất nhiều người muốn phân chia đức tin vào Đức Chúa Jêsus khỏi đức tin vào Kinh Thánh. Chúng ta đã nghe nói, “Đức tin không phải là hướng đến Kinh Thánh nhưng đến Đấng Christ.” Chúng ta tin vào Đấng Christ và đã chấp nhận Ngài là Chúa và Đấng cứu thế của chúng ta, tại sao chúng ta không đơn sơ bước theo Ngài thôi? Việc chúng ta tin gì về Kinh Thánh liệu có còn quan trọng không?
Tuy nhiên, câu hỏi thực sự ở đây là: Nó có quan trọng với Đức Chúa Jêsus không? Đức Chúa Jêsus có thờ ơ với bản chất của Kinh Thánh không? Hay phải chăng điều này là điểm trọng tâm và cốt yếu trong lời dạy của Ngài? Và nếu nó là như vậy, thì Ngài đã dạy gì về Kinh Thánh – nguồn gốc, bản chất, và thẩm quyền của nó? Những câu hỏi quan trọng này phải là điểm khởi đầu trong bài nghiên cứu này về Kinh Thánh.
Quan Điểm Của Đấng Christ Về Kinh Thánh
Kinh Thánh mà Đức Chúa Jêsus đã sử dụng là Kinh Thánh Cựu Ước của chúng ta. Cách Ngài sử dụng không phải là vô ý tứ hay hiếm khi xảy ra. Cuộc đời và những lời dạy dỗ của Ngài thấm nhuần với Cựu Ước; Ngài thường xuyên nhắc đến nó. Do đó khi chúng ta đọc các Sách Tin Lành, không khó để nhận ra những tín lý của Kinh Thánh Cựu Ước đã được dạy bởi Đức Chúa Jêsus.
Nguồn Gốc Thiêng Liêng Của Kinh Thánh
Đức Chúa Jêsus thừa nhận tác giả (loài người) của Kinh Thánh Cựu Ước như là Môi-se (Giăng 5:26); Ê-sai (Mathiơ 15:7), và Đavít (Luca 20:42). Nhưng Ngài còn đi xa hơn nữa. Ngài dạy rằng chính Đức Chúa Trời mới là tác giả chính của Kinh Thánh. Thực vậy, Đavít đã viết Thi Thiên 110, nhưng ông viết như vậy bởi Đức Thánh Linh (Mác 12:36). Môi-se ban hành luật pháp (Giăng 7:19), nhưng Đức Chúa Jêsus quy cho những lời của luật pháp là của chính Đức Chúa Trời (Mathiơ 15:3,4, trích Xuất Êdíptô ký 20:12; 21:17). Những lời trong Sáng thế ký 2:24 chính là những lời của Đấng Tạo Hóa (Mathiơ 19:4,5).
Với nguồn gốc thiêng liêng, Kinh Thánh có thể được gọi một cách đúng đắn là “Lời của Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Jêsus đã sử dụng chính cách nói này cho một số đoạn Kinh Thánh Cựu Ước cụ thể. Ngài đã buộc tội những người Pha-ri-si về việc thay thế mạng lệnh của Đức Chúa Trời trong luật pháp của Môi-se với những truyền thống của chính họ. Vậy họ mang tội “làm mất hiệu lực lời của Đức Chúa Trời” (Mác 7:13). Nhưng thậm chí không có cách nói cụ thể đó, thì những đoạn Kinh Thánh được trích dẫn trong đoạn trên cũng làm cho nó rõ ràng rằng Đức Chúa Jêsus xem Kinh Thánh Cựu Ước là đến từ Đức Chúa Trời.
Những gì mà Đức Chúa Jêsus đã dạy liên quan đến Cựu Ước thì Ngài cũng hứa về Tân Ước. Vào đêm của bữa ăn cuối cùng, Ngài đã nói với các Sứ Đồ của mình rằng Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ họ khi thời điểm đến để họ trình bày Tin Lành. Đức Thánh Linh sẽ cho họ một trí nhớ không chút sai sót và sự bày tỏ mới (Giăng 14:26). Ngài sẽ dạy họ lẽ thật thiêng liêng, lẽ thật từ chính tâm trí của Đức Chúa Trời (Giăng 16:12-15). Điều này là hợp lý để suy ra rằng sự ban cho này áp dụng cho cả những lời nói và sự ghi chép của họ, sự ghi chép này chính là Tân Ước.
Sự Đáng Tin Cậy Hoàn Hảo Của Kinh Thánh
Vì Đức Chúa Jêsus xem Kinh Thánh như chính là lời của Đức Chúa Trời, không lấy gì làm ngạc nhiên khi Ngài khẳng định tính đáng tin cậy tuyệt đối của nó. Nếu nó là lời của Đức Chúa Trời, thì nó phải là sự thật: “Lời Cha tức là lẽ thật” (Giăng 17:17).
Sự tuyên bố mạnh mẽ nhất của Đức Chúa Jêsus về sự đáng tin cậy của Kinh Thánh là Giăng 10:35, “Kinh Thánh không thể bỏ được”. Tranh luận với những người Giu-đa về thân phận của chính Ngài, Ngài dùng Thi Thiên 82:6. Ngày xem việc thỉnh cầu đến Kinh Thánh là dấu chấm hết cho sự tranh luận, từ khi Kinh Thánh không thể phá bỏ được: có nghĩa là, Kinh Thánh không thể bị thách thức hay bác bỏ hay từ chối. Kinh Thánh không thể thay đổi và không thể phá hủy được trong lẽ thật của nó. Nó là nền tảng vững chắc.
- Lịch Sử Không Thể Sai Lầm
Điều quan trọng đáng chú ý rằng Đức Chúa Jêsus thường xuyên khẳng định lịch sử đáng tin cậy của Cựu Ước. Trong lời dạy của Ngài, Ngài đưa ra nhiều dẫn chứng đến những nhân vật và sự kiện lịch sử cụ thể. Nhận định rằng đọc giả của Ngài quen thuộc với những ghi chép này, Ngài chỉ đơn giản đề cập đến họ là sự thật mà không có lần nào gợi ý rằng họ là chuyện huyễn hay không chính xác.
Danh sách của những dẫn chứng như vậy thật sự ấn tượng. Ví dụ, từ thời kỳ luôn bị thử thách trước Abraham, Đức Chúa Jêsus nhắc đến sự tạo dựng của loài người (Mathiơ 19:4,5), Việc giết Abên (Mathiơ 23:35), con tàu của Nô-ê và nước lụt (Mathiơ 24:37-39). Từ thời kỳ các quan xét, Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp được nhắc đến (Mathiơ 8:11); cũng như Lót, sự phá hủy thành Sô-đôm, và ví dụ về vợ của Lót (Luca 28:32). Nhiều dẫn chứng đến thời của Môi-se bao gồm việc treo con rắn bằng đồng lên (Giăng 3:14) và sự ban cho mana (Giăng 6:49). Những sự kiện từ thời các Vua và các tiên tri gồm cả việc ăn bánh trần thiết của Đavít (Mathiơ 12:3,4), chuyến viếng thăm Sôlômôn của nữ hoàng Sêba (Mathiơ 12:42), sự cứu chữa kẻ bị bệnh phung Na-a-man (Luca 4:27), và sự thử thách của Giôna (Mathiơ 12:40).
Những nhân vật Cựu Ước này không chỉ được sử dụng bởi Đức Chúa Jêsus đơn thuần như một người có thể sử dụng chuyện huyễn hay huyền thoại để minh họa những sự thật tuyệt diệu. Hơn thế, sự thật của chúng là thiết yếu với các đại ý và sự tranh luận khác nhau mà Ngài dẫn ra từ chúng. Ví dụ, tính chất lịch sử của sự tạo dựng của A-đam và Ê-va là cơ sở cho lời dạy của Đức Chúa Jêsus về hôn nhân (Mathiơ 19:4-6). Sự kiện Đavít ăn bánh trần thiết là phần cho sự bào chữa của Đức Chúa Jêsus về những hành động của chính Ngài (Mathiơ 12:1-4). Sự ăn năn thực sự của thành Ninive bởi lời giảng dạy của Giôna được trình bày như một chuẩn mực mà bởi đó những người Giuđa không ăn năn sẽ bị đoán xét (Mathiơ 12:41).
Từ những ví dụ này, thì rõ ràng rằng Đức Chúa Jêsus đã phỏng định trước và củng cố sự chính xác của những bản ghi chép lịch sử của Cựu Ước. Cũng vậy, lời hứa của Ngài về trí nhớ không chút sai sót cho các Sứ Đồ của Ngài bảo đảm cho sự đáng tin cậy y như vậy cho Tân Ước (Giăng 14:26).
- Lời Tiên Tri Không Thể Sai Được
Lời tiên tri là lĩnh vực khác mà Đức Chúa Jêsus đã khẳng định sự đáng tin cậy hoàn toàn của Kinh Thánh. Vì Kinh Thánh không thể bị phá bỏ, không một lời tiên tri nào sẽ không ứng nghiệm. Tất cả những lời tiên tri sẽ được làm trọn (Luca 18:31); thực vậy, chúng phải được làm trọn (Luca 24:44). Một lời tiên tri sẽ không được ban cho nếu như sự làm trọn của nó đã không chắc chắn xảy ra. Hãy xem Mathiơ 26:54; Luca 22:37. Đức Chúa Jêsus đã nói rằng đó là ngu ngốc khi không tin “lời của các đấng tiên tri nói” (Luca 24:25; cũng hãy xem Giăng 5:45-47).
Thẩm Quyền Tuyệt Đối Của Kinh Thánh
Điểm cuối cùng về quan điểm của Đức Chúa Jêsus về Kinh Thánh đó là Ngài chấp nhận và tán thành thẩm quyền tuyệt đối của nó. Một sự thỉnh cầu tới Kinh Thánh là đủ để kết thúc cuộc tranh luận: “Các ngươi chưa từng nghe” những gì mà viết trong Kinh Thánh ư? (Mathiơ 21:16, 42; Mác 12:26). “Có lời chép rằng” và chỉ thế thôi! (Mathiơ 4:4, 7, 10; Giăng 8:17).
Những vấn đề về đức tin hay tín lý được lập ra bởi việc thỉnh cầu đến Lời đã được viết ra. Ví dụ, Đức Chúa Jêsus đã chứng minh tín lý về sự sống lại của kẻ chết qua việc trích dẫn Xuất Êdíptô 3:6 (Luca 20:37, 38). Ngài đã giải thích bản chất cao quý của Ngài từ Thi Thiên 110:1 (Mathiơ 22:42-45). Ngài đã dạy về nhiệm vụ của chính Ngài từ tất cả các phần của Cựu Ước (Luca 24:25-27, 44-46). Ngài đã nói rằng, những tín lý sai lầm nổi lên khi Kinh Thánh bị hiểu sai (Mathiơ 22:29).
Lời nói cuối cùng này về thẩm quyền của Kinh Thánh áp dụng vào đạo đức hay sự thực hành cũng như tín lý. Đức Chúa Jêsus đã sử dụng Kinh Thánh như là một quy tắc tiêu chuẩn cho sự ăn ở khi đối mặt với cám dỗ (Mathiơ 4:4, 7, 10). Ngài so sánh sự khác nhau giữa hòn đá vững chắc của các mạng lệnh với những truyền thống có thể sai lầm của con người (Mathiơ 15:3). Thậm chí những điều răn nhỏ nhất cũng có thẩm quyền (Mathiơ 5:19; 23:23).
Thỉnh thoảng một vài người quả quyết rằng Đức Chúa Jêsus đã thách thức thẩm quyền của Kinh Thánh ở một vài điểm. Một tác giả nói Cựu Ước “mâu thuẫn hay bị thay đổi bởi Đức Chúa Jêsus” trong Mathiơ 5:21-48. Đây là một lời quả quyết đáng chú ý, đặc biệt vì Đức Chúa Jêsus đã mở đầu sự dạy dỗ của Ngài ở đó bằng việc nói rằng Ngài không đến để phá hủy luật pháp, rằng không một chấm một nét nào sẽ bị bỏ qua cho đến khi ứng nghiệm, và thậm chí điều răn nhỏ nhất là có thẩm quyền (Mathiơ 5:17-19). Ngài đã nói ở một nơi khác rằng “Trời đất qua đi còn dễ hơn một nét chữ trong luật pháp phải bỏ đi” (Luca 16:17).
Đức Chúa Jêsus đang làm gì trong Mathiơ 5:21-48? Điều tương tự mà Ngài đang làm như những lần khác, ấy là, phá hủy những truyền thống sai trái và những sự diễn giải theo Rabi của luật pháp. Hãy xem Mác 7:1-13. Ngài không thách thức chính luật pháp, nhưng cách mà các thầy thông giáo đã dạy dỗ cách áp dụng nó.
Vậy thì quan điểm của Đức Chúa Jêsus về Kinh Thánh là gì? Từ các dữ liệu trên thì phải rõ ràng rằng đối với Ngài, nó là một cuốn sách với nguồn gốc thiêng liêng, sự đáng tin cậy hoàn hảo, và thẩm quyền tuyệt đối.
Quan Điểm Của Chúng Ta Về Đấng Christ
Khi chúng ta trở thành môn đồ Đấng Christ, chúng ta chấp nhận Đức Chúa Jêsus như là Đấng Cứu Thế của chúng ta. Chúng ta tin Ngài có thể cứu chúng ta từ những hậu quả của tội lỗi. Chúng ta tin lời của Ngài rằng đời sống của Ngài đã phó cho chúng ta như một sự cứu chuộc, vậy nên loại chúng ta ra khỏi tội của chúng ta (Mác 10:45). Chúng ta tin lời của Ngài rằng Ngài đã ban cho chúng ta Đức Thánh Linh để đổi mới tâm linh chúng ta (Giăng 7:37-39). Chúng ta tin lời của Ngài rằng Ngài là sự sống lại và sự sống (Giăng 11:25), và rằng Ngài sẽ trở lại để đưa chúng ta đi cùng Ngài (Giăng 14:3).
Là môn đồ Đấng Christ, chúng ta cũng đầu hàng trước Đức Chúa Jêsus như là Chúa của chúng ta. Chúng ta chấp nhận Ngài như là thẩm quyền cuối cùng trong đời sống của chúng ta (Mathiơ 28:18). Ngài luôn luôn đúng, chúng ta bị buộc làm bất cứ điều gì mà Ngài nói (Luca 6:46-49).
Chắc chắn sự cam kết như vậy với Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế và Chúa đòi hỏi chúng ta chấp nhận lời dạy dỗ của Ngài về mọi đề tài như là lẽ thật và có thẩm quyền. Thực tế, Ngài đã xưng nhận chính là sự hiện thân của lẽ thật (Giăng 14:6; xem Giăng 18:37). Há chúng ta không bị buộc thừa nhận như là lẽ thật trong mọi thứ mà Ngài đã dạy về Kinh Thánh sao?
Các Sự Lựa Chọn
Xem xét quan điểm đã được ghi chép lại của Đức Chúa Jêsus về Kinh Thánh, những chọn lựa nào dành cho những người không thể hoặc sẽ không chấp nhận nó? Một lựa chọn là đặt nghi vấn về tính chính xác của những bản ghi chép. Một người có thể nói rằng, “Các bản ghi chép tin lành đơn giản là không chính xác. Đức Chúa Jêsus đã không thật sự nói những điều này về Kinh Thánh.”
Tuy nhiên, cách tiếp cận này có một vài ẩn ý rất nghiêm trọng. Nếu những bản ghi chép là sai ở những điểm này, thì làm thế nào mà chúng ta có thể chắc chắn là chúng đúng ở những điểm khác? Nếu như những câu nói của Đức Chúa Jêsus về Kinh Thánh được ghi chép lại không chính xác, thì về những lời dạy dỗ của Ngài về sự cứu rỗi và sự công bình thì sao? Về sự ghi chép về các phép lạ, sự chết và sự sống lại của Ngài thì sao? Quả thật, một người có thể tùy ý chấp nhận những phần nào đó của bản ghi chép và từ chối những cái khác. Nhưng nếu một người chọn lựa cách giải quyết này, thì hãy để người đó biết rõ về những gì mà mình đang làm: người đó lập chính mình làm Chúa, và dựng nên một quan điểm về Đức Chúa Jêsus mà chỉ đơn giản ưng thuận với những sự ưa thích theo ý của người đó.
Nhưng còn có một lựa chọn khác. Một người có thể nói rằng, “Những bản ghi chép là chính xác. Đức Chúa Jêsus thực sự đã dạy quan điểm này về Kinh Thánh. Tuy nhiên, nó là không chính xác.” Vậy một người không đồng ý với Đức Chúa Jêsus có thể giải thích cho bất đồng quan điểm của mình theo cả hai cách này. Thứ nhất, người đó có thể nói là Đức Chúa Jêsus điều tiết chính mình Ngài theo cách nhìn phổ biến của thời bấy giờ, mặc dù chính Ngài không tin vào điều đó. Nếu quả thật là như vậy thì Đức Chúa Jêsus sẽ là một kẻ lừa gạt. Thứ hai, người bất đồng quan điểm có thể nói rằng Đức Chúa Jêsus đã sai lầm. Nếu quả thật như vậy, thì Đức Chúa Jêsus cũng chỉ con người có thể phạm sai lầm và bị lừa gạt khác mà thôi – khó làm Đấng Cứu Thế và Chúa như đã được miêu tả lúc đầu. Dù là trong trường hợp nào, thì liệu rằng những gì mà Đức Chúa Jêsus dạy về Kinh Thánh là không chính xác phải không, làm sao chúng ta có thể tin bất cứ điều gì khác mà Ngài đã nói? Vậy thì thực sự Ngài là ai? Cho dù Ngài có thể là ai, thì Ngài chắc chắn sẽ là một Đấng Cứu Thế bất lực và một vị Chúa không đáng tin cậy. Nhưng chúng ta tin rằng tất cả những gì Ngài nói là lẽ thật và tất cả những gì Ngài đã làm là đúng. Ngài là Đấng Cứu Thế đầy đủ và Chúa đầy quyền lực.
Sự Kiên Định Của Đạo Đấng Christ
Chúng ta không thể lẩn tránh câu hỏi về bản chất của Kinh Thánh. Chúng ta không thể thờ ơ với nó khi biết về mối quan tâm của Đức Chúa Jêsus đến vấn đề này. Chúng ta không thể bỏ nó ra khỏi xu thế của sự cam kết làm môn đồ Đấng Christ của chúng ta, từ khi quan điểm của chúng ta về Kinh Thánh là không thể thoát khỏi bị trói buộc với quan điểm của chính Đấng Christ.
Sự chọn lựa vững chắc duy nhất còn lại và sự chọn lựa duy nhất đó là kiên định với sự giao phó trọn vẹn cho Đức Chúa Jêsus như là Đấng Cứu Thế và Chúa, là chấp nhận quan điểm của Ngài về Kinh Thánh như là lẽ thật duy nhất.